Anh Linh Thần Vơ                                                         Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ
 

Tác giả giữ bản quyền.
Copyright @ Trần Đại-Sỹ
All right reserved.

 
  Sứ đoàn Xiêm-La     Tru diê ệma vương qủy dữ
  Kín cổng cao tường     Lấy chtế chucộ tôi
  Trong ngọc trắng ngà     Lĩnh nam bảo quốc ḥa dân công chúa
  Bán dạ quỳnh hoa uyển     Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  Cúi đầu e thẹn     Nam thiên đệ nhtấ mỹ nam tử
  Tử vi đẩu số     Anh em như thể chân tay
  Ngậm đắng, nuốt cay     Phúc họa khó lường
  Nhớn chín chữ cao sâu     Thế giới Phật - A - Di - Đà
  Trăm năm chữ ṭng     Trên bến Bắc-ngạn
  Ứnh tuyển pḥ mă     Luyện tập đức nhẫn
  Lịch sử khoa đẩu số     Phụ lục quyễn 3
  Triều đ́nh đại Tống     Đi sứ trừng sinh
  Sáng tổ tiêu thuật     Gío chẳng muốn dừng
  Quốc sự tốt khẩu     Trấn Bắc, b́nh nam
  Trọng tội khi quân     Hận t́nh chưa trả cho ai
  Công chúa Huệ - Nhu     Trường hận thiên thu
  Thiên hạ Hồng-thiết     Thần vơ tộc Việt
  Ma trướng nan giải     Anh linh tộc Việt
  Mối hnậ ba mươi năm     Thống nhất tộc Việt
  Lục tổ Hệ - Năng     Chi-lăng xương trắng chưa mục
  Ngổn ngang trăm mối bên ḷng     Anh linh thần vơ tộc Việt
  Phụ-lục Cúi đầu e thẹn     Phụ lục ( Chung )
     
 

Cùng một tác giả

 
 
Do Nam-á Paris xuất bản, tái bản nhiều lần.
Anh hùng Lĩnh-Nam, 4 tập, 1318 trang.
Động-đ́nh hồ ngoại sử, 3 tập, 880 trang.
Cẩm-khê di hận, 4 tập, 1305 trang,1992.
 
Do Thư viện Việt-Nam và Xuân-thu Hoa-kỳ ấn-hành. Viện Pháp-á Paris (Institut Franco-Asiatique) tái bản:
Anh hùng Tiêu-sơn, 3 tập, 1120 trang,
Thuận-Thiên di sử, 3 tập, 1080 trang,
Anh-hùng Bắc-cương, 4 tập, 1556 trang,
Anh-linh thần-vơ tộc Việt,4 tập,1708 trang,
 
Do Đại-Nam Hoa-kỳ ấn hành. Viện Pháp-á Paris (Institut Franco-Asiatique) tái bản 2001.
Cốt tủy Tử-vi tuổi Tư, 1 tập, 362 trang,
Nam-quốc sơn-hà, 5 tập, 2230 trang,
Anh hùng Đông-a : Dựng cờ b́nh Mông, 5 tập 2566 trang.
 
Sẽ xuất bản:
Anh-hùng Đông-a, Gươm thiêng Hàm-tử.
Giáo huấn t́nh dục bằng y học Trung-quốc,
(Sexologie Médicale chinoise)
Do Thư-viện Việt-Nam, California,
Hoa-kỳ ấn hành.
 

Muôn vàn tiếc thương
 
Bào đệ Trần Huy Quyền
từ trần tại Úc, tháng 1 năm 2001
 
Em vừa là em, vừa là học tṛ của anh, rồi trở thành cố vấn cho anh khi thuật huân nghiệp tổ tiên. Sao em đă vội ra đi, trong khi công việc vẫn c̣n cần đến em về đức kiên nhẫn, trí minh mẫn và nhất là tấm ḷng son đối với tộc Việt.
 
Những chữ viết tắt.
 
Trong Anh-linh thần vơ tộc Việt những từ viết tắt sau:
AHBC Anh-hùng Bắc-cương.
AHLN Anh-hùng Lĩnh-Nam.
AHTS Anh-hùng Tiêu-sơn.
ALTVTV Anh linh thần vơ tộc Việt.
ANCL An Nam chí lược.
KĐVSTGCM Khâm định Việt-sử thông giám cương mục
ĐNLTCB Đại Nam liệt truyện chính biên.
ĐNLTTB Đại Nam liệt truyện tiền biên.
ĐNNTC Đại Nam nhất thống chí.
ĐNTLCB Đại Nam thực lục chính biên.
ĐNTLTB Đại Nam thực lục tiền biên.
ĐVSKTT      Đại Việt sử kư toàn thư.
MCMS Mông-cổ mật sử.
NQSH Nam-quốc sơn hà
NS Nguyên-sử.
TS Tống-sử.
TTDS Thuận Thiên di sử.
 
 
Ghi ơn
Tác giả kính cẩn dâng hiến tinh thần bộ truyện này cho các vị tiền bối đă, và đang góp tâm huyết t́m lại nguồn gốc, lănh thổ tộc Việt bằng nghiên cứu, bằng suy diễn và bằng linh kiến:

Cố Giáo-sư Nguyễn-đăng-Thục
Nguyên khoa-trưởng đại-học Văn-khoa Sài-g̣n.
Cố Giáo-sư Lương-kim-Định
Triết-gia sáng lập An-Việt, Việt-linh
Tiến-sĩ Thái-văn-Kiểm
Hội viên Hàn-lâm viện Pháp-quốc hải ngoại
Cố Bác-sĩ Nguyễn-trần-Huân
Giáo-sư Văn-chương, tại đại học Văn-khoa Paris (Sorbonne)
Luật-sư Hoàng-cơ-Thụy
Sử gia
Cố Giáo-sư Bùi-văn-Bảo
Sử-gia.
 
 
 Trước khi vào truyện
 
 
1. Quư độc giả đă đọc Anh-hùng Tiêu-sơn giai đoạn một, mang tên Thầy tăng mở nước. Thấy tăng mở nước không phải là tên mới, v́ đă xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ mười hai, để chỉ chư vị tăng ni hồi đó biến đổi Phật-giáo từ Ấn-độ, Trung-quốc qua, thành một Phật-giáo dân tộc. Nhân ở hoàn cảnh mất nước lâu dài trong gần ngh́n năm, các ngài đă lồng đạo pháp đức Thế-tôn với chủ đạo tộc Việt thời vua Hùng, vua An-Dương vua Trưng làm một. Bởi vậy mới có câu:
 
"Đạo pháp bất dị quốc đaọ"
 
V́ nước mất đă lâu, nay các ngài dựng lại được, nên người đương thời dùng câu Thầy tăng mở nước để ghi nhớ công ơn.
Đạo-pháp, dân tộc là một không có nghĩa toàn thể tộc Việt phải sống trong đạo Phật, mà có nghĩa: Đem đạo pháp của đức Thế-Tôn ra giúp dân tộc. Đem đức từ bi, hỷ xả làm căn bản trong việc trị dân.
Giai đoạn hai, chỉ rơ một Phật-tử trong ngôi vị hoàng đế, đem đạo pháp ra trị nước, làm cho dân chúng ấm no, sung sướng như thời vua Hùng, vua Trưng. So sánh với Trung-nguyên bấy giờ hoàn toàn dùng Nho, khác hẳn. Thế nhưng không có ma sao có Phật? Bởi vậy trong triều Thuận-Thiên hoàng đế (Lư Thái-tổ) quên ăn, quên ngủ lo cho dân, th́ ma qủi hiện ra dưới lớp Hồng-thiết giáo. Lại có những con ma, con quỷ đội lốt tăng ni như Nguyên-Hạnh, Hoàng-Liên, Thạch-Phụng.
 
2. Đến giai đoạn ba thời đại Tiêu-sơn biến sang một nét mới, thuật công cuộc pḥng ngự biên cương phía Bắc của 207 khê động, tức các bộ lạc dân tộc thiểu số. Suốt mấy ngh́n năm, cho đến nay, các khê động như hàng rào, bảo vệ Bắc-cương Đại-Việt.
Vào thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, lănh thổ nước ta tới hồ Động-đ́nh. Riêng lĩnh địa quận Giao-chỉ gồm lưu vực sông Hồng tức Bắc-Việt ngày nay và vùng lưu vực sông Tả-giang, Hữu-giang tức vùng Nam Trung-quốc như : Lộc-xuân, Nguyên-dương, Khâu-bắc, Văn-sơn, Phú-định (thuộc Vân-Nam). Một phần phía Tây-Nam sông Tả-giang như Điền-lâm, Bách-sắc, Điền-dương, Điền-Đông, Sùng-tả, Bồ-Bắc, Nhạc-xuyên thuộc Quảng-Tây.(1)
 
Ghi chú
(1). Độc giả có thể t́m hiểu rơ ràng hơn vấn đề này xin đọc những bài nghiên cứu về lịch-sử, địa lư, triết học , văn hóa Việt của các vị học giả đă đi tiên phong như: Nguyễn Đăng-Thục, Lương Kim-Định, Thái Văn-Kiểm.
Những năm 1981-1982-1983 khi công tác cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP), Ủy-ban trao đổi Y-học Pháp-Hoa (Comité Médical Franco-Chinois, viết tắt là CMFC) du hành sưu khảo trong các vùng trên, tôi đă được phỏng vấn trước sau gần năm mươi gịng họ trong vùng này. Có tới bốn mươi ba gịng cho biết gia phả chép rằng, tổ tiên họ vào thời Tống c̣n là người Việt. Tôi cũng ṃ mẫm vào bảo tàng viện địa phương, cơ quan bảo tồn di tích cấp xă để nghiên cứu về kết qủa những cuộc khai quật trong các vùng nói trên.
 Một số mộ t́m thấy những viên gạch trên nắp quan tài ghi tên người quá cố với những niên hiệu của:
_ Vua Lê-đại-Hành như Thiên-Phúc (980-988) Hưng-thống (989-993) Ứng-thiên (994-1005),
_ Vua Lư Thái-Tổ như Thuận-Thiên (1010-1028), Lư Thái-Tông như Thiên-Thành (1028-1033) Thông-Thụy (1034-1037).
_ Di tích gần nhất là ngôi mộ gịng họ Quách ở vùng Điền-Đông thuộc Quảng-Tây ghi:
Quách công húy Tuần. Thụy Minh-Mẫn
Chung ư thập tam nhật, thập nhị nguyệt, Tư thời
Kim vương Đại-Định, bát niên, Ất-Măo
Nghĩa là: Ông họ Quách tên là Tuần, tên thụy là Minh-Mẫn, từ trần giờ Tư ngày mười ba, tháng chạp. Nhằm niên hiệu đức vua Đại-Định năm thứ tám, tức năm Ất-Măo. Tra trong sử, Đại-Định là niên hiệu của vua Lư Anh-Tông. Năm thứ tám là năm 1147.
Tại Khâu-bắc, Văn-sơn, Phúc-định thuộc Vân-Nam c̣n có đền, miếu thờ công chúa Bảo-Ḥa, nhưng không biết công chúa Bảo-Ḥa Lư hay Thân. Người ta đă khai quật nhiều mộ người Việt, ghi lại những di tích đời Trần với niên hiệu vua Trần Thái-Tông, Nhân-tông.
 
Giữa hai vùng đồng bằng Tả-giang, Hữu-giang với Trung-châu Bắc-Việt chia cách nhau bằng khu rừng núi Bắc-biên ngày nay. Trong đám rừng núi này có 207 nhóm sắc tộc Mèo, Thái, Mán, Nùng, Tày, Mường. Sử gia Trung-quốc gọi họ là Man-dân, hoặc Khê-động. Sự thực những khê-động là di tích của các Lạc-ấp thời vua Văn-lang, Âu-lạc, Lĩnh-Nam c̣n sót lại.
 Khi Mă Viện chiếm trọn Lĩnh-Nam. Y trồng một cột Đồng-trụ ở biên giới Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận. Nếu vậy, đồng trụ phải nằm ở khu tứ giác Nam-ninh, Liễu-châu, Bắc-sắc, Nam-đơn, chứ không thể nằm trong lănh thổ Bắc-Việt.
Thời vua Ngô đánh quân Nam-Hán, ngài chỉ đuổi chúng khỏi trung châu Bắc-Việt, tới vùng núi non Bắc-cương ngày nay, tức đuổi khỏi phần lưu vực sông Hồng, chứ không đuổi khỏi lĩnh địa Giao-chỉ cũ. Từ đấy biên cương Hoa-Việt ngăn cách nhau bằng khu núi non Bắc-cương với 207 Khê-động.
Trong thời gian Bắc-thuộc, các khê-động và biên cương không đặt ra. V́ người Hoa coi toàn thể lănh thổ ta thuộc Thiên-hạ tức đất của họ.
Lúc vua Lê Đại-Hành đánh Nam-Hán, cũng không chiếm lại lănh thổ Lĩnh-Nam cũ đă đành, mà không đ̣i lại toàn vẹn cố thổ Gia-chỉ. Thành ra các khê-động khi ta mạnh theo ta, khi Tầu mạnh theo Tầu.
Đến đời Lư, Đại-Việt giầu mạnh, triều đ́nh mới nghĩ đến việc chiếm lại 207 khê động, v́ biết ḿnh ở gần, Tống ở xa.
 Việc đầu tiên, vua Lư Thái-Tổ (Thuận-Thiên hoàng đế) phong cho Thân Thiệu-Anh thống lĩnh 207 khê-động. Ngài gả công chúa thứ nh́ cho con Thiệu-Anh là Thừa-Qúy, với sắc phong Lĩnh-Nam bảo-quốc, hoà dân công chúa, gọi tắt là công chúa Bảo-Ḥa. Hai người ra sức tranh dành thống nhất các khê động nhưng không thành.
Con của công-chúa Bảo-Ḥa cùng pḥ mă Thân Thừa-Qúy là Thân Thiệu-Thái lại được vua Lư Thái-Tông gả công chúa B́nh-Dương cho. Chính công chúa B́nh-Dương, cùng pḥ mă Thân Thiệu-Thái đă thành công trong việc chiếm lại toàn vẹn 207 khê động, thống nhất thành nước Bắc-biên. Hai vị c̣n tiến lên phía Bắc vùng núi đi vào vùng lưu vực Tả, Hữu-giang.
 Bộ sách này thuật giai đoạn chiến tranh đó. Giai đoạn dành cố thổ trong thời đại Tiêu-sơn mang tên B́nh-Dương ngoại sử, B́nh-Dương ngoại truyện hoặc Anh-hùng Bắc-cương.
Tiếc thay, vùng đất đồng bằng phía Bắc của 207 khê-động, vào thời Lê giặc Mạc Đăng-Dung hiến cho quân Minh, và vào thời Pháp thuộc người Pháp cắt phần nữa cho Trung-hoa dân quốc (2). Đau hơn, gần đây cuộc chiến tranh Hoa-Việt. Việt bị mất 56 xă thuộc vùng Cao-lạng (3). Sau cuộc chiến, phía Việt quên, không nhắc nhở ǵ tới đ̣i lại.
 
Ghi chú,
(2) Hoàng-xuân-Hăn, Lư-thường-Kiệt, nhà xuất bản Sông-Nhị Hà-nội 1949. Trang 88.
(3) Việc này xẩy ra năm 1978.
 
3. Huyền sử kể rằng quốc tổ Kinh-Dương kết hôn với công chúa con vua Động-đ́nh. Rồi quốc tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa Âu-Cơ. Sau khi kết hôn cả hai vị quốc tổ đều đưa quốc mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đ́nh hưởng thanh phúc ba năm. Khi các vị lên núi Chín vạn hoa tầm xuân nở. Sau này, vào thời Lĩnh-Nam, anh hùng cũng đại hội trên núi Tam-sơn tuyên cáo khởi binh. Tiếp theo, có hai trận đánh kinh thiên động địa xẩy ra tại đây.
Phía Nam hồ Động-đ́nh là sông Tương chảy theo hướng Bắc về Nam, qua Hồ-Nam, Quảng-Tây. Bên hữu ngạn sông Tương có ngọn núi Thiên-đài là nơi vua Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc (nay là Trung-quốc) tức vua Nghi; con thứ làm vua phương Nam (nay là Việt-Nam) tức vua Kinh-Dương. Di tích đó nay vẫn c̣n.
Huyền sử ghi rằng: Lạc-Long quân chia trăm con đi khắp nơi qui dân lập ấp, mỗi năm hội nhau tại cánh đồng Tương một lần.
V́ những lư do đó, đầu năm 1981, tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, đổi máy bay từ Bắc-kinh đi Trường-sa. Từ Trường-sa tôi dùng xe đi lên Nhạc-dương trấn, rồi thuê xuồng thăm hồ Động-đ́nh, núi Tam-sơn, Quân-sơn. Tôi quan sát chi tiết phong cảnh, hoa cỏ vào tiết Xuân để tường thuật cuộc khởi nghiă cùng hai trận đánh vào thời vua Trưng cho đúng.
Sau đó tôi đi thăm Tương-đài, ba cánh đồng Tương: Tương-Nam, Tương-trung, Tương-Âu và Thiên-đài.
Trong bộ Anh-hùng Bắc-cương này, tôi sẽ thuật chi tiết những sự kiện đó.
Xin kính mời qúy độc giả đọc Anh-hùng Bắc-cương, để thấy tổ tiên ta anh hùng như thế nào.
 
Viết tại Paris ngày giỗ tổ Hùng-vương năm Tân-Mùi (1991)
Yên-tử cư-sĩ Trần-đại-Sỹ.

Thử t́m lại biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN.
 
Giáo-sư Trần Đại-Sỹ.

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp, đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh. Trong dịp khai giảng niên học này, IFA đă mời một số đông các học giả, trí thức và kư giả tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị.
Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đă được các đồng nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống ADN để t́m lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam.
Chính với công tŕnh nghiên cứu của tác giả trong thời gian 1977-1991, dùng hệ thống ADN phân biệt dân-tộc Trung-hoa, dân tộc Việt-Nam...đă kết thúc cuộc tranh căi 90 năm qua biên giới cổ của ViệtNam. Kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam bằng khoa ADN đi ngược lại với tất cả các thuyết từ trước đến giờ. Các thuyết này khẳng định người Việt do người Hoa di cư xuống để trốn lạnh, để tỵ nạn v.v. Nhưng ADN cho biết chính người ở vùng Đông Nam Á đă đi lên phương Bắc thành người Hoa.
Sau khi bài diễn văn này phổ biến (1991), có một số "học giả" v́ không theo kịp đà tiến hóa của khoa học, đă lên tiếng chỉ trích chúng tôi. Biết rằng họ dốt nát quá, muốn giải thích cho họ, họ phải có một tŕnh độ nào đó... v́ vậy chúng tôi không trả lời. Phần nghiên cứu của chúng tôi quá dài, quá chuyên môn. Độc giả muốn t́m hiểu thêm có thể đọc công tŕnh nghiên cứu dưới đây:
 
J.Y.CHU, cùng 13 nhà bác học Trung-quốc cũng nghiên cứu Di-truyền học ADN (DNA), công bố năm 1998: The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998. Tài liệu khẳng định rằng nguồn gốc người Trung-hoa, Đông Á, do người Đông-Nam-á đi lên, chứ không phải do người Trung-hoa di cư xuống.
 
ALBERTO-PIAZZA (đại học Torino, Ư): Human Evolution: Towards a genetic history of China, Proc.of Natl. Acad. Sci, USA, Vol 395, No 6707-1998.
 
LI YIN, Distribution of halotypes from a chrosmosomes 21 Region - distinguishes multiple prehistotic human migrations - Proc.of Natl. Acad. Sci - USA, Vol.96 , 1999.
 
Về bài diễn văn này, từ năm 1991, có rất nhiều bản dịch sang nhiều thứ tiếng, đăng trên nhiều báo khác nhau. Mỗi dịch giả lại tự ư lược đi, đôi khi cắt mất nhiều đoạn. Nay chúng tôi xin dịch nguyên bản, đầy đủ. V́ vậy độc giả thấy có nhiều đoạn quá chuyên môn, xin lướt qua.
Trong khi diễn giả tŕnh bầy, ông có ngắt ra nhiều đoạn, để thính giả thảo luận. Các bài trích đăng trước không ghi phần này. Để độc giả dễ theo dơi, cô Tăng Hồng Minh (THM) ghi chép, chú giải đặt ngay dưới đoạn liên hệ, thay v́ ghi ở cuối bài.
Khi xuất bản lần thứ nhất², bộ Anh-hùng Bắc-cương của giáo-sư Trần, chúng tôi có cho trích một phần bài này in vào cuối quyển 4. Nay chúng tôi công bố toàn bộ tài liệu, lấy làm tài liệu chính thức và phủ nhận tất cả những bản do nhiều nơi phổ biến trước đây?
Paris ngày 10-10-2001
Sở tu thư, viện Pháp-Á

Kính thưa ông Việntrưởng,
Kính thưa quư đồng nghiệp,
Kính thưa quư vị quan khách.
Các bạn sinh viên rất thân mến,
 
Tôi không phải là nhà sử học, cũng không phải là nhà khảo cổ, hay nhà chủng tộc học. Tôi chỉ là một thầy thuốc. Nhưng những may mắn đến tiếp diễn trong suốt cuộc đời, vô t́nh đă đưa tôi đến đây tŕnh bày cùng quư vị về nguồn gốc, biên giới cổ của tộc Việt.
Ở cuối giảng đường này tôi thấy có nhiều bạn trẻ bật cười. Tôi biết bạn bật cười v́ đa số người ta đều than đời bất hạnh, toàn rủi ro. C̣n tôi, tôi lại nói rằng suốt cuộc đời toàn may mắn. Tôi có thể nói thực với Quư-vị rằng, về phương diện nghiên cứu học hành, suốt đời tôi, tôi có cảm tưởng tổ tiên đă trải thảm cho tôi đi trên con đường vô tận đầy hoa. Nếu bạn chịu khó đọc bộ Sexologie médicale chinoise của tôi, phần bài tựa tôi có viết :
 
« Trong lịch sử cổ kim nhân lọai, nếu có người may mắn về phương diện nghiên cứu học hành, tôi đứng đầu. Nhưng nếu có người bất hạnh nhất trong t́nh trường tôi cũng đứng đầu ».
 
 Hôm nay tôi tŕnh bày với Quư-vị về công cuộc đi t́m biên giới cổ của nước Việt-Nam và nguồn gốc tộc Việt, Quư-vị sẽ thấy tôi may mắn biết chừng nào, và Quư-vị sẽ thấy tộc Việt chúng tôi anh hùng biết bao. Nhưng gần đây, v́ chiến tranh tiếp diễn trong hơn 30 năm, khiến cho đất nước chúng tôi điêu-tàn, và... hiện nước tôi là một trong bốn nước nghèo nhất trên thế giới.
 
I. SƠ TÂM VỀ TỘC VIỆT
 
Năm lên năm, tôi học chữ Nho, một loại chữ của Trung-quốc, nhưng dùng chung cho hầu hết các nước vùng Á-châu Thái-b́nh dương (ACTBD). Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi là một đại thần của triều đ́nh Đại-Nam (tức Việt-Nam).
Chế độ phong kiến của nước tôi đă chấm dứt từ năm 1945, hiện (1991) vị Hoàng-đế cuối cùng của Đại-Nam là Bảo Đại. Ngài vẫn c̣n sống ở quận 16 Paris.
Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt-Nam. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đ́nh Việt-Nam c̣n cho con học chữ Nho. Bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không c̣n chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng v́ muốn làm vui ḷng ông tôi mà tôi học. Hơn nữa học chữ Nho, tôi có một kho tàng văn hóa vĩ đại để đọc, để thỏa măn trí thức của tuổi thơ. Thành ra tôi học rất chuyên cần. Các bạn hiện diện nơi đây không ít th́ nhiều cũng đă học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đă thuộc làu bộ Tam tự kinh, sáu tháng để thuộc bộ Ấu-học ngũ ngôn thi. Năm bẩy tuổi tôi được học sử, và năm chín tuổi bị nhét vào đầu bộ Đại-học.
Chương tŕnh giáo dục cổ bắt học sinh học hai loại sử. Bắc-sử tức sử Trung-quốc. Nam sử tức sử của Việt-Nam. Tôi được học Nam sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng chữ Quốc ngữ vào năm bảy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng chữ Quốc ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh ; không bằng một phần trăm những ǵ tôi học ở nhà. Thầy giáo ở trường Pháp biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp về anh hùng nước tôi. Chính v́ vậy tôi phải lần ṃ đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như :