Anh Linh Thần Vơ                                                                                                Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ
 
HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN

Chi-lăng xương trắng c̣n chưa mục,
Tiên-yên máu đỏ lại chan ḥa

 

Sáng sớm ngày 25, tại Bắc-tiến tổng hành doanh, công chúa Bảo-Ḥa nhận được tin từ mặt trận phía Bắc Quảng-Đông lộ của Tôn Đản, Cẩm-Thi:

"... Giờ Tư đệ đem quân cướp trại của Dư Tĩnh, Vương Hăn để cầm chân chúng. Sáu trong mười trại bị đánh phá. Dư lui về Chương-giang. Cũng đúng giờ Tư, quân của Tôn Mạnh, Thanh-Nguyên gồm bản bộ quân mă với bang Hồng-hà, Đường-lang, Đông-hải, đổ lên Chương-châu, Phúc-môn cướp toàn bộ lương thảo tại đây, rồi tiến xuống Nam, bắt tay được với đạo quân của đệ. Đệ ra lệnh cho Mạnh, Nguyên cùng toàn bộ thủy quân khẩn xuôi về Khâm, Liêm cho sư tỷ xử dụng. Mọi sự tốt đẹp".
 
Lát sau có tin của Hoa-sen quận vương:

"... Tự-Mai, công chúa Huệ-Nhu tới Kinh-châu cùng với một số tướng sĩ theo từ mặt trận phía Bắc về như Quách Quỳ, Triệu Tiết, Tu Kỷ, Lư Hiến, Khúc Chẩn, tất cả đă vượt sông Trường-giang trấn ở trong thành Trường-sa. Chưa rơ ư định. Trương Trung đem quân trấn tại Hành-sơn, án binh bất động. Đă dùng chim ưng thông tin với Tự-Mai ".
 
Tin của Trần Trung-Đạo:
 
"... Đă dùng chiến thuyền bắt được của Tống, neo tại Đồn-sơn, Tiên-yên, kéo cờ Tống, đổ lên Kỳ-châu đúng giờ Tư, cướp trọn vẹn lương thảo, thu hết chiến thuyền của Tống, giết chết Lưu Khánh. Thủy quân rút ra khơi, tiến về đánh Khâm-châu..."
 
Thân Mai suưt xoa:
_ Trận này các tướng Tống chết nhiều quá. Lưu Khánh là một trong Ngũ-hổ của Tống, y từng dương danh ba lần trong các trận đánh với Liêu, không ngờ lại chết ở Kỳ-sơn về tay sư bá Trần Trung-Đạo. Lưu là người trung nghĩa, xin sư phụ thư cho sư bá Trung-Đạo thu nhặt xác y, tẩm liệm, chôn cất tử tế, hầu nêu cao gương cho đời sau.
_ Được. Con viết thư, sai chim ưng chuyển liền.
Lại có tin của thái-phó Dương B́nh:

" Tấu tiên cô. Đúng giờ Tư, Địch Thanh tung quân đánh chiếm trại Như-hồng, Thiên-long, Cổ-vạn, Tô-mậu. Ta đánh cầm chừng rồi rút lui. Chúng được lương thảo mừng vô hạn".

Công chúa bảo thư lại:
_ Gửi lệnh cho Trung-Đạo sai Thường-Kiệt tấn công Khâm-châu; Đ́nh-Huy tấn công Liêm-châu. Thủy quân đổ lên tiếp viện cho Quảng-châu. Thả tù binh bắt được tại Kỳ-giang về cho Địch Thanh biết bị cướp mất lương, khiến ḷng quân rồi loạn, tất y rút binh từ biên giới về.
_ Gửi lệnh cho thái phó Dương B́nh theo dơi kỹ, hễ thấy Địch Thanh rút quân, th́ dùng thủy quân đổ lên giữa biên giới, đánh cắt đôi quân của y. Bắt sống thực nhiều, để có cớ nói với triều Tống.
_ Gửi lệnh cho Tôn Mạnh, Thanh-Nguyên phục binh phía Nam Khâm-châu, chuẩn bị đánh tiền đội rút quân của Địch Thanh, và phải làm như thế... như thế...
Ba hôm sau có tin Đ́nh-Huy đem quân đánh Liêm-châu. Lư Nghĩa xuất thành giao chiến. Huy giả thua rút chạy, rồi dùng đội hổ, báo, sói phản công. Nghĩa đuổi theo, th́ trúng phục binh của Tôn Mạnh. Khi y quay về th́ thành bị Thanh-Nguyên chiếm mất. Ly Nghĩa rút chạy về Khâm-châu, bị Đ́nh-Huy, Thanh-Nguyên phục binh đánh ba nơi. Y chỉ c̣n trên ngh́n kị với đám tàn quân binh. Thanh-Nguyên lệnh Thường-Kiệt mở ṿng vây cho Nghĩa vào thành Khâm-châu. Trong đội tàn quân có vơ sĩ phái Đông-a làm tế tác. Thanh-Nguyên để bang Hồng-hà trấn Liêm-châu, rồi phục binh dài dọc đường Khâm, Liêm về Bắc đợi Địch Thanh.
Công chúa nói với Nùng-Sơn tử, Minh-Thiên:
_ Xin Quốc-sư với sư thúc cùng cháu chặn đường Địch Thanh. Địch Thanh nghe tin Kỳ-châu bị chiếm, Liêm-châu thất thủ lại bị thái phó Dương B́nh đánh, ắt y rút về cứu Khâm-châu. Đường từ bên Đại-Việt sang Khâm-châu phải qua Như-hồng, ta đón y tại Như-hồng, dùng hư hư thực thực làm cho tiền quân y kinh hoàng, rồi tuyệt diệt, khi hậu quân về ta mới dễ phá tan.
Bắc-tiến tổng hành doanh di chuyển xuống phía Nam, dàn ra gần Như-hồng. Công chúa Bảo-Ḥa cùng các tôn sư ngồi theo dơi tin tức do chim ưng mang về.
Hoàng Tích hết gọi chim xuống, đến sai chim đi. Trưa hôm đó một chim ưng mang thư của công chúa Kim-Thành gửi về:

" Được tin quân của Nùng Trí-Cao tiến về Quảng-châu, Trương Ngọc không vây thành nữa, lui lại chuẩn bị đối phó. Nhưng Trí-Cao chỉ hư trương thanh thế mà thôi. Thực sự y sai Thuần-Anh, Vi Chấn đánh lên Khúc-giang. Thuận-Tông mở cửa thành ra hợp với Thuần-Anh, Vi Chấn phá tan đạo quân này. Hai cao thủ bang Nhật-hồ là tả hộ pháp Phong Hoa, Đông-phương sứ giả Lưu Đại cũng xuất hiện. Vi Chấn bị Phong Hoa sát hại. Thuần-Anh bị trúng Chu-sa chưởng của Lưu Đại. Đại ca Bảo-Dân giết chết Lưu Đại. Thầy đồ Bắc-ngạn xuất hiện giết chết Phong Hoa. Đạo quân Khúc-giang tiến về Quảng-châu. Em mở cửa thành, hợp với Trí-Cao đánh Trương Ngọc. Trận chiến thực kinh thiên động địa. Vơ công Trương Ngọc ngang với sư huynh Bảo-Dân. Nhưng em phá tan quân của y. Y rút chạy, lui về đóng ở bờ biển .

Hoàng Tích với Vi Chấn là bạn hồi thơ ấu, nay nghe tin bạn tuẫn quốc, ông không cầm được nước mắt.
Một chim ưng khác mang thư lại. Thư của Dương B́nh:

" Địch Thanh bị phản công, y bắt đầu rút quân trở về Trung-quốc, đă đánh cắt đôi quân của y. Lê Phụng-Hiểu, Lư Nhân-Nghĩa bị Đặng Đại-Bằng đánh trúng Chu-sa độc chưởng. Xin Thân pḥ mă cứu gấp".
 
Công chúa vừa định sai chim ưng đi mời Thiệu-Thái, th́ có tin vua Bà tới. Vua Bà nói:
_ Được tin bang Hoàng-Đế xuất hiện, nên anh Thiệu-Thái đă dùng thuyền về Tiên-yên cấp cứu hai đệ tử của tiên cô. C̣n tôi đến đây tiếp ứng.
Đến đó chim ưng tuần hành báo tin có quân từ phía Nam tới. Đại sư Huệ-Sinh nói nhỏ vào tai công chúa Bảo-Ḥa mấy câu. Công chúa mỉm cười:
_ Đa tạ đại sư chỉ dạy.
Công chúa gọi Hoàng Tích:
_ Tráng-tiết tướng quân, từ hôm khai chiến đến giờ, em phải ngồi làm nhiệm vụ thông tin, chắc ngứa chân, ngứa tay. Bây giờ chị cho em xuất trận. Nhân Thạch Ngọc đi tiên phong trong đội rút quân, em làm sao không cần đánh nhau, cũng bắt được mấy vạn quân cho chị. Chị nhắc lại, đội quân này ăn phải gạo có thuốc độc, chân tay bải hoải hết rồi. Nào, em định làm ǵ, nói nhỏ cho chị biết nào.
Hoàng Tích lễ phép ngồi sát bên Bảo-Ḥa, hương thơm như trầm của bà khiến ông nghĩ thầm:
_ Ḿnh ngồi bên bà tiên, được hưởng tiên khí, kể cũng là đại phúc.
Ông nói nhỏ vào tai công chúa:
_ Em sẽ làm như vậy, như vậy...
Công chúa mỉm cười:
_ Vậy em phải thư cho Tôn Mạnh với Thanh-Nguyên ngay đi. C̣n ta với Mai, Lan, Cúc, Trúc di chuyển xuống Như-hồng liền.
Công chúa truyền lấy xe bốn ngựa, rồi cùng vua bà B́nh-Dương, bốn nữ đệ tử Mai, Lan, Cúc, Trúc thủng thỉnh đi về hướng địch.
Đi khoảng vài dậm th́ gặp một đội quân Tống đang tiến tới. Người đi đầu chính là Thạch Ngọc. Thạch Ngọc chưa từng gặp công chúa Bảo-Ḥa, vua bà B́nh-Dương, tuy y có nghe nói nhiều.

 Nguyên bọn Tam-anh, Ngũ-hổ đang trấn thủ Bắc-cương, đối đầu với Liêu, th́ nhận được mật chỉ khẩn cấp trao quyền lại cho Phạm Trọng-Yêm, rồi về kinh triều kiến. Khi bẩy người vừa về đến kinh, th́ có thái giám tuyên chỉ nhập hoàng thành yết kiến nhà vua. Nhà vua ban cho bẩy người ăn yến. Trong tiệc, tuyệt không bàn ǵ, ngoài việc hỏi han t́nh h́nh Liêu, Tống. Tiệc tan, nhà vua truyền cung nữ, thái giám lui hết, rồi mới nói:
_ Cách đây mấy ngày có một đại y sư Đại-Việt là Hoàng-Giang cư-sĩ đem hậu lễ tiến cống, cùng biểu của Trường-sinh hầu Nùng Trí-Cao khiếu oan về việc cha là Nùng Tồn-Phúc, anh là Nùng Trí-Thông bị tế tác của ta sát hại với đầy đủ bằng chứng. Trẫm đă cùng các đại thần bàn định, nhưng không đi đến đâu. Trẫm thấy việc này dường như có ǵ khó hiểu bên trong, nên quyết định gọi các khanh về trao cho toàn quyền giải quyết vụ Nam thùy. Trẫm không trao việc này cho pḥ mă Tự-Mai, v́ sợ y xuống đó sẽ giết nhiều người Hoa, người Việt dính dáng vào, ḷng trẫm không nỡ. Vậy bẩy khanh cầm mật chỉ của trẫm âm thầm đi Kinh-châu, Đàm-châu tùy nghi giảng hoà được th́ giảng. C̣n không giảng ḥa được th́ phải đánh dẹp. Quân ở Kinh-châu có hai mươi vạn thủy bộ, cùng một hạm đội. Với lực lượng ấy, thêm quân địa phương, trẫm tin rằng dư sức dẹp một khê động gốc Nùng.
Nhà vua đưa mắt nh́n một lượt bẩy viên tướng trẻ, rồi tiếp:
_ Hồi Lưu thái hậu cầm quyền, người cùng một số đại thần chủ trương đánh chiếm sáu nước nhỏ Đại-lư, Đại-Việt, Xiêm-la, Lăo-qua, Chiêm-thành, Chân-lạp, mở rộng biên giới Nam-thùy. Trong sáu nước th́ Đại-Việt, Đại-lư là hai nước lớn. Trước chiếm Đại-Việt. Chiếm được Đại-Việt th́ Chiêm, Chân, Lăo không cần đánh cũng phải quy phục. Khi được Việt, Chiêm, Chân, Lăo rồi, dùng nhân lực bốn nước này đánh Đại-lư. Đại-lư bị chiếm th́ chỉ đánh một tiếng trống là chiếm được Xiêm-la. Bấy giờ ta có cả một vùng trù phú, quốc dụng dồi dào, thanh thế nổi lên, ắt thừa sức chống Liêu, ta quay ra chiếm Tây-Hạ. Tây-Hạ mất rồi, th́ ta dùng tinh lực tất cả các nước mới quy phục đánh Liêu, giang sơn Đại-Tống sẽ rộng lớn vô cùng, mà không bị cái nhục tiến cống Liêu.
Nhà vua thở dài:
_ Nhưng Lưu hậu lại không v́ giang sơn Đại-Tống, mà muốn biến thành Thiên-hạ Hồng-thiết, th́ thực là kinh tởm. Trong khi đó th́ Yên-vương lại cho rằng sáu nước tộc Việt với Trung-quốc vốn cùng tổ tiên, cùng huyết tộc, phong tục văn hóa có đôi phần giống nhau, họ đă quy phục tiến cống, th́ sao lại đánh họ? Trước hết ḥa hoăn với họ, để có cả phương Nam yên tĩnh, ta rút trọng binh về Bắc đối phó với Liêu. Để thực hiện quốc kế, người kết bạn với một anh hùng Nam-phương là Khai-Quốc vương Lư Long-Bồ. Kết quả, Đại-Việt giúp trẫm diệt được bọn Hồng-thiết ẩn trong cung, cùng chiêu phục bang Nhật-hồ, bang Trường-giang. Nhờ rút trọng binh ở Nam-phương, mà ta giữ được phía Bắc, thắng phía Tây.
Nhà vua nh́n lên h́nh Yên-vương treo trên tường:
_ Hoàng thúc là người ngay thẳng, khi hội hoà với Khai-Quốc vương, người hứa trả tất cả những khê động Nam-thùy mà ta chiếm của Đại-Việt. Nam-thùy được yên ổn trong hơn hai chục năm. Nhưng có một điều, cả hoàng thúc với ta cũng không ngờ tới, là trong các khê động đó, có nhiều khê động cấu kết với các đại thần Nam-biên. Cho nên nay họ trở về với Đại-Việt, các quan mất đi một nguồn lợi lớn. Hồi pḥ mă Tự-Mai trấn Nam-thùy th́ họ sợ oai nên tạm yên. Khi pḥ mă trấn Tây, pḥng Bắc, họ lại móc nối với các khê động, rồi dùng tiền bạc kết thân với đại thần trong triều, chuẩn bị kế sách, dùng tế tác, gây hấn, để sau này đem quân đánh Đại-Việt, Đại-lư. Những việc đó trẫm không hề biết ǵ. Khi đă biết th́ sự thành lớn rồi. Trong các sự lớn, có việc họ gửi tế tác sang ám hại Nùng Tồn-Phúc, với con là Nùng Trí-Thông, mục đích gây chia rẽ triều đ́nh Đại-Việt với tộc Nùng. Không ngờ sự bị bại, nên nay Nùng Trí-Cao kéo cờ tuyết hận, đem quân đánh lưỡng Quảng. V́ vậy trẫm triệu các khanh về để bàn định sao cho Nam phương yên. Vậy các khanh nghĩ thế nào?
Tôn Tiết khấu đầu:
_ Muôn tâu bệ hạ, thần nghĩ một ḿnh Trí-Cao, với dân số Nùng không quá năm mươi vạn, y không thể, không dám khởi binh. Vụ này có lẽ do Khai-Quốc vương đứng trong bóng tối điều khiển. Trí-Cao chỉ là tên bù nh́n mà thôi. Như vậy mặt trận Nam-thùy phen này sẽ rất lớn, rất dữ dội.
_ Trẫm cũng nghĩ thế, v́ Đại-lư đem trọng binh trấn ngay Độ-khẩu, Kim-sơn. Dường như họ muốn theo đường Bắc-b́nh vương Đào-Kỳ xưa dùng để đánh Thục. Trẫm đă ban chỉ đem quân Đông-xuyên, Tây-xuyên vào Thành-đô để đề pḥng rồi. Chỉ c̣n mặt lưỡng Quảng trẫm trao cho Tam-anh, Ngũ-hổ toàn quyền giải quyết. Nếu phải dùng binh lực, th́ chỉ đối đầu với tộc Nùng, mà tránh đối đầu với Đại-Việt. Khi tấu về triều, các khanh tấu thẳng cho trẫm, không cần qua Nhị-phủ cùng Khu-mật viện. Trẫm ban chỉ cho các khanh, cũng ban mật chỉ trực tiếp. (TS, Nhân-tông kỷ)
Thế rồi Địch- Thanh thống lĩnh Tam-anh, Ngũ-hổ xuống miền Nam. Y được phái Thiếu-lâm cử một đoàn cao thủ hơn ngh́n người, do ba đại cao tăng chưởng môn Minh-Hiển, thủ tọa La-hán đường Minh-Đức, thủ tọa Đạt-ma đường Minh-Thiên theo giúp. Nhà vua lại viết chiếu thỉnh Hoa-sơn tứ lăo cùng Thất-hùng đem hai ngh́n cao thủ trợ chiến.
Khi y tới Kinh-châu th́ các đạo quân tộc Việt đă chiếm trọn lưỡng Quảng. Địc Thanh sai Trương Trung di chuyển quân ở Đàm-châu (Trường-sa) tiến xuống trấn ở Bắc Ngũ-lĩnh, hư trương thanh thế, nhờ phái Thiếu-lâm trợ chiến mặt này. Một mặt y cho hạm đội Kinh-châu vận chuyển toàn bộ hai mươi vạn quân, cùng các cao thủ bang Hoàng-Đế, Hoa-sơn xuôi gịng ra biển, rồi th́nh ĺnh đổ lên đánh úp Quảng-châu, Khâm-châu, Liêm-châu, Kỳ-châu.
Để lừa Đại-Việt, ra cái điều y đang có mặt ở Trường-sa, y cho Tôn Tiết thống lĩnh việc chuyển quân đường thủy. C̣n y, y đến chân núi Ngũ-lĩnh họp chư tướng. Vương Duy-Chính, Trần Thự thấy Thanh c̣n trẻ, có ư khinh thường, tới trễ. Khi Thanh bàn bạc, chúng ngồi ngáp ngáp tỏ ra lơ đăng. Thanh biết rằng ḿnh ra quân kỳ này rất khó thắng, mà quân tướng không nghiêm th́ c̣n hy vọng ǵ? Y cần phải giết một tướng, để các tướng khác kinh sợ, nhưng chưa có cớ. Vừa lúc đó có sứ giả của Lê Văn, giả xưng là của Trí-Cao tới, đ̣i trị tội Trần Thự.
 Trương Trung hiến kế:
_ Đại ca, khi ban chỉ dụ, hoàng thượng ngỏ ư ta ḥa được th́ nên ḥa. Vậy sẵn dịp này, ta chém đầu tên Trần Thự, giảng hoà với Trí-Cao. Nhược bằng chém Thự rồi, mà Trí-Cao c̣n tiến quân , bấy giờ y không c̣n chính nghĩa, mà ngược lại ta có chính nghĩa.
Thanh tŕ nghi:
_ Chủ trương việc này là do hoàng thượng cùng các đại thần, Thự chỉ là Thiên-lôi mà thôi, chém y th́ oan cho y quá.
_ Đại ca ơi, ta chém Thự với mục đích chạy tội cho triều đ́nh, hầu tạ lỗi với quốc dân là cái cớ. Mà ví dù không có cớ đó, ta vẫn phải chém một tướng để thị uy kia mà!
Thanh tỉnh ngộ, hôm sau trong cuộc hội quân, Thanh bèn đứng lên kể tội Trần Thự:
_ Hoàng thượng cùng Yên-vương chủ trương ḥa Nam, trấn Bắc, cho nên bấy lâu Nam-thùy yên ổn. Nay không có lệnh, ngươi tự tiện sai tế tác hành sự, giết đại thần của Đại-Việt đó là tội phải chém cả nhà. Hành sự bất cẩn, bị bắt, ngươi không dám nhận tội, lại cung khai với Khu-mật viện Đại-Việt rằng việc ngươi làm là do chỉ dụ của hoàng thượng cùng lệnh của Tuyên-vũ sứ Vương Duy-Chính đó là hai tội. Khi được tha về, ngươi im lặng, thành ra triều đ́nh không biết trước mà đề pḥng. Nay xẩy ra binh biến rung động thiên hạ, người chết có hàng vạn vạn đều do ngươi cả. Đó là ba tội. Với ba tội đó, đáng chu di tam tộc, nhưng nay ta chỉ chém đầu ngươi mà thôi.
Thanh sai vơ sĩ đem Trần Thự ra chém đầu, rồi sai đóng thùng  đưa đến dinh Lê Văn xin giảng hoà. Lê Văn vội sai viết thư báo cho công chúa Bảo-Ḥa sự kiện. Công chúa triệu Trí-Cao, Thường-Kiệt, Đ́nh-Huy thương nghị.
Đ́nh-Huy hiến kế : Cao gửi thư cho Địch, đồng y rút quân, nhưng phải giết cả bẩy tên chủ xướng chứ không phải ḿnh Trần-Thự.
Địch Thanh tuy được toàn quyền, nhưng y chỉ có quyền chém Trần Thự là cấp cao nhất, y không thể chém bọn Vương Duy-Chính, Dư Tĩnh, Dương Điền, Tôn Miễn, Ky Mân, Tiêu Chú. V́ vậy y âm thầm dùng thuyền nhỏ, vượt Trường-giang, đuổi theo hạm đội Kinh-châu xuống đánh phía sau quân Đại-Việt. Y thành công ở Khâm, Liêm, Kỳ, thất bại tại Quảng-châu. Đáng lẽ y thừa lúc bên Đại-Việt chưa kịp phản ứng mà tiến về phía Tây, th́ ít ra cũng tiến tới Ung-châu. Nhưng v́ y sợ quân Đại-Việt từ Nam vượt biên đánh phía sau, nên y tiến rất chậm.
Khi y đang tŕ nghi, không biết nên đánh xuống Nam hay tiến về Tây, th́ nhận được mật chỉ giả của công chúa Bảo-Ḥa chuyển đến. Trong mật chỉ truyền rằng: lương thảo của đạo quân đánh Quảng-Đông để cả ở Như-hồng, Cổ-vạn. Vậy Thanh nên tiến quân chiếm năm khê động phía giáp biển, rồi tiến vào Đại-Việt. Như vậy Đại-Việt phải rút quân ở Quế-châu, Linh-lăng về giữ nhà. Bấy giờ Trương Trung sẽ đem quân vượt Ngũ-lĩnh xuống Nam. Hai mũi dùi đánh ép lại.
Địch Thanh được mật chỉ th́ mừng vô hạn, Y đem quân chiếm năm trại phía giáp biển dọc biên giới Đại-Việt dễ dàng, v́ thổ binh chỉ chống cự qua loa rồi bỏ chạy. Khi y tiến vào vùng Tiên-yên, đang cho quân nghỉ, th́ được tin kho lương Kỳ-châu thất thủ. Y không sợ cho lắm, bởi y mới chiếm được lương thảo ở Như-hồng, Cổ-vạn. V́ chủ quan, y cho rằng quân Đại-Việt kéo sang cướp phá lưỡng Quảng, trong nước không c̣n binh trừ bị. Bao nhiêu dân chúng người Việt trốn hết, chỉ c̣n lại mấy chục gia đ́nh người Hoa. Họ nói rằng tổ tiên họ bị tội vào thời vua Thái-tông, bị đầy sang đây. Nay thấy quân Thiên-triều sang, họ can đảm ở lại để làm hướng đạo. Thanh sai chư tướng an ủi họ, cho họ ở lẫn trong quân giúp việc cơm nước. Họ đem dâng trâu, ḅ khao quân.
Thanh cho quân nghỉ một ngày, dự bị tiến về chiếm Thăng-long. Quân hạ trại, th́ chư tướng đến báo cho Thanh biết một chuyện kinh hoàng : trong các khu vực đóng quân rải rác dưới gốc cây, trong bụi cỏ, quanh suối, chỗ nào cũng thấy đầu lâu, xương chân, xương tay người. Khi hỏi cư dân người Hoa xung quanh, th́ họ cho biết nơi đây là chiến trường cũ giữa Tống, Việt vào thời vua Thái-Tông. Vua sai Hầu Nhân-Bảo, Tôn Toàn-Hưng, Trần Khâm-Tộ, Triệu Phụng-Huân, Quách Quân-Biện mang quân sang đánh. Tống bị bại ở chỗ này, nên xương cốt c̣n rải rác trong rừng. (TS, Thái-tông kỷ)
 Thanh sai lượm xương cốt đó đem chôn. Đám Hoa-dân kể cho quân tướng rơ rằng chỗ này, đêm đêm oan hồn binh tướng Tống bị phiêu bạt không ai thờ cúng, thường kêu khóc thảm thiết. Binh tướng nghe thuật đều kinh hăi. Thanh dặn chư tướng phải dùng lời lẽ mà trấn an chư quân.
Chiều hôm sau Địch Thanh khám phá ra toàn thể binh tướng đều bải hoải như người đau mới khỏi, người nào chân tay cũng không cất lên nổi, mắt lại nặng chĩu cứ muốn nằm ngủ. Y cho rằng họ bị lam chướng. Nhưng những Hoa-dân cho biết không phải vậy, mà chắc do thánh Chèm tức Vạn-tín hầu Lư Thân; thánh Gióng tức Phù-Đổng thiên vương; cùng chư thần thời vua Trưng bắt hồn. Quân sĩ đều tin như vậy.
Qua một ngày yên tĩnh, nhưng trong quân, những lời đồn đại về ma quỷ tử sĩ lan tràn rất mau. Trời vừa về khuya, quân tắt đèn đi ngủ, doanh trại ch́m vào bóng đêm. Địch Thanh đang ngon giấc, th́nh ĺnh có hàng ngàn tiếng rú kinh hồn, rồi tiếp theo tiếng khóc âm ỉ từ xa vọng về:
 
Khuông-Nghĩa, Khuông-Nghĩa,
Tham địa, tham ngọc,
Lịnh ngă Nam xâm,
Bách niên u uẩn,
Cô hồn bất di,
Cơ ngạ tha hương,
Băng giá u minh,
Thống tai, thống tai.
(Bia Như-hồng kư)
 
Tạm dịch:
 
 Hỡi Triệu Khuông-Nghiă,
Tham đất, tham ngọc,
Bắt ta Nam xâm,
Chết oan trăm năm,
Hồn chưa siêu thoát,
Đói khổ quê người,
Lạnh lẽo âm u,
Hỡi ơi! Hỡi ơi.
 
Rồi những tiếng khóc lóc thê lương của hàng ngàn âm hồn vọng lại. Quân tướng v́ bị trúng độc, chân tay bải hoải không lực, thần chí mơ hồ, thấy cảnh này đều run sợ, mạnh ai người ấy quỳ gối hướng nơi có tiếng khóc của đội âm binh lạy lục, khấn khứa. Người theo đạo Phật th́ tụng kinh cầu Quán-thế-âm che chở, kinh văng sinh. Kẻ theo Lăo th́ cầu Thái-Thượng lăo quân, chư tiên pḥ hộ. Cũng có người biết chút phù thủy, vung tay bắt ấn trừ ma. Nhưng đoàn âm binh cứ tiếp tục khóc lóc.
Địch Thanh vội mời Đặng Đại-Bằng, cùng Hoa-sơn thất hùng lại thương nghị. Chu Chiếu-Anh nói:
_ Này Địch sư điệt, dường như chúng ta bị lam chướng hành th́ phải, tất cả chư quân tướng đều mề mệt buồn ngủ, chân tay cất lên không nổi. Nhưng họ lại tin rằng họ bị thần Tản-viên, bị thánh Phù-Đổng thiên vương, bị Vạn-tín hầu sai âm binh ám. Nếu đại địch đến th́ làm sao bây giờ?
Đại-Bằng nói:
_ Từ chiều đến giờ tôi thấy toàn quân như bị trúng độc. Tôi chưa rơ độc chất ǵ. Nhưng chúng đầu độc bằng cách nào? Tôi dùng nội công Hồng-thiết trục độc trị thử, thấy có kết quả. Tôi ra lệnh cho đệ tử bản bang trị bệnh cho chư quân, nhưng số thuốc mang theo không được làm bao, trị hơn ngh́n người là hết. Khổ một điều, sáng trị khỏi, chiều lại bị lại.
Hoà-thượng Vạn-Quang nói:
_ Tôi, th́ tôi nghĩ rằng quân ta lâu ngày không luyện tập, nay trải qua hơn tháng hải hành say sóng chưa tỉnh, lại phải viễn hành, nên khi lam chướng nhập, th́ không c̣n sức chống bệnh. Xin bang trưởng khẩn thư về cho chư huynh đệ quư bang tải thực nhiều thuốc xuống mới xong.
Trời về khuya, tiếng khóc mới tạm dứt. Địch cùng chư tướng cho đánh trống ra lệnh tắt đằn đi ngủ. Mọi người vừa riu riu th́ khu chuồng ngựa trại kị binh có tiếng reo ḥ, lửa cháy, tiếng ngựa hí, doanh trại náo loạn. Địch Thanh không kịp mặc giáp trụ, nhảy lên ngựa đến nơi, th́ thấy một đoàn báo đang tung hoành, vồ, chụp, cắn cấu ngựa, khiến ngựa chạy lung tung. Thoát một cái, đoàn báo đă biến mất vào đêm tối. Y kiểm điểm lại, hơn ba trăm ngựa bị chết, bị thương. Trong khi y được báo cáo rằng bên địch chưa quá năm mươi người, với hơn trăm báo, lợi dụng binh canh ngủ, đă đột nhập vào doanh trại khuấy phá.