Kính thưa Quư-vị chủ tọa đoàn.
Thưa quư đồng nghiệp.
Thực hân hạnh cho tôi, đây là lần thứ 9 tôi được mời tới đại hội Sexology để
tŕnh bầy những phương thức trị liệu của y học Á-châu về khoa t́nh dục. Đề tài
hôm nay, chủ yếu nói về một phương thuốc ngâm rượu để trị chứng bất lực sinh lư
của các ông và chứng lănh cảm của các bà.
Chỉ c̣n hơn tháng nữa, là các nước Á-châu sẽ đón mừng năm mới. Năm sắp tới là
năm Mậu Dần. Mậu thuộc hành thổ thuộc mầu vàng. Dần là con cọp. Vậy năm tới là
năm con cọp vàng. Trong văn chương Việt-Nam của chúng tôi, con cọp c̣n có những
tên như : Oâng ba mươi, ông kễnh, ông hổ...Theo khoa Tử-vi, người tuổi Dần, th́
dữ như cọp. V́ vậy các bà các cô tuổi Dần thường ít ông nào dám đem lễ đến xin
cưới làm vợ. V́ sợ bị tướng tinh bà vợ ăn thịt rồi chết yểu, hay bị bà vợ bắt
nạt.
Từ cổ thời tộc Hoa, tộc Việt đă t́m ra được dược tính của xương cọp trong việc
trị bệnh. Chủ trị chính của xương cọp là chống viêm, chống phong thấp. Rất công
hiệu trong việc trị phong thấp kinh niên tổn hại về xương như : thấp khớp kinh
niên (Arthrite,Polyarthrite) và mục xương (Osthéoporose), nhất là tuổi già, gối
mỏi. Đối với các ông, tóc trên đầu mang con số sáu chục, khi đi, lúc đứng, xương
sống cứ kêu lọc cọc, rồi đầu gà cứ cúi gầm xuống, làm t́nh làm tội ǵ nó cũng
không chịu ngỏng cổ dậy. Mà hỡi ôi trước mặt các ông lại là đấng má đào xuân
t́nh phơi phới... Th́ rượu hổ cốt có thể đánh thức con gà của quư ông dậy, hùng
dũng lâm chiến như hồi c̣n trẻ.
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều kư vào thỏa ước cấm giết cọp. Nhưng
tại Trung-quốc, Việt-Nam, Lào, Cambodge tuy có kư vào thỏa ước mà không thi hành.
Mà có thi hành cũng không được, v́ dân chúng vẫn săn cọp lấy xương làm thuốc.
Cấm cũng chẳng ăn thua.
V́ năm tới là năm con cọp, nên hôm nay, tôi xin tŕnh bầy một phương thuốc trị
chứng phong thấp, nó cũng trị chứng bất lực sinh lư quư ông và chứng lănh cảm
của quư bà, mà xương cọp là thành phần chủ yếu. Phương thuốc này được dùng dưới
dạng ngâm rượu uống. Tên phương thuốc đó là :
HỔ CỐT MỘC QUA TỬU
1.- Xuất xứ
Y sư Trần Ngạn-Xuân của Việt-Nam (1766-1841) đă xử dụng thang thuốc đầu tiên
ngâm rượu chữa chứng Phong-thấp cho vua Minh-Mệnh (1791-1840), sau được gọi là
Phong thấp tửu , lưu hành khá lâu trong dân gian Việt-nam. Y-sư Trần Ngạn-Xuân
nói rằng ông chỉ dùng lại thang thuốc của Y-sư Trần Quang-Từ (1384-1462). Thực
sự ông đă sửa đổi rất nhiều trong phép pha chế và dược vị từ thang thuốc của
Trần Quang-Từ thành Phong thấp tửu . Gần đây trong khi nghiên cứu, chúng tôi
thấy trong bộ Trung-y chế tễ thủ sách do Trung-y nghiên cứu viện, Trung dược
nghiên cứu sở của Cộng-ḥa Nhân-dân Trung-quốc biên tập, do nhà xuất bản
Nhân-dân vệ sinh phát hành 1975, trang 559, thấy chép một thang thuốc tên là Mộc
qua hổ cốt tửu , giống hệt Phong thấp tửu . Trong bộ sách trê trên c̣n ghi : Với
sự phối hợp biên tập của Trung y học viện Bắc-kinh và công ty dược phẩm Bắc-kinh,
Thiên-tân .
Trong sách ghi rơ : Thang thuốc được rút ra từ Hổ cốt hoàn của nhà y-học Tŕnh
Lâm trong sách Thánh tể tổng lục toản yếu , đời Thanh. Tŕnh Lâm và Trần Ngạn-Xuân
sống đồng thời, không hiểu hai y-gia của hai quốc gia hàng xóm này có ảnh hưởng
của nhau không ?
2.- Thành phần
Hổ cốt mộc qua tửu
_ Hổ cốt 1 lượng. Xuyên khung 1 lượng.
_ Xuyên ngưu tất 1. lượng.Đương quy 1 lượng.
_ Ngũ gia b́ 1 lượng. Hồng hoa 1 lượng.
_ Tục đoạn 1 lượng. Bạch nhũ căn 1 lượng.
_ Ngọc trúc 1 lượng. Tần gia 3 tiền.
_ Pḥng phong 5 tiền. Tang chi 4 lượng.
_ Mộc qua 3 lượng. Thiên ma 1 lượng.
_ Thục địa 1 lượng. Phục-linh 1 lượng.
_ Nhân-sâm 5 tiền.
3.- Cách pha chế
_ Trừ ba vị Thục-địa, Phục-linh, Nhân-sâm. Tất cả đều nghiền dập dập không cần
nghiền nhỏ .
_ Dùng rượu trắng (65 độ) nếu không có rượu trắng th́ dùng rượu Mai-quế-lộ cũng
được, khoảng 10 lít, ngâm với 1 kg đường mía hoặc đường phèn.
_ Mỗi ngày đảo 1lần trong tuần đầu.
_ Sau đó, mỗi tuần đảo 1 lần.
Đến tháng thứ 3, th́ gạn nước, và cất riêng ra.
_ Nước ngâm với Nhân-sâm, Phục-linh, Thục-địa, trong 15 ngày nữa th́ uống.
_ Bă c̣n lại, ngâm với 3 lít rượu nữa và 200 g đường phèn.
Đợi 3 tháng sau mới gạn nước và cái riêng.
_ Bấy giờ lấy nước lại ngâm với Thục-địa, Nhân-sâm, Phục-linh của nước thứ nhất.
_ Công dụng của nước thứ nh́ không bằng nước thứ nhất.
_ Nếu giầu, th́ không ngâm nước thứ nh́, đổ bă đi luôn.
4.Tàng trữ
Để vào chỗ lạnh, khô ráo.
Cấm không được chôn dưới đất.
5. Hiệu năng
_ Cơ thể suy nhược đưa đến Phong-thấp : Trừ thấp, tán hàn, khu phong, làm ngừng
đau.
_ Trị bất lực do di chứng phong thấp.
_ Bất lực sinh lư của nam, (lănh cảm của nữ), do sinh sống ở vùng nhiệt đới, đến
ở vùng ôn đới hay hàn đới.
_ Trị huyết trắng.
_ Mệt mỏi do khí hậu lạnh.
6. Chủ trị
Do phong, hàn, thấp nhập kinh lạc, làm gân, mạch, xương cốt đau nhức, tứ chi tê
dại. Do hàn, thấp nhập tỳ, vị, làm ăn vào đầy ứ không tiêu, nhập bào cung làm
sinh huyết trắng, đàn ông sinh bất lực.
Lưu-ư : Chỉ trị chứng bất lực và đàn bà không con v́ huyết trắng, gốc ở phong
thấp mà thôi.
Bản tửu có tính chất thông dương rất mạnh, nên mạch máu chạy vào bộ phận sinh
dục được khai thông, giống như Viagra (tuy không mạnh bằng). Ngược lại, lái có
tính chất bổ. Nên tri chứng yếu sinh lư (Nam) và lănh cảm nữ rất tốt.
7. Dụng pháp, dụng lượng
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-30 cl. Uống nhiều không hại nhưng đừng uống qua 50
cl mỗi ngày.
8. Cấm kị
_ Phụ nữ mang thai cấm uống.
_ Các chứng huyết áp cao.
_ Các loại tiểu đường.
_ Khi gặp các bệnh nhiễm trùng, th́ ngừng uống, đợi trị bệnh khỏi hăy uống.
9. Phân tích dược lư
Các sách cổ Trung-quốc, kể cả cổ lẫn hiện kim đều không cho phân tích. Sau đây,
là bản phân tích của chúng tôi.
Bản chất của bệnh phong thấp là do :
_ Thận dương hư, đưa đến hàn nhập cơ thể.
_ Tỳ dương hư, đưa đến thấp nhập cơ thể.
_ Huyết hư, đưa đến thấp nhập cơ thể.
Bởi vậy trị phong-thấp phải có 6 loại dược vật :
_Tán hàn, hóa thấp và khu phong,
_ Bổ thận dương, tỳ dương và huyết .
Ngoài ra khi khi phong-thấp nhập cơ thể, gây sưng nhức, tổn hại gân và xương rất
nhiều. Thận chủ xương, can chủ gân vậy phải có vị bổ gân, bổ thận. Trong thang
thuốc trên có các vị sau đây khu trừ phong-thấp : Hổ-cốt, Tang-chi, Tần-gia,
Mộc-qua, Ngũ-gia-b́, Bạch như căn, Pḥng-phong.
Trong 17 vị thuốc, : Th́ có một (1) vị hàn là Bạch-như-căn. Năm (5) vị b́nh, tức
không nóng, không lạnh là : Tang chi, Tần gia, Ngưu tất, Ngọc trúc, Phục linh.
C̣n lại 11 vị ôn là : Hổ-cốt, Mộc qua, Ngũ gia b́, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương
quy, Thiên ma, Tục đoạn, Nhân sâm, Thục địa, Pḥng phong.
Như vậy 11 vị ôn đă tán hàn trong cơ thể, thêm vào với rượu thuộc nhiệt chiếm
một trọng lượng lớn, th́ sự tán hàn đương nhiên rất mạnh.
_ Các vị sau đây bổ thận dương : Tục đoạn, Nhân sâm.
_ Phục linh bổ tỳ.
_ Thiên ma bổ can.
_ Như vậy đủ cả trừ phong, hàn , thấp c̣n bổ cả huyết, can, tỳ, thận nữa.
_ Bởi thang thuốc trên có tính cách tán hàn, thấp trừ phong, công phá sự ứ đọng
trong cơ thể mạnh, nên tuyệt đối phụ nữ có thai cấm uống. Uống sẽ xẩy thai, hoặc
sinh quái thai.
_ Bản tính dược liệu là nhiệt rất mạnh, bởi vậy những người bị chứng áp huyết
cao, đái đường và nhiễm trùng cũng không dùng được.
_ Người không bệnh uống vô sự, bởi bất cứ người nào, trong cơ thể cũng có đôi
chút hàn thấp ứ đọng. Uống vào hàn được hóa giải ; thấp trục ra, rất tốt. Nhưng
lúc bị cảm mạo, về mùa xuân, đông do hàn, thấp, phong nhập uống vào tuy không
khỏi ngay nhưng cũng giúp cơ thể chống bệnh.
Biểu h́nh bệnh phong thấp :
Nội nhân (Nguyên nhân trong cơ thể) :
_ Dương hư ; Thận dương hư, Tỳ dương hư.
_ Âm hư : Huyết hư.
Ngoại nhân (Nguyên nhân từ phía ngoài cơ thể)
_Khi Thận-dương hư không đủ sức chống bệnh, th́ hàn nhập cơ thể.
_ Khi tỳ dương hư không đủ sức hóa tháp, th́ ngoại thấp nhập.
_ Khi huyết hư th́ không đủ sức pḥng vệ cơ thể th́ phong nhập.
_ Phong, Hàn, Thấp tạo thành phong thấp.
|