Một văn quan quỳ tâu:
_ Thần Trần Nghiêu-Tá lĩnh Tham-tri chính sự, đồng tri Khu-mật viện xin tâu: Lư
Côâng-Uẩn gần đây lộng quyền quá đáng. Y chỉ là một tước Nam-b́nh vương quận
Giao-chỉ, thế nhưng y dùng vơ lực ép Chiêm-thành, Chân-lạp, Lăo-qua tiến cống.
Tin tế tác cho biết con y là Lư Long-Bồ c̣n tiến xa hơn. Y muốn thống nhất tám
vùng tộc Việt, rồi đem quân xâm vương thổ. Bây giờ y hiện diện ở đây, xin hoàng
thượng đem y ra xử lăng tŕ, để an Nam-biên.
Tiếp theo bọn Hạ Tủng, Phạm Ung, Triệu Thực đều cùng một luận điệu. Nhà vua biết
bọn này theo chủ trương của Lưu hậu, khó ḷng bẻ gẫy lư luận của chúng, ông hỏi
Định-vương:
_ Hoàng thúc. Hoàng thúc vừa từ Nam-phương trở về, sự thực thế nào, Hoàng-thúc
cho trẫm biết.
Định-vương nghĩ thầm:
_ Hôm nay ta mà không hạ được mấy tên hủ Nho này, e rằng Tống-Lư chiến tranh khó
ḷng tránh khỏi. Đă vậy ta hăy làm giảm khí thế bọn chúng trước. Ta dùng nhị đệ
đối phó cho chúng biết Nam-quốc không sợ chiến tranh như chúng tưởng.
Vương hỏi Khai-Quốc vương:
_ Vương gia hăy trả lời các đại thần đi.
Khai-Quốc vương khoan thai bước ra, vận nội lực nói thực lớn:
_ Tâu bệ hạ. Từ xưa đến giờ Hán-Việt phân Nam, Bắc lấy Ngũ-lĩnh làm ranh giới
trải mấy ngh́n năm có dư. Theo nghi lễ đời Thần-Nông, ngày tết em phải đem lễ
tới tặng anh, đó là đạo lư áp dụng cho dân chúng. C̣n giữa hoàng đế Trung-thổ
với hoàng đế Lĩnh-Nam, th́ hoàng đế Lĩnh-Nam làm em, nên bao đời theo lệ hằng
năm tiến cống, để tỏ ḷng hiếu đễ. V́ vậy dù Bắc phong chức tước ǵ chăng nữa,
Nam vẫn có triều đ́nh, quốc hiệu, niên hiệu riêng. Như vậy việc phụ hoàng hạ
thần lấy hiệu Thuận-Thiên, quốc danh Đại-Việt chỉ theo truyền thống. Các đại
thần tại đây không thể, và không được bàn đến.
Vương ngừng lại tiếp:
_ C̣n các đại thần coi phụ hoàng thần như một chức quan của Tống triều, xin bệ
hạ cho thần được hỏi các vị ấy mấy câu.
_ Vương cứ hỏi.
Khai-Quốc vương đưa mắt nh́n Lă Di-Giản. Nội công Vương cực cao, ánh mắt chiếu
ra tia hàn quang, khiến Giản bật lui liền ba bước. Vương hỏi:
_ Ngài có phải quan cao tới tước Quốc-công, lĩnh Đồng-b́nh chương sự, Tả bộc xạ,
Khu-mật viện sứ đó không? Triều Tống có hai cơ quan cao nhất: Ṭa B́nh-chương
coi về nội trị, thuộc văn. Khu-mật viện coi về vơ. Cả hai thường được gọi là
Nhị-phủ. Đại nhân ngồi trùm cả hai phủ. Nhưng đại nhân lại phạm tội đại bất
kính. Đại nhân có biết không?
Lă Di-Giản hỏi:
_ Lăo phu phạm tội đại bất kính ư? Thế tử thử nói ra xem. Nếu đúng, Lă này xin
lột mũ từ chức ngay ngày hôm nay.
Khai-Quốc vương nói:
_ Nếu coi phụ hoàng văn sinh như một chức quan triều Tống. Mà phụ hoàng tước
phong tới Nam-b́nh vương cao hơn hàm Quốc-công của đại nhân mấy bậc. Thế mà đại
nhân cứ gọi tên phụ hoàng ra loạn lên, có phải là tội đại bất kính không? Chức
văn phụ hoàng tới Khai phủ nghị đồng tam ty, đồng b́nh chương sự cao hơn chức
Đồng-b́nh chương sự của đại nhân nhiều. Chức vơ của đại nhân là Khu mật viện sứ,
thua hẳn chức Thượng trụ quốc kiểm hiệu thái sư của phụ hoàng rất xa.
Vương nói chậm lại:
_ Đại nhân ơi. Đại nhân làm tể thần, mà không biết giữ qui củ, luật lệ, phạm tội
đại bất kính với thượng quan hỏi có đáng ngồi ở ṭa B́nh-chương nữa không? Đại
nhân trả lời cho đi?
Lă Di-Giản cười nhạt:
_ Này Lư Long-Bồ. Người nên biết rằng người đang ngồi ở sân rồng Thiên-triều.
Văn quan như rừng. Vơ chức như núi. Người chưa có một chút chức tước cũng như
công lao nào, kể cả cái hàm thế tử con trai Nam-b́nh vương, người không đủ tư
cách tranh luận với tể thần.
Khai-Quốc vương thấy bọn cường thần quên đi vụ Đại-Việt tiến công lên Bắc. Vương
mừng thầm, vận khí phát ra tiếng cười hướng Lă Di-Giản, khiến y muốn nổ tung
màng nhĩ ra. Vương nói:
_ Lă quốc công có nghĩ kỹ trước khi nói không? Văn sinh biết thân phận ḿnh
không nhận chức tước nào của Thiên-triều, nên đă tâu hoàng thượng xin phép rồi
mới nói kia mà? Hơn nữa đây là cuộc đối thoại của sứ thần Đại-Việt từ xa đến kết
hiếu với Hoa-hạ. Thế mà tể thần có ngôn từ của phường vô học bất thuật như thế
này ư? Hơn nữa chính kim khẩu hoàng thượng cho phép văn sinh hỏi đại nhân mà?
Vương nghĩ thầm: Đă vậy ta cứ hành xử như tước vương, để chúng biết rằng ta
không sợ. Vương tiếp:
_ C̣n Quốc-công bảo cô-gia không có công với Tống ư? Này Quốc-công ơi, có phải
từ khi đức Thái-tổ dựng nghiệp, đến nay trải bốn đời. Lúc nào triều-đ́nh cũng
lao tâm khổ tứ với dư đảng bang Nhật-hồ. Triều đ́nh tốn không biết bao nhiêu
tiền bạc, mà cũng không diệt được chúng. Chúng không bị diệt th́ chớ, chúng c̣n
len lỏi lên tới tể thần. Ḱa, chính công tử Tào quốc công đă học Chu-sa độc
chưởng với một đại thần. Bang Nhật-hồ hoành hành như không coi thiên hạ ra ǵ,
phải chờ đến khi trên đường đi sứ, cô-gia khuyến dụ chúng cùng bang Trường-giang
qui thuận triều đ́nh. Như vậy mà Lă quốc-công bảo cô-gia không chút công lao nào
ư?
Vương gằn từng tiếng:
_ Mới đây, gần ba trăm ứng sinh pḥ mă bị trúng Chu-sa phấn. Chắc chắn dư đảng
Nhật-hồ phải lớn lắm mới làm nổi việc đó. Nếu Lă quốc-công có tài, xin trị bệnh
cho các ứng sinh đi!
Khắp điện Sùng-chính im phăng phắc. Vương nói lớn:
_ Cô gia xin hỏi Quốc-công: Bấy lâu trong hoàng cung có hai vụ án lớn lao vô
cùng. Một là, ai hại Sở-vương Nguyên-Tá? Ai ám toán Chiêu-thành thái-tử
Nguyên-Hy? Các vị đầy tài chí, ăn cơm, mặc áo chúa bấy lâu, các vị đă t́m ra thủ
phạm chưa?
Nguyên trước đây, con đầu ḷng vua Thái-tông tên Nguyên-Tá được lập làm thái tử
tước phong Sở-vương. Anh hùng tài kiêm văn vơ, bị gian nhân dùng Huyền-âm độc
chưởng đánh lén, đến hóa điên, rồi bị giáng chức. Vua Thái-tông lập con thứ nh́
là Nguyên-Hy làm Chiêu-Thành thái-tử. Ít lâu sau cũng bị trúng Huyền-âm độc
chưởng mà chết. V́ vậy vua Chân-tông là con thứ ba mới được lập lên làm thái tử,
rồi kế vị.
Bấy giờ khắp triều thần không ai biết hung thủ thuộc loại người nào. Sự việc dần
dần lăng quên theo thời gian. Nhưng mấy năm trước, khi biết ḿnh sắp ĺa trần,
Sở vương gọi Định-vương lại nói cho biết rằng ông bị Lưu hậu ám hại. Ông khẩn
khỏan nhờ Định-vương trả thù cho. Định-vương đă bàn với Minh-Thiên, nhưng vẫn
chưa xuống tay được, v́ thế lực Lưu hậu quá lớn.
Bây giờ Khai-Quốc vương nhắc lại truyện cũ, trong ư Vương tỏ cho triều thần biết
rằng ông đă t́m ra hung thủ hai vụ án lớn. Tào Lợi-Dụng nghe Khai-Quốc vương
nói, y kinh hoảng. Nhưng rồi y tự nhủ:
_ Ngay đương thời, vua Thái-Tông c̣n t́m không ra thủ phạm, huống hồ tên này mới
qua Biện-kinh mấy ngày.
Nhà vua nghe Khai-Quốc vương nói, ông hỏi:
_ Khai-Quốc vương đă biết hung thủ là ai rồi phải không? Vương có thể nói ra cho
triều đ́nh cùng nghe, hầu tru di tam tộc kẻ đó.
_ Dĩ nhiên hạ thần biết. Hạ thần cam đoan hôm nay sẽ bắt hung thủ để các đại
thần đây biết rằng thần nhất tâm nhất trí kết hiếu giữa hai tộc Hoa-Việt.
Nói đến đây vương biết ḿnh đă khai chiến với bọn phe đảng của Lưu hậu chủ xâm
Nam phương. Mà bọn chúng hầu hết bị khống chế bằng Chu-sa ngũ độc chưởng. Chi
bằng đem vụ Thiệu-Thái trị được họa này nói toẹt ra, để lôi kéo những nạn nhân
về với ḿnh. Nghĩ vậy vương tiếp:
_ Cô-gia xin nói rơ, có rất nhiều vị hiện diện tại đây bị trúng Chu-sa ngũ độc
chưởng, đă được Thân Thiệu-Thái trị dứt vĩnh viễn. Hành động đó của sứ đoàn có
thể coi là tốt hay xấu? Công hay tội?
Lă Di-Giản tím mặt lại, y hỏi:
_ Đâu? Ai trong chúng ta bị trúng Chu-sa độc chưởng đă được Thân Thiệu-Thái trị
khỏi? Chứng cớ ở đâu?
Định-vương đứng dậy nói bằng giọng khoan thai:
_ Chính cô-gia cùng sứ đoàn đi Nam-thùy đều bị trúng Chu-sa độc đến hai ba lần,
được Thân giáo-chủ cứu trị. Khai-Quốc vương c̣n gửi công chúa B́nh-Dương với thế
tử Thân Thiệu-Thái theo sứ đoàn Tống về triều để trị cho bất cứ ai bị trúng
chưởng này. Nhưng v́ sứ đoàn Đại-Việt chưa điện kiến, nên cô-gia không thể tâu
lên Hoàng thượng.
Vương gằn từng tiếng:
_ Thế nhưng sứ đoàn vừa tới triều kiến thiên tử, th́ các đại thần tự hào về văn
minh Hoa-hạ, tự hào về Nho, tự hào về đủ thứ lại lên tiếng vấn nạn sứ đoàn, coi
Đại-Việt như man di. Hỡi ôi.
Khắp triều Tống nghe Định-vương nói, đều hiện ra vẻ hân hoan không bút nào tả
xiết. V́ họ hy vọng sẽ được giải thoát khỏi cái ách độc chưởng đè lên người bấy
lâu.
Định-vương tiếp:
_ Những người đă được trị Chu-sa độc chưởng trong sứ đoàn gồm bản sư Minh-Thiên.
Đông-Sơn đạo sư, Dư Tĩnh, Vương Duy-Chính, Địch Thanh, Triệu Anh, Triệu Huy,
Quách Quỳ. Cũng chính Thân thế tử trị cho Trường-giang thất quỷ, cùng bang chúng
Nhật-hồ v́ vậy khi nghe Vương thuyết phục họ cảm động, qui phục triều đ́nh.
Từ khi nghe tin sứ thần Đại-Việt thuyết phục hai bang Nhật-hồ, Trường-giang quy
phục triều đ́nh. Trên từ Lưu hậu, Hoàng-đế cho tới quần thần không hiểu bằng
cách nào mà Vương nói cho bọn đại ma đầu nghe theo. Bây giờ Định-vương nói ra,
mọi người mới hiểu. Họ nghĩ thầm:
_ Th́ ra thế. Bọn Nhật-hồ dùng bá đạo khống chế người. Đại-Việt dùng ân đức thu
phục nhân tâm chúng.
Hầu hết các quan văn thần đều có thiện cảm với sứ đoàn Đại-Việt. C̣n những người
bị trúng Chu-sa độc chưởng lại mong Hoa-Việt thân thiện để được giải ách. Bởi bị
độc chưởng hành hạ bấy lâu, họ như sống trong địa ngục. Nếu không có Lưu hậu
ngồi trong màn, có lẽ họ đă chạy tới xin Thiệu-Thái trị bệnh cho rồi.
Bỗng nhà vua lên tiếng:
_ Bách quan nghe cho rơ.
Tất cả mọi tiếng x́ xầm đều tắt hết. Nhà vua tiếp:
_ Chính trẫm cũng bị trúng độc chưởng này. Cách đây hai ngày, Thân thế-tử đă trị
cho trẫm rồi.
Từ trước đến giờ quần thần đều nghe biết nhà vua cũng bị trúng chưởng này, nhưng
không ai dám nói ra. Bây giờ chính miệng nhà vua tuyên phán, th́ c̣n sai thế nào
được? Khi nhà vua đă nói ra, chắc chắn bọn bang Nhật-hồ tiềm ẩn trong triều sẽ
bị chỉ mặt điểm tên.
Yến Thù vái Khai-Quốc vương:
_ Thưa vương gia, vương gia nói trong triều có nhiều dư đảng bang Nhật-hồ, thế
chúng là những ai?
Khai-Quốc vương nghĩ thầm:
_ Yến Thù biết rơ mọi biến cố nội cung. Khi y dám nói câu này, có nghĩa là
Thái-hậu đă bị kiềm chế hoàn toàn. Phe đảng hiếu chiến không c̣n nữa. Đă đến lúc
nên công khai hạ chúng đây. Ta phải can đảm mới được.
Vương chắp tay vái Yến:
_ Đa tạ đại-học sĩ hỏi đến. Văn sinh xin thưa: Hiện có những đại thần bậc nhất
bậc nhị xuất thân Hồng-thiết giáo. Cao nhất là ngài Thái-tử thiếu phó, Kinh-hồ
tiết độ sứ, Đồng-trung thư môn hạ b́nh chương sự, Tổng-quản ngự-lâm quân,
Tổng-lĩnh thị vệ, Ngô quốc-công Tôn Đức-Khắc. Tôn quốc-công nguyên có tên Đào
Tường-Phúc lĩnh Tả hộ pháp của Hồng-thiết giáo Đại-Việt.
Khai-Quốc vương không nói, th́ cả triều đ́nh nhà Tống đều tưởng Tôn Đức-Khắc là
dư đảng bang Nhật-hồ Trung-quốc, mà Lưu hậu dùng y khống chế quần thần. Muôn
ngàn lần họ không bao giờ ngờ y lại chính là Đào Tường-Phúc, một đại ma đầu, một
khâm phạm từ đời vua Thái-tông. V́ vậy khi vương nói xong, họ kinh ngạc đến nỗi
không ai dám bật lên tiếng súyt xoa.
Khai-Quốc vương tiếp:
_ Nhân vật thứ nh́ là ngài Thái-tử thiếu bảo, Tả-vệ thượng tướng quân, Nam-thiên
kinh lược sứ, Việt-quốc công Lê Lục-Vũ. Lê quốc-công nguyên có tên Chu Bội-Sơn
lĩnh Hữu hộ-pháp của Hồng-thiết giáo Đại-Việt.
Đến đây th́ triều thần chỉ biết mở to mắt kinh ngạc, không ai nói lên lời.
Khai-Quốc vương tiếp:
_ Nhân vật thứ ba là ngài Sử-vạn Na-vượng. Ngài Sử-vạn nguyên là em của
quốc-vương Lăo-qua. Người được phong chức tước như sau: Kiểm-hiệu thái sư, Tĩnh
hải tiết độ sứ, Đồng b́nh chương sự, Nam-phương tĩnh lự công thần, Lăo-qua quận
vương. Thực ấp vạn hộ, thực phong ngũ thiên hộ. Nhưng v́ theo Hồng-thiết giáo,
nên khi về nước tranh ngôi vua với anh bị thất bại. Ngài sang Thiên-triều, được
phong Trấn-quốc đại tướng quân lĩnh chức Tổng-lĩnh ngự lâm quân. Nhưng có ai ngờ
ngài lại là Đông-phương sứ giả của Hồng-thiết giáo Đại-Việt.
Triều thần không ít th́ nhiều đă bị Sử-vạn dùng Chu-sa độc chưởng khống chế, v́
vậy khi Khai-Quốc vương nói y là Đông-phương sứ giả Hồng-thiết giáo Đại-Việt, họ
đều mặc nhiên công nhận là đúng.
Khai-Quốc vương tiếp:
_ Nhân vật thứ tư là ngài Khiếu Tam Bản, chức tước tại Chân-lạp là Thái-tử thiếu
sư, Nam-thiên tiết độ sứ, Tả vệ thượng tướng quân, Đồng b́nh chương sự, Chân-lạp
quận vương. V́ theo Hồng-thiết giáo bị thất thế, sang Thiên-triều được phong
Hoài-hóa đại tướng quân, Tổng-lĩnh thị vệ. Không ai ngờ ngài là Nam-phương sứ
giả của Hồng-thiết giáo Đại-Việt.
Tào Lợi-Dụng thấy bao nhiêu cơ mật mà chỉ Lưu hậu với y cùng bọn Lă Di-Giản
biết, nay bị Khai-Quốc vương nói toẹt ra giữa triều đ́nh. Y hoảng kinh, chờ Lưu
hậu phản ứng, mà tuyệt không thấy bà nói ǵ cả. Cơ chừng này nhà vua cầm quyền
đến nơi rồi. Nhà vua mà cầm quyền, th́ chỉ nguyên tội con y hiếp đáp lương dân
cũng đủ làm cho y mất hết chức tước. Huống hồ cái tội kiềm chế Lư phi, hoán
chúa, khi quân bấy lâu, có khi cả Lưu hậu với y cũng không c̣n đất mà chôn.
Trước thế nguy, y quát lên:
_ Tên ôn con Lư Long-Bồ kia, mi... mi giám bịa đặt truyện vu hăm công thần. Hai
vị đại thần Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ mà mi dám bảo là Đào Tường-Phúc, Chu Bội-Sơn
không khác ǵ nói mặt trời mọc đằng Tây. C̣n hai vị Sử-vạn, Khiếu, mi bảo là sứ
giả Hồng-thiết giáo Giao-chỉ. Mi láo đến như thế, khiến lăo phu không thể chịu
nổi nữa rồi. Mi có câm họng không?
Khai-Quốc vương vẫn khoan thai tiếp:
|