Tiếng chim rừng hót líu lo làm Lê Văn tỉnh giấc trước. Chàng ngồi ngắm muôn hoa
Xuân nở rực rỡ, hương đưa ngào ngạt, trong ḷng dạt dào nguồn vui. Nh́n sang
phía Mỹ-Linh ngủ, th́ ba chị em nàng đă tắm rửa, thay y phục từ lâu. Chàng gọi
Thiện-Lăm, Lư Nhân-Nghĩa ra chỗ khuất thuật lại hành động đêm qua của Hồng-Phúc.
Lư Nhân-Nghĩa thở dài:
_ Việc của quận chúa Hồng-Phúc, tiểu tướng với Hà châu trưởng muôn ngh́n lần
không dám xen vào. Duy thiếu hiệp là người có thể bàn với công chúa xem phải đối
phó ra sao. Tiểu tướng nghĩ: Có lẽ công chúa B́nh-Dương cũng không dám động đến
quận chúa Hồng-Phúc đâu. Vậy lát nữa Hà châu trưởng cho đánh trống họp chư tướng
ở chỗ xa nơi quận chúa chôn hộp, rồi thiếu hiệp nh́n xem quận chúa viết ǵ trên
thân cây. Sau đó thiếu hiệp nên khẩn khải với Khai-Quốc vương th́ hơn.
Trong khi Thiện-Lăm đánh trống họp chư tướng, th́ Lê Văn ra chỗ cây mà Hồng-Phúc
viết đêm qua. Trên thân cây, chàng thấy vẽ h́nh con ngựa phi, giống như biểu
hiệu của Khai-Thiên vương. Chàng trở về lều, lấy cái hộp ra xem, th́ trong hộp
có một tờ giấy kể rơ kế hoạch của Khai-Quốc vương chờ Phạm Tuy đánh Thanh-hóa
rồi mới tấn công giải cứu Trường-yên.
Kinh hoàng, chàng trở về lều họp nói với Mỹ-Linh:
_ Chị với anh Lăm lo sự ở đây. Em về Yến-vĩ trị bệnh cho thương binh một lát rồi
trở lại ngay. Từ đây về Yến-vĩ chắc phải nửa giờ sức ngựa.
Mỹ-Linh không nghi ngờ, nàng dặn em:
_ Văn đệ mau trở lại, đừng để chị mong.
Lê Văn lấy ngựa lên đường, không khó khăn, nửa giờ sau đến chỗ đóng quân của
Khai-Quốc vương. Vương kinh ngạc hỏi:
_ Tại đạo quân Thượng-oai ta hoàn toàn trông vào vơ công cùng sự linh mẫn của em.
Sao em lại bỏ về đây. Em đi mà không cho ta biết trước, vậy hẳn có điều ǵ cơ
mật chăng?
Lê Văn đưa mắt nh́n các tướng một lượt, rồi nói:
_ Em muốn nói truyện riêng với đại ca.
Các tướng lùi ra ngoài trướng. Tuy ngồi đối diện với Khai-Quốc vương mà Lê Văn
vẫn dùng Lăng-không truyền ngữ thuật chi tiết những bí mật xung quanh Hồng-Phúc,
rồi chàng tŕnh cái hộp ra cho Khai-Quốc vương.
Khai-Quốc vương lặng đi giờ lâu, rồi nói:
_ Như vậy th́ Hồng-Phúc bí mật theo Hồng-thiết giáo rồi. Chính nó báo kế hoạch đánh
úp Yến-vĩ cho bọn Đặng Trường, cho nên Mỹ-Linh với Văn đệ mới bị phục kích. Cũng
may có vợ chồng Ưng-sơn cứu kịp, bằng không th́ e Mỹ-Linh, Đào Hiển với Văn đệ đều
bị hại, mà cánh quân Thượng-oai e bị tan nát. Cũng chính Hồng-Phúc ngồi phía sau
rút kiếm đâm Tôn Quư. Khi Tôn Quư ngă xuống, quản tượng quay lại, th́ bị nó đâm,
cho nên kiếm trúng nách. Bây giờ nó lại báo tin cho bọn Hồng-thiết giáo biết kế
hoạch của ta.
Vương trầm tư thở dài:
_ Từ trước đến nay, ta thấy Hồng-Phúc đành hanh, bang bạnh với chị em, với kẻ
hầu người hạ. Ta tưởng nó chỉ nhân mẹ được sủng ái mà lên mặt. Không ngờ nó phản
nước, phản cả ông cha. Mà nó phản để được ǵ? Công danh ư? Chắc chắn là không.
Vàng bạc ư? Muôn ngàn lần Hồng-thiết giáo không có mà cho nó. Vậy tại sao nó phản?
Văn đệ là thầy thuốc, Văn đệ thử giải đoán xem, may ra t́m được chút ánh sáng
nào không?
Lê Văn nói ngay:
_ Người xưa nói rằng : Con giết cha không phải một ngày mà đến, vợ phản chồng
không phải một lúc mà thành. Từ trước đến giờ Hồng-Phúc cùng Đinh phi vẫn có
những hành vi khác lạ. Anh có nhớ vụ tết Trung-thu năm nào không? Trước mặt
Khai-Thiên vương, trước mặt anh, mà bà c̣n đanh đá, nói năng như phường vô học,
bất thuật. Em nghĩ, nguyên do có ba. Một là bà ta ỷ được Khai-Thiên vương sủng
ái, hai là phụ thân bà lĩnh ấn tổng trấn Thanh-hóa. Ba là bà ta biết rơ Hoàng
Văn làm trưởng lăo Hồng-thiết giáo, nhưng vẫn tin dùng y. Bằng ấy điều, có thể
qui tụ vào một mối: Bà hy vọng dùng lực lượng Hồng-thiết giáo để sát hại những
phi tần nào Khai-Thiên vương sủng ái, để lên làm vương phi. Nhưng bà không ngờ,
càng gần bọn Nhật-Hồ, bà càng vương mắc với chúng nhiều hơn, riết rồi thành người
phản quốc. Em nghĩ việc đây xong, anh có thể thẩm vấn Hồng-Phúc để biết rơ t́nh
tiết.
_ Em biết rằng việc ngoài th́ dễ, việc nhà th́ khó vô cùng. Như trước kia ta
biết rơ thân mẫu Mỹ-Linh cùng vương phi Đông-Chinh ô danh thất tiết với bọn
Hồng-thiết giáo, mà ta không thể dùng h́nh pháp. Ta đành dùng lối khác, là che
chở, khuyến dụ, để họ biết tội mà tự xử. Song chỉ có Chu Vân-Nga biết tự xỉ. C̣n
thân mẫu Mỹ-Linh th́ không. Phải đợi đến khi bị bọn Hoàng Văn, Lưu hậu bắt sang
Biện-kinh, được Thônng-Mai, Bảo-Ḥa giải cứu đem về Đại-Việt, bấy giờ anh ta
không nhịn được nữa, nhiếc móc bà ta, bà ta mới âm thầm lấy kiếm phổ của Mỹ-Linh
luyện, rồi định giết Hoàng Văn trả thù, nhưng không thành. Việc đó chư quân tướng
biết hết, bấy giờ bà ta mới tự xử. Hà... khó quá.
Vương đưa mắt nh́n núi rừng xa xa:
_ Ta thiếu bản lĩnh thẳng tay của quốc trượng Tự-An, lại càng không bằng
Thông-Mai, hay Tự-Mai. Trong Thuận-Thiên thập hùng, th́ Văn đệ có tài, vơ công
cao, trí lực tuyệt luân. Nhưng dù sao Văn đệ cũng là thầy thuốc, có nhiều việc
mà thầy thuốc không thể làm được.
Lê Văn nổi cáu:
_ Không biết giờ này Tự-Mai ở đâu? Chắc đang ruổi ngựa ở biên thùy Hoa-Việt. Anh
yên tâm, khi cần th́ thầy thuốc cũng có thể mạnh tay. Có những việc với địa vị
của anh, anh không thể làm đựợc th́ không lẽ trong thiên hạ không ai làm được chăng?
Trên đời này không lẽ cứ để cho thiên hạ kề đao vào cổ, rồi v́ lẽ này hay lẽ kia
mà không phản ứng được ư?
Khai-Quốc vương nắm tay Lê Văn:
_ Đa tạ Văn đệ.
Vương rùng ḿnh:
_ Cũng may Văn đệ khám phá ra vụ này, bằng không Vũ Nhất-Trụ biết được kế của
ta, ắt y cho một đạo quân trở về giữ Thanh-hóa th́ nguy thay. Được, ta phải tương
kế tựu kế.
Vương sai thư lại nhại theo nét chữ của Hồng-Phúc viết một lá thư, tŕnh bầy rơ
kế hoạch như sau: "Khai-Quốc vương không muốn tiến quân, v́ các hạm đội đang
trên đường đi chiếm lại các trấn, các huyện ngoài Bắc. Rút cuộc vương chỉ có hai
đạo binh Thượng-oai với Phong-châu mà thôi".
Vương bỏ thư vào chiếc hộp của Hồng-Phúc rồi dặn Lê Văn:
_ Bây giờ Văn đệ trở về chôn cái hộp này vào chỗ cũ. Sau đó hết sức theo dơi
Hồng-Phúc cho ta.
Lê Văn lên đường trở về núi Cánh-diều, th́ trời đă xế trưa. Ba chị em Mỹ-Linh đang
hội họp, ăn cơm chung với các tướng. Chàng lẻn ra chỗ gốc cây, chôn cái hộp vào
chỗ cũ, mật thuật cho Hà Thiện-Lăm, Lư Nhân-Nghĩa chi tiết cuộc hội kiến với
Khai-Quốc vương. Chàng vờ cáo mệt về lều nằm nghỉ.
Lát sau, chàng thấy một giáo chúng Lạc-long giáo lần ṃ theo các cây quan sát.
Khi tới cây Hồng-Phúc khắc con ngựa, th́ y xụp xuống bới đất lấy cái hộp lên,
rồi nhanh nhẹn bỏ vào túi.
Suốt hai ngày, Lê Văn luôn theo dơi Hồng-Phúc. Sang ngày thứ ba, th́ có chim ưng
đem thư lại. Hà Thiện-Lăm mở thư ra đọc, rồi đốt đi. Chàng thăng trướng ra lệnh:
_ Khai-Quốc vương truyền cho chúng ta tiến quân về Trường-yên. Trên đường tiến
quân có thể gặp đạo binh Cửu-chân của Đàm Toái-Trạng. Vậy công chúa, quận chúa
Trường-Ninh, Lư tướng quân, Lưu Tường với tôi đi tiền quân. Trung quân là Trần
Anh, Tôn Mạnh, Tôn Trọng. Văn đệ cùng quận chúa Hồng-Phúc theo hậu quân.
Đợi cho tiền, trung quân lên đường rồi, Lê Văn nhảy lên bành voi ngồi trước.
Hồng-Phúc ngồi sau. Quản tượng thúc voi lên đường. Lê Văn giả bộ gợi truyện với
Hồng-Phúc:
_ Này quận chúa. Dường như mai này Khai-Quốc vương ra lệnh tấn công Trường-yên,
quận chúa tha hồ mà trổ thần oai. Tôi nghe vơ công quận chúa cao thâm không biết
đâu mà lường. Thế quận chúa học vơ với ai vậy?
_ Tôi học khai tâm với phụ vương. Nhưng bản lĩnh chân thực của tôi lại do một
cao nhân truyền thụ.
_ Không biết tôn sư đại danh là ǵ? Quận chúa có thể cho tôi biết được không?
_ Tôi không thể nói ra được. Một ngày kia công tử sẽ biết.
Lê Văn nghĩ thầm:
_ Ta có nên cho voi xung trận, để mượn tay giáo chúng Hồng-thiết giáo giết con
rắn độc này, mà không ai nói vào đâu được không? Mưu này hơi giống vụ ông nội ta
định giết Đinh Toàn. Nhưng ta muốn tra vấn nó để biết ai là người chủ mưu với nó
đă.
Có tiếng trống thúc nhịp nhàng ở tiền quân. Biết tiền quân đang chuẩn bị giao
chiến với địch. Lê Văn nói:
_ Quận chúa! Đây c̣n cách cửa Bắc thành Trường-yên đến năm dặm. Giặc đang vây
thành. Cửa Bắc do Vũ-Đức vương hăm. Ta phải lên tiếp viện cho Thiện-Lăm.
Theo binh pháp của Khai-Quốc vương, chàng lệnh cho hậu quân tiến lên dàn ra bên
phải cánh quân của Thiện-Lăm, trong khi cánh trung quân của Trần Anh dàn ra bên
trái. Ba đạo quân gươm đao sáng ngời, trống thúc nhịp nhàng. Mỹ-Linh đứng giữa,
bên trái có Hà Thiện-Lăm, bên phải có Lư Nhân-Nghiă. Phía sau là Lưu Tường,
Trường-Ninh, mỗi người đứng đầu một cánh quân.
Đạo quân phản loạn nổ ba tiếng pháo, cửa trận mở rộng, một vơ sĩ cầm cây cờ cực
lớn tiến ra. Trên cờ có hàng chữ: Diệt loạn cứu giá một lá cờ khác có hàng chữ :
Vũ-Đức đại vương. Tiếp theo Vũ-Đức vương cùng Nguyễn Khánh, Nguyên-Hạnh phi ngựa
ra trước trận. Vương quan sát trận tuyến một lượt rồi nói với Nguyễn Khánh:
_ Đức-Chính với Long-Bồ đâu mà chỉ thấy tụi ôn con này.
Nguyên-Hạnh nói lớn:
_ Ta muốn nói truyện với Đức-Chính hay Long-Bồ.
Hà Thiện-Lăm cho voi tiến ra, chàng nghiêng ḿnh hành lễ với Vũ-Đức vương:
_ Hà Thiện-Lăm, châu trưởng Thượng-oai xin tham kiến vương gia. Khai-Thiên
vương, với Khai-Quốc vương hiện ở Thăng-long, chứ không ở đây.
Mục đích của Vũ-Đức vương là muốn biết hành trạng của Khai-Quốc vương. Nay vương
nghe Thiện-Lăm trả lời như vậy, th́ yên tâm. Vương hất hàm cho Thiện-Lăm:
_ Này châu trưởng. Tuổi người c̣n trẻ, tương lai c̣n dài, người phải biết rơ thế
nào là chính đạo, thế nào là đạo tặc. Nay Đức-Chính đem quân làm loạn, chiếm
kinh thành, soán ngôi vua, thế mà châu trưởng đem quân về giúp y, là đạo lư đấy
ư? Cô gia khuyên châu trưởng nên cùng với cô-gia đem quân trở về Thăng-long bắt
Đức-Chính, cứu giá. Việc hoàn tất, không những danh châu trưởng được chép trong
sử xanh, mà cái tước hầu, tước bá e không xa làm mấy.
Thiện-Lăm cười nhạt, chàng phất tay ra hiệu, các tướng chỉ huy voi, báo, hổ, ưng
đồng cầm tù và thổi lên một hồi. Đội quân voi, hổ, báo cùng rống lên muốn rung
động trời đất. Lưu Tường châm ng̣i đốt cây pháo lệnh rồi tung lên không. Sau
tiếng nổ đùng, đội binh thú vật cùng im lặng.
Hà Thiện-Lăm vận nội lực nói lớn:
_ Chư quân nghe đây.
Chàng phất tay, Lê Văn tiến ra, tay cầm tờ hịch của Thuận-Thiên hoàng đế hướng
sang đạo quân Vũ-Đức vương rồi đọc. Đợi Lê Văn đọc xong, Thiện-Lăm nói:
_ Chư quân đă nghe hịch của Thiên-tử. Vậy chư quân c̣n đợi ǵ mà không buông vũ
khí để được ân xá.
Đám quân sĩ nh́n nhau, hàng ngũ hơi dao động. Vũ-Đức vương kinh hăi, ông định
cho quân đánh tràn ra, th́ có tiếng tù và, tiếng trống thúc, rồi một đội quân
hùng tráng từ phía Bắc tiến tới. Cây cờ đi tiên phong có chữ lớn :Phụng chỉ thảo
nghịch tặc. Một cây nữa có chữ : Phong-châu Lê Thuận-Tông. Lê Thuận-Tông,
Kim-Thành ngồi trên một bành voi hùng dũng tiến tới. Bên phải là Tôn Đản, Ngô
Cẩm-Thi cỡi ngựa. Bên trái là Hoàng Tích, Lê Phụng-Hiểu.
Vũ-Đức vương hơi chột dạ. Vương hỏi Lê Phụng-Hiểu:
_ Lê tướng quân, ta muốn gặp Khai-Quốc vương.
Lê Phụng-Hiểu chắp tay xá dài:
_ Khải vương gia, Khai-Quốc vương hiện chầu hầu Hoàng-thượng chứ người không có
mặt ở đây.
Vũ-Đức vương hất hàm hỏi quận chúa Kim-Thành:
_ Người có phải là con gái Phật-Mă chăng?
Tuy là chị em cùng cha, cùng mẹ, nhưng Kim-Thành khác hẳn Mỹ-Linh. Mỹ-Linh vừa
học Nho vừa học Phật, nhưng nàng thâm nhiễm đạo Phật hơn. C̣n Kin-Thành nàng chỉ
được học Nho, mà hiểu rất lờ mờ về Phật, v́ vậy tính t́nh nàng rất cương quyết.
Nghe chú nhục mạ phụ vương, mắt phượng quắc lên, nàng cầm roi ngựa chỉ vào
vương:
_ Người ngồi trên ngựa kia là tên phản tặc nào vậy?
Tôn Đản biết ư Kim-Thành, chàng đáp:
_ Người đó ư? Trước đây y là Vũ-Đức vương, được Hoàng-thượng phong làm Thái-tử.
Nhưng nay Hoàng-thượng mới khó ở, mà y đă bán tổ tiên, bán cha mẹ, bán anh em,
đi theo Hồng-thiết giáo. Y có tên là Bất-vũ, Bất-đức.
Chư quân cười ầm lên. Vũ-Đức vương nổi cộc chỉ mặt Kim-Thành:
_ Cha nào con ấy, cha mi làm phản, c̣n mi thấy thúc phụ không hành lễ, lại c̣n
buông lời vô phép vô tắc. Mi... mi thực là đồ mất dạy.
_ Khi có người con Vũ-Đức vương phản Thuận-Thiên hoàng-đế, có người em Vũ-Đức
vương phản Khai-Quốc vương, tất có đứa cháu Kim-Thành buông lời nhục mạ ông chú.
Sự đời là thế, có ǵ lạ đâu. Người Việt có câu: Bụt ngồi trên toà, gà nào mổ mắt
được. Sách có chữ : Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Nay có người chú phản ông,
tất có đứa cháu không nhận chú.
Nàng cầm roi chỉ vào Vũ-Đức vương:
_ Ai bắt được tên phản thần Vũ-Đức kia, ta sẽ tâu lên Thiên-tử phong cho tước
Vạn-hộ hầu.
Thuận-Tông cầm tù và rúc lên một hồi, đội báo, đội hổ của Phong-châu, Thượng-oai
gầm gừ rung chuyển trời đất rồi xông vào trận. Vũ-Đức vương lui vào trong trận.
C̣n Nguyên-Hạnh, Nguyễn Khánh, Lê Tấn, Linh Vũ-Nguyện, Vũ Hào vội rút vũ khí
đứng cản hậu.
Song Thuận-Tông, Thiện-Lăm chỉ được lệnh dọa già Vũ-Đức vương, chứ không được
lệnh giao chiến. Cho nên đội hổ, báo chỉ đuổi theo một quăng ngắn, rồi lùi lại
đóng trại.
Hai đạo quân Thuận-Tông, Thiện-Lăm gặp nhau, các chúa tướng mừng mừng, tủi tủi
kể cho nhau nghe về những biến chuyển vừa qua. Nhất là đám Trần Anh gặp lại Tôn
Đản, Thuận-Tông. Đám Trần Anh với anh em Tôn Mạnh, Tôn Trọng thấy Ngô Cẩm-Thi
xinh đẹp, thông minh, vơ công cao, chúng cứ hỏi nàng hết câu nọ đến câu kia.
Ngô Cẩm-Thi chỉ Mỹ-Linh, Kim-Thành, Trường-Ninh nói:
_ Như vậy trong Tân-quy thất quỷ c̣n bốn cậu em ở trong t́nh trạng thuyền không
bến. Chúng ta là chị, phải có bổn phận lo cho các em. Sau trận này, các em đều
có công, nhất định Hoàng-thượng sẽ hỏi cho mỗi cậu một tiểu thư con đại thần
trong triều.
Thuận-Tông thuật về cuộc đuổi theo Vũ-Đức vương:
_ Kể từ lúc rời Thăng-long, đạo Phong-châu cứ theo xa xa đạo quân Vũ-Đức vương.
Dọc đường vương bàn luận với bọn trưởng lăo Hồng-thiết giáo những ǵ, người của
Khu-mật viện ẩn thân trong đạo quân của vương báo cho ḿnh biết hết. Có hai vấn
đề họ thắc mắc là hiện Khai-Quốc vương ở đâu? Tại sao với quân số đông đảo, mà
vương không cho tấn công chúng? Tại sao lại cho đuổi xa xa, mà không đuổi cùng
kỳ mạt.
Thuận-Tông nói với Mỹ-Linh:
_ Chị B́nh-Dương này, trong đạo quân ḿnh đây kể về vai vế th́ chị lớn nhất, kể
về chức tước chị cũng lớn nhất. Vậy chị viết thư báo cho anh Bảo-Dân với chị
Thanh-Mai biết t́nh h́nh đi.
Mỹ-Linh bẹo tai Thuận-Tông:
_ Làm tướng, làm châu trưởng mà dở thế th́ có đáng đánh đ̣n không? Trước khi
chúng ta rời Thăng-long chú hai đă báo cho thím Thanh-Mai biết rồi. Sau trận
đánh Yến-vĩ chị cũng viết thư thuật tỉ mỉ mọi chi tiết. Ban năy, lúc cậu tiá lia
cái miệng, chị cũng viết thư gửi vào thành rồi.
Tôn Đản tỏ ra trầm tư, chàng hỏi Lê Văn:
_ Văn đệ! Anh có thắc mắc, sau trận đánh Yến-vĩ, trong đám tù binh sao không
thấy có con điếm già Anh-Tần, với bọn trốn chúa lộn chồng của nó. Vậy chúng đi
đâu?
_ Có, cả bọn đều bị bắt, em trao chúng cho anh Đào Hiển giam lại, chờ xử tội một
thể.
Tôn Đản cật vấn về cặp vợ chồng Ưng-sơn, rồi thừ người ra suy nghĩ. Ngô Cẩm-Thi
đoán:
_ Hay họ là các sư huynh Phụ-Quốc, Trung-Đạo chăng?
Tôn Đản lắc đầu:
_ Chị Phụ-Quốc là người không biết vơ. Chị Trung-Đạo là thi nhân liễu yếu đào
tơ. Đây người đàn bà này vơ công cao muốn ngang bằng Văn đệ. Vậy chắc chắn không
thể là hai bà chị kia rồi.
_ Hay là anh Bảo-Dân với chị Kim-An?
_ Không thể nào như thế được. Chị Kim-An cao hơn người đàn bà này nhiều. Vả hai
ông bà đang trấn thủ Trường-yên, đâu có thời giờ ra ngoài làm tṛ ú tim?
Mỹ-Linh gạt vấn đề đi:
_ Đợi vào thành Trường-yên, ḿnh hỏi thím Thanh-Mai may ra biết được tông tích
cặp vợ chồng Ưng-sơn.
Th́nh ĺnh có bốn bóng người đáp xuống nhẹ nhàng như chiếc lá bên ngoài lều. Nội
công Mỹ-Linh, Tôn Đản, Cẩm-Thi, Lê Văn rất cao, cả bốn người đều nghe rơ. Tôn
Đản ra hiệu, bốn người tung ḿnh ra bốn cửa, vây bốn cái bóng vào giữa. Cẩm-Thi
lên tiếng:
_ Quư khách giá lâm, xin mời vào tương...
Tiếng kiến chưa kịp nói ra khỏi miệng, nàng vội ngừng lại, v́ mùi trầm hương từ
một bóng đen đưa ra, nàng biết chắc một trong bốn bóng là Bảo-Ḥa.
Bốn bóng khoan thai bước vào lều. Mỹ-Linh bật cười, v́ bốn người là Khai-Quốc
vương, Thông-Mai, Thiệu-Thái, Bảo-Ḥa. Khai-Quốc vương ra hiệu cho mọi người im
lặng, rồi bảo Thuận-Tông:
_ Ta nghe nói em có mang theo mười cặp chó sói. Vậy em hăy dùng chó sói gác
quanh lều. Trên trời cho mười cặp ưng canh bay tuần pḥng. Chúng ta bàn kế sách
giải vây Trường-yên.
Thuận-Tông ra khỏi lều bố trí một lúc rồi trở vào. Khai-Quốc vương kiểm điểm
tướng sĩ: Đạo Thượng-oai gồm Hà Thiện-Lăm, Mỹ-Linh, Lê Văn, Trường-Ninh, Lưu
Tường, Trần Anh, Tôn Mạnh, Tôn Trọng, Lư Nhân-Nghĩa. Vắng mặt Hồng-Phúc v́ bị
bệnh. Đạo Phong-châu gồm Lê Thuận-Tông, Kim-Thành, Tôn Đản, Ngô Cẩm-Thi, Hoàng
Tích, Lê Phụng-Hiểu.
Khai-Quốc vương nh́n qua đám tướng trẻ một lượt, rồi nói:
_ Trận Yến-vĩ kết thúc thực tốt đẹp, ít đổ máu, đánh mau. Nhưng có hai điều đáng
tiếc là vụ Tôn Quư bị ám hại và mưu kế bị kẻ phản bội thông báo cho giặc. Một
chi tiết đáng lưu ư nhất là vụ vợ chồng Ưng-sơn. Bây giờ chúng ta bàn việc giải
vây Trường-yên.
Vương đưa ra một bức thư:
_ Thư của đô đốc Phạm Tuy báo cho biết đă chiếm xong Thanh-hóa. Cô gia ban chỉ
cho Phạm Tuy lựa lấy một số người trẻ trong đám con cái bọn phản loạn ở
Thanh-hóa, phóng thích để chúng chạy ra Trường-yên báo cho binh tướng của Đàm
Toái-Trạng. Như thế đám quân này không đánh cũng tan. Tin Khu-mật viện cho biết,
đám đệ tử Hồng-thiết giáo vẫn trung kiên với Nhật-Hồ, như vậy ta sẽ phải chịu
một trận đánh hết sức dữ dội. Cho đến giờ này, Nhật-Hồ vẫn tưởng ta chỉ có hai
đạo Phong-châu, Thượng-oai, quân số chưa quá một vạn, trong khi lăo có tới gần
mười vạn, ta lại không có mặt đây nên chúng coi thường. |