Anh Linh Thần Vơ                                                                                                Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ
 
HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA

Trấn Bắc, b́nh Nam

 

Trưa hôm đó sứ đoàn tới động Giáp. Động Giáp là thủ đô của Bắc-biên. Từ thời Thuận-Thiên (1010-1028) Bắc-biên được coi như một nước nhỏ thuộc Đại-Việt, thống lĩnh các khê động Bắc-cương. Sang thời Thiên-Thành (1028) th́ bốn động Phong-châu, Thượng-oai, Trường-sinh, Lạng-châu tiến quân lên phía Bắc, thu được một số khê động đă mất, trở về với bản đồ Đại-Việt, mà dần thành rộng lớn; cũng được coi như những tiểu quốc. Thành ra Bắc-biên vừa trực tiếp thống lĩnh một số châu, trang, động, lại vừa thống trị bốn tiểu quốc.
Thường-Kiệt tuy chưa có chức tước ǵ, lại c̣n trẻ tuổi, nhưng chàng hiện là sứ thần; nên khi chàng tới động Giáp, th́ một đoàn người ngựa uy nghiêm dàn ra đón chàng. Đi đầu là vua bà B́nh-Dương, pḥ mă Thân Thiệu-Thái; Lạng-châu công Thân Thiệu-Cực cùng phu nhân là Ôn-Thuận công chúa Thanh-Trúc; Phong-châu hầu Lê Thuận-Tông, công chúa Kim-Thành; Thượng-oai hầu Hà Thiện-Lăm, công chúa Trường-Ninh. Lại có cả trưởng công chúa Thân Bảo-Ḥa cùng hầu hết các động chủ, châu chủ 207 khê động hiện diện. Tất cả đều im lặng, viên quan tại toà Trung-thư lệnh đi trước tay bưng chiếu chỉ, Thường-Kiệt đi sau, rồi tới sứ đoàn với hai xe chở linh cữu cha con Nùng hầu.
Chiêng trống, cùng đội nhạc cử lên.
Hai xe chở linh cữu cha con Nùng hầu đưa vào Tây-vu đường, đặt ở giữa. Viên quan văn ở ṭa Trung-thư lệnh hỏi:
_ Tấu vua bà, không biết thế tử Nùng Trí-Cao đă tới chưa?
Vua Bà phán:
_ Xin các vị chờ, Trí-Cao sắp tới bây giờ đấy.

Mặc dầu cha con Nùng hầu chết đă hai ngày, nhưng chưa làm lễ phát tang. Theo luật thời Lư, phải đợi tang chủ là Nùng Trí-Cao hiện diện, làm lễ cử ai trước linh cữu, thọ lĩnh chiếu triều đ́nh thay cha, rồi mới phát tang.
Lâu ngày, bây giờ Tôn Đản mới gặp vua bà B́nh-Dương, cùng Thuận-Tông, Thiện-Lăm. Chuyện cũ lại được nhắc lại. Tất cả xoay quanh việc giải đoán tung tích thầy đồ, nhưng không ai đoán ra. V́ theo Thường-Kiệt thuật lại, th́ thầy xử dụng vơ công Sài-sơn thực, nhưng rơ ràng nội lực khi th́ Mê-linh, khi th́ Đông-a. Vậy thầy thuộc phái nào?
 Trong khi mọi người bàn tán, phân vân, th́ Thiệu-Cực ôm gối ngồi cười một ḿnh. Pḥ mă Thiệu-Thái hỏi:
_ Cú rừng, dường như cú rừng đoán ra tung tích thầy đồ rồi th́ phải?
_ Đúng thế. Ngay từ ngày đầu, nghe thuật chuyện em đă đoán ra. Lợn dở quá, có thế mà chịu thua.
_ Ai?
_ Lợn thông minh thế mà cũng không đoán ra ư? Em biết rơ thầy đồ là ai, tại sao lại che dấu thân phận như vậy. Nhưng em không dám tiết lộ.
_ Cú nói lạ. Trên đời này oai nhất là phụ hoàng, cậu hai, cú c̣n chẳng sợ, không lẽ cú sợ thầy đồ đó?
_ Hoàng thượng, cậu hai th́ dễ biện luận. Nhưng thầy đồ hành sự ẩn hiện chắc có ư riêng. Vơ công ông ấy cao như vậy, mà em nói toẹt ra ông ấy là ai, th́ ông ấy dí một ngón tay, ắt em ngỏm củ tỏi, v́ vậy em không nói. Nhưng nếu lợn chắp tay ạ em mười lần, em sẽ có cách bắt ông ấy xuất hiện ngay. Dễ mà.
Công-chúa Bảo-Ḥa đưa đôi mắt sắc như dao cau nh́n anh:
_ Cú định bao giờ bắt thầy đồ xuất hiện?
_ Trong ṿng một tháng.
_ Điều kiện?
_ Dễ! Điều tiên quyết là vua Bà phải nhường để mỗ hỏi vợ cho Thường-Kiệt. Mỗ không đặt điều kiện với Bảo-Ḥa. V́ nếu thầy đồ mà xuất hiện th́ người sướng nhất là cậu hai, người sướng thứ nh́ là Tiên cô nhà ḿnh. Tiên cô phải chịu một món ân t́nh nặng hơn là đứng ra khuyên ông Tạ Sơn với Thuần-Khanh chịu cho Thường-Kiệt lấy người mà nó yêu.
Bảo-Ḥa cau mặt:
_ Thường-Kiệt đă có Thuần-Khanh rồi.
_ V́ vậy anh mới đặt điều kiện. Chứ b́nh thường th́ anh đâu cần đến tiên cô? Tiên cô nhớ chứ, hồi trước chúng ḿnh nhờ cậu hai mà được yêu, rồi lấy người yêu. Tại sao nay chúng ḿnh lại bắt trẻ con nó lấy người mà nó không yêu?
Vua Bà B́nh-Dương nghĩ thầm:
"Ngày trước Thiệu-Thái cũng được song thân hỏi Vi Huệ-Chân cho, rồi sau khi tới trấn Thanh-hóa gặp ḿnh mà thành vợ chồng. Không lẽ nay Thường-Kiệt cũng gặp người khác, và t́nh yêu nảy nở rồi chăng? Cậu em chồng này mưu kế thần sầu quỷ khốc, chắc cậu biết rơ rồi đây".
Công-chúa Bảo-Ḥa gật đầu:
_ Em chịu điều kiện của anh hai. Nhưng nếu trong một tháng mà thầy đồ không xuất hiện?
_ Bấy giờ tiên cô đừng gọi anh là cú rừng mà gọi là con chồn hôi.
Mọi người cười ầm lên.
Có tiếng tù và thổi ba hồi dài. Một lễ quan cung tay:
_ Tấu vua Bà, đội quân của Trường-sinh đến đón linh cữu Nùng hầu.
Trái với ước đoán của mọi người rằng thế nào Nùng Trí-Cao cũng mang đại quân theo, để biểu dương lực lượng. Không ngờ Trí-Cao chỉ đem đội quân chưa quá trăm người, mười thớt voi, mười cặp ngựa.
Nguyên khi Nùng Tồn-Phúc cùng Nùng Trí-Thông chuẩn bị lên đường về kinh, th́ các quan triều đ́nh Trường-sinh kẻ th́ bàn không nên về, người th́ bàn cứ về. Cuối cùng Tồn-Phúc tổ chức buổi họp tất cả các động chủ, châu trưởng thuộc Trường-sinh để xin quyết định. Các động chủ đều cho rằng thế lực Trường-sinh rất lớn, mà Tồn-Phúc không phạm tội ǵ, th́ không thể có việc nguy hiểm. Bằng gian thần lộng hành, Trường-sinh sẽ kéo cờ độc lập thành một nước riêng. Chắc chắn triều đ́nh không thể đánh nổi. Bởi đánh th́ phải dùng lực lượng của Lạng-châu, Phong-châu, Thượng-oai. Mà lực lượng này không bao giờ trở giáo tàn sát huynh đệ. Mà dù họ có trở giáo, th́ với địa thế hiểm trở, ngoài ta kết thân với Tống, th́ triều Lư cũng bó tay.
Cuối cùng triều đ́nh Trường-sinh quyết định để cha con Nùng Tồn-Phúc về Thăng-long, trong khi toàn thể lănh thổ Trường-sinh đặt trong t́nh trạng báo động. Cha con Tồn-Phúc đi được hai ngày, th́ năm viên tùy thuộc phi ngựa về Trường-sinh báo cho Nùng Trí-Cao biết hung tin. Lập tức triều đ́nh Trường-sinh cho kéo cờ Báo cừu tuyết hận, thế thiên hành đạo rồi huy động quân mă để chuẩn bị đối phó.
Riêng Hoàng-Giang cư sĩ, ông không tin, yêu cầu các động chủ hăy khoan khởi binh báo thù, đợi ông cho người về liên lạc với sư huynh là thái phó Dương B́nh đă. Uy tín Hoàng-Giang cư sĩ cực lớn, nên các châu, động trưởng đều phải nín nhịn.
Hôm sau có tin báo cho biết triều đ́nh Đại-Việt truyền cả nước để tang Tồn-Phúc, lại treo thưởng tam-ân cho ai t́m ra thủ phạm. Hơn nữa c̣n cử Thường-Kiệt, một người bạn mới, có ơn với Trí-Cao làm chánh sứ theo linh cữu Tồn-Phúc về Trường-sinh. Cũng tin tức cho biết Thường-Kiệt c̣n xin đem theo hai người có đại ơn với Trường-sinh là tiên cô Bảo-Ḥa với vợ chồng đại hiệp Tôn Đản. Triều đ́nh bắt Dương Hồng-Hạc lên tạ lỗi với Trí-Cao. Do vậy chủ trương tách Trường-sinh khỏi Đại-Việt bị rút lại.
Nhưng xưa nay, sứ Đại-Việt phong chức tước cho bất cứ quan chức nào của Trường-sinh, th́ quan chức đó phải đến động Giáp, thủ đô Bắc-biên bái nhận. Bây giờ triều đ́nh cử sứ đem linh cữu Tồn-Phúc, Trí-Thông về, c̣n phong chức tước cho Trí-Cao kế nhiệm làm thủ lĩnh Trường-sinh. Triều đ́nh Trường-sinh lại bàn nên đi hay ở? Nếu đi, có mang trọng binh theo hay không? Giữa lúc đó, quân hầu mang vào một hộp nhỏ nói rằng do chim ưng mang tới; tặng cho công tử Nùng Trí-Cao. Trí-Cao mở ra, th́ bên trong có mũi tên bằng vàng trên khắc h́nh chim ưng bay qua núi, với hàng chữ nhỏ : Cứ đi với mấy quân hầu. Ta ở cạnh cháu. Không ai có thể đụng tới sợi tóc của cháu .
Uy tín của Tần-vương Tự-Mai cùng công chúa Huệ-Nhu trong những ngày vương cùng công chúa tổng trấn Nam-thùy Tống cực kỳ lớn. Khắp biên giới Hoa-Việt, Hoa-Lư, Việt-Lư các quan, tướng sĩ đều biết rằng chỉ cần để cho thuộc quyền, binh sĩ gây hấn với lân bang, hoặc ức chế dân; th́ tính mệnh bản thân cùng gia đ́nh có trốn đâu cũng không thoát khỏi vạ sát thân. Bọn đạo tặc, gian thương càng kinh sợ hơn nữa. Trong gần mười năm trấn Nam-thùy Tống, vương tạo cho dân chúng ba nước sống những ngày thanh b́nh chưa từng có. Thanh b́nh đến độ những gian hàng bán tại chợ, khi đêm về, không phải dọn đi, chỉ việc đậy sơ sài, mà không sợ trộm cắp. Cho nên nay thấy chim ưng mang mũi tên vàng của vương gửi cho, Trí-Cao yên tâm, cùng thân mẫu đi đón linh cữu phụ, huynh.
Triều đ́nh Bắc-biên nào có biết những ǵ đă xẩy ra ở Trường-sinh. Họ thấy Trí-Cao thay đổi thái độ quá mau chóng, th́ đều kinh ngạc vô cùng.
Mọi người hướng mắt quan sát. Khi sắp tới nơi, Thuần-Anh, Trí-Cao trong tang phục đă xuống voi đi bộ. Lễ quan của triều đ́nh Bắc-biên là một lăo bà tiến ra chắp tay:
_ Kính thỉnh Nùng phu nhân cùng công tử vào triều yết vua bà, rồi rước linh cữu Nùng hầu.
Bà đi trước, Thuần-Anh, Trí-Cao theo sau. Quan Điện-tiền lễ nghi học sĩ hô:
_ Phu nhân Nùng hầu cùng công tử Nùng Trí-Cao bái yết vua Bà.
Vua Bà bước xuống ngai, tiến ra nâng Thuần-Anh dậy:
_ Sư bá không nên đa lễ.
Bà để cho Trí-Cao hành lễ, rồi nói:
_ Chúng ta chuẩn bị tiếp giá.
Lễâ quan hô:
_ Tất cả quỳ xuống nghe chiếu chỉ.
Mọi người quỳ gối. Viên quan toà Trung-thư lệnh bước ra trước long án, đối diện với linh cữu cha con họ Nùng rồi mở cuộn giấy đọc:

Thừa thiên hưng vận, Đại-Việt hoàng đế chiếu viết.
Kể từ khi vua Kinh-Dương truyền trăm hoàng tử đi khắp nơi qui dân, lập ấp, thành lập trăm họ, tộc Việt ta trở thành Bách-việt. Cho đến nay dấu tích Bách-Việt chỉ tại 207 lạc ấp vùng Bắc-cương là c̣n giữ được như xưa.
Khi đức Thái-tổ khải-vận, lập cực, thần văn, thánh vơ, duệ mdu, minh triết, nguyên hiếu hoàng đế tiếp nhận ngôi trời, th́ các lạc ấp, động chủ, châu trưởng hoặc phiêu bạt, hoặc bị Bắc-xâm mà xa vời với cố quốc...trước sau trở về với chính thống. Riêng tộc Nùng, từ trước đến nay vốn cần mẫn, vũ dũng, lại nhất thiết sống hợp quần, nên suốt ngh́n năm Bắc-thuộc vẫn giữ được Việt tính. Lạc hầu Nùng Dân-Phú qui tụ được năm động chủ, đem về bản triều, đức Thái-tổ lao tưởng, đă phong tước tới hầu, hàm tới Thái-bảo.
Kế tiếp Nùng Tồn-Phúc, văn vơ song toàn, đức trải rộng khiến toàn thể sắc dân Nùng bị Bắc xâm đều hướng đầu qui phục, nên trẫm đă thành lập nước Trường-sinh và trao cho cha truyền con nối. Mấy năm qua, khắp Trường-sinh, mưa thuận gió ḥa, mùa màng trúng liên tiếp. Trường sinh hầu cùng các quan triều đ́nh Trường-sinh lại biết khuyến khích chăn nuôi, dạy trẻ giúp già, đức vang thiên hạ. Trẫm ở Thăng-long, cùng triều thần bao phen ban chiếu khen ngợi.
Nhưng hỡi ơi, vừa rồi hầu từ Trường-sinh về Thăng-long đem phương vật dâng cho trẫm, chẳng may bị kẻ gian ám hại, trẫm đau đớn trong ḷng, truyền cả nước để tang. Trẫm đă hứa ai t́m ra hoặc bắt được hung thủ sẽ được thưởng tam-ân của triều đ́nh. Nay trẫm ban chỉ truy phong cho hầu:
Kiểm hiệu thái phó
Đồng trung thư môn hạ b́nh chương sự
Quảng nguyên tiết độ sứ
Tả kim ngô lănh vệ thượng tướng quân
Trường-sinh công
Phong cho phu nhân là Thuần-Anh làm Đoan-trang, ôn-thục, minh-văn, công chúa.
 Phong cho Nùng Trí-Thông
 Uy-viễn thượng tướng quân
Quảng nguyên bá
Phong cho Nùng Trí-Cao
Thái-tử thiếu bảo
Binh bộ tham tri
Trấn-viễn đại tướng quân
Trường-sinh hầu
Khâm thử.
 
Thuần-Anh cùng Trí-Cao quỳ gối tạ ơn.

Bấy giờ mới chính thức làm lễ cáo ai. Trên từ vua Bà B́nh-Dương cho tới các động chủ, châu trưởng đều đến trước linh cữu cha con Nùng công phúng điếu.
Trí-Cao cực kỳ kính trọng tiên-cô Bảo-Ḥa, v́ vậy y tiến tới trước công chúa, rồi quỳ gối rập đầu binh binh ba lần:
_ Tiên-cô, đệ tử Nùng Trí-Cao ra mắt tiên cô.
Nói rồi chàng móc trong bọc ra một hộp bằng ngà voi cung cung kính kính dâng lên Bảo-Ḥa:
_ Đệ tử ao ước diện kiến tiên cô từ lâu để dâng lễ vật, nay được thỏa nguyện xin dâng tiên cô.
Bảo-Ḥa đỡ Trí-Cao dậy, bà truyền Thường-Kiệt lấy ghế cho Trí-Cao ngồi bên cạnh, tay vuốt tóc chàng:
_ Cô cũng mong có dịp gặp con. Hôm trước Thường-Kiệt thuật lại cái chí của con khi nói với thầy đồ ở Bắc-ngạn. Cô mừng lắm, ư định đón con lên Tản-viên chơi ít ngày. Bây giờ gặp con đây thực may.
Bà hỏi Hoàng-Giang cư sĩ:
_ Sư huynh. Muội muốn sư huynh cho phép muội tặng cháu Trí-Cao món quà không biết sư huynh có cho phép không?
Nguyên cổ lệ Đại-Việt định rằng, khi một đứa trẻ đă có sư phụ, mà người khác muốn dạy dỗ y điều ǵ th́ phải đó sự đồng ư của sư phụ đứa trẻ đó. V́ vậy công chúa Bảo-Ḥa mới hỏi Hoàng-Giang cư sĩ.
Hoàng-Giang cư sĩ cung tay xá công chúa, rồi bảo đệ tử:
_ Trí-Cao, con tạ ơn tiên cô đi.
Trí-Cao quỳ gối lạy đủ tám lạy:
_ Sư phụ.
Rồi chắp tay bái Thường-Kiệt:
_ Sư huynh.
Tiên cô mở hộp ngà của Trí-Cao dâng cho ra xem, bất giác mặt bà tươi lên, v́ trong đó có gần trăm tượng quốc huy: con rồng uốn khúc, con chim âu tung cánh trong ánh b́nh minh. Bà trao cho nữ đệ tử cất, rồi bảo Thường-Kiệt:
_ Con là sư huynh của Trí-Cao. Vậy hôm nay con tặng cho Trí-Cao món ǵ nào?
Thường-Kiệt nắm tay Trí-Cao:
_ Sư đệ, huynh không mang theo món ǵ tặng sư đệ. Nhưng huynh có món quà tặng cho cả nước Trường-sinh.
Vua bà B́nh-Dương cười:
_ Chà, cháu tôi tặng cả nước kia đấy. Món quà hẳn lớn lắm.
_ Dạ, quư vô giá.
Nói rồi chàng vẫy tay bảo thị vệ:
_ Đem quà tặng vào đây.
Thị vệ giải ba người, đầu trùm khăn kín mít vào trong. Thường-Kiệt nắm tay Trí-Cao:
_ Cái phẫn hận của Trường-sinh cũng như sư đệ là không biết ai đă sát hại Nùng-huynh, Nùng-bá. Trên đường rước linh cữu Nùng-bá lên đây, huynh khấn người phù hộ cho huynh bắt được thủ phạm sát hại người; th́ ngay đêm qua, thủ phạm đột nhập doanh trại, chính huynh bắt được chúng, nay xin tặng cho toàn thể tộc Nùng.
Trí-Cao tiến lại mở khăn trùm đầu ba tên sát nhân. Mọi người cùng bật lên những tiếng kinh ngạc, không ngờ sát nhân lại là hai viên đô thống đội thị vệ thường theo hầu Dương tể tướng.
Riêng các động chủ, châu trưởng c̣n kinh ngạc hơn nữa, khi thấy viên trưởng ty Tế-tác Quảng-Tây lộ Trần Thự là người cầm đầu.
Thường-Kiệt bắt Trần Thự đọc tờ cung khai. Theo Thự th́ năm người chủ trương sát hại cha con họ Nùng là Vương Duy-Chính, Dương Điền, Tôn Miễn, Tiêu Chú, Ky Mân. Nguyên do rất sâu sa: năm người này cho rằng Tống triều chịu nhục ở Nam-thùy quá đáng.
 
Ghi chú
 Các sự kiện dưới đây chép trong Tống sử, Tục Tư-trị thông giám trường biên, Ung-châu kỷ sự:
 
 Trước đây trong 207 khê-động, th́ đến trên trăm khê động theo về Trung-quốc từ lâu. Đến triều Tống, dù Hầu Nhân-Bảo, Tôn Toàn-Hưng bị bại ở Chi-lăng, Bạch-đằng, mà Tống vẫn không mất một khê động. Ngược lại thỉnh thoảng vẫn có một khê động bỏ Việt theo Tống. Nhưng từ khi triều Lư phong cho công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Ḥa làm vua bà Bắc-biên, th́ không có khê động nào bỏ Việt theo Tống nữa. Nhục nhă nhất là niên hiệu Thiên-Thánh thứ sáu (Tống Nhân-Tông, Mậu-Th́n 1028) bên Đại-Việt là Thiên-Thành nguyên niên, Tống cử Lư Tự trấn châu Thất-nguyên. Pḥ-mă Thân Thừa-Quư mang quân vượt biên bắt Lư Tự chặt đầu, rồi chiếm châu này luôn. Khi sứ Tống sang hỏi lư do hành động như vậy, th́ pḥ-mă Thân Thừa-Quư nói rằng hồi mấy năm trước Lư Tự đến trấn Thanh-hóa mưu sát công chúa B́nh-Dương trong ngày tế Lệ-hải bà vương. Nay công chúa thấy Lư Tự th́ nổi giận, bắt giết, đó là chuyện thù oán cá nhân. Thế mà triều Tống truyền lệnh xuống bắt giảng ḥa.
Niên hiệu Cảnh-hựu nguyên niên ( Tống Nhân-Tông, Giáp-Tuất 1034 ) bên Đại-Việt là niên hiệu Thông-Thụy nguyên niên (Lư Thái-Tông), vua Bà B́nh-Dương cùng pḥ mă Thân Thiệu-Thái đem quân vượt biên bắt một động chủ tên Trần Công-Vĩnh với hơn sáu trăm người, rồi chiếm trại luôn, không trả về. Thế mà triều đ́nh Tống vẫn bàn ḥa.
Trầm trọng nhất là biến cố Cảnh-hựu năm thứ ba, tức bên Đại-Việt là niên hiệu Thông-Thụy thứ 3 ( Bính-Tư, 1036 ) vua Bà B́nh-Dương, pḥ mă Thân Thiệu-Thái tổng chỉ huy, đem đại binh đánh sang chiếm tất cả các khê động vùng Tả-giang, Hữu-giang. Quân chia làm bốn cánh. Cánh Trường-sinh do Nùng Tồn-Phúc chỉ huy chiếm hết ba mươi động Nùng. Cánh phía Tây do pḥ mă Hà Thiện-Lăm, công chúa Trường-Ninh đánh chiếm các vùng Tư-lăng, Bằng-tường, giết chết tướng trấn thủ là Đặng-Uyển. Cánh phía Đông do pḥ mă Lê Thuận-Tông, công chúa Kim-Thành; chiếm các vùng Lạng-châu, Môn-châu, Tô-mậu, Quảng-nguyên. Cánh giữa do pḥ mă Thân Thiệu-Cực, cùng công chúa Ôn-Thuận ( Thanh-Trúc ) chiếm các động Đại-phát, Đô-kim, Thường-tân, B́nh-nguyên. Từ đấy tất cả 207 khê động thuộc Đại-Việt. Thành ra Tống mất hẳn cái thế dùng khê động làm hàng rào che cho Lưỡng-Quảng. Nếu như Đại-Việt dùng các khê động Nùng từ Tây tràn sang Đông, rồi đem quân từ Nam vượt biên, th́ Lưỡng-Quảng không giữ nổi.
V́ vậy năm đại thần Nam-thùy, nhân thấy pḥ mă Tự-Mai đang bận đánh nhau với Tây-hạ, bèn t́m cách chiếm lại các khê động. Nhưng họ sợ binh lực Lư hùng mạnh. Họ bầy mưu sao chia rẽ giữa khê động với triều đ́nh. Mặt khác, họ đem vàng bạc đút lót cho các đại thần Chiêm, để chúng xui vua Chiêm đánh Đại-Việt ở mặt Nam. Về việc chia rẽ, trong bốn nước nhỏ Lạng-châu, Phong-châu, Thượng-oai, Trường-sinh, th́ ba châu đều do pḥ mă, công chúa trấn nhậm, nên khó xen vào. Họ bỏ ra thực nhiều vàng bạc mua chuộc những người thân tín của Trường-sinh, của Đại-Việt, nhưng chưa có dịp nào thực hành. May đâu vụ án Bắc-ngạn xẩy ra, chính Vương Duy-Chính sai Trần Thự sang cùng với Phùng Lộc, Đinh Luật ám sát cha con họ Nùng, mặt khác truyền lệnh cho những người bị mua chuộc quanh Trí-Cao, xui Trí-Cao bỏ Đại-Việt theo về Tống. Bọn Dư Tĩnh nhân đó tấu về triều phong chức tước cho Trí-Cao, như vậy Đại-Việt không dám đem quân đánh Trí-Cao. Ví dù Đại-Việt có đánh Trí-Cao, th́ binh lực hao tổn, hơn nữa trọn sắc dân Nùng sẽ nghiêng về Tống, th́ trước sau ǵ ba mươi sáu động Nùng cũng bỏ Đại-Việt.
 
Nghe Trần Thự khai, các động chủ, châu trưởng cùng nghiến răng căm hận bọn Vương Duy-Chính. Họ muốn đem quân vượt biên đánh thẳng sang Quảng-Tây lộ. Vua bà B́nh-Dương vẫy tay:
_ Các vị bầy một ḷng thương xót Nùng-công, Nùng-bá như vậy đủ tỏ rằng chúng ta người người nhất trí . Tuy nhiên, việc trước mắt là chúng ta hăy làm lễ an táng cho người quá cố đă. Về ba tên gian tế, chúng ta phải đợi chỉ dụ từ Thăng-long. Khi Kiệt nhi thẩm vấn y xong, đă có bản tấu chương gửi về triều rồi.
Linh cữu Tồn-Phúc, Trí-Thông được rước về Trường-sinh. Dân chúng ba mươi sáu động Nùng cùng để tang Tồn-Phúc. Các động chủ họp lại bái yết tân thủ lĩnh. Trí-Cao tuy c̣n nhỏ tuổi, nhưng chí khí lại lớn vô cùng. Y im lặng tổ chức lễ an táng cho cha, anh, không nói ǵ đến việc báo thù cả.
Tang lễ vừa xong, th́ có tin báo vua bà B́nh-Dương cùng ba vị thủ lĩnh Bắc-biên là Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lăm, Thân Thiệu-Cực cùng trưởng công chúa Bảo-Ḥa giá lâm. Y vội mời thân mẫu ra cổng động đón. Lễ tất, Thuần-Anh chắp tay hỏi:
_ Không biết vua Bà cùng chư vị giá lâm có điều chi dạy bảo?
Vua Bà nắm tay Thuần-Anh:
_ Đại sư bá! Xin đại sư bá chờ một lát , v́ sẽ có nhiều quư khách tới đây bàn chuyện quốc sự.
_ Thưa có những ai?
_ Các chưởng môn nhân sáu đại môn phái. Quốc-sư Huệ-Sinh phái Tiêu-sơn; quan thái phó Dương B́nh phái Sài-Sơn; đại hiệp Trần Phụ-Quốc (Vương-Văn) phái Đông-a, song thân tôi phái Tây-vu.
Bà vừa dứt lời th́ quân canh cung tay trước Trí-Cao:
_ Tŕnh quân hầu có một nho sinh dẫn theo mấy người xin vào yết kiến.
Mọi người ngơ ngác, không hiểu nho sinh là ai. Vua Bà bật cười:
_ Là chưởng môn phái Đông-a Trần Phụ-Quốc đấy. Hồi lưu lạc sang Tống làm quan, anh ấy là thi nhân nổi tiếng với tên hiệu Vương-Văn. Sau làm tới Tiết-độ sứ, Tả-vệ thượng tướng quân tước phong hầu. Năm trước đây anh xin về hưu để giữ chức chưởng môn phái Đông-a. Muốn giữ kỷ niệm cũ, anh ấy thường mặc như nho sinh.
Trí-Cao vội ra ngoài đón. Lát sau y trở vào với ba người đàn ông và một phụ nữ sắc nước hương trời. Vua bà B́nh-Dương đứng dậy chào:
_ Không ngờ Côi-sơn tam anh đều giá lâm. Ḱa Khấu sư tỷ, từ sau trận Trường-yên đến nay mới gặp lại sư tỷ. Khiếp, thời gian qua mau thực, đă hơn mười năm rồi.
Bà giới thiệu Phụ-Quốc, Bảo-Dân, Trung-Đạo và Khấu- Kim-An với mọi người. Bảo-Dân nh́n Thiệu-Thái, rồi cười lớn:
_ Ôi, có ai ngờ ông ỉn ụt ịt như con lợn, mà nay lại đẹp như cây ngọc trước gió thế kia? Tôi đang cùng cô vợ xấu xí ngao du sơn thủy th́ có thư đại sư huynh gọi về khẩn cấp. Chắc lại muốn đánh nhau với Tống hả? Đánh nhau làm quái ǵ cho dân khổ. Để tôi sang Biện-kinh, đột nhập cấm thành chặt đầu hết bọn vua quan Tống là êm chuyện.
Thường-Kiệt vội đến trước ba sư bá hành lễ. Bảo-Dân đỡ Thường-Kiệt dậy: