Anh Hùng  Tiêu  Sơn

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ

 
 

 

Hồi Thứ Nhất     Hồi Thứ Sáu, Thiền Công Việt, Hoa
Hồi Thứ Nh́, Anh-Hùng Muôn Năm Cũ .     Hồi Thứ Bảy, Thuận-Thiên Hoàng Đế
Hồi Thứ Ba, T́nh Trong Như Đă     Hồi Thứ Tám, Khai-Thiên Vương Phi
Hồi Thứ Tư, Thuận Thiên Cửu Hùng     Hồi Thứ Chín, Tay Đă Nhúng Chàm
 Hồi Thứ Năm, Thiên Sứ Tổng Triều     Hồi Thứ Mười, Khí Hùng Trí Dũng
 
 

 

Lịch-sử tiểu thuyết
Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ

 

ANH HÙNG TIÊU SƠN Q1
Lịch sử tiểu thuyết
Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ
Tác giả giữ bản quyền.
Copyright @ Trần Đại-Sỹ
All right reserved.

 

Cùng một tác giả
 
Do Nam-á Paris xuất bản, tái bản nhiều lần.
Anh hùng Lĩnh-Nam, 4 tập, 1318 trang.
Động-đ́nh hồ ngoại sử, 3 tập, 880 trang.
Cẩm-khê di hận, 4 tập, 1305 trang,1992.
 
Do Thư viện Việt-Nam và Xuân-thu Hoa-kỳ ấn-hành. Viện Pháp-á Paris ( Institut Franco-Asiatique ) tái bản :
Anh hùng Tiêu-sơn, 3 tập, 1120 trang,
Thuận-Thiên di sử, 3 tập, 1080 trang,
Anh-hùng Bắc-cương, 4 tập, 1556 trang,
Anh-linh thần-vơ tộc Việt,4 tập,1708 trang,
 
Do Đại-Nam Hoa-kỳ ấn hành. Viện Pháp-á Paris (Institut Franco-Asiatique) tái bản 2001.
Cốt tủy Tử-vi tuổi Tư, 1 tập, 362 trang,
Nam-quốc sơn-hà, 5 tập,  2230 trang,
Anh hùng Đông-a : Dựng cờ b́nh Mông, 5 tập  2566 trang.
 
Sẽ xuất bản :
Anh-hùng Đông-a, Gươm thiêng Hàm-tử.
Giáo huấn t́nh dục bằng y học Trung-quốc,
(Sexologie Médicale chinoise)
Do Thư-viện Việt-Nam, California,
Hoa-kỳ ấn hành.

 

Muôn vàn tiếc thương
Bào đệ Trần Huy Quyền
từ trần tại Úc, tháng 1 năm 2001
 
Em vừa là em, vừa là học tṛ của anh, rồi trở thành cố vấn cho anh khi thuật huân nghiệp tổ tiên. Sao em đă vội ra đi, trong khi công việc vẫn c̣n cần đến em về đức kiên nhẫn, trí minh mẫn và nhất là tấm ḷng son đối với tộc Việt.

 

Những chữ viết tắt.
 
Trong Anh-hùng Tiêu-sơn những từ viết tắt sau:
AHBC               Anh-hùng Bắc-cương.
AHLN               Anh-hùng Lĩnh-Nam.
AHTS               Anh-hùng Tiêu-sơn.
ALTVTV           Anh linh thần vơ tộc Việt.
ANCL               An Nam chí lược.
KĐVSTGCM    Khâm định Việt-sử thông giám cương mục
ĐNLTCB             Đại Nam liệt truyện chính biên.
ĐNLTTB             Đại Nam liệt truyện tiền biên.
ĐNNTC               Đại Nam nhất thống chí.
ĐNTLCB             Đại Nam thực lục chính biên.
ĐNTLTB             Đại Nam thực lục tiền biên.
ĐVSKTT             Đại Việt sử kư toàn thư.
MCMS                Mông-cổ mật sử.
NQSH                Nam-quốc sơn hà
NS                     Nguyên-sử.
TS                      Tống-sử.
TTDS                  Thuận Thiên di sử.

 
Thay lời tựa
Thư viết cho tuổi trẻ Việt-Nam,
 
 
Đây là những ḍng tác giả viết cho tuổi trẻ Việt, dù ở trong nước hay ở ngoài lănh thổ Việt-Nam. Xin các vị cao minh bỏ qua, chẳng nên bận tâm.
 
Các bạn trẻ thân,

Tôi ngồi viết những ḍng tâm huyết này gửi đến các bạn, dành cho ấn bản trong nước của bộ Anh-hùng Tiêu-sơn.
            Tiêu-sơn là tên một ngôi chùa, cũng là tên một ngọn núi nhỏ thuộc châu Cổ-pháp thời Lư. Núi Tiêu-sơn là nơi có ngôi mộ ông thân sinh ra vua Lư Thái-tổ, nhờ ngôi mộ này kết phát mà họ Lư được làm vua 215 năm. V́ vậy cổ nhân thường gọi triều Lư là triều Tiêu-sơn. Tản Đà trong bài thơ vịnh Lư Chiêu-Hoàng lấy chồng có câu:
 
Quả núi Tiêu-sơn có nhớ công?
Mà em bán nước để mua chồng?
 
            Thời đại Tiêu-sơn bao gồm 215 năm, từ năm 1010 đến năm 1225. Tôi chia làm 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn tôi đặt cho một tên để dễ nhớ:
1. Anh-hùng Tiêu-sơn, 3 quyển,
2. Thuận-Thiên di sử, 3 quyển,
3. Anh-hùng Bắc-cương, 4 quyển,
5. Anh linh thần vơ tộc Việt, 4 quyển,
6. Nam-quốc sơn hà, 5 quyển
 
Khi tiền nhân đặt chương tŕnh cho tôi viết lịch sử tiểu thuyết, các người bỏ qua không khuyến khích tôi viết về thời kỳ Tiêu-sơn, v́ viết về thời này th́ phải thuật chiến công vượt biên Bắc phạt của Linh-nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan) và Thái-úy Lư Thường-Kiệt. Nguyên do các người đều là nhà nho. Mà nhà nho th́ cực kỳ ghét việc các bà Thái-hậu cũng như hoạn quan nắm quyền. Trong lịch sử Hoa-Việt, có không biết bao nhiêu các bà Thái-hậu nhân ấu quân lên ngôi, ngồi phụ chính, rồi chuyên quyền, dâm đăng, gây cho nước loạn. C̣n bọn hoạn quan, nhờ vào vị thế tôi đ̣i hầu hạ vua, chúa cùng cac bà trong hậu cung mà nắm quyền, gây ra không biết bao nhiêu việc loạn ly, phá hoại kỷ cương đất nước. Nhưng ngày nay những bà Thái-hậu ngu dốt, những hoạn quan không c̣n nữa. V́ vậy tôi quyết định viết về thời kỳ Tiêu-sơn, thuật giai đoạn triều Lư dùng đức từ bi hỷ xả của Phật-giáo để trị nước, tạo hạnh phúc cho dân, cùng chiến công phía Bắc đánh Tống, phía Nam mở rộng bờ cơi.
           
Bây giờ mời Quư-bạn đọc bộ Anh-hùng Tiêu-sơn.
 
            Vậy tôi đă dùng những thư tịch nào lăm căn bản để viết bộ Anh-hùng Tiêu-sơn này?
Đối với các độc giả cao minh, bài viết dưới đây dường như vô ích. Tuy vậy tôi thấy cần phải viết, để độc giả trẻ tuổi, thời thơ ấu ở ngoài lănh thổ Việt-nam hiểu rơ hơn những vấn đề trong sách. Ba vấn đề cần phải nói rơ hơn.
_ Một là những nguồn tài liệu mà tôi dùng để sưu khảo, lấy làm chính yếu, rồi dựa vào đó, xây dựng tác phẩm.
_  Hai là những người âm thầm cộng tác với tôi trong công cuộc biên tập này, dù những người đó không muốn nêu danh ra. Nhưng bổn phận tôi phải tŕnh bầy.
_ Ba là phân giải đôi điều với độc giả, chưa có duyên hiểu về những huyền bí trong Phật-giáo.
 
 
Nguồn tài liệu
 
Trước hăy nói về nguồn tài liệu.
Chia làm hai rơ rệt.
 
I. Tài liệu Việt-nam
Tài liệu này gồm ba nguồn. Thứ nhất, do tiền nhân tôi để lại. Hầu hết chép tay, hoặc in mộc bản. Nguồn thứ nh́ do người Pháp sưu tầm, cất tại thư viện Paris. Nguồn thứ ba, người Trung-quốc cất giữ tại thư viện Thượng-hải, Bắc-kinh, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quư-châu và Hồ-nam.
Đă có vị, sau khi đọc bộ Anh hùng Lĩnh-Nam, Động-đ́nh hồ ngoại sử, Cẩm-khê di hận phát biểu rằng: Tác giả chẳng có tài cán ǵ. May nhờ di sản ông cha để lại cho một kho tàng mà thôi . Tuy lời phát biểu của vị này đưa ra trong lúc thiếu b́nh tĩnh. Nhưng nó lại rất chân thực. Tôi đă trả lời : "Đúng thế. Bất cứ ai đầu thai làm cháu của ông tôi, cũng có thể được giáo huấn như tôi. Cũng thụ lĩnh di sản khổng lồ của tiền nhân tôi để lại. Không chừng viết c̣n hay hơn tôi nhiều. Rất tiếc tài tôi hèn, sức tôi mọn, không xứng đáng với hoài vọng của ông cha, nên chỉ làm được có thế. Cho nên tôi luôn nhận ḿnh là đứa con bất hiếu ».
Đấy là nói về thời đại Lĩnh-nam. C̣n nói về thời đại Tiêu-sơn, tôi cần chỉ rơ :Bất cứ ai đầu thai làm con của thân phụ tôi cũng được bản sư Nam-hải Diệu-Quang, phát tâm giảng về Thiền-sử Việt-Hoa kỹ càng. Không chừng ngộ tính cao, tường thuật hay hơn tôi gấp bội.
Vậy những tài liệu nào tôi căn cứ vào đó, viết bộ Anh hùng Tiêu-sơn? Dưới đây tôi xin liệt kê. Những bộ nào tôi kê trước, th́ chính yếu hơn các bộ liệt kê sau.
 
1. Trước hết bộ Khâm-định Việt sử thông giám cương mục,
do cụ Phan Thanh-Giản làm tổng tài. Nhóm sử thần bắt đầu biên tập niên hiệu Tự-Đức thứ 9 (Bính-thân, 1956). Hoàn thành niên hiệu Kiến-Phúc nguyên niên (Giáp-thân, 1884). Nội dung chia ra:
* Quyển đầu, chép các sắc chỉ, tấu chương, thể lệ , danh tính ban biên tập
* Tiền biên 5 quyển, chép từ Hồng-bàng đến Thập-nhị sứ quân.
* Chính biên, 47 quyển, chép từ Đinh Tiên-Hoàng đến Lê Mẫn-đế.
Trong đó bút tích ngoại tổ cùng phụ thân phát biểu ư kiến, phê chằng chịt khắp mọi trang. Năm 1973, sợ để trong nhà, có khi bị mất, bị cháy. Tôi tặng cho phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá. Đầu quyển nhất, tôi dành ra mười lắm trang đánh máy, chỉ rơ cho độc giả biềt nguồn gốc bản này của gia đ́nh tôi được lưu truyền như thế nào. Sau đó mỗi khi cần dùng, tôi lại tới mượn về sưu khảo. Từ năm 1975, tôi dùng bản của thư viện Paris. Trong bản này không thấy có những bút phê bên cạnh.
 
2. Bộ thứ nh́ là Đại-Việt sử kư.
Hàn lâm viện học sĩ, kiêm Quốc-sử viện giám tu, Bảng-nhăn đại khoa niên hiệu Thiên-ứng chính b́nh thứ 16 đời vua Trần Thái-tông (Đinh-mùi, 1247) Lê Văn-Hưu soạn, chép từ Triệu Đà đến Lư Chiêu-Hoàng. Bộ này hoàn tất vào tháng 6 niên hiệu Thiệu-long nguyên niên (Nhâm-thân, 1272), đời vua Trần Nhân-tông.
Niên hiệu Diên-ninh thứ nh́ đời Lê Nhân-tông (Ất-hợi, 1455). Vua sai Quốc-sử bác-sĩ Phan Phu-Tiên chép sử. Phan Phu-Tiên chép nối tiếp bộ Đại-Việt sử kư của Lê Văn-Hưu, tức từ niên hiệu Kiến-trung nguyên niên đời Trần Thái-tông (Ất-dậu 1225) đến khi quân Minh bị đuổi về nước (1428). V́ vậy bộ sau này được mang tên là Đại-Việt sử kư tục biên.
Niên hiệu Hồng-đức thứ mười (Kỷ-hợi, 1479), vua Lê Thánh-tông sai sử thần Ngô Sĩ-Liên biên soạn một bộ chính sử. Ông Ngô Sĩ-Liên tu bổ bộ Đại-Việt sử kư của Lê Văn-Hưu, Đại-Việt sử kư tục biên của Phan Phu-Tiên, rồi chép thêm. V́ vậy bộ sử mới mang tên Đại-Việt sử kư toàn thư, chia làm 15 quyển. Từ Hồng-bàng đến Ngô sứ quân 5 quyển, gọi là Ngoại-kỷ. Từ Đinh Tiên-Hoàng đến Lê Thái-tổ 10 quyển, gọi là Bản-kỷ.
Bản của tiền nhân tôi để lại là bản do triều Tây-sơn in vào tháng chạp năm Canh-thân (đầu 1801).
Xét nội dung hai bộ của Lê, Ngô, tôi thấy:
* Ngô Sĩ-Liên hầu như chép lại bộ Đại-Việt sử kư của Lê Văn-Hưu từ Triệu Đà đến Lư Chiêu-Hoàng.
* Ngô Sĩ-Liên thêm vào bộ của Lê Văn-Hưu hai thiên Hồng-bàng ngoại kỷ và Thục kỷ. Để viết hai thiên này, Ngô đă mượn các truyện thần thoại trong Việt điện u linh tập của Lư Tế-Xuyên và Lĩnh-Nam trích quái của Trần Thế-Pháp.
Bản của tiền nhân tôi có rất nhiều người phê bên cạnh. Phần châu phê, ông tôi bảo đó là của Dực-Tông Anh-hoàng đế (Tự-Đức). Lời châu phê Hồng-bàng thị kỷ như sau « Ngưu quỷ, xà thần. Bất nghi tín dă ». Nghĩa là Ma trâu, đầu rắn, không nên tin.
* Ngô Sĩ-Liên chép tiếp tục từ Lư Chiêu-Hoàng đến Lê Thánh-tông.
Hồi 1962, trong khi tôi đi du học chưa về. Phụ thân tôi trao cho viện Khảo-cổ, rồi cụ phó bảng Nguyễn Sĩ-Giác mượn, để dịch thuật. Khi tôi trở về nước, th́ không t́m lại được. Tôi đành cho chụp microfilm bản của thư viện Paris, và dùng bản này. Sau năm 1975, tôi lại dùng bản chính của thư viện Paris. Gần đây tôi dùng bản của đại học Soka Nhật-bản, do Giáo-sư Trần Kinh-Ḥa chú giải vả in.
 
3. Bộ thứ ba mang tên Việt sử lược,
của một tác giả vô danh. Căn cứ vào câu Kim vương Xương-phù  nghĩa là đức vua hiện tại Xương-Phù. Tra trong sử, Xương-Phù là niên hiệu vua Trần Đế-Nghiện (Đinh-tỵ, 1377). Bộ này chép trong Tứ-khố toàn thư.
Tiền nhân tôi có bản này, nhưng khuyết mất mấy trang. Từ năm 1965, tôi dùng bản của Cẩm-chướng thư cục, do chính phủ Trung-hoa dân quốc tặng Đại-học văn khoa Sài-g̣n. Sau năm 1975, tôi dùng bản của Trung-hoa thư cục Thượng-hải.
 
4. Bộ thứ tư, tôi dùng đến là bộ Việt-điện u linh và Lĩnh-Nam chích quái.
Việt-Điện u linh, Lư Tế-Xuyên thường được coi là tác giả đầu tiên. Lĩnh-Nam chích quái, Trần Thế-Pháp cũng được coi như là tác giả biên tập đầu tiên vào niên hiệu Khai-hựu nguyên niên đời vua Trần Minh-tông (Kỷ-tỵ 1329).
 
5. Thứ năm, phải kể tới bộ Thiền-uyển tập anh,
Của một tác giả dấu tên, biên soạn năm Vĩnh-thịnh thứ mười một đời vua Lê Dụ-tông (Ất-mùi, 1715). Bản của tiền nhân tôi để lại là bản in vào thời vua Tự-Đức. Nội dung chép 62 tiểu truyện các thiền sư, cùng ghi lại 67 bài thơ, 98 đoạn thơ của các ngài. Bản của bổn sư Nam-Hải Diệu-Quang là bản chép tay. Tuy có đôi chút khác biệt. Nhưng đại thể vẫn giống nhau.
 
6. Tài liệu thứ sáu, là các văn bia thời Lư c̣n lại.
Đa số những văn bia này, do học giả Hoàng Xuân-Hăn phát hiện, sao, dịch, chú giải. Tổng số dùng tới có sáu văn bia:
_ Bia chùa Báo-ân.
_ Bia chùa Sùng-nghiêm diên khánh.
_ Bia Thập Sùng-thiện-diên-linh.
_ Bia chùa Hương-nghiêm.
_ Bia chùa Linh-xứng.
_ Bia đền Ngọ-xá.
 
7. Tài liệu thứ bẩy là những tập Ngọc-phả tại đền thờ anh hùng dân tộc, được chép, gửi về bộ Lễ triều Nguyễn xin phong thần. Tài liệu này, tiền nhân tôi khi làm việc tại Quốc-sử quán triều Nguyễn đă sưu tầm để lại. Thư viện trung ương Paris cũng có một số bản khác nhau. Tôi dùng đến 101 bản Ngọc-phả.
 
8. Tài liệu thứ tám mà tôi dùng là bộ Yên-tử di sự lục. Gồm ba mươi sáu quyển. Sách chép tay, bản sư Diệu-Quang dùng để dạy tôi từ khi qui y (Ất-dậu, 1945) cho đến ngày tôi phải xa người (Giáp-Ngọ, 19-8-1945). Năm đó, khi nghỉ hè (7-6-1954) tôi lên chùa ở nghe người giảng dậy. Ngày 20 tháng 7 được tin Việt-Nam chia đôi. Ngày 29 tháng bẩy phụ thân cho gọi tôi về để theo gia đ́nh di cư vào Nam. Bổn sư sai các sư cô Diệu-Hoà, Diệu-Đức, Diệu-Tịnh, Diệu-Minh ngày đêm sao cho tôi một bản.
 
Nội dung bộ sách gồm 36 quyển. Trong đó:
 
* Quyển 1 : chép tâm-ấn truyền phả. Tức biểu đồ thầy truyền cho tṛ. Truyền pháp tại Ấn-độ khởi từ đức Thích-Ca Mâu-Ni cho ngài Ma-ha Ca-Diếp, tới ngài Bồ-Đề Đạt-Ma 28 đời. Truyền pháp tại Trung-quốc từ Bồ-Đề Đạt-Ma tới Tăng-Sán 3 đời. Tổ Tăng-Sán truyền cho ngài Tỳ-ni Đa-lưu-chi. Cộng bốn đời. Truyền pháp từ tổ Tỳ-Ni Đa-lưu-chi cho đến ngài Tiêu-Dao tại Đại-Việt trải 18 đời. Từ ngài Tiêu-Dao lập ra phái Yên-tử, truyền đến bản sư gồm 25 đời. tới tôi là đời thứ 26. Từ
Thích-ca Mâu-Ni 1
Ấn-độ 28
Trung-quốc 3
Tiêu-sơn 18
Yên-tử 25
Cộng chung 75
* Quyển 2 đến quyển 10, chép hành trạng các tổ từ khi ngài Tỳ-Ni Đa-lưu-chi đến Đại-Việt, cho tới Vạn-Hạnh thiền sư (1018). Cộng 45 truyện.
* Quyển 11 đến quyển 20, chép hành trạng các tổ từ sau Vạn-Hạnh cho đến ngài Huyền-Quang. Cộng 54 truyện.
* Quyển 20 tới 36, chép hành trạng các tổ từ sau Tam-tổ tới ngài Nam-Hải Diệu-Quang. Cộng 72 truyện.
Tổng cộng 171 truyện.
Bộ sách do nhiều người chép. Thường sau khi bản sư viên tịch, đệ tử sẽ chép hành trạng lại cho đời sau biết. V́ vậy số tác giả có lẽ tới 30 vị. Khi du học trở về Việt-nam (1966), tôi có ư dịch sang Việt-ngữ. Song v́ bận rộn sinh nhai, lần lữa măi tới năm 1970 vẫn chưa dịch xong phần đầu. Cư-sĩ Chánh-Trí Mai Thọ-Truyền mượn về đọc. Ông trao cho ba chuyên viên phủ Quốc-vụ khanh đặc trách văn hoá dịch. Sau biến cố 1975, tôi không rơ bộ này lưu lạc đâu? Tôi ngờ rằng nó vẫn c̣n ở Sài-g̣n. Tuy vậy, trong thời gian viết Anh-hùng Tiêu-sơn, Anh-hùng Đông-a (1968-1975) tôi đă dùng bộ này để thuật về các Bồ-tát đắc pháp.
 
II. Tài liệu Trung-quốc
Tôi dùng rất nhiều. Chỉ đơn cử ra một vài bộ chính.
1. Tống-sử
Do Thừa tướng Thoát-Thoát và A-lỗ-Đồ làm tổng tài. Cùng với bẩy người biên tập. Gồm 496 quyển. Đây là một trong 24 bộ chính sử Trung-quốc. Tiền nhân dùng cổ bản dạy tôi học. Khi rời Bắc vào Nam, tôi không mang theo được. Cho đến nay, tôi cũng không biết bản đó là bản in năm nào? Ai in? In ở đâu?. Từ năm 1965, tôi dùng bản trong Tứ-bộ bị yếu của Trung-hoa dân quốc tặng đại học Văn-khoa Sài-g̣n. Sau 1975, tôi dùng bản của Trung-hoa thư cục Thượng-hải. Bộ này in chữ nhỏ, nên số trang chỉ bằng một phần ba số trang cổ bản mà tiền nhân dạy tôi. Tổng cộng có 14.238 trang. Những quyển quan trọng nhất là:
_ Quyển 1-2-3, Thái-tổ bản kỷ. Trang 1 - 52.
_ Quyển 4-5 Thái-tông bản kỷ. Trang 53 - 120.
_ Quyển 6-7-8 Chân-tông bản kỷ. Trang 121 - 174.
_  Quyển 9-10-11-12 Nhân-tông bản kỷ. Trang 175 - 252.
_ Quyển 13 Anh-tông bản kư. Trang 253 - 262.
_ Quyển 14-15-16 Thần-tông bản kỷ. Trang 263 - 316.
_ Quyển 290, Địch Thanh, Quách Quỳ liệt truyện. Trang 9.705 - 9.727.
_ Quyển 318, Trương Phương-B́nh liệt truyện. Trang 10.353 - 10.371.
_ Quyển 320 Dư  Tĩnh liệt truyện. Trang 10.397 - 10.413.
_ Quyển 324, Phạm Trọng-Yêm liệt truyện. Trang 10.257 - 10.293.
_ Quyển 327, Vương An-Thạch liệt truyện. Trang 10.541 - 10.560.
_ Quyển 332, Lư Sư-Trung, Lục Sằn, Triệu Tiết liệt truyện. Trang 10.673 - 10.695.
_ Quyển 334, Thẩm Khởi, Lưu Di, Hùng Bản, Tiêu Chú, Đào Bật liệt truyện. Trang 10.721 - 10.741.
_ Quyển 336, Tư-mă Quang liệt truyện. Trang 10.757 - 10. 779
_ Quyển 349, Yên Đạt, Diêu Tự liệt truyện. Trang 11.049 - 11.064
_ Quyển 350, Vương Quân-Vạn, Ḥa Mân, Lưu Trọng-Vơ, Khúc Chẩn liệt truyện. Trang 11.067 - 11.090.
_ Quyển 446, Tô Giám liệt truyện. Trang 13.149 - 13.172.
_ Quyển 480, Ngô-Việt Tiền-thị thế-gia. Trang 13.897 - 13.917.
_ Quyển 481, Nam-hán Lưu-thị thế-gia. Trang 13.919 - 13.951.
_ Quyển 485, Ngoại quốc truyện Hạ-quốc thượng. Trang 13.991 - 14.006.
_ Quyển 486, Ngoại quốc truyện, Hạ-quốc hạ. Trang 14.007 - 14.034.
_ Quyển 488, Ngoại quốc truyện, Giao-chỉ, Đại-lư . Trang 14.057 - 14.076.
_ Quyển 489, Ngoại quốc truyện, Chiêm-thành, Chân-lạp, Bồ-cam. Trang14.077 - 14.099.
_ Quyển 495, Man-di truyện, Quảng-nguyên châu. Trang 14.214 - 14.220.
 
2. Tư-trị thông giám cương mục
của Tư-mă Quang chép theo lối biên niên. Bộ này gồm 294 quyển. Mục lục 30 quyển, khảo dị 30 quyển. Khởi từ Chiến-quốc, Ngũ-đại, trải 1362 năm. Hồi nhỏ tiền nhân chưa giảng cho tôi bộ này. Hồi 1963, nhân giúp cho người bạn Ḥa-lan soạn luận án tiến sĩ văn chương Phương pháp chép sử của người Trung-quốc. Tôi mới để ra hơn tháng nghiên cứu. Bản tôi nghiên cứu của Cẩm-chương thư cục Thượng-hải. Năm 1975 về sau, tôi dùng bản của Trung-hoa thư cục Thượng-hải.
 
3. Tục tư trị thông giám trường biên
của Lư Đào.
Chép theo lối biên niên. Khác với chính sử. Ở chính sử; các sử thần triều đại sau chép triều đại trước, nên có nhiều điểm không đúng sự thực. Lư Đào chép ngay sự kiện đang diễn ra.
Bộ Tục tư trị thông giám trường biên chép từ Tống Thái-tổ lên ngôi vua, cho đến lúc nhà Tống phải dời đô xuống Lâm-an, trải 166 năm (960-1126). Tương đương với bên Đại-Việt, niên hiệu Ngô Xương-Văn (Canh-thân, 960), đến niên hiệu Xương-phù Duệ-vũ thứ bẩy đời Lư Nhân-tông ( Bính-ngọ, 1126). Thời gian này bao gồm tất cả bộ Anh hùng Tiêu-sơn. Tổng cộng có 4.400 sự việc của 9 đời vua Tống. Sách chia làm 520 quyển.
Khi ông tôi qua đời, tôi tiếp nhận số sách của người để lại có bộ này. Bấy giờ tôi mới mười lăm tuổi, chưa đủ kiến thức khảo cứu, thành ra chỉ đọc qua, thấy đó là mộc bản, chữ lớn. Khi di cư vào Nam, tôi không mang theo được. Đây là mối ân hận đeo đẳng suốt đời tôi. V́ trong đó ông tôi phê chằng chịt khắp mọi trang.
Năm 1968, khởi sự viết lịch sử tiểu thuyết, tôi dùng bản của Trung-hoa dân quốc tặng đại học văn khoa. Từ sau năm 1975 tôi dùng bản của Trung-hoa thư cực Thượng-hải.
 
4. Ngoài ra tôi dùng rất nhiều sách khác, như:
* Đông-đô sự lược của Vương Xung.
* Lĩnh ngoại đai đáp của Chu Khứ-Phi.
 
5. Những năm 1976-1990, trong khi du hành sang Trung-quốc công tác y khoa cho nước Pháp, tôi sưu tầm được rất nhiều tài liệu chép trong điạ phương chí, mộ bia, của những vùng biên giới Hoa-Việt, mà trước đây thuộc Việt. Những tài liệu này tôi sao chụp bằng scaner mang về.
Tại thư viện Thượng-hải, Bắc-kinh, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quư-châu, Hồ-nam, tôi t́m được không biết bao nhiêu tài liệu liên hệ đến lịch sử Hoa-Việt giai đoạn 1010-1225 tức thời đại Tiêu-sơn.

Nào, bây giờ mời Quư độc giả vào con đường đầy hào quang của tổ tiên ta.

Paris ngày 15 tháng 4 năm 2001.
Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ.