Anh Hùng  Tiêu  Sơn

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ

 
HỒI THỨ NĂM

Thiên sứ Tống triều

 

Thanh-Mai gật đầu:
Quả thực khó nói. Ông thuyết rằng « Âm dương là đạo của trời đất. Từ đời vua Hùng, đều đặt kỷ cương rằng, trai mười tám, gái mười sáu phải lập gia đ́nh. Sau khi bố mẹ bị bọn Hán giết đến giờ, anh em ḿnh bên nhau, mưu đại sự, trước đền nợ nước, sau trả hận nhà. Anh đă cưới vợ mấy năm rồi. Bây ǵơ em cũng phải thành gia thất mới phải đạo. » Trinh Nương phản đối : « Tại sao thành gia thất mới phải đạo? Chúng ḿnh đang làm nhiệm vụ vá trời đó mới là đạo lư dân tộc, đạo lư của vua Hùng, vua Trưng. Trong lúc phải dồn hết tâm trí vào e c̣n không xong. Thế mà anh bảo em yên phận sao? Em muốn đạp sóng lớn, cỡi cá ḱnh, vượt biển Đông, tuốt ba thước gươm trả thù nhà, đền nợ nước, phục hồi Lĩnh-Nam, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta. Trước kia Trưng-Nhị, Thánh-Thiên, Phùng Vĩnh-Hoa cho đến khi tuẫn quốc vẫn c̣n con gái. Mà ngày nay dân Việt thờ cúng, có ai chê trách đâu? Thôi được! Truyện vợ chồng xin anh để sau khi đất nước sạch bóng quân thù đă. »
Tạ Sơn, Lư Mỹ-Linh, Thanh-Nguyên vỗ tay:
_ Câu nói bất hủ. Muôn ngàn năm sau sẽ c̣n được truyền tụng.
Đạo sĩ Nùng-Sơn tử gật đầu:
Trong lúc hăng say vá trời, Trinh-Nương trả lời như vậy là phải. Nhưng nếu Quốc-Đạt khéo léo một chút, khích Tú-Mi bằng một lời hứa bâng quơ rằng: hăy gắng sức, sau khi khởi binh sẽ gả Trinh-Nương cho. Có phải tốt đẹp không? Thế sau khi Trinh-Nương đáp lời, Quốc-Đạt phản ưng ra sao?
Quốc-Đạt thuyết Trinh-Nương « Tuy em không đồng ư bây giờ, nhưng sau này th́ sao?. » Trinh-Nương trả lời : « Em đồng ư làm vợ Tú-Mi, nhưng dẫn cưới bằng ba thành Cửu-chân, Long-biên, Quế-lâm. » Quốc-Đạt thuật lại cho Tú-Mi. Y im lặng suy nghĩ. Nhưng sau đó y cứ theo sát Trinh-Nương, lải nhải cầu cạnh, làm Trinh-Nương đôi phen nổi nóng.
Đạo sĩ Nùng-Sơn tử hỏi:
Thế mặt trận ngoài Bắc do ai cầm đầu? Tự-Mai đáp:
Thưa đạo trưởng, chính là Tản-viên tam kiệt. Kế hoạch do Đinh Trọng-An thiết lập. Trọng tâm chính là đánh chiếm thủ phủ thứ sử, đóng ở Long-biên. Đúng đêm ấy, ngoài Bắc, phái Long-Biên, phái Tản-Viên đột nhập Long-biên giết chết thứ sử Lữ Đại, chiếm thành. Ngày hôm sau, đạo quân Cửu-chân tiến ra hợp nhau, chiếm nốt các huyện c̣n lại. Như vậy ta đă có ba vùng Nhật-nam, Cửu-chân, Giao-chỉ... gồm toàn thể lănh thổ Đại-Việt bây giờ, tức lănh thổ Âu-lạc xưa. Sau đó liên kết với Thục, Ngụy, cùng đánh Ngô. Khi quân Thục, Ngụy khởi binh. Ta ở gần, nhanh tay chiếm lại Quế-lâm, Tượng-quận, tái lập Lĩnh-nam. Nhưng...
Mọi người như cùng dừng bước, chờ đợi. Tự-Mai thở dài:
Tiết Kính-Hàn căi nhau với vợ về vụ đi Ngô không thành công. Nữ-Ḥan chửi rủa Kính-Hàn tham danh, bắt thị cực khổ. Kính-Hàn phải dụ dỗ cho qua. Y kể v́ muốn làm thứ sử, rồi biên thùy một cơi, lập lên nghiệp đế như Triệu Đà khi xưa. Bấy giờ Nữ Hoàn đương nhiên thành ḥang hậu. Y sẽ phong cho Đinh Trọng-An làm Cửu-chân vương. Phong cho Đinh Tú-Mi làm Long-biên công, kiêm thứ sử Giao-châu. Việc vợ chồng căi nhau, lọt vào tai Đinh Tú-Mi. Tú-Mi đem truyện đó nói với Nữ-Vĩ. Nữ-Vĩ nghe truyện, tin thực. Y thị cùng Tú-Mi bàn với Triệu Quốc-Đạt bỏ ư định khởi binh. Ngược lại đem hết lực lượng giúp Kính-Hàn bằng cách trợ Ngô, đánh Ngụy. Đợi thắng một trận. Ngô chúa nhất định hài ḷng, phong cho Kinh-Hàn làm thứ sử. Khi Kính-Hàn thành thứ sử, đựng cờ uy nghi, có phải hơn việc khởi binh, mạo hiểm, mà khó thành công. Triệu Quốc-Đạt, Triệu Trinh-Nương phản đối quyết liệt, viện dẫn, dù Kính-Hàn lên ngôi vua, cũng vẫn không hơn Triệu Đà. Ngừơi Hán cai trị đất Việt. Muôn ngàn lần, dân chúng, vơ lâm Lĩnh-nam bất phục. Căi nhau, nổi nóng qúa đi đến chỗ dụng vơ. Nữ-Hoàn đấu với Quốc-Đạt. Quốc-Trinh đấu với Tú-Mi. Từ trước đến giờ bản lĩnh Tú-Mi vẫn hơn Quốc-Trinh một bậc. Không hiểu sao nay kiếm pháp của bà kỳ diệu biến ảo khôn lừơng. Được hơn năm mươi hiệp Tú-Mi lâm nguy. Đinh Nữ-Vĩ nhảy vào trợ chiến bênh em. Quốc-Trinh vẫn đàn áp được cả hai. Tú-Mi hô bộ hạ bao vây hai anh em Triệu. Chỉ chốc lát cả hai anh em đều bị bắt. Bộ hạ Tú-Mi chết hơn trăm người người.
Lư Long thở dài:
Thế là hỏng đại cuộc.
Đúng thế. Nữ-Vĩ biết sự thể không lùi đựơc. Cần phải báo cho Kính-Hàn biết ngay mọi âm mưu. Nếu không nghĩa binh, vơ lâm sẽ tràn vào cứu anh em Quốc-Đạt th́ mọi truyện không ổn. Mà thả anh em Quốc-Đạt ra, ắt hai người không dung chị em họ Đinh. Giữa lúc đó hai người từ nóc nhà nhảy xuống. Vung kiếm đánh lui chị em họ Đinh, đưa kiếm cắt đứt dây trói Quốc-Đạt, Quốc-Trinh. Hai ngướ đó chính là Lư Hoằng, Lư Mỹ. Bốn người tiêu diệt đám bộ hạ Tú-Mi. Quốc-Trinh biết v́ anh em ḿnh nương tay, mới bị chị em họ Đinh hại. Nàng nghĩ ra một kế, bảo Quốc-Đạt với hai sư đệ họ Lư lấy ngựa lên núi Chung-chinh trước. Ḿnh cản hậu cho. Ba người vội lên ngựa ra đi. Đợi anh đi rồi, Quốc-Trinh mới dở bản lĩnh chân thực ra. Một chiêu đánh rơi kiếm Nữ-Vĩ. Một chiêu nữa đánh rơi kiếm Tú-Mi. Nàng dí kiếm vào cổ y đe dọa, ra lệnh cho y bắt thủ hạ buông vũ khí. Không ngờ Nữ-Vĩ tưởng Quốc-Trinh giết Tú-Mi. Bà nhảy vào đứng chắn trước mặt em. Quốc-Trinh không kịp thu chiêu. Một kiếm đâm suốt qua lưng y thị. Quốc-Trinh kinh ḥang, rút kiếm ra, cứu chị dâu, th́ mụ đă chết. Lúc bà định thần lại, t́m Tú-Mi không thấy đâu. Y đă trốn mất. Bà khẩn cướp ngựa chạy về núi Chung-chinh.
Mỹ-Linh thở dài:
Thế mà người Tầu chép sử rằng v́ chị dâu đanh ác, bà Triệu giết di, rồi vào núi làm giặc.
Lư Long thở dài:
Thế là đại cuộc hỏng rồi. Tất nhiên chị em Tú-Mi phải nghiêng về phía Tiết Kính-Hàn. Nội bộ nghĩa quân Việt chia làm hai. Nếu tôi là Kính-Hàn tôi không làm ǵ cả. Cứ ra lệnh cho Đổng Thừa lờ đi như không biết. Tự nhiên Tú-Mi phải xuất lĩnh lực lượng ḿnh thanh toán lực lượng Quốc-Đạt. Ngoài Bắc dĩ nhiên Đinh Trọng-An xót t́nh máu mủ. Y theo phe con ḿnh. Hai phe nghĩa quân tự đánh nhau. Ḿnh ôm gối ngồi cao. Đợi cuộc chiến ngă ngũ, tung mẻ lưới bắt hết.
Tự-Mai lắc đầu:
Quốc-Trinh không để cho Tiết Kính-Hàn trở tay. Về đến núi Chung- chinh. Bà đốc quân tiến đánh Nga-sơn, Biện-sơn, Linh-trường, Vô-biên ngay. Dù lúc đó Kính-Hàn đựơc Tú-Mi thông báo cho đầy đủ tin tức. Triệu Quốc-Đạt biết Tiết Kính-Hàn có tập trung được quân cũng mất một ngày. V́ vậy ông tung các cao thủ đón đừơng giết hết bọn lưu tinh truyền tin. Một mặt ra quân. Chỉ hai ngày chiếm bốn huyện, rồi tập trung quân tiến về thành Cửu- chân. Bấy giờ Đổng Thừa đă chỉnh bị nhân mă cố thủ. Một mặt gửi thư cầu cứu với thứ sử Giao-châu là Lục Dận. Lục Dận được tin cấp báo. Y khẩn ra lệnh đề pḥng. Một mặt truyền vơ sĩ bảo vệ quan lại. Một mặt báo động khắp nơi. V́ hệ thống thông tin ra Bắc nằm trong tay Tú-Mi. Tú-Mi phản rồi, thành ra vơ lâm Cửu-chân không tuân lệnh y nữa. Do vậy y không báo tin cho cha biết. Các thủ lĩnh ng̣ai Bắc nào ngờ kế họach bị lộ. Cứ thi hành như dự trù. V́ vậy Tản-viên tam kiệt bị trúng phục binh chết khi vừa nhập thành Long-biên. Lục Dận cho thiết kị bao vây tổng đừơng phái Tản-viên, Long-biên. Các đệ tử hai phái tử chiến đến người cuối cùng. Quân Hán tổn hại không ít. Hầu hết các tướng bị giết.
Nùng-Sơn tử gật đầu:
Ít ra phải như vậy. Ḿnh chết một, chúng phải chết trăm. Cho hả cơn giận.
Lục Dận không đủ quân tiếp viện cho Kính-Hàn. Y tung ṭan lực đánh truy lùng bắt giết gia đ́nh những người ứng nghĩa. Gặp đường cùng, vơ lâm đều nổi dậy. Song không thống nhất. Lại lâm vào nạn chia bè, kéo cánh. V́ vậy Lục Dận đàn áp dễ dàng. Phải mất hơn ba tháng, t́nh h́nh ng̣ai Bắc mới ổn định. Trong khi đó th́ quần hào nổi dậy chiếm được Nhật-nam. Vùng Cửu-chân, chỉ c̣n thủ phủ của Tiết Kính-Hàn. Quần hào quyết định để Triệu Quốc-Đạt vây thành Cửu-chân. C̣n Triệu Trinh-Nương tiến quân ra Bắc. Tới núi Dục-thúy đựơc phái Hoa-lư nổi lên tiếp ứng. Trinh-Nương chém chết Chinh-nam đại tướng quân bên Ngô là Cam Du. Quân Ngô rúng động, tan vỡ.
Huệ-Sinh thắc mắc:
Này thầy đồ, tôi nghe Cam Du là con trai đại tướng quân Cam Ninh bên Đông-Ngô, anh hùng vô địch. Khi y sang Lĩnh-nam, không ai địch nổi y. Đến Đinh Trọng-An cũng chỉ chịu đựơc có năm mươi chiêu, rồi mất mạng. Trinh-Nương làm sao giết được y?
Tự-Mai cười:
Bạch thầy, đó là điều bí mật vơ lâm. Chính v́ vậy, bọn Triệu Huy, Quách Qùy mới có mặt ở vùng này. Đêm qua xẩy ra cuộc đại chiến ở đền thờ đức ông Tương-liệt đại vương, cũng do đấy mà có.
Huệ-Sinh ngơ ngác:
Nghĩa là?
Người người truyền tụng rằng Trinh-Nương đă t́m được bộ Lĩnh-nam vũ kinh, luyện thành Long-biên kiếm pháp. Từ sau khi Trinh-Nương khuất bóng, trong giới giang hồ vơ lâm nổi lên những trận phong ba. Người ta đổ xô đi t́m bộ vũ kinh. Cho nến nay, trải hơn tám trăm năm người ta vẫn c̣n kiên gan đi t́m. Nguyên do chỉ v́ muốn được bộ Lĩnh-nam vũ kinh, cùng bản đồ kho tàng Tần-Hán, Âu-Việt.
Tôn Đản không hiểu:
Thầy đồ nói rơ hơn một chút đi.
Tự-Mai gật đầu, nói thực chậm:
Từ trước đến giờ bản lĩnh của Trinh-Nương c̣n thua sư huynh Lư Hoằng, Lư Mỹ một bậc. Khi ra quân Lư Hoằng chỉ chịu được có bốn mươi hiệp đă lạc bại đưới kiếm của Cam Du. Đạo quân của Lư Hoằng phải lui lại. Vừa lúc đó quân Trinh-Nương tới. Đi trước là lá cờ đề bốn chữ Nhụy kiều tướng quân . Bà cỡi trên con voi trắng, mặc quần áo lụa vàng. Cam Du thấy một thiếu nữ mặt tươi như hoa, dáng diệu khoan thai, th́ bật cười hỏi: Phải chăng nàng là Triệu Quốc-Trinh thuộc phái Long-biên?. Trinh-Nương ngồi trên bành voi lễ phép : Không dám, tiểu nữ xin tham kiến đại tướng quân. Đối đáp một lúc, đưa đến Trinh-Nương thách Cam Du độc đấu. Hai bên thỏa thuận cho quân nghỉ, hôm sau đấu. Hai bên ước hẹn nếu Trinh-Nương thua phải đầu hàng. C̣n Cam Du thua, y phải rời bỏ Giao-châu về Ngô.
Nùng-Sơn tử than:
Trinh-Nương bạo gan qúa, dám đem đại cuộc ra hơn thua trong một trận. Lỡ thua th́ sao?
Tự-Mai gật đầu:
Lư Mỹ thấy xưa nay Trinh-Nương hành sự cẩn trọng, mà lại bỏ lề lối cũ, ắt có mưu kế ǵ đây. Nên ông không cản. Trở về trại, Trinh-Nương dặn hai sư huynh suốt đêm đem quân ṿng núi Hồi-hạc. Một ngừơi ṿng nui Cánh-diều phục sẵn. Khi bà giết chết Cam Du, tàn quân Ngô ắt chạy trở về Bắc. Nếu gặp quân Ngô gốc Hán, chúng sẽ tử chiến, không hàng đâu, cứ giết thẳng tay. C̣n ngược lại gặp quân Ngô gốc Việt cần chiêu dụ chúng hàng... Sáng hôm sau Trinh-Nương y hẹn cùng Cam Du dàn quân tại Trường-yên. Quân sĩ ở phía sau 3 lằn tên. Chỉ hai chúa tướng đơn đấu. Cam Du nhường Trinh-Nương ra chiêu trước. Trinh-Nương từ bành voi vọt ngừơi lên cao. Bà lộn ba ṿng trên không, người tà tà hướng về phía Cam Du. Cam Du cũng vọt nười khỏi ḿnh ngựa đưa kiếm gạt. Hai kiếm đụng nhau trên không. Trinh-Nương bay trở về bành voi. Cam Du bay trở về ḿnh ngựa. Quân sĩ hai bên la hoảng. C̣n Cam Du mặt tái nhợt.
Tạ Sơn ngạc nhiên:
Cái ǵ vậy?
Trinh-Nương dùng kiếm pháp Long-biên. Trong khi hai kiếm đụng nhau, người bà bật lại. Bà xử dụng một chiêu trấn môn, cắt đứt đai áo của y. Y tần ngần nh́n đai áo, ḷng kinh hỏang. Y hỏi: Ta tưởng từ khi Đào Kỳ, Nguyễn Phương-Dung, Phật-Nguyệt qua đời đến ǵơ th́ tám mươi mốt thức trấn môn Long-biên kiếm pháp thất truyền. Không ngờ cô nương cũng biết xử dụng. Tuy vậy tự tin bản lĩnh ḿnh. Y tiếp tục giao chiến. Đánh được khỏang 200 hiệp y khám phá ra rằng Trinh-Nương mới học kiếm pháp trấn môn Long-biên, v́ vậy chưa thuần thục. Bằng không y mất mạng ngay từ chiêu đầu. Càng đánh y càng kinh ḥang. Th́nh ĺnh Trinh-Nương quát lên một tiếng, người bà quay tṛn như con quay, lăn vào làn kiếm quang của Cam. Choảng một tiếng kiếm của y bay bổng lên trời. Tiếp theo đầu y rơi xuống đất. Trinh-Nương chỉ tay một cái, nghĩa quân Việt tiến lên. Quân Ngô đông gấp bội, lại kinh nghiệm chiến đấu. Chúng tử chiến cướp xác chủ tướng. Nhưng phó tướng của Cam lại bị Trinh-Nương giết chết. Chúng kinh hoảng bỏ chạy. Nghiă quân đuổi theo. Chúng chạy được nửa buổi, không thấy bóng voi trắng của Trinh-Nương, tưởng yên. Th́nh ĺnh trúng phục binh của Lư Hoằng, Lư Mỹ. Thế là đại quân tan ră. Đến đây có hai đường lối hành động. Em đố anh cả biết đó là đường lối nào?
Dễ thôi. Một là thừa lúc giặc đang mất nhuệ khí, tiến lên như sét nổ vây Long-biên. Hai là dừng quân chỉnh đốn lực lượng, tổ chức nền nội trị gây cơ sở rồi chia quân chiếm các thôn xóm, cô lập, tuyệt lương thảo địch. Sau đó đánh chiếm Long-Biên.
Huệ-Sinh hỏi:
Chủ nhân, nếu chủ nhân là Trinh-Nương. Chủ-nhân chọn đường lối hành động nào?
Lư Long kính cẩn đáp:
Thưa sư phụ, đệ tử chọn đường lối thứ nhất. Giặc là người Ngô. Thua một trận, tướng sĩ đă nghĩ đến bỏ chạy tháo thân. V́ vậy cần đánh như sét nổ để rút ngắn thời gian.
Thanh-Mai gật đầu:
Ư nghĩ của những bậc anh hùng trong thiên hạ thường giống nhau. Trinh-Nương qủa đă hành động như anh cả. Bà truyền thúc quân tiến ra Long-biên. Thứ sử Lục Dận nghe tin Cam Du tử trận. Đại quân tan vỡ. Y truyền rút quân ở các vùng lân cận về gĩư thành Long-biên. Quân trong thành lên đến mười vạn. Trong khi quân của Trinh-Nương gồm ba ngh́n nghĩa binh. Dọc đường thu dụng thêm một vạn của Cam Du, tuyển bốn vạn tân binh. Tổng cộng chỉ có gần sáu vạn. Trinh-Nương đóng ngoài thành Long-biên, ngày đêm đánh trống khua chiêng cướp tinh thần địch, cùng chiêu binh, mua ngựa, luyện quân. Vây hơn nửa tháng,th́ có nhiều tướng sĩ gốc người Việt trong thành, gửi thư ra xin Trinh-Nương tiến công. Họ nguyện làm nội ứng. Trinh-Nương mừng lắm, tiến quân công thành. Quả nhiên tướng Ngô, gốc Việt mở cổng thành cho nghĩa binh tràn vào. Binh tướng Ngô trong thành đầu hàng hết. Lục Dận trốn mất. Trinh-Nương sai ngưa lưu tinh báo về cho Triệu Quốc-Đạt biết. Một mặt bà tiến quân đánh chiếm các vùng c̣n lại của Giao-châu. Thôi để Tự-Mai thuật tiếp.
Tự-Mai cầm bầu nước tu một hơi rồi tiếp:
Tin chiến thắng Long-biên đưa về. Triệu Quốc-Đạt truyền viết thư hiệu triệu tướng sĩ trong thành Cửu-chân hăy mở của qui hàng. Việt được ân xá, cho giữ chức tước cũ. Hán th́ cho về Ngô cùng với vợ com của cải. Một số tướng sĩ gốc Việt cùng với Tú-Mi mưu mở cửa thành cho nghĩa quân vào bị bại lộ. Tú-Mi bị bắt giam. Mấy tướng leo thành ra hàng. Hàng tướng tiết lộ cho Quốc-Đạt biết có một đường hầm từ ngoài vào trong thành. Họ t́nh nguyện đi trước dẫn đường. Quốc-Đạt mừng lắm. Một mặt tấn công. Một mặt cho các cao thủ theo đường hầm đột kích.
Thiện-Lăm than:
Trúng kế giặc rồi!.
Tạ Sơn ngạc nhiên:
Tại sao?
Tú-Mi phản quốc, y tự biết không thể được dung tha. Đời nào với một bức thư hiệu triệu mà y đổi ḷng? Hơn nữa trước kia y coi về tế tác, oai quyền biết mấy. Bây giờ hai chị bị giết. Y thù Quốc-Đạt, Quốc-Trinh đến gân, đến tủy. Đời nào y hàng để rồi bị nhục nhă. C̣n các tướng ra hàng, càng vô lư. Bọn tham danh, tham tiền bán rẻ lương tâm theo giặc chẳng qua v́ tiền. V́ vợ con. Nay đời nào chúng dám bỏ vợ con, ra hàng một ḿnh. Chẳng qua đây là kế của Tiết Kính-Hàn mà thôi.
Mọi người đều gật đầu công nhận lư luận của Lăm xác đáng. Tự-Mai tiếp:
Đúng thế. Các cao thủ đột nhập thành, đều bị bắt hết. Bên trong Tú-Mi cho nổi lửa, mở cửa thành. Quốc-Đạt tiến quân vào, bị phục binh bắn như mưa. Ông trúng ba mũi tên chết tức khắc. Song nghĩa quân mạnh như thác đổ, tràn vào. Hai bên giáp chiến suốt đêm. Đến sáng, phần thắng về phía quân Ngô. Giữa lúc đó, quân Trinh-Nương xuất hiện, cứu viện. Tiết Kính-Hàn, Đổng Thừa, Tú-Mi đều bị bắt.
Lư Mỹ-Linh phản đối:
Vô lư. Từ Long-biên, nay là Thăng-long, vào đến Cửu-chân phải mất ít ra một ngày, một đêm. Trinh-Nương làm sao cứu viện mau như vậy đựơc? Họa chăng có cánh.
Tự-Mai cười:
Nguyên khi chuẩn bị đánh thành Cửu-chân, Quốc-Đạt sai người phi ngựa ngày đêm ra báo tin cho Trinh-Nương biết. Trinh-Nương nh́n ra chỗ gian dối. Bà không kịp sai người viết thư cản anh. Đích thân điều động đội thiết kị phi suốt đêm về Cửu-chân cứu viện. Hôm sau, bà sai phanh thây Tiết Kính-Hàn, Đổng Thừa, Tú-Mi tế Quốc-Đạt. Anh chết rồi Trinh-Nương chỉ c̣n biết xua quân tiến chiếm Cửu-chân. Việc ḥan tất th́ có thư của chưởng môn phái Tản-viên xin tha cho Tú-Mi. Trinh-Nương viết thư phúc đáp rằng việc đă lỡ. Tú-Mi bị giết trước khi thư tới. Các cao thủ phái Tản-viên cho rằng Trinh-Nương khinh thường họ. Họ tự ly khai với Cửu-chân. Thế là ng̣ai Bắc diễn ra cuộc tương tàn. Giữa lúc đó Ngô chúa sai Lữ Đại đem đại quân sang đánh. Thủy bộ hơn hai mươi vạn. Chỉ một tháng Lữ Đại chiếm lại được Giao-chỉ. Các anh hùng đất Bắc phần bị giết. Phần đầu hàng. Lữ Đại đem quân vào Cửu-chân. Trinh-Nương chỉ c̣n lực lượng không đầy hai vạn. Bà phải rút lên núi Chung-chinh kháng chiến. Lữ Đại đem quân vây núi, nhưng không thể tiến lên. V́ vậy chúng mới làm bài thơ. Trong đó có câu:

"Hoành giáo đương hổ dị.
 Đăng sơn đối bà nan.
 
Lư Long hỏi:
Về sau ra sao?
Không thấy sử nói rơ. Chỉ biết sau ba năm vây núi. Lữ Đại cho quân tiến lên, th́ thấy trang trại hoang vu. Không một bóng người, một bóng ngựa. C̣n Trinh-Nương có thuyết nói bà ẩn thân hành hiệp. Có người nói bà sang Kiến-nghiệp, giết chết Ngô chúa là Tôn Quyền. Việc này xẩy ra vào niên hiệu Diên-hy thứ 15 Hậu-Hán. Hậu-chúa nhằm năm Nhâm-Dần ( 252 sau Tây lịch). Con Quyền là Tôn Lượng lên thay cải niên là Kiến-hưng.
Lư Long thẫn thờ nói:
Cứ như truyền thuyết th́ khi biết không c̣n hy vọng ǵ nữa, bà Triệu cho anh em nghĩa quân vượt núi trốn đi. Chỉ để lại một nghĩa quân thân tín nhất. Bà vào động Xuân-đài, rồi sai nghiă quân đó lấp đá. V́ vậy đời sau không ai biết động Xuân Đài ở đâu.
Sư thái Tịnh-Huyền nói:
Từ bao năm nay, vơ lâm Lĩnh-nam mơ ước t́m ra động Xuân-đài. V́ họ nghĩ rằng Trinh-Nương đă học được kiếm pháp Long-biên ở đó. Họ đi đến kết luận rằng Trinh-Nương t́m được bí quyết trấn môn phái Long-biên trong động Xuân-đài. Chắc trong động c̣n cất nhiều bí quyết vơ công thời Lĩnh-nam. V́ vây, đời nào, phái nào cũng có người t́m động này. Chỉ có chúng ta là muốn đến hành hương đất cũ mà thôi.
Hà Thiện-Lăm:
Như thế th́ bà Triệu chết năm nào không ai biết. Vậy tại sao lại có lăng của bà trên núi Chung-chinh rồi trên núi Sơn-trang?
Tự-Mai đáp:
Sau này dân chúng xây lăng tượng trưng để thờ kính. Chứ cho đến nay không ai biết bà mất ở đâu, mất bao giờ, th́ làm sao có xác để chôn.
Tôn Đản hỏi Tự-Mai:
Anh nghe nói bà Triệu có cặp vú dài đến rốn. Viêc này đúng hay sai?
Lư Long cười:
Sau đó người Ngô bịa truyện ra nói xấu bà Triệu. Theo quan niệm người Hán. Đàn bà vú dài là người dâm đăng. Bà Triệu vú dài ắt là người dâm đăng vậy. Cứ y học mà suy th́ đủ biết. Tỳ chủ khí, chủ về bắp thịt. Khi người tập vơ, th́ chân khí phải mạnh, bắp thịt cứng rắn. Bà Triệu có vơ công cao như vậy, bắp thịt phải cứng lắm. Bắp thịt cứng th́ làm sao vú dài được?
Đoàn người đă đến chân núi Chung-chinh. Thiện-Lăm chỉ ngọn núi nói:
__ Kia là sông Mă. Con sông linh của đất Cửu-chân. Cả một vùng đất mênh mông, ngổn ngang

 

Tiếp theo