Anh Hùng  Tiêu  Sơn

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ

 
HỒI THỨ MƯỜI

Khí hùng, trí dũng

 

Hà Thiện-Lăm, Trần Anh ngồi trên lưng ngựa hướng mắt nh́n xuống con đường dẫn tới chân núi. Bên cạnh nó, Nguyễn Khánh cũng nh́n theo.
Nguyễn Khánh hỏi:
Này cậu. Tôi thấy cậu c̣n nhỏ tuổi. Chắc không phải bạn hữu của quan Điện-tiền chỉ-huy-sứ. Khuôn mặt cậu cũng không giống người, chắc chẳng phải anh em ruột. Tại sao cậu lại gọi người bằng anh hai?
Hà Thiện-Lăm cười:
Anh thắc mắc cũng phải. Nguyên chúng tôi gồm chín người kết thành huynh đệ, đặt tên là Thuận-thiên cửu hùng. Anh Tạ Sơn đứng hàng nh́. V́ vậy tôi gọi anh là anh hai.
Nguyễn Khánh nhăn mặt:
Thuận-thiên cửu hùng nghe kêu thực. Tạ chỉ huy sứ th́ hùng nghe được. C̣n các cậu nhỏ quá, xưng hùng nghe không ổn tư nào cả. Thế chín người là những ai?
Thiện-Lăm cười nhạt:
Tướng-quân khinh chúng tôi nhỏ tuổi không đáng gọi là anh hùng hẳn? Thế tôi hỏi tướng-quân câu này nhé. Theo tướng-quân thế nào mới gọi là anh hùng?
Th́ nam nhi đại trượng phu, làm những truyện kinh thiên động địa tức là anh hùng.
Trần Anh hừ một tiếng:
Sai, vừa sai vừa bậy. Tướng-quân bảo muốn thành anh hùng phải có hai điều kiện. Một, phải là nam nhi đại trượng phu. Hai phải làm truyện kinh thiên động địa. Thế vua Trưng, Lệ-hải bà-vương có là nam nhi đâu? Thế mà các ngài vẫn là anh hùng! C̣n tướng-quân bảo chúng tôi c̣n nhỏ không đáng gọi anh hùng. Thế Phù-đổng Thiên-vương mới có mấy tuổi, đánh giặc Ân không là anh hùng sao? Điều tướng-quân hỏi chúng tôi chín người là những ai ư? Để tôi kể tên cho tướng-quân nghe. Anh cả tôi họ Lư tên Long-Bồ.
Nguyễn Khánh nghe đến chữ Long-Bồ, y kinh khiếp:
Cậu không được nói đến tên húy đó. Chỉ nên dùng danh xưng vương-gia hay Khai-quốc vương là đựơc rồi.
Nguyên vào thời Lư, ảnh hửơng của Nho-giáo tương đối gần bằng đạo Phật, chứ không c̣n thuần túy Việt như hồi Lĩnh-nam nữa. Tục lệ kiêng húy cũng theo các văn gia ảnh hưởng đến đời sống, luật lệ. Trong gia tộc khi một đứa trẻ sinh ra, muốn đặt tên phải mở gia phả phía nội, phía ngọai, xét xem tên định đặt có trùng với tên của tổ tiên không? Tất cả những tên đó, con cháu phải kiêng không được nói tới, gọi là húy. Buột miệng gọi tới là phạm húy. Như trong nhà có ông cố tên Minh th́ con cháu muốn nói đến tiếng B́nh minh phải nói trệch đi là B́nh manh hay B́nh mênh. Húy như vậy gọi là húy gia. Khi đặt tên con cũng phải xét xem có phạm húy đến chức sắc trong làng, trong tổng không.
Quan trọng hơn khi nói, cũng như khi đặt tên con phải kiêng húy các vị vua, thái hậu, hoàng hậu, phi tần, hoàng tử, công chúa. Phạm phải th́ bị tội nặng. Ngày xưa đi thi cũng phải kiêng húy. Trong khi làm bài, lỡ có tiếng trùng âm, trùng tên với các vị thánh trong làng Nho như Khổng-tử, Mạnh-tử, cùng 72 vị tiên-hiền, họăc tên vua, chúa, cung điện, thái hậu, hoàng-hậu v.v. phải viết chữ nhỏ hơn, thiếu một nét và đề bên cạnh câu kính khuyết nhất bút. Ngay đến hồi thuật giả c̣n niên thiếu, trứơc năm 1954 tục này vẫn c̣n. Trong khi nói truyện lỡ miệng gọi Hưng-đạo vương là Trần Quốc-Tuấn, lập tức bị phụ huynh mắng ngay, bắt phải gọi là Đức thánh Trần hay Hưng-Đạo vương. Nói đến Phạm Ngũ-Lăo phải gọi là Phạm pḥ mă.
Thiện-Lăm kể tiếp, đến Lư Mỹ-Linh, Nguyễn Khánh không biết là ai. Y ngơ ngác, th́ Trần Anh nói:
Chị tư c̣n có tên là B́nh-Dương.
Nguyễn Khánh à lên một tiếng. Y trố mắt nh́n hai đứa trẻ, trong đầu y nghĩ không biết hai đứa làm thế nào mà kết anh em với hoàng tử, người hiện là chúa tướng của y, có thể chặt đầu y bất cứ lúc nào. Y làm hiệu úy bấy lâu, cũng chưa từng được nh́n mặt hai người, chứ đừng nói được tiếp truyện. Mà nay hai thiếu niên này lại kết anh em với vương gia, công chúa, ắt chúng là con vương công, đại thần chứ không tầm thường. Nguyễn Khánh không dám coi thường chúng nữa.
Vừa lúc đó từ xa xa xuất hiện một cỗ xe hai ngựa kéo. Thiện-Lăm chỉ tay nói:
Ḱa, xa gía công chúa đến ḱa.
Nguyễn Khánh cầm tù và rúc lên hai hồi. Từ trên đền thờ Bà-vương, một hàng người mũ, áo rực rỡ đi xuống. Thiện-Lăm chú ư thấy gần đủ mặt quan văn vơ tại trấn Thanh-hóa. Trong đó có cả An-vũ sứ Đàm Toái-Trạng. Các quan văn vũ đứng xếp hàng hai bên đường, dưới cổng chào kết hoa. Một người đến bên Thiện-Lăm, Trần Anh hỏi:
Hai thằng quỷ con ăn trộm sao dám đến dây?
Thiện-Lăm nhận ra Đàm An-Ḥa. Nó cười nhạt:
Ta đến đây v́ theo lệnh Điện-tiền chỉ huy sứ.
Đàm An-Ḥa vung tay định tát Thiện-Lăm. Tay y vung lên, nhưng không hạ xuống được. Tiếp theo một giọng nói uy nghiêm:
Không thể vô phép.
Đàm An-Ḥa quay lại nh́n, th́ ra Nguyễn Khánh dùng roi ngựa quấn lấy tay y. Từ lâu An-Ḥa ỷ thế cha làm đại thần, chị được tuyển vào cung làm qúi phi. Y rong chơi, học vơ không thành, học văn không thông. Suốt ngày lêu bêu ở Thăng-long, ăn quỵt, nói láo. Măi năm trước đây, nhân anh ruột là Đàm Toái-Trạng đang từ chức Chiêu-thảo-sứ thăng bổ làm An-vũ sứ Cửu-chân. Y được anh cho chức hiệu-úy. Tuy chức hiệu-úy nhỏ bé. Song y ỷ thế anh, hết đe dọa dân chúng lại trêu ghẹo con gái nhà lành.

 

Tiếp theo