Bấy giờ đang thời thịnh trị triều Lư, xă hội có
kỷ cương, quan lại công bằng. V́ vậy An-Ḥa tuy có dựa thế cha, anh, chị song
không dám càn rỡ qúa độ. Mấy hôm trước y được lệnh anh, tháp tùng sứ bộ Tống điều
tra vụ sứ bộ bị trộm cướp. Sau khi điều tra, y biết sứ bộ không hề bị mất trộm.
Trái lại họ sang Đại-Việt ăn trộm di thư thời Lĩnh-nam. Biết thế, nhưng An-Ḥa
vẫn nhắm mắt tuân theo lệnh sứ bộ. Y sẵn sàng làm công việc gian manh, hy vọng
sứ bộ tâu lên vua Tống, ban cho y chức tước.
Song việc chưa đi đến đâu. Sứ bộ đă trở mặt phong chức tước cho kẻ mới trước đó
mấy ǵơ c̣n là tội nhân. Sứ bộ làm ngược, coi y như một thứ tôi mọi ngu hèn. Y
cảm thấy cay đắng, v́ bị vắt chanh, bỏ vỏ. Giữa lúc cay đắng. Y gặp lại Trần Anh,
Hà Thiện-Lăm là hai đứa trẻ trong trấn, y đă v́ tuân lệnh thiên sứ bắt trói như
con chó ghẻ... đang đứng giữa đường. Y trút tất cả bực tức lên đầu hai đứa, vung
tay tát, th́ bị Nguyễn Khánh tung roi ngựa cản lại.
Hồi c̣n làm công tử ở Thăng-long, nhiều lần phạm tội. Y đă bị đạo cấm quân bắt
giam. Sau nhờ chị gái can thiệp được thả ra. Người bắt y chính là Nguyễn Khánh.
Nay thấy Nguyễn Khánh, y như gà phải cáo.
Y hỏi:
Nguyễn vũ-vệ đại-tướng quân xin đại-tướng quân, bắt giam hai thằng này ngay lập
tức. Chúng nó là quân trộm cướp.
Nguyễn Khánh cười nhạt:
Đàm công tử. Người là cái ǵ mà truyền lệnh cho ta? Người có biết lư lịch hai vị
tiểu công tử này không, mà dám vô phép? Người liệu mà giữ cái mồm. Nếu không ta
e mất chỗ đội nón.
Đàm An-Ḥa định hỏi nữa, th́ cỗ xe từ xa đă đến gần. An-Ḥa trố mắt nh́n. Y đưa
tay dụi mắt. Không biết y trông lầm hay trong giấc mơ... ḱa là ḥa thượng
Huệ-Sinh, ḱa là đạo sĩ Nùng-Sơn tử, ḱa là Tạ Sơn, ḱa là Tôn Trung-Luận đang
cỡi ngựa đi cạnh xe. Trên xe rơ ràng Lê Thuận-Tông đang ngồi đó. Phía sau c̣n
Trần Thanh-Mai nữa. Chẳng thiếu ai cả. Y lại bên Đàm Toái-Trạng nói nhỏ:
Anh ơi, coi chừng bị lầm. Bọn trộm cướp mà em nói với anh, chính là bọn đi cạnh
xe công chúa. Chỉ c̣n thiếu mụ sư Tịnh-Huyền, hai con bé Thanh Nguyên, Mỹ-Linh.
C̣n tên Tôn Đản, Trần Tự-Mai, Lư Long-Bồ trốn mất từ hôm trước.
Nguyễn Khánh chỉ mặt Đàm An-Ḥa:
Đàm hiệu úy. Người liệu giữ mồm. Người dám gọi tên của vương-gia, công chúa ra,
đă là một tội đáng chém đầu. Người c̣n dám bảo Tạ chỉ huy sứ với sư phụ của thái
tử là đạo tặc ư?
Đàm An-Ḥa đưa mắt nh́n anh. Thấy anh quắc mắt đầy vẻ nghiêm khắc.Y kinh hoảng
đến ngẩn người ra. Y đoán chắc có điều ǵ bí ẩn. Trong đầu óc y, y cho rằng bọn
Mỹ-Linh giả công chúa đánh lừa mọi người. Chi bằng cứ để cho chúng mạo xưng. Lát
nữa y sẽ đứng ra tố cáo bắt trói cả bọn chém đầu, lập công lớn.
Xe đă tới nơi. Đàm Toái-Trạng hô lớn:
Bọn hạ thần là bá quan văn vơ trấn Thanh-hóa kính cẩn khấu đầu trước công chúa điện
hạ.
Mọi người đều qùi xuống hành lễ. Có tiếng thanh thóat từ trong xe vọng ra:
Miễn lễ.
Hơn trăm nhạc công cử nhạc.
Cứ như sử sách ghi, nhạc đời Lư không bị ảnh hưởng của nhạc Tống. Cũng chưa thấm
mùi yếm thế của nhạc Chiêm-thành. Nhạc đầu đời Lư bắt nguồn từ chiến thắng Bạch-đằng
thời tiền Lê, cùng hùng khí trong các lần chinh phục Chiêm-thành. Trống, chiêng,
sáo, đàn, nhị truyền những âm thanh hùng tráng vang vang đi khắp núi rừng.
Lư Mỹ-Linh khoan thai bước xuống xe giữa hàng trăm ngàn tiếng hoan hô, chúc tụng
của bá quan văn vơ, của dân chúng. Trời nắng chang chang. Dân chúng chen chúc
hai bên con đường. Có người leo lên cây để chiêm ngưỡng dung nhan công chúa.
Gió hây hây thổi, quần áo nàng bay nhè nhẹ. Nắng chiếu xuống làn da trắng mịn,
làm da nàng trở thành hồng tươi. Nàng lễ phép đứng tránh sang bên cạnh, chờ sư
thái Tịnh-Huyền xuống.
Đạo Phật là quốc gíao đời Lư. Tăng-ni được đức hoàng đế độ cho, mới được đi tu.
Nghĩa là ai muốn đi tu phải được nhà vua cho phép, chứ không phải cứ cạo đầu,
vào chùa rồi đ̣i làm thầy người ta, rồi nhân danh cái này, cái nọ mà lên mặt. V́
vậy tăng ni được kính trọng đặc biệt. Hôm nay dân chúng thấy công chúa thiên kim
lễ phép theo sau một vị ni sư. Họ cho rằng nàng là đệ tử, không dám đi trước sư
phụ. Nào ngờ Tịnh-Huyền là thái-cô, trước đây là công chúa. Đừng nói Mỹ-Linh,
đến thân phụ của nàng là thái-tử Phật-Mă tước phong Khai-thiên vương cũng không
giám đi trước bà.
Quan tổng trấn Thanh-hóa Đinh Ngô-Thương hỏi Tạ Sơn:
Tạ chỉ huy sứ. Trong chiếu chỉ hoàng thượng dạy rằng Khai-quốc vương cùng công
chúa gía lâm. Sao nay chỉ có công chúa?
Tạ Sơn nói sẽ vào tai Đinh Ngô-Thương:
Quan tổng trấn nói sẽ thôi. Vương gia có việc cơ mật, không thể xuất hiện. Người
giả dạng dân chúng, thăm dân cho biết sự t́nh.
Câu nói của Tạ Sơn làm Đinh Ngô-Thương kinh hỏang. Y có con gái được tuyển làm
thứ phi của thái-tử Phật-Mă v́ vậy được cử vào vào tổng trấn vùng Thanh-hóa. Uy
quyền của y như ông vua con. Y dùng tiền bạc đút lót các quan trong triều hầu
che dấu những điều tồi tệ xẩy ra. Nay đích thân thái tử đi điều tra, th́ sao y
dấu được. Y biết, thái-tử thứ nh́ tước phong Khai-quốc vương, mới được cử lĩnh
chức thái-úy, thống lĩnh quân quốc trọng sự, kiêm nhiệm tổng trấn từ Trường-yên
cho tới biên giới Chiêm-thành. Quốc-vương Bồ là người tài kiêm văn vơ, trị quân
rất nghiêm. Y cảm thấy lo lắng không nguôi.
Một cỗ kiệu, do tám thiếu nữ trong y phục mầu xanh, dây lưng vàng hạ trước Lư
Mỹ-Linh. Đinh Ngô-Thương kính cẩn:
Khải tấu công chúa điện hạ. Mời công chúa điện hạ lên kiệu.
Mỹ-Linh ngoắt tay ra hiệu:
Cảm ơn Đinh tổng trấn. Tôi không cần kiệu.
Nói rồi nàng thoăn thoắt theo Tịnh-Huyền lên núi. Đi đón công chúa có đủ mặt
mệnh phụ phu nhân. Các bà cho rằng công chúa ắt liễu yếu đào tơ. Nay thấy
Mỹ-Linh leo núi nhẹ nhàng. Không những leo núi dễ dàng. Nàng c̣n dừng lại thăm
hỏi dân chúng đang đứng chào hai bên đường. Nàng đi đứng nhanh nhẹn, phiêu hốt
như một thiên tiên. Dân chúng những tưởng phen này sẽ được thấy một công chúa
trong y phục sang trọng. Nào ngờ, họ chỉ thấy Mỹ-Linh mặc quần lụa đen, với
chiếc áo tứ thân mầu mỡ gà. Nàng lại không mang một món nữ trang nào, ngoài bông
hoa nhài trắng mà Thuận-Tông đă cài lên mái tóc nàng hồi trưa. Các mệnh phụ phu
nhân quần áo, son phấn ḷe loẹt, người đeo đầy nữ trang, tự nhiên cảm thấy
ngượng ngùng.
Bá quan cũng như dân chúng đều cảm thấy ở vị công chúa này tàng trữ những t́nh
cảm ấm áp, dễ thân cận. Cạnh Mỹ-Linh họ thấy Thanh-Mai, một thiếu nữ ẻo lả, có
sắc đẹp tươi hồng, nhưng bước đi nhẹ nhàng, thân thể nẩy nở cân đối. Họ càng
ngạc nhiên khi thấy bọn Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lăm, Trần Anh là những thiếu
niên nổi tiếng nghịch ngợm ở trấn Thanh-Hóa đi cạnh công chúa.
Lăng bà Triệu khá lớn. Phía trước là cổng bằng đá. Hai bên có cột đề đôi câu
đối. Phía sau cổng, trải ra sân với một hàng tượng đá. Từ ng̣ai vào, hai tượng
hổ, rồi tới hai tượng voi. Cuối cùng hai tượng rồng chầu. Ở giữa là tấm bia. Tấm
bia này được dựng vào thời kỳ vua Ngô Quyền c̣n trấn tại đây. Qua một lần cổng
nữa mới tới lăng. Phía sau lăng là đền thờ.
Lăng đă được làm cỏ sạch sẽ. Cây cối cắt xén gọn gàng. Tượng đá lau chùi bóng
loáng. Từ cổng, chiếu hoa trải dài vào trong. Hơn 10 cái bàn phủ vải đỏ chói.
Trên bàn bầy đồ tế. Bởi cuộc tế bà Triệu do hoàng tử, công chúa đại diện đức
Đại-Việt hoàng đế đứng chủ. Lễ vật do ba nơi đến. Một là do công nho trấn
Thanh-hóa đài thọ. Một phần do hội Lệ-hải Bà-vương mua sắm. Một phần do thập
phương dâng lễ. Hơn hai mươi cái rạp, cột gỗ, mái tranh mới được cất lên theo
h́nh chữ phẩm . Trong mỗi rạp, có mười hàng ghế bằng tre. Các cột rạp kết bông,
lá rất đẹp.
Mỹ-Linh được mời ngồi vào chiếc ghế bọc gấm đặt giữa rạp chính. Cạnh nàng là sư
thái Tịnh-Huyền, ḥa thượng Huệ-Sinh, đạo sư Nùng-Sơn tử. Phía sau là Thanh-Mai,
Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lăm, Thanh-Nguyên. C̣n Tạ Sơn điều khiển đám thị-vệ bao
vây quanh lăng.
Theo đúng chương tŕnh đă được duyệt trước, lễ tế Lệ-hải bà vương có ba phần
chính. Phần đầu tuyên đọc sắc phong của Thuận-thiên hoàng đế (Lư Thái-tổ), phần
thứ nh́ là lễ nghi tôn giáo, tế Bà-vương. Phần thứ ba cực kỳ quan trọng,
Khai-quốc vương, lĩnh Thái-úy phụ quốc, thống lĩnh quân quốc trọng sự đại diện
hoàng đế tiếp đại diện các gia, các phái vơ bàn truyện giữ nước.
Cứ như bộ Việt-sử lược của một tác giả vô danh viết đời Trần, và bộ Tư-trị
Thông-gíam trường biên của đại sử gia Lư Đào đời Tống th́ vào các vua đầu triều
Lư, triều đ́nh dùng đạo Phật cai trị dân, được dân kính trọng tuyệt đối. Trên
cao, vua lấy đức từ bi, hỉ xả của đạo Phật ban ân cho dân. Các quan th́ thanh
liêm hết ḷng hết dạ thương yêu trăm họ. V́ vậy sĩ dân thiên hạ với triều đ́nh
như một. Triều đ́nh xướng xuất điều ǵ, khắp nước đều răm rắp tuân theo. Phần
trên đă thuật lời của các nhân vật, nhân bàn về xuất thân của vua Lư Thái-tổ.
Những lời đó, được đời sau huyền thọai hóa đi. Thực sự chính nhà vua lại không
hề tủi hổ về đường xuất thân của ḿnh. Có thuyết nói ngài là con hoang, mẹ sợ
không chồng mà chửa, bị làng bắt phạt, đem con bỏ ng̣ai chùa rồi nhà sư Lư
Khánh-Vân đem về nuôi.
Sự thực, cho đến nay,sử không cho biết đích xác thân phụ ngài là ai. Chỉ biết
ngài sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp-tuất ( 8-3-974), băng hà ngày 3 tháng 3 năm
Mậu-th́n (31-3-1028). Về nguồn gốc của ngài rất mơ hồ. Sử chỉ cho biết rằng,
ngài có anh trai, em trai, em gái. Anh em mồ côi cha từ nhỏ, mẹ không đủ sức
nuôi, đem ngài lên ở chùa. Nhà sư Lư Khánh-Vân thấy ngài thông tuệ khác thường
nhận làm con nuôi, v́ vậy ngài mang họ Lư. Ngài c̣n được thiền-sư Vạn-Hạnh thu
làm đệ tử.
Vạn-Hạnh thiền-sư là người hô hào sĩ dân Đại-Việt bỏ qua thù hận việc Lê Hoàn
cướp ngôi nhà Đinh, cùng đứng dậy chống quân Tống. Sau khi đuổi giặc Tống, ngài
được tôn làm Quốc-sư. Lư Công-Uẩn là đệ tử của ngài, nên đường tiến thân mau
chóng. Hơn nữa được gả công chúa, mà thành pḥ mă. Dưới thời Lê Ngọa-triều, Lư
làm tới Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Tương đương với ngày nay là Tổng
Tư-lệnh quân đội. Khi Lê Long-Đĩnh chết, tức em vợ ông. Ôâng được người sư điệt
Đào Cam-Mộc là Vũ-vệ đại tướng quân, tương đương với ngày nay là Tư-lệnh lục
quân hô hào triều thần tôn lên làm vua.
Việc đầu tiên của Lư Công-Uẩn khi mới lên ngôi vua, là tôn sư phụ Vạn-Hạnh làm
Quốc-sư, dùng niên hiệu Thuận-thiên tỏ ư rằng ngài thuận theo mệnh trời mà lên
làm vua. Ngài phong cho mẹ làm Thái-hậu Minh-đức, truy phong cha làm Hiển-khánh
đại vương. Phong cho em gái làm công chúa Hồng-Châu. Phong cho anh làm Vũ-uy
vương, phong cho em là Dực-thánh vương. Phong cho em con chú các chức đô thống,
tổng-quản, tướng-quân. Như vậy ngài biết rơ cha là ai, ḿnh họ ǵ. Song là người
biết ơn nghĩa, ngài không trở về họ ḿnh, mà vẫn giữ họ của nghĩa-phụ. |