_ Thần nhi đă ban chỉ rồi, Lê phi sắp tới.
Lát sau, có mấy thái giám, cung nữ cầm đèn lồng đi trước, Lê Thiếu-Mai đi sau. Tự-Mai sợ Thiếu-Mai nhận ra nó. Nó lui lại chỗ tối đứng. Một thái giám hô:
_ Lê Thiếu-Mai bái kiến Thái-hậu, Hoàng-thượng.
_ Thỉnh Lê vương-phi vào.
Lưu thái-hậu đưa mắt nh́n Thiếu-Mai. Bà từng tiếp xúc với hàng triệu người, nên chỉ liếc qua, nh́n tướng đi, bà đă biết Thiếu-Mai c̣n đồng trinh. Bà chỉ ghế:
_ Mời tiểu thư ngồi. Hà, tiểu thư c̣n nhỏ tuổi, mà vơ công đă cao đến tŕnh độ này rồi, thực hiếm có. Nghe hoàng nhi tâu y thuật tiểu thư cao minh lắm. Vậy tiểu thư hăy trị bệnh cho ta.
Thiếu-Mai kính cẩn:
_ Đa tạ Thái-hậu quá khen.

Lê Thiếu-Mai tiến tới cầm hai tay Thái-hậu bắt mạch. Nàng cau mặt tỏ vẻ đăm chiêu, rồi thở dài:
_ Xin thái hậu cho cung nga, thái giám lui, thần mới dám tâu tŕnh.
Nhà vua đưa mắt một cái, đám cung nga thái giám lui ra hết. Lê Thiếu-Mai tâu:
_ Thần thấy mạch Thái-hậu hồng đại. Hồng-đại thuộc thực nhiệt. Thế nhưng cứ mười tiếng lại chen vào sáu tiếng hư nhược. Như vậy bệnh Thái-hậu không phải bệnh thường. Nguyên Thái-hậu luyện nội công chính đại quang minh phái Hoa-sơn. Sau lại luyện Chu-sa ngũ-độc chưởng. Thành ra trong người Thái-hậu, nội lực chính, tà công phá lẫn nhau. Đêm thuộc âm, thuộc tà. Cho nên khi đêm xuống, âm khí thịnh, tà khí mạnh trấn nhiếp tâm thần, nên Thái-hậu hay có ư nghĩ ác. Dương thuộc ngày, thuộc chính khí. Nên ban ngày, dương khí thắng, trấn tà khí, nên những ǵ Thái-hậu nghĩ đều cao minh không thể tưởng tượng nổi.
_ Giỏi.
_ Thần bạo gan khuyên Thái-hậu không nên lo chính sự về đêm, mà chỉ lo ban ngày mới thuận lư.
_ Ta sẽ nghe lời tiểu thư.
Tự-Mai nghĩ thầm:
_ Chưa chắc sự thực như Thiếu-Mai nói. Ta nghi chính anh cả tính trước rằng Thiếu-Mai sẽ trị bệnh cho bà, nên dặn Thiếu-Mai nói như vậy, hầu đêm đêm Hoàng-đế có dịp tiếp xúc với đại thần, với ta.
Thiếu-Mai tiếp:
_ Cách nay mấy tháng, Thái-hậu đối chưởng với một vơ lâm cao thủ. Nội lực y cao thâm hơn Thái-hậu, nên khi Thái-hậu vận độc chưởng đánh y. Y đẩy chất độc ngược lại. V́ vậy Thái-hậu bị đau đớn hai tay hơn tháng, rồi bây giờ chất độc chạy vào đại-trường, tiểu trường, thành ra mỗi đêm vào giờ Tư, Thái-hậu bị lên cơn hơn giờ, đau đớn như đứt ruột ra.
Khi bắt mạch Lưu thái hậu, Lê Thiếu-Mai biết bà đă đối chưởng với người của phái Đông-a. Nàng thấy nội lực người này thấp hơn Thiên-trường ngũ kiệt với Thông-Mai, Thanh-Mai. Thoáng một cái biết ngay là Tự-Mai, nàng muốn mượn dịp này gây chút cảm t́nh giữa Lưu hậu với Tự-Mai, nên tiếp:
_ Người đối chưởng với Thái-hậu c̣n rất trẻ. Dường như mười bẩy, mười tám mà thôi. Rơ ràng y không muốn hại Thái-hậu, bằng không e Thái-hậu nguy rồi.
_ Thực là thần y.
Thiếu-Mai tiếp:
_ Vừa rồi Thái-hậu lại đối chưởng với đại cao thủ phái Nga-mi. Công lực người này thấp hơn Thái-hậu nhiều. Không hiểu sao tự nhiên chân khí Thái-hậu bị tắc nghẽn. Nên đối thủ đẩy độc chất trở về người Thái-hậu. Thái-hậu tưởng ḿnh trúng Chu-sa độc chưởng, rồi uống thuốc giải, khiến thuốc công hăm, nên Thái-hậu đau đớn đến đứt ruột ra được.
_ Lê tiểu thư biết bệnh ta, vậy có thể trị được không?
_ Tâu Thái-hậu thần xin cố gắng. Thỉnh Thái-hậu nằm trên ngự sàng. Thần dùng châm cứu trị mới được.
Thái-hậu nằm trên dường. Thiếu-Mai cúi xuống kéo xiêm áo bà lên, lộ ra làn da bụng trắng mịn, trơn nhẵn, không một vết răn như bụng con gái. Nàng cầm kim, châm vào huyệt Thiên-khu, Đại-hoành, Quan-nguyên, Trung-uyển. Rồi xoay kim.
Nàng lại vén xiêm lên, châm vào huyệt Túc-tam-lư, Thượng-cự-hư, Hạ-cự-hư, Tam-âm-giao, rồi xoay kim.
Nàng xoay kim một lúc, Thái-hậu ợ lên mấy tiếng, bao nhiêu cái đau đớn từ từ tan biến đi mất. Thiếu-Mai nói:
_ Tâu Thái-hậu, hiện chất độc tan ra khắp cơ thể. Đêm nay Thái-hậu cảm thấy ớn lạnh, rồi mồ hôi vă ra như tắm, hôi hám cùng cực. Mai thần trị một lần nữa, coi như khỏi.
Thái-hậu ngạc nhiên:
_ Ta có một điều thắc mắc, những huyệt mà tiểu thư châm trên người ta, thái-y cũng đă châm. Tại sao tiểu thư châm ta thấy hết đau liền, c̣n thái-y châm lại vô hiệu?
_ Tâu Thái-hậu, v́ công lực Thái-hậu cao thâm, mà thái-y không luyện vơ, sao có thể dùng chân khí đả thông kinh mạch hầu Thái-hậu!
_ Ta hiểu rồi. Này Lê cô nương. Cô nương thuộc gịng dơi vua Lê bên Giao-chỉ. Thân phụ cô nương trị bệnh hàng vạn, hàng triệu người, ân đức trải khắp nơi. Cô nương được hưởng cái đức đó. Ta muốn phong cô nương làm Định-vương vương phi. Cô nương nghĩ sao?
Dù vơ công cao, dù y thuật thần thông, Thiếu-Mai cũng là thiếu nữ. Nghe Thái-hậu nói, nàng cúi đầu làm thinh. Thái-hậu cười:
_ Ta hiểu rồi, có lẽ tiểu thư chưa được lệnh của đại phu, nên không dám trả lời. Tiểu thư đừng ngại. Ta sẽ cử sứ sang thưa với đại phu sau.
Được hai khắc, Thiếu-Mai rút kim ra. Thái-hậu ngồi dậy.
Trong khi Thái-hậu, Thiếu-Mai đối đáp, nhà vua chú ư nh́n rất rơ bụng Thái-hậu. Trong ḷng nhà vua nổi lên cơn băo táp:
_ Ta thực không xứng đáng bằng loài quạ. Loài quạ khi biết bay, lập tức kiếm mồi mớm lại mẹ trong ba tháng để tỏ ḷng hiếu. C̣n ta, thân làm Hoàng-đế, ngồi cao ban phúc giáng họa cho người mà, mẹ ngay trước mắt không biết. Đă vậy c̣n đầy mẹ ra coi lăng miếu... Mọi việc đều do Thái-hậu cả. Ôi bấy lâu nay mẹ ta đau đớn biết bao!
Chợt nhà vua nghĩ lại:
_ Ta chỉ là con trai thứ sáu của phụ hoàng. Nếu như ta không được Lưu hậu cướp làm con, th́ ngôi vua đâu đến tay ta? C̣n việc Thái-hậu lâm triều, ngay từ khi phụ hoàng c̣n tại thế, Thái-hậu đă cầm quyền rồi kia mà? Khi ta lên ngôi vua mới mười ba tuổi. Nếu không có Thái-hậu xử lư việc nước, liệu giang sơn c̣n được như ngày nay không?
Nghĩ vậy ḷng nhà vua lại nhũn ra.
Thái-hậu phán:
_ Hoàng nhi hồi cung thôi. Lê tiểu thư ở lại đây làm bạn với ta. Ta phải có người bạn gái vong niên như Lê tiểu thư ở cạnh tâm t́nh cho vui.
Bà nắm tay Thiếu-Mai:
_ Trong các hoàng tử của vua Thái-Tông, Định-vương là người tài trí, đức hạnh nhất. Vua Thái-Tông định nhường ngôi cho vương, mà vương từ chối. Vương là sư phụ của hoàng nhi, thương yêu hoàng nhi c̣n hơn ta nữa. Ta với Lê tiểu thư thành chị em dâu, cùng lo phù tŕ cho hoàng nhi th́ hay biết mấy.
Lời nói của Thái-hậu, làm cho nhà vua mềm ḷng:
_ Thái-hậu chỉ v́ thích quyền hành mà áp chế sinh mẫu ta. C̣n đối với ta như mẹ đẻ. Ta không thể trở mặt với người.
Nhà vua vùng Tự-Mai rời Ngọc-thanh cung trở về Tập-hiền viện. Tự-Mai hỏi nhà vua:
_ Bệ hạ tin lời tôi chưa?
_ Tin! Ta sẽ hết sức làm tṛn lời hứa. Nhưng người thử nghĩ xem, ta phải có thái độ nào với Thái-hậu.
Nhớ lại lời Định-vương dặn, Tự-Mai cười:
_ Việc triều đ́nh, việc hậu cung, kiến thức tôi không bằng bệ hạ. Kiến thức bệ hạ lại càng không bằng một người. Người đó thương yêu bệ hạ hơn con đẻ, xin bệ hạ thỉnh người th́ hay hơn.
_ À, người muốn nói Thái-sư chăng?
_ Đúng thế! Tôi hứa, phía Đại-Việt sẽ diệt hết mầm mống bọn bang Nhật-hồ trong cung, cùng tay chân Lưu hậu dùm bệ hạ.
Về tới Tập-hiền viện, nhà vua nắm tay Tự-Mai:
_ Thiếu hiệp! Trẫm ở trong cung, suốt ngày chỉ thấy thái giám, cung nga, phi tần, thực không khác ǵ ngồi tù. Lâm triều, th́ Thái-hậu cùng mấy lăo già phe đảng quyết định hết. Trẫm không có lấy một người bạn. Phải chi trẫm có người bạn như thiếu hiệp, mới thực sung sướng. Thiếu hiệp có nhiều bạn cùng lứa tuổi không?
Tự-Mai thấy thương hại nhà vua:
_ Tôi có rất nhiều bạn, nhưng thân với nhau nhất chỉ có năm đứa.
_ Chắc năm vị được đặt cho cái tên Ngũ-hổ tướng mới xứng.
Tự-Mai bật cười:
_ Không! Làm ǵ có tên đẹp như vậy! Người ta đặt cho chúng tôi nhiều tên khác nhau. Chị gái tôi gọi là Năm thằng giặc trời. C̣n chị Mỹ-Linh gọi chúng tôi là Năm ông Thiên-lôi. Mấy quan Tống ở Nam-thùy gọi là Năm ông phá trời.
Nói rồi nó kể hết t́nh h́nh đùa bỡn với nhau trong năm anh em. Nhà vua thở dài:
_ Ước ǵ trẫm có năm người bạn như vậy.
Tự-Mai chợt động tâm cơ:
_ Ḿnh đi sứ mục đích để kết hiếu. Tại sao ta không kết hiếu với ông vua này?
Nó nắm tay nhà vua:
_ Hán-Việt vốn cùng một tổ. Chỉ v́ những ông vua ác độc muốn xâm chiếm tộc Việt, mới tạo Hán-Việt thành thế thù nghịch. Nếu bệ hạ giữ lời hứa với tôi, năm đứa chúng tôi luôn ở cạnh bệ hạ.
Nhà vua cảm động:
_ Trẫm muốn kết bạn với thiếu hiệp, không biết thiếu hiệp nghĩ sao?
_ Phải làm bạn với ông vua, tôi thấy chán ngấy. Nhưng được làm bạn với người ngày quên ăn, đêm quên ngủ, chỉ lo cho dân như bệ hạ, làm tôi sung sướng vô cùng.
_ Vậy hai chúng ta kết bạn ngay đêm nay.
_ Tạo sao lại không?
Nhà vua gọi thái giám lấy hương. Hai người đốt hương, ngửa mặt lên trời khấn:
_ Xin Quốc-tổ Phục-Hy, Thần-Nông, thái cô Nữ-Oa chứng kiến. Chúng con là Triệu Nguyên-Trinh mười tám tuổi, cùng Trần Tự-Mai, mười bẩy tuổi, nguyệt kết làm anh em, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Nếu ai sai lời, chết dưới muôn ngh́n đao thương.
Thề xong, Tự-Mai hướng nhà vua lạy một lạy:
_ Đại ca.
Nhà vua chắp tay đáp lễ:
_ Nhị đệ.
Nhà vua hỏi Tự-Mai:
-- Nhị đệ cho trẫm biết về thân thế nhị đệ đi.
Thế rồi Tự-Mai tường thuật tỷ mỉ thân thế ḿnh, cùng những gian nan trên đường đi sứ. Nó bỏ qua, không thuật việc trêu hai lăo Tôn, Lê, vu oan cho Sử, Khiếu cùng việc nó t́m Thuận-Tường.
Nhà vua lấy một thẻ bài, cầm bút viết lên mấy chữ trao cho Tự-Mai:
Người cầm lệnh bài này tên Trần Tự-Mai, nghĩa đệ của trẫm. Bách quan văn vơ từ tể-tướng trở xuống, thấy người như thấy trẫm. Phải tuyệt đối kính trọng.
Nhà vua nói:
_ Với thẻ bài này, nghĩa đệ tự do ra vào mọi nơi trong cấm cung, không ai có quyền hạch hỏi.
Bấy giờ đă sang canh ba. Hai người trải qua những suy tư, những triết luận, nên cả hai cùng buồn ngủ. Nhà vua nhớ lại Tự-Mai kể truyện nó với các bạn thường ôm nhau ngủ trong rừng, ông đề nghị:
_ Đêm nay nhị đệ nghỉ tại đây với trẫm, nên chăng?
_ Ừ, chúng ta ngủ với nhau tha hồ mà nói truyện.
Nhà vua cùng Tự-Mai dẫn nhau về tẩm-cung. Mấy thái giám, cung nữ đồng quỳ gối vấn an. Họ thấy nhà vua nắm tay một thái giám lạ mặt đi vào, đều dương mắt lên nh́n. Nhà vua ra hiệu cho chúng b́nh thân. Một thái giám cung kính:
_ Không biết đêm nay bệ hạ tuyên chỉ cho cung-nga nào hầu hạ?
Nhà vua lắc đầu:
_ Trẫm muốn yên tĩnh. Các người đi nghỉ thôi.
Hoàng đế Tống bao giờ cũng có một hoàng-hậu, và khoảng từ một tới hai mươi bà phi. Mỗi bà đều có cung riêng với thái giám cung nữ hầu hạ. Ngoài ra nhà vua c̣n có hằng trăm cung nga, tùy theo nhan sắc, tài ba được phong chức Tu-dung, Dung-nghi, Tu-nghi, Mỹ-nữ v.v. gọi chung là phi tần. Những người này cũng là vợ vua, nhưng theo hầu hoàng hậu cùng các vị phi. Đôi khi họ được nhà vua sủng ái, cấp cho cung điện riêng. Mỗi khi nhà vua sủng ái hoàng hậu, hoặc phi, th́ tới thẳng cung điện của họ. C̣n nhà vua muốn gần các phi-tần không có cung riêng, th́ cho thái giám tuyên triệu đến tẩm cung của ḿnh.
Hai người dắt nhau vào tẩm cung. Tự-Mai đă được thấy giường nằm của Khai-Quốc vương cùng những đại thần triều Lư. Nhưng đây là lần đầu tiên nó thấy một pḥng ngủ rực rỡ như thế này. Trên chiếc giường sơn son, thiếp vàng, chạm trổ ngọc ngà sáng rực. Nệm, chăn dầy thoang thoảng mùi thơm. Nhưng v́ mệt qúa nó không có thời giờ quan sát thêm. Nó cởi dầy, cùng nhà vua leo lên giường ôm nhau nằm ngủ.
Nó nói với nhà vua:
_ Đại ca này, hôm nay đại ca trải qua những suy tư rất mệt tâm thần. Để đệ điểm vào mấy huyệt cho đại ca ngủ ngon.
Không đợi nhà vua có đồng ư hay không, Tự-Mai điểm vào huyệt Thần-môn, Nội-quan, Phong-tŕ của nhà vua. Quả nhiên nhà vua ngáp một cái, mắt chĩu xuống:
_ Nhị đệ có vơ công ǵ kỳ diệu vậy? Nhị đệ dạy ta được không?
_ Được chứ.
Đến đó cả hai nhập vào giấc ngủ.
Tự-Mai giật ḿnh v́ có tiếng động sẽ ngoài cửa, rồi có tiếng gơ cửa ba lần nhỏ, ba lần lớn. Nó nhận ra đó là kư hiệu của Khu-mật viện Đại-Việt. Nó ngồi nhỏm dậy, có tiếng Mỹ-Linh dùng lăng không truyền ngữ hỏi:
_ Tự-Mai! Thức dậy chưa? Ngủ sướng nhé, quên mất bà chị chờ mỏi mắt ngoài vườn hoa quỳnh lạnh thấu xương. Có ra đây ngay không?
Tự-Mai sẽ mở cửa, nó thấy hai thái giám, một cung nữ ứng hầu ngủ gật trên ghế, biết Mỹ-Linh đă điểm huyệt chúng. Mỹ-Linh vẫy nó ra ngoài bụi hoa:
_ Sự thể ra sao?
_ Tốt đẹp vô cùng.
Nó thuật lại mọi chi tiết. Mỹ-Linh nói:
_ Chị Bảo-Ḥa truyền lệnh ngày mai em phải dụ nhà vua trốn ra ngoài kinh thành chơi, và nhớ làm như thế... như thế... Làm được không?
_ Được chứ.
Mỹ-Linh tung người đi. Tự-Mai lại trở về, nó chui vào chăn ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, Tự-Mai tỉnh giấc trước. Nó ngồi dậy, làm nhà vua cũng thức giấc. Nó hỏi:
_ Hôm nay đại ca có thiết triều không?
_ Không.
Cung nga dâng nước nóng súc miệng. Một thái giám dâng trà, cùng bánh điểm tâm. Tự-Mai đă được ăn uống không thiếu của ngon vật lạ, nhưng thức điểm tâm của Tống-đế nó chưa ăn bao giờ cả. Lạ miệng, lại đói, nó ăn hết ba điă bánh. Hai người vừa ăn vừa nói truyện.
Tự-Mai đề nghị:
_ Đại ca này. Việc quan trọng là phải giải Chu-sa ngũ độc chưởng cho đại ca. Đại ca cùng đệ ra ngoài thành gặp Thân Thiệu-Thái. Thiệu-Thái sẽ giải độc chưởng cho đại ca. Vậy đại ca mặc giả làm dân chúng. Ḿnh dạo chơi kinh thành một chuyến cho biết mùi. Chứ sống trong hoàng cung không khác cá chậu chim lồng.
Nhà vua chợt thấy rằng: Ḿnh sinh ở đế đô, nhưng chỉ luẩn quẩn trong cấm thành, chưa một lần dạo chơi Biện-kinh bao giờ cả. Đúng như Tự-Mai ví với cá chậu, chim lồng.
_ Ừ nhỉ, chúng ta đi chơi ngay sáng nay được không?
_ Được chứ! Tại sao không? Bây giờ đại ca lấy quần áo thái giám mặc, rồi chúng ta đi chơi.
Nhà vua gọi một thái giám vào truyền lệnh:
_ Người mang cho ta một bộ quần áo của người, cùng thẻ bài, mũ, dầy.
Tên thái giám đứng hầu, đă nghe hết truyện của nhà vua với Tự-Mai hôm qua, nên y không ngạc nhiên. Y lui trở ra, một lúc đem vào đủ: Quần, áo, mũ, khăn choàng cổ, áo lạnh, thẻ bài. Y cùng Tự-Mai giúp nhà vua thay quần áo. Phút chốc nhà vua trở thành một thái giám đẹp trai. Nhà vua cầm kính soi, nh́n h́nh ḿnh, ông bật cười:
_ Trẫm cũng không nhận ra ḿnh th́ người khác khó mà biết trẫm là ai.
Nhà vua cầm thẻ bài lên xem, thấy đề tên: Lê Luyện, mười chín tuổi, thuộc Ngự-thư pḥng. Ông truyền lệnh cho Lê Luyện:
_ Người phải ứng trực tại đây. Ai t́m trẫm phải nói rằng trẫm với một tân cung nữ nghỉ ở tẩm-cung. Người mà tiết lộ truyện này ra ngoài, trẫm sẽ cắt lưỡi.
Lê Luyện biết thể lệ ở nội cung: Khi vua cùng một cung nữ nhập tẩm-thất, dù hoàng thái hậu cũng không được vào. Y cúi đầu:
_ Thần xin thủ kín miệng b́nh.
Nhà vua cầm bút viết vào tờ giấy in h́nh con rồng vàng chầu nguyệt mấy chữ:
 Truyền chỉ cho thái giám Lê-Luyện, Mai-Tự xuất thành khẩn cấp.
Hai người hướng cửa Nam đi ra. Bấy giờ sang giờ Măo. Hai người tới cửa Thuần-dương cấm thành, một thị vệ hỏi:
_ Hai vị công công đi đâu đây?
Tự-Mai tŕnh lệnh của nhà vua. Viên thị vệ kính cẩn lui lại. Hai người qua hoàng thành, rồi tới kinh thành. Đám phu xe thấy hai thái giám trẻ từ trong hoàng thành đi ra, chúng đon đả chào:
_ Mời hai công công đi xe.
Tự-Mai vẫy một xe song mă:
_ Người đưa ta về khách điếm Nam-phong.
_ Xin công công cho ba chục đồng.
_ Được rồi.
Nhà vua hỏi:
_ Ḿnh đi đâu đây?
_ Đại ca về chỗ trọ của em. Chúng ḿnh thay y phục thường dạo chơi mới thú. Chứ làm thái giám thế này chán ngấy.
Xe lăn bánh trên đường phố.
Thiên-Thánh hoàng đế ( Sau này, khi qua đời được truy hiệu là Nhân-Tông) sinh trưởng ở đế đô, mà chưa bao giờ được ngao du hoàng thành. Suốt từ thời thơ ấu, nhà vua chỉ được rời cấm thành có hai lần. Lần đầu đưa linh cữu phụ hoàng đến sơn lăng, và một lần trong ngày lễ đăng cực. Cả hai ngày, đều đi giữa đám thị vệ tiền hô hậu ủng, dân chúng đứng nghẹt hai bên đường xem mặt nhà vua. V́ vậy đâu biết ǵ về đời sống dân chúng.
Bây giờ nhà vua ngồi xe ngựa chạy trên phố phường. Bất cứ cái ǵ đối với nhà vua cũng đều lạ hết. Tự-Mai tuy mới đến Biện-kinh, nhưng mấy tháng qua, nó cùng các bạn suốt ngày dạo chơi, nên thông thuộc mọi ngơ ngách. Nó luôn chỉ cửa hiệu này, gian hàng nọ giảng giải cho nhà vua.
Lát sau xe tiến vào khu Bồng-lai của lữ điếm Nam-phong. Nó dặn nhà vua:
_ Đại ca! Lát nữa gặp anh rể, chị gái, và các bạn kết nghĩa của đệ. Đệ sẽ giới thiệu đại ca là Nho-sinh Lê Luyện mà đệ mới kết thân.
Nhà vua nghe Tự-Mai nói, ông nghĩ thầm:
_ Khó đấy! Ḿnh kết bạn với Tự-Mai, lát nữa đây gặp chị, anh rể y, không lẽ ḿnh lại hành lễ trước? Ḿnh đường đường là Thiên-tử, trong khi Lư Long-Bồ chỉ là một thái-tử của tiểu quốc?
Nhà vua nghĩ lại:
_ Ḿnh kết thân với nhị đệ, rồi lại ước mong kết thân với người Việt. Họ hứa giúp ḿnh trong vụ đối phó với đám Nhật-hồ của Thái-hậu. Như vậy có nghĩa ḿnh đi cầu hiền tài như vua Thành-Thang cầu Y-Doăn. Vua Văn cầu ông Khương. Hậu chúa cầu Gia-cát. Ḿnh càng nhún nhường, càng được sĩ dân thiên hạ tôn phục. Không sao!
Hai người vượt cầu vào đảo Bồng-lai. Lê Văn trông thấy Tự-Mai, nó reo lên:
_ Anh đi đâu suốt từ qua đến giờ làm bọn này t́m muốn chết. Tại sao lại mặc quần áo thái giám thế này?
_ Ta mới được hoàng đế tuyển làm tân thái giám.
Lê Văn rút trong bọc ra con dao sáng loáng:
_ À, làm thái giám phải cắt cái đó đi. Để em xẻo. Cam đoan đứt ngon.
Nó làm bộ định cắt. Tự-Mai chỉ nhà vua:
_ Ta mới kết bạn với anh Lê Luyện này.
Lê Văn cười lớn:
_ Chắc cũng thái giám giả?
_ Không! Thái giám thực.
Lê Văn phát một chưởng hướng bụng nhà vua, rồi nó để tay lên mũi:
_ Xạo! Nói dối không xem ngày. Em phát chưởng, thấy của qúy c̣n nguyên, đâu phải thái giám.
Nhà vua kinh ngạc nghĩ thầm:
_ Ta tưởng Tự-Mai đă là thiếu niên tài ba có một không hai. Nào ngờ chú bé này coi bộ không kém Tự-Mai. Các thái y của ta khi khám thái giám phải thay quần ra mới quyết được. Trong khi y chỉ phất tay một cái đă biết rơ.
Tự-Mai nói:
_ Ta với anh Lê Luyện giả làm thái giám dạo chơi trong cung cấm xem vườn thượng uyển thỏa thích.
Lê Văn suưt xoa:
_ Thế mà không rủ em đi.
Nó nh́n nhà vua:
_ Ôi cùng họ Lê với nhau, mà sao anh Luyện đẹp thế này. Ừ, anh ấy đẹp hơn tất cả bọn ḿnh.
Nhà vua hỏi:
_ Ta làm sao mà đẹp hơn Văn đệ.
Lê Văn phân giải:
_ Em nói đẹp là đẹp tướng. Em công nhận, mặt em với Tự-Mai đẹp hơn Lê đại ca. Nhưng tướng Lê đại ca đẹp hơn bọn em. Trong tướng mệnh, đại ca xú mạo, nhưng mỹ tướng. C̣n bọn em mỹ mạo mà xú tướng.
_ Tướng ta mỹ ở chỗ nào?
Lê Văn cười:
_ Lê đại ca muốn xem tướng ư? Phải đặt quẻ thầy mới nói.
Suốt đời, nhà vua chỉ tiếp xúc với quan thái phó dạy văn, cùng cung nga thái giám, lúc vào họ cũng dập đầu lạy, cho đến nay lần đầu tiên mới được vui đùa cùng Tự-Mai, Lê Văn. Nhà vua sờ tay vào túi: Không vàng, chẳng bạc. Bí qúa nhà vua nói:
_ Cho nợ được không?
Lê Văn nghe tiếng Bảo-Ḥa đâu đó dùng lăng không truyền ngữ rót vào tai:
_ Ông này là Thiên-Thánh hoàng đế đấy. Chị nói sao, em nhắc lại như vậy. Em ra giá như chị dặn. Nào nhắc lại.
Lê Văn cung kính:
_ Được. Bây giờ thế này: Đại ca là nhà Nho tất văn hay chữ tốt. Em đoán trúng một câu, đại ca phải làm tặng em một bài thơ hay bài từ. Được không?
_ Được chứ.
Nó mời nhà vua vào pḥng, truyền pha trà đăi khách.