Ông Trời Là Ai ?   Tôn Giáo Là Ǵ ?   Kiếp Người Ra Sao ?
 
 

3.- TU SĨ

 
 

Hai chữ tu sĩ trong chương này thường dùng để chỉ chung những người tu hành, song riêng biệt là giới tu sĩ TCG (prêtre, clerc, clergé, moine). Đạo Tin Lành có mục sư (pasteur), đạo Du Già Do Thái có đạo sĩ (rabbins), Phật giáo có tăng sĩ (bonze)...
Riêng đạo Hồi không có tu sĩ, chỉ có thầy cả, hay thầy giảng (imam). Tưởng nên nhắc lại, sau khi giáo chủ Mahomet vừa qua đời, đạo Hồi đă chia ra làm 2 phái lớn: Sunnites (chính thống, thiểu số) và Chiites (quần chúng, đa số). Cả hai phái này đều không có giáo chủ và không dựng lên một hệ thống giáo quyền kiểu kim tự tháp như tổ chức TCG La Mă. Các giềng mối đạo, và sự chia rẽ giữa hai giáo phái cùng thờ chung giáo chủ Mahomet, nằm trong tay các Imams, là những thầy giảng được chỉ định.
Chẳng khác ǵ các đạo Du Già và Thiên Chúa, Hồi giáo cũng chống lại các khuynh hướng đa thần, song lại không chấp nhận hệ thống tu sĩ TCG. V́ giới giáo sĩ TCG thờ thần tượng. Hồi giáo là một tôn giáo không có lễ hiến sinh, không giết cừu lấy máu bôi lên bàn thờ một cách hết sức kinh khiếp như đạo Du Già. Đạo TC cũng bắt chước đạo Du Già, nhưng thay bằng rượu đỏ cho bớt vẻ dă man, rùng rợn.
 
Tín đồ Hồi giáo đặt hết niềm tin vào các oulémas, tức các nhà thông thái về khoa học tôn giáo, giảng dạy về luật charia của đạo Hồi. Như vậy, trên phương diện chức năng, ta thấy các Oulémas của Hồi giáo đóng vai tṛ giống hệt các đạo sĩ Rabbins của Du Già. Hai đạo Hồi và Du Già (vốn là hậu duệ của Abraham, có tính cách anh em cùng cha khác mẹ)ï tuân thủ nghiêm nhặt kinh luật do các đấng giáo chủ để lại. Các Rabbins hay Imams đều có trách nhiệm theo dơi, canh chừng thật tỉ mỉ mọi vi phạm giáo luật trong giới tín đồ.
Các thầy giảng của đạo Hồi được tuyển định trong số những tín đồ thuần thành, đạo hạnh, trên tiêu chuẩn tinh thông giáo lư Coran, gọi chung là Imams, có nghĩa: những người đứng đằng trước, giống như chữ chủ tịch của ta và của các nước Tây phương (người đứng đầu: president, praesidet). Tuy Imam không phải là một nghề (v́ không có lời nguyền dâng hiến trọn đời, và chức vụ không vĩnh viễn), nhưng công tác phục vụ đạo pháp của Imam vẫn có tầm mức quan trọng rất đáng kể, có thể ví như cha xứ của một giáo khu. Giới Imam trong đạo Hồi là những nhân vật khả kính, ư kiến và tiếng nói thường được nhiều người tôn trọng và tuân hành, kể cả trên b́nh diện chính trị. Bởi thực chất đạo Hồi là một pha trộn lẫn lộn chính trị với tôn giáo, nên luật Coran cũng gồm cả tín ngưỡng lẫn chính trị, rất khó phân biệt. Do đó các Imams phải đóng một lúc cả hai nhiệm vụ: đứng trước vấn đề tín ngưỡng, Imam là một nhà tôn giáo. Nhưng trước vấn đề chính trị, người Imam đó trở nên một nhà chính trị. Theo tôi, đây là một sự hiển nhiên chẳng khác nào trong không gian có dưỡng khí. V́ xét cho cùng, từ xưa đến nay, chẳng đạo nào mà không nhắm mục tiêu chính trị. Chí đến đạo Phật, vốn chủ trương tị thế, mà bọn giặc thầy chùa VN vẫn c̣n lợi dụng chiếc áo cà sa, bất chấp giáo điều, xuống đường đấu tranh, tự thiêu, để đạt cho kỳ được mục tiêu chính trị!
 
Từ khởi thủy, sự khắc biệt giữa hai phái Sunnite và Chiite đă hiện ra rất rơ rệt. Trước hết , nên biết, phái Chiite c̣n được gọi là Imamisme. V́ phái này chấp nhận quyền lực siêu nhiên của các Imams, gồm mấy nhóm sau đây: 5 Imams (dân Zaydites ở Yémen), 7 Imams (dân Ismaéliens, đệ tử của Aga Khan), hay 12 Imams (đa số thuộc phái Chiite người Irak, người Iran và Pakistan).
Những Imams trên đây được coi như những kẻ trung gian, có quyền nói lót, tâu rỗi, với Thượng Đế giùm cho con người (như các vị thánh của TCG), và là những hướng dẫn viên không sai lầm (guides infaillibles) của các giới tín đồ (như đức Giáo Hoàng La Mă không bao giờ sai lầm)!
Hiện nay các Imams của phái Chiite trong các nước Hồi giáo đang nắm giữ một vai tṛ quyền lực lớn lao trên cả 2 b́nh diện tôn giáo và chính trị. Hiến pháp nước Iran đă chính thức dành địa vị ưu tiên đặc biệt cho giới tu sĩ, kể từ vai tṛ lănh đạo tối cao quốc gia cho đến đoàn viên của các cơ chế thần quyền.
Hệ thống giáo hội cuả Hồi giáo cũng phức tạp chẳng khác ǵ tổ chức TCG, chia ra nhiều cấp bực lănh đạo khác nhau, gồm: Mollahs ( nghĩa tổng quát là: thầy giảng), Rowzékhans ( thầy cả), Waezs (thuyết giáo đạo sư), Pichnamâzs (cầu nguyện đạo sư), Hodjatoleslams (Hồi giáo chứng minh đạo sư ): Ngoài ra c̣n có các cấp bực tột đỉnh như: Mujtahids (thần cảm đạo sư), và Ayatollah (hiện thân của Thượng Đế).
Riêng phái Chiisme (có lẽ do ảnh hưởng của giới thầy pháp đạo Zoroastre Ba Tư) c̣n chấp nhận thêm quyền năng siêu nhiên cho các giới tu sĩ. Ngược lại, phái Sunnite chỉ tuân thủ kinh Coran đúng theo luận giải của các vị hướng dẫn tinh thần. Đa số Imams trong phái Sunnite đều có tŕnh độ kiến thức đáng trọng, nhưng không bao giờ tuyên xưng có thiên khiếu đặc biệt và có quyền lực siêu nhiên để tạo ảnh hưởng tinh thần. Sự đối nghịch giữa hai phái tu sĩ Chiisme và Sunnite ngày càng trở nên sâu đậm trầm trọng, đến mức coi nhau như đại cừu thù, bất cộng đái thiên, chẳng khác nào như sự giết tróc đẫm máu giữa phe TCG La Mă với phe Tin Lành thời Trung Cổ. Phái Chiisme giống hệt TCG La Mă, chấp nhận vai tṛ quyền lực siêu nhiên của các hàng giáo phẩm. Trong khi đó, ngược lại, các giáo sĩ Sunnite, giống như Tin Lành, chỉ hành đạo với tính cách con người thuần túy, tuân thủ lời dạy của Thượng Đế đă ghi trong thánh kinh mà thôi!
 
Nơi đây, thiết tưởng cần mở dấu ngoặc, để giải tỏa minh bạch sự liên hệ giữa giống dân Ả Rập với đạo Hồi. Thông thường hễ nói đến Hồi giáo lập tức trong đầu ai cũng nghĩ ngay đến dân Ả Rập. Đó là một thành kiến sai lầm hoàn toàn. Nên biết: Đại đa số tín đồ Hồi giáo đều không phải người Ả Rập đâu nhé!
Ngày nay, tín đồ Hồi giáo trong các quốc gia Ả Rập, vùng Trung Đông, chỉ có khoảng 5% mà thôi. Đa số người Ả Rập theo TCG, đáng kể nhất là ở các nước Syrie, Jordanie, Libanon và Palestine. Tóm lại, ta có thể khẳng định bằng một câu ngắn gọn như thế này mà không sợ lầm lẫn chút nào:Tất cả người Ả Rập đều không phải Hồi giáo, và tất cả tín đồ Hồi giáo đều không phải dân Ả Rập!
Căn cứ trên thống kê và nếu chịu khó phân tách một chút, ta sẽ thấy trong số một tỷ một trăm triệu tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới hiện nay, dân Ả Rập chỉ là một nhóm thiểu số. Một phần ba trong tổng số tín đồ Hồi giáo nằm trong vùng Tiểu Á , thuộc các nước : Pakistan, Ấn Độ, và Bangladesh. Một phần tư tín đồ nằm trong vùng Ấn-Mă (Indo-Malais), gồm 2 nước: Nam Dương và Mă Lai, ở Thái B́nh Dương.
Riêng cựu lục địa Âu Châu, ở Pháp, ta có thể t́m thấy tín đồ Hồi giáo trong đám dân rệp (gọi tắt tên: Maghreb), di cư từ các nước cựu thuộc địa Bắc Phi . Tại Anh, ta có thể t́m thấy đông đảo tín đồ Hồi giáo trong các sắc dân Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, cựu thuộc địa của Anh. Tại Nga , ta có thể t́m thấy trong các tiểu quốc chư hầu vùng Trung Á và Viễn Á.
Ba tôn giáo phát sinh cùng một nguồn gốc: Du Già Do Thái, TCG và Hồi giáo, mỗi đạo đều có một vùng đất cơ sở làm thánh địa. Do Thái có Jérusalem, TCG La Mă có quốc gia Vatican, Hồi giáo có La Mecque, với ḥn đá đen, ở Arabie-Saoudite. Riêng hai đạo Du Già và Hồi giáo, ta thấy đạo nào cũng có một thiểu số tín đồ da đen gốc Phi Châu. Tâm trạng và khuynh hướng chính trị, tôn giáo của nhóm người da đen này khá phức tạp: B́nh thường họ nh́n nhau bằng con mắt của đồng chủng. Khi đấu tranh cho nhân quyền , tín đồ da đen Do Thái giáo coi tín đồ da đen Hồi giáo là anh em đồng chí ruột thịt. Nhưng khi đấu tranh về mặt tín ngưỡng, lập tức họ trở thành những kẻ thù bất cộng đái thiên ngay. Đó là bộ mặt thật của tất cả các tôn giáo, chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt!
 
BĂNG HOẠI NIỀM TIN !
 
Hiện nay, chẳng ai không biết t́nh trạng suy thoái đức tin TCG La Ma ở Âu Mỹ đă diễn ra hết sức trầm trọng. Khoảng 20 năm trước đây, những buổi họp giáo dân tại nhà thờ của các giáo xứ thường đông đúc, nay chỉ c̣n thưa thớt!
Nhưng để cho chính xác hơn, căn cứ vào con số thống kê những người rửa tội trong năm 2.000 so với năm 1.900 đă giảm sút mất một phần ba. Ngày xưa, dưới thời kỳ thực dân, số người cải đạo (đôi khi bị cưỡng bách bằng vơ lực) trong các nước Á Châu và Nam Mỹ Châu rất nhiều. Nay, kể từ khi chế độ thực dân đă cáo chung, con số tín đồ tân ṭng cũng giảm thiểu đáng kể.
Bây giờ , tính chung tín đồ TCG La Mă trên thế giới có khoảng trên 1 tỷ người, và Tin Lành có khoảng nửa tỷ. Nhưng sa sút thảm hại nhất có lẽ là phái Chính Thống (Orthodoxe) ở Đông Âu. Khoảng năm 1.900, trong số 5 người dân có một tín đồ Chính Thống Giáo. Bây giờ con số tụt mất phân nửa. Trong 10 người dân mới có 1 người theo Chính Thống Giáo. Trước năm 1939, bốn nước TCG hàng đầu ở Âu Châu gồm : Đức, Ư Đại Lợi, Pháp và Tây Ban Nha. Ngày nay những nước TCG đứng hàng đầu là: Ba Tây (Brésil), Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ, và Phi Luật Tân. Ngày xưa, nước Pháp vốn được tôn xưng là trưởng nữ của giáo hội TCG La Mă nay đă bị tụt xuống hàng thứ 6, đứng sau nước Ư (hàng thứ 5). Về phía đạo Tin Lành, sau Anh, Mỹ là đến nước Nigéria, và cộng đồng dân da đen , thuộc các chủng tộc Phi châu, gốc nô lệ của đế quốc thực dân Anh...
Nhận định về đức tin TCG, ta thấy nữ sĩ Mme de Maintenon đă viết: Ở tỉnh, tín đồ Cơ Đốc không c̣n nữa!. Thực sự , ngày nay các giáo đường TCG ở vùng quê đều vắng tanh chẳng khác ǵ những cái giếng khô giữa sa mạc. Hơn nữa , công chúa Palatine c̣n nói thêm : Niềm tin đă tắt! (La foi est éteinte)!
Trong tác phẩm Pensées détachées, văn hào Bossuet, thời vua Louis XIV, đă từng nói: Người ta coi Thượng Đế như chẳng có (On compte Dieu pour rien).
 
Niềm tin đă mất, số lượng tín đồ sa sút, tất nhiên giới tu sĩ TCG cũng giảm thiểu. Nhưng đặc biệt chỉ giảm thiểu trong các nước Âu, Mỹ. Ngược lại, tại các nước Á, Phi, dân trí lạc hậu, tinh thần tŕ độn, mê tín, nên tín đồ vẫn gia tăng và số tu sĩ cũng gia tăng đáng kể. Bởi ở các nước Á Phi, khi một người xuất thân trong giai cấp cùng đinh, đă được hưởng hồng ân Thiên Chúa, ban cho làm linh mục hay mục sư là cả một vinh dự lớn lao, được mọi người kính trọng, và là một sự thăng tiến xă hội quan trọng đáng kể, mức sống hấp dẫn hơn, ví chẳng khác nào như một loài sâu hóa bướm. Ngoài ra, c̣n bởi điều kiện tuyển chọn linh mục hay mục sư cho các nước chậm tiến da vàng và da đen mềm dẻo, uyển chuyển hơn ở Tây phương. Về mặt nghiêm tŕ kỷ luật, giáo hội cũng tỏ ra khoan nhượng rộng răi đối với thành phần tu sĩ gốc Á, Phi, và thường nhắm mắt trước những hành động lén lút vi phạm giáo luật độc thân của những vị chăn chiên này.
Nên biết, trong mấy năm gần đây, hành động phạm pháp, đặc biệt là tội pédophilie (quan hệ t́nh dục với trẻ con) của giới tu sĩ TCG Âu, Mỹ đă làm sứt mẻ rất nhiều uy tín tôn giáo, đồng thời gây thiệt hại rất lớn lao cho ngân sách của ṭa thánh Vatican. Theo tin tức truyền thông và dựa trên hồ sơ ṭa án, báo New York Times cho biết, tính đến ngày 31. 12. 2002, đă có 4.268 nạn nhân tuyên bố hay đă nạp hồ sơ kiện các tu sĩ TCG can tội lạm dụng t́nh dục trong 6 thập niên qua.
Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy: trong đó có 1,205 linh mục (tức 1,8% tu sĩ được phong linh mục từ năm 1950 đến năm 2001) đă bị tố giác tội lạm dụng t́nh dục. Trong số đó, nhiều người được thụ phong trong khoảng các năm 1950 và 1970. Nhưng các vụ phạm pháp này đă xảy ra nhiều nhất trong 2 thập niên 70 và 80. Trong số có khoảng 50% linh mục bị tố cáo đă làm t́nh từ 1 đến 4 thiếu niên, và 16% đă làm t́nh từ 5 trẻ trai trở lên...Trước sự kiện nghịch thường này, nhiều người không khỏi lấy làm lạ tự hỏi: Tại sao các tu sĩ TCG lại chỉ thích làm t́nh với trẻ trai hơn là đàn bà con gái?
Xin thưa: Có thể đó là sở thích đồng tính luyến ái (homosexuel) của mỗi cá nhân. Nhưng chắc chắn nhất là: giao hợp với trẻ trai không sợ xảy ra sinh đẻ. Nhờ vậy có thể bảo mật được lâu hơn!
Nếu chỉ v́ lư do sinh đẻ không thôi, quả thực các cha cố Âu, Mỹ đă thua các đồng đạo người VN của họ khá xa. Phần nhiều các linh mục VN tôi từng quen biết, có tên tuổi hẳn hoi, kể cả trong nước, trước năm 75, và sau này ở hải ngoại, đều chỉ chơi toàn đàn bà con gái, thuộc loại con chiên bổn đạo của cha mà có sao đâu. Dĩ nhiên, trong số cũng có nhiều con chiên cái đă mang bầu, sanh con đẻ cháu tùm lum. Nhưng cha không chính thức công nhận là vợ con, chỉ gọi là em gái ngoan đạo , và cháu dễ thương thôi. Đêm đêm, khi màn đen buông xuống, nhà ngói cũng như nhà tranh, cha khoác chiếc áo chùng thâm vào, lần đi trong bóng tối về thăm bầy cháu dễ thương với người em gái ngoan đạo đối ai biết được? và đứa nào thối mồm dám đồn bậy?!
Vẫn theo tờ N.Y. Times, từ tháng Giêng 2001 đă có tới 400 linh mục phải từ chức. Trong số gồm cả Hồng Y Bernard Law!...
Hiện nay , ở Gia Nă Đại, các giám mục TCG đă phải hợp tác với các giới chức thẩm quyền ngành tư pháp để theo dơi, khám phá kịp thời những hành động khả nghi trong giới tu sĩ.
 
Trong chiều dài lịch sử hàng ngàn năm qua, giới tu sĩ TCG thường vẫn phải đối phó với nạn thặng dư nhân sự hơn là thiếu hụt. Thời cổ đại, trong đền thờ Amon ở Karnak đă có đến 81. 322 tu sĩ. Để thoát khỏi tệ nạn tu sĩ toàn quyền năng ở Thèbes, quốc vương Aménophis IV đă phải chọn tín ngưỡng Aton, thờ độc thần. Thuở sinh tiền chúa Jésus, lúc đó đền Jérusalem cũng đă có từ 12.000 đến 15.000 đạo sĩ, cộng thêm bọn thầy tu gịng Lévite Do Thái, chuyên làm việc tế tự trong giáo đường. Để chống lại những hành vi nhũng lạm của bọn tu sĩ cha truyền con nối và chuyện buôn thần bán thánh, Jésus đă muốn triệt hạ ngôi đền và đuổi cổ hết bọn buôn bán, gây ô uế , ra khỏi nơi thờ tự thanh khiết. Nhưng, hỡi ôi, sự việc bất thành, ngài đành chịu đóng đinh trên cây thập tự giá!
 
Nếu khi nào luật độc thân được băi bỏ, và tu sĩ trở thành như một nghề kiếm cơm như nghề luật sư, bác sĩ...và được hưởng quyền kế nghiệp, cha truyền con nối, hay mẹ (làm linh mục, mục sư) truyền nghề cho con gái v.v... được giáo hội thừa nhận, có lẽ lúc đó số tu sĩ có thể gia tăng nhiều hơn, và các trường ḍng của giáo hội sẽ bị tràn ngập học sinh.
Trong trường hợp này, nếu được phần lượng sẽ mất phần phẩm. Nhưng dù sao, trước nạn khan hiếm tu sĩ trầm trọng khắp nơi, giáo hội đành phải nhắm mắt chấp nhận hy sinh cái phẩm để lấy lượng. Hiện giờ có nhiều giáo khu, người ta đă phải chọn thêm con chiên thế tục, các thầy tư tế (diacre), phó tư tế (sous-diacre) vào nhà thờ giúp các linh mục làm lễ. Những con chiên thế tục được phép chủ tŕ lễ tụng cho các đám ma, các thầy tư tế được thay mặt linh mục cử hành lễ chủ hôn, c̣n các linh mục vẫn tiếp tục giữ nhiệm vụ cử hành lễ Mixa, làm phép rửa tội, và nghe lời xưng tội của các con chiên.
 
Theo sự t́m hiểu riêng của tôi, tại Mễ Tây Cơ, trong một ngôi làng của chủng tộc da đỏ tên Chicumac, ở Yucatan, v́ không c̣n linh mục, nên tín đồ TCG địa phương đă thực hiện các cuộc lễ rất kỳ dị trong nhà thờ.
Trước kia, vào thế kỷ XVI, giống dân này đă bị quân xâm lăng Tây Ban Nha dùng vơ lực cưỡng bách cải đạo theo TCG. Nhưng sau khi chế độ thuộc địa cáo chung, các linh mục rậm râu sâu mắt thuộc thế hệ cũ trở nên già nua và lần hồi tàn tạ. Trong khi đó giáo hội TCG La Mă lại khan hiếm linh mục trầm trọng, nên không c̣n bổ nhiệm một vị chăn chiên nào đến nơi khỉ ho c̣ gáy đó nữa. V́ thế quần chúng tín đồ địa phương đành phải tự xoay sở, lo liệu lấy việc tín ngưỡng của ḿnh.
Suốt 3 thế kỷ qua, dân Chicumac theo TCG vẫn tiếp tục giữ đạo, vẫn duy tŕ các lễ nghi tôn giáo, nhưng v́ tất cả đều mù chữ, nên kinh điển và lễ tiết truyền thống đều chỉ được truyền khẩu. Sau cuộc cách mạng ở Mễ Tây Cơ, nền chính trị ổn định, tân chính quyền ban hành lệnh phân chia lănh thổ thành các quận, huyện, tỉnh... trên toàn quốc, để dễ bề cai trị. Nhờ dịp này người ta mới khám phá ra kỳ thoại tín đồ TCG người Chicumac mù chữ, nhưng đọc kinh và hát thánh ca bằng tiếng La Tinh rất đặc sắc. Tuy nhiên, v́ nạn thiếu linh mục và người phụ lễ trong nhà thờ (bedeau), nên dân Chicumac đă phải bắt 3 con khỉ thay vào. Từ đó, các cuộc lễ trong nhà thờ, kể cả lễ Mixa, không khi nào thiếu 3 con khỉ khôn ngoan ấy. Lâu dần, theo năm tháng, việc này trở thành truyền thống!...
Trong khi giáo hội TCG La Mă lâm nạn khủng hoảng niềm tin, thiếu hụt linh mục; ngược lại, PG có ṃi phát triển khá mạnh ở Âu, Mỹ. Nhưng người Tây phương chỉ đặc biệt chú trọng đến hai khuynh hướng PG Nhật Bản và Tây Tạng mà thôi. Tuy nhiên, trước phong trào này, số tăng sĩ PG ở các nước khác cũng gia tăng, chẳng khác nào như một mặt hàng đang bán chạy trên thị trường. Theo con số thống kê cách nay không lâu, hiện ở Miến Điện đă có đến trên 300.000 tăng sĩ; nhưng tất cả đều thuộc loại sư quốc doanh, được nhà cầm quyền quân phiệt đương thời bao cấp. Năm 1950, ở Tây Tạng đă có tới nửa triệu tăng sĩ , sống dồn cục, chen chúc loi nhoi trong các tu viện kiến trúc kiểu pháo đài.
Riêng ở Thái Lan, số tăng sĩ cũng đông đảo lúc nhúc không kém ǵ Miến Điện. Nhưng nhà cầm quyền Thái không có tục bao cấp như chính phủ Miến Điện, nên đời sống tăng lữ ở đây rất khó khăn, vất vả. V́ thế, trên mặt báo chương của Thái Lan, hằng ngày người ta thường thấy đăng tải những hành động vô luân, buôn lậu ma túy, và phạm pháp trong các ṣng bạc, và các ổ măi dâm trá h́nh pḥng tắm hơi đấm bóp v.v... của bọn lưu manh, lười biếng, khoác áo cà sa giả dạng tu hành, chẳng khác nào bọn giặc thầy chùa VN ngày nay ở khắp nơi hải ngoại. Hiện nay ở Úc, tôi bắt gặp nhiều chùa đă tổ chức các lớp dạy nhảy đầm, và dạy bơi lội dành riêng cho phụ nữ v.v...Nhưng may quá, cho đến nay, lúc tôi đang viết sách này, bọn giặc thầy chùa VN ở hải ngoại chưa nơi nào công khai mở ṣng bạc hay chính thức biến nhà chùa thành nhà thổ, nuôi gà móng đỏ cho đá độ để ăn tiền đầu!!!
 
Nguồn gốc phát sinh giới tăng lữ PG , ta có thể t́m thấy rất dễ dàng. Thuở sinh thời, sau 49 ngày không ăn uống, lúc đức Phật ngồi dưới gốc cây Râjâyatana, có 2 thương gia tên Tapassu và Ghallika từ Ukkala (Orissa) cung kính dâng lễ vật. Sau khi Phật độ thực rồi, hai thương gia này liền qú xuống xin qui y Phật. Đó là 2 thiện tín đầu tiên qui y Nhị Bảo là: Qui y Phật (Buddath Saranath Gacchâmi), và qui y Pháp (Dhamath Saranath Gacchâmi). Như vậy, lúc bấy giờ PG chưa có Tăng Bảo. Măi tới khi Phật đến thành Benarès, ta mới thấy có những nam , nữ tín đồ xin qui y Tam Bảo. Nam tín đồ đầu tiên qui y đủ 3 ngôi Tam Bảo là triệu phú Yasa, c̣n 2 nữ tín đồ đầu tiên là mẹ và vợ của ông Yasa. Câu kinh qui y tăng như sau: Sanghath Sanarath Gacchami (Tôi xin qui y tăng).
Kể từ đó, ta có thể coi như giáo hội Tăng Già PG đă ra đời. Cho đến nay đă trên 2.500 năm, trải qua không biết bao nhiêu biến thiên, PG vẫn trường tồn. Nhưng nh́n chung giới tăng lữ của các nước trên thế giới, ta thấy ngày thêm sa đọa. Riêng giới tăng lữ VN càng tệ lậu hơn. Thậm chí từ năm 1945, họ đă phải dùng đến họ THÍCH của đức Phật ghép vào trước pháp danh, làm cái mặt nạ, ra điều thuộc ḍng dơi con cháu Phật (sic!), để bịp đời và che đậy những tội ác bẩn thỉu của chúng!
 
ĐỘC THÂN, DIỆT DỤC
 
Trong số các tôn giáo lâu đời, có tầm vóc lớn, ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của nhân loại, dường như chỉ có hai đạo TC và PG chủ trương tu sĩ độc thân. Đạo Du Già Do Thái, từ thời cổ đại cho đến nay vẫn chủ trương khả năng sinh sản, đẻ ra c̣n đàn cháu đống là một nhu cầu cấp bách để tự vệ, và hành động diệt dục bị coi như là không yêu nước, nếu không là phản quốc. Thậm chí sự vung phí tinh dịch, hay khi xuất tinh mà rút dương vật ra ngoài, không bắn tinh trùng vào tử cung của đàn bà, bị coi như tội thủ dâm (onamisme). Tội danh này bắt nguồn từ chữ Onan,ø tên người con trai của Juda, khi hành động loạn luân với chị dâu, đến lúc xuất tinh đă để cho tinh dịch xịt xuống đất (laissa son sperme se perdre à terre) (Genèse 38, 9) không cho người chị dâu thụ thai, để đẻ con nối dơi. Theo thánh kinh Do Thái, những kẻ nào giao cấu đến mức đạt khoái cảm tột độ (orgasme) mà rút dương vật ra khỏi cửa ḿnh của đàn bà (không bắn tinh trùng vào đó), tất sẽ bị thượng đế rút lại đời sống. Chính v́ thế đạo Du Già Do Thái đă nghiêm cấm luôn tṛ lắp đít (sodomie) của bọn đàn ông!
C̣n Hồi Giáo th́ giới hạn tục đa thê (polygamie), tối đa chỉ được lấy có 4 vợ thôi!
 
Riêng đạo Phật, lấy ngay đời sống của đức Thích Ca làm điển h́nh, và lấy lời dạy diệt dục của ngài làm phương châm chỉ đạo. Từ thuở khai đạo, giới tăng lữ nhất thiết phải sống cuộc đời độc thân. Con chim muốn bay cao trên bầu trời bao la chỉ cần đôi cánh rộng là đủ. Một người tu hành chân chính, muốn đạt ngộ cũng thế, ngoài 4 món cần yếu nhất là tứ vật dụng để độ thân, nhất thiết phải buông bỏ tất cả mọi vướng bận. Tối kỵ là đèo ḅng vợ con! (ái dục mạc thậm ư sắc)!
Như vậy, luật độc thân của PG đă mặc nhiên thành văn và được khẳng định kể từ giây phút Thái Tử Tất Đạt Đa bắt đầu xuất gia tầm đạo. Nhưng, theo định luật của thiên nhiên nước càng xa nguồn càng đục, đạo Phật càng xa gốc càng biến chất. Phật Giáo Nhật Bản có những trường phái đào tạo Shudô, các tu sĩ có trách nhiệm hướng dẫn đệ tử tân ṭng thường bắt chước thói lắp đít của Hy Lạp (pédérastie grecque). Tuy nhiên, ở Tây Tạng , các Đạt Lai Lạt Ma lại kết tội hành động đồng tính luyếng ái (homosexualité), hành động thủ dâm (masturbation), sự kích dâm bằng miệng, c̣n gọi là khẩu dâm, hay dùng miệng lưỡi để bú bộ phận sinh dục của nhau (fellation). V́ các bộ phận sinh dục được tạo cho con người chỉ cốt để sản xuất nhân loại. Vậy kẻ nào làm khác đi hay trệch hướng, tức sai với quan điểm PG, đều không được chấp nhận. Du vậy, các Đạt Lai Lạt Ma lại chấp nhận các biện pháp ngừa thai, và cho rằng hợp ...giáo lư!
 
Xa hơn một chút, nh́n về phía TCG, muốn chứng minh việc kết hôn của các tu sĩ có tính cách thích nghi với lời dạy của chúa Jésus, nên các nhà tôn giáo TC đă khẳng định luật độc thân trong giới tu sĩ chỉ là một sáng kiến muộn màng, mà các bộ kinh Phúc Âm, và giáo hội thời cổ sơ đă không hề đề cập đến.
Bởi vấn đề độc thân vốn là một đề tài đă gây nên nhiều tranh căi bất ḥa trong cộng đồng tu sĩ từ thuở sơ khai của TCG, và từ thuở đó đến nay vẫn chưa hề có một kết luận chung cục nào, bác bỏ hay hợp thức, nên phái Chính Thống (Orthodoxe), là phái duy tŕ truyền thống, đă phải chọn một giải pháp úp mở hết sức mơ hồ, cho rằng tu sĩ có thể kết hôn, ngược lại các giám mục bị cấm kỵ.
Ngoài ra, thái độ lưng chừng này c̣n thể hiện trong câu Các tu sĩ (prêtres) cam đoan không kết hôn, trong khi các thầy tu khổ hạnh, tu kín (moines) tuyên hứa không bao giờ hành động t́nh dục. Đọc câu này, ta phải động năo phân biệt sự độc thân của các tu sĩ khác với lời nguyện trinh bạch (voeu de chasteté) của các thầy tu khổ hạnh. Sự khác nhau như thế chẳng phải không đáng kể. Nhưng một số tu sĩ người Phi Châu hay Á Châu lại cho rằng: như thế có nghĩa họ không được phép chính thức lấy vợ, song họ không bị cấm giao hợp với đàn bà, miễn là không sinh con đẻ cái th́ thôi!
 
Ngoài ra, đọc kinh Phúc Âm TCG, ta thấy chẳng có điều nào xác nhận hay phủ nhận chuyện vợ con của chúa Jésus. Vấn đề hôn nhân của các thánh tông đồ cũng không hề được tiết lộ rơ ràng. Có thể lúc bấy giờ các thánh tông đồ đều đă kết hôn, song vẫn không ngớt lời tán tụng những kẻ chịu thiến cái của nợ của ḿnh đi, để trở nên hoạn sĩ (eunuque) v́ lư tưởng tôn thờ Thượng Đế.
Nhưng kiểm điểm kinh Phúc Âm (Évangile), ta có thể đếm được tới 600 lần dùng chữ t́nh yêu (amour). T́nh yêu trong TCG có lẽ là một trong số các mục tiêu quan yếu nhất, nên trong thánh kinh đă chính thức có bài tụng ca t́nh yêu (Hymne à lamour) của thánh St. Paul (1 Corinthiens, chapitre 13). Tựa bài thánh ca này đă gợi hứng cho Éùdith Piaf viết nên bài trường ca vận thử (épitre), thường được tụng đọc trong nhiều cuộc lễ hôn phối lớn lao, long trọng nhà thờ, mở đầu trước cho bản nhạc ca ngợi t́nh yêu của Jacques Brel : Quand on na que lamour! (Khi ta chỉ có t́nh yêu!).
Về phần thánh Paul, tuy là người sống độc thân, nhưng ngài vẫn khuyên những ai không thể diệt dục được th́ hăy cứ lấy vợ. V́ thà lấy vợ c̣n hơn bị đốt cháy (1 Corinthiens 7, 9). Ngoài ra, ngài c̣n nói với Corinthe: Nếu ta thiếu t́nh yêu, ta không là ǵ cả! ( Sil me manque lamour, je ne suis rien)!
Bởi chủ trương của TCG như thế, nên ta không lấy làm lạ , tín đồ TC ( kể cả Tin Lành) thường tổ chức lễ hôn phối tại nhà thờ. Đối với TCG, nếu đó là một truyền thống tốt đẹp, lâu đời; th́ ngược lại, việc người Phật tử bắt chước, đua đ̣i đem nhau đến chùa làm lễ cưới hoàn toàn lố bịch. Bởi từ căn bản giáo lư, cửa chùa đă gọi là CỬA KHÔNG, và đạo Phật đă chủ trương diệt khổ, diệt dục, và giới tăng sĩ (chính cống) đă thoát ly gia đ́nh, nguyện xa lánh cuộc đời trầm luân khổ hải, đâu c̣n lư do nào để dứng ra thị thiền tác hôn cho trai gái lấy nhau! Ấy vậy mà mấy lúc sau này, từ trước năm 75, ở trong nước, cho đến tận bây giờ ở hải ngoại, bọn giặc thầy chùa vẫn bất chấp giáo lư, không sợ bị người đời phỉ nhổ, chỉ v́ chút tiền đảnh lễ nhỏ mọn, vẫn cứ trơ mặt đứng ra làm chủ lễ hôn nhân trước bàn thờ Phật!
 
Từ thời cổ đại, sự diệt dục đă được các tu sĩ của nhiều tôn giáo thực hiện (như Do Thái, Hy Lạp, La Mă), để khỏi gây ô nhiễm lễ hiến sinh. Đối với TCG, sự độc thân c̣n được coi như một bảo đảm ngăn ngừa tệ nạn thừa kế , cha truyền con nối, trong hàng ngũ giáo sĩ. Thuở sinh thời chúa Jésus đă thẳng tay công kích tệ đoan gia truyền của bọn đạo sĩ Du Già trong đền Jérusalem, đặc biệt là ḍng họ Lévi cưng quí , hưởng ưu đăi của Moise ; giống như giới tăng sĩ PG ở Ấn Độ đă chống phá kịch liệt tập đoàn cha truyền con nối của bọn đạo sĩ Bà La Môn.
Trong thế kỷ Thiên Chúa đầu tiên, v́ phần nhiều các tu sĩ đă lớn tuổi, có vợ con, và làm chủ gia đ́nh, nên giáo hội chỉ cấm các vị ấy tục huyền, không cho phép lấy vợ khác sau khi người vợ trước đă qua đời.
Giáo luật lâu đời nhất của TCG có đề cập đến sự độc thân của giáo hội đă do Hội Đồng Giám Mục địa phương ở Elvire (Tây Ban Nha) ban hành vào khoảng 300 năm sau TC. Trong đó có câu sau đây: Quyết định áp đặt sự cấm tiệt các hàng giám mục, các hàng giáo sĩ, và các thầy tư tế coi nhà thờ, cũng như các thầy tu đảm nhiệm công tác mục vụ lấy vợ và sinh con đẻ cái. Kẻ nào vi phạm sẽ bị trục xuất ra khỏi hàng ngũ giáo hội.
Đến Hội Đồng Giám Mục toàn cầu Nicée (concile de Nicée) giáo hội TCG La Mă cũng trục xuất luôn cả các tu sĩ đă tự hoạn (châtrés). Một giáo lệnh của Giáo Hoàng Sirice (384-399 sau TC) đă lên án hành động t́nh dục của các giáo sĩ như sau: Ta được biết, nhiều tu sĩ TC và thầy tu ḍng Lê Vi (Lévites, chuyên lo việc tư lễ ở giáo đường) sau thời gian thụ phong ít lâu đă lấy vợ, sinh đẻ con cái và làm thương măi cách hổ thẹn...Tất cả chúng ta đều liên hệ với nhau, cả tu sĩ lẫn thầy tư tế Lê Vi, nguyện dâng hiến trọn con tim lẫn thể xác trinh bạch, thanh khiết lên Thượng Đế, để làm cho Ngài hài ḷng trong những buổi lễ hiến sinh mà chúng ta thường dâng lên Ngài hằng ngày...
 
Từ thế kỷ V đến thế kỷ VII, các Giáo Hoàng và các Hội Đồng Giám Mục phải thường xuyên không ngớt nhắc nhở các tu sĩ nghĩa vụ sống độc thân. Sự kiện này khiến chúng ta có thể h́nh dung ra được tính cách cấp bách ra sao, và sự vi phạm giáo luật với số lượng tu sĩ phạm giới luật đă đông đến mức độ nào.
Nếu từ năm 692 giáo hội TCG Đông Phương đă công khai chấp nhận cho các tu sĩ được quyền lấy vợ (Hội Đồng Giám Mục Quinisexte ), th́ đến năm 1123, giáo hội TCG Tây Phương vẫn c̣n duy tŕ sự cấm đoán ấy. Hội Đồng Giám Mục Toàn Thế Giới Latran, nhóm họp lần đầu tiên đă công bố một quyết định rơ rệt: Chúng ta cấm chỉ tuyệt đối các tu sĩ, các thầy tư tế (diacre) và các phó tế (sous-diacre) không được sống chung với vợ không chính thức, vợ chính thức, hay sống chung với những người đàn bà khác.
Kể từ Hội Đồng Giám Mục Vatican II, giáo hội TCG cho phép các thầy tư tế được lấy vợ, nhưng các linh mục vẫn phải nghiêm tŕ giới luật độc thân. Tại một vài quốc gia có nhiều linh mục đă phá giới, lấy vợ và đẻ con lũ khủ như thời Trung Cổ. Tuy biết vậy, nhưng giáo hội chỉ có thể làm lơ, chớ vẫn không thể nào gia giảm được luật độc thân.
Theo tôi, rồi đây, trước hay sau ǵ , các vị Giáo Hoàng và các vị Giám Mục cũng phải chấp nhận hay hủy bỏ truyền thống cổ xưa này. Đây là một vấn đề cực kỳ khó khăn, nghiêm trọng. Nếu chấp nhận tất sẽ không tránh khỏi nguy cơ tràn ngập gia tăng. Ngược lại, nếu bác bỏ th́ sẽ gặp nguy cơ chia rẽ và ly giáo của thành phần TCG bảo thủ.
Tóm lại, hiện nay vấn đề hôn nhân của giới tu sĩ TCG đang là một thử thách nghiêm trọng nhất cho giáo hội TCG La Mă trong những thế kỷ sắp tới.
 
KHÁI NIỆM THANH KHIẾT
 
Như trên đă tŕnh bày, sự độc thân của giới tu sĩ PG và TCG nhắm 3 mục đích cụ thể:
- Không vướng bận thê nhi, thê tróc tử phọc, để dành hết th́ giờ lo việc mục vụ hay Phật sự.
- Không tạo ra tệ nạn cha truyền con nối,gia đ́nh trị trong tôn giáo, như ḍng họ Lévi trong đạo Du Già Do Thái, hay như gia đ́nh Sakyapa, PG Tây Tạng, đă truyền tử lưu tôn đến 930 năm rồi.
- Giữ vẻ thanh khiết trong sự thờ cúng.
Nhưng thanh khiết vốn chỉ là một khái niệm, có tính cách trừu tượng, khó thẩm thấu vào được những bộ óc bă đậu, chuyên ăn no vác nặng. Bởi vậy, cần phải cụ thể hóa khái niệm thanh khiết của tôn giáo, trước hết bằng sự độc thân của các tu sĩ. Tuy nhiên, chỉ sống độc thân vẫn chưa đủ gây niềm tin cho người mộ đạo, người tu sĩ c̣n phải ăn chay, hay ăn kiêng.
Ăn chay và ăn kiêng là hai chuyện khác nhau. Ấn Giáo và Phật Giáo chủ trương ăn chay. Các đạo Du Già, TC và Hồi giáo chỉ ăn kiêng. Nhiều tín đồ PG thường tỏ vẻ hănh diện cho rằng: ăn chay là để diệt dục (?!).
Thực là sai lầm thảm hại! Theo tôi, có thể bọn giặc thầy chùa VN đă nhồi sọ sự sai lầm mù quáng này cho các hàng đệ tử, với thâm ư đề cao tính cách thiêng liêng, thanh khiết của sự ăn chay. Trước hết, nên nhớ , thuở sanh tiền Đức Phật không hề ăn chay, và cũng chẳng cần ăn kiêng. Bữa thọ thực cuối cùng, ngài đă dùng món thịt heo rừng, rồi bị đau bụng!...
Tuy nhiên, chủ trương không sát sinh của ngài rất minh bạch. Không tự tay giết các loài vật để ăn thịt. Nhưng, nếu có ai dâng cúng vật thực thịt thà, ngài vẫn dùng như thường. Tại sao?
Bởi dục vọng và ác nghiệp vốn xuất phát từ cái đầu, trong tư tưởng; chớ không do cái bao tử, nhất là không bởi miếng thịt hay miếng cá! Sự thanh khiết cũng thế. Thanh khiết trong tâm hồn quí báu hơn thanh khiết thể xác. Thí dụ:Một con vợ đầu bù tóc rối, lỗ mũi tám gánh lông, thối tai hôi nách, nhưng cả đời nó chỉ ngủ duy nhất với một người đàn ông lúc nào nó cũng thương yêu, tôn thờ như thần tượng, theo tôi, có lẽ quí hơn một con đàn bà thân xác lúc nào cũng láng cóng, thơm phức mùi nước hoa, nhưng trong tư tưởng luôn luôn đồng sàng dị mộng, thoáng một cái đă phóc đi ngủ với trai!
 
Nguồn gốc tục ăn chay, có lẽ phát xuất từ Ấn Độ. Nhưng trong thời Vệ Đà chưa có tục này. Vệ Đà vốn là một tín ngưỡng ra đời trước Ấn giáo, xuất hiện khoảng thế kỷ VI trước TC với nguyên tắc không làm hại (Phạn ngữ: ahimsâ, Pháp ngữ: non-nuisance), hay là không sát sinh.
Nguyên tắc này đă được đạo Phật và đạo Jane (Janisme) ( như 2 chiï em song sinh) tôn thờ, dùng làm giáo lư căn bản. Tuy nhiên giới tăng sĩ PG phái Tiểu Thừa, cũng như các giáo sĩ tu khổ hạnh TCG, thường dùng rất ít món ăn có chất thịt (coi như sinh ra những khát vọng thô bạo và gây trở ngại cho việc tham thiền). Trong kinh Lankâvatâa Sutra hay các Thiền Đường cũng có những điều khuyên như thế.
Nhưng vấn đề ăn chay là một giới luật cực kỳ khắt khe đối với tín đồ đạo Jane. Họ phải luôn mang trên miệng một chiếc mạng nhỏ để ngừa những con vật nhỏ như ruồi, muỗi... bay vào mồm. Khi tín đồ đạo Jane uống nước , họ phải lọc nước giếng thật kỹ, để tránh uống nhằm những sinh vật vi ti sống trong nước. Họ không dám ăn những loại củ mọc dưới đất, v́ có thể chứa sâu bọ. Họ cũng không dám dùng xe ḅ , v́ sợ bánh xe cán chết những sinh vật sống dưới đất. Thậm chí đến các loại rau, cải, tín đồ đạo Jane cũng cho là sinh vật, nên không được giẫm lên. Mục đích ăn chay và kiêng cữ tuyệt đối mọi thứ của tín đồ đạo Jane là để khỏi mắc tội sát sinh, hầu được giải thoát vĩnh viễn khỏi luật luân hồi.
Đối với các tín đồ Ấn giáo, luật Manou (quyển thứ 5), trên văn bản thấy ghi vào đầu kỷ nguyên Thiên Chúa, có nhiều điều rất lủng củng, mâu thuẫn. Chẳng hạn như cho phép các giới thấp kém, bần hàn trong xă hội muốn ăn ǵ tùy thích. C̣n 3 giới cao cấp ở trên (Brahman, Kshatriya, và Vaishya) chỉ được ăn những món thịt đă được dâng lên Thượng Đế trong lễ hiến sinh, hay đă được làm lễ cầu nguyện theo đúng nghi thức tôn giáo. Trong trường hợp vi phạm giáo luật, khi qua thế giới bên kia, kẻ ăn uống phạm pháp sẽ bị chính những con vật ấy xé xác...
Tóm lại, Ấn Giáo khuyên tín đồ nên kiêng ăn mọi thứ thịt, kể cả các loại thịt đă được phép cúng tế. Ngày nay tục làm lễ hiến sinh dâng thịt súc vật lên Thượng Đế đă không c̣n được tôn trọng nghiêm ngặt như thời xưa, khi luật Manou thịnh hành.
Hiện thời, dân số Ấn Độ đă lên đến trên 1 tỷ người. Trong số ấy có khoảng từ một trăm đến một trăm năm chục triệu người ăn chay, song phần đông đều là tín đồ Ấn Giáo. Luật cấm ăn thịt ḅ ( v́ Ấn Độ thờ ḅ cái) vẫn c̣n đến 800 triệu người tôn trọng. Thay vào đó, dân Ấn Độ được ăn thịt gà và thịt trừu thả cửa. Món thịt heo, người Ấn cũng như người Hồi, người Do Thái... chê dơ bẩn, không tinh khiết, nên không bao giờ ăn.
Từ trước đến nay, người VN chúng ta ở khắp nơi vẫn được ăn uống thoải mái, không bị bất kỳ một thứ giáo điều nào ràng buộc. Bởi dân tộc ta vốn chuộng sự chân thật, và cực lực bài xích những tṛ biểu diễn huê dạng, giả dối, bề ngoài. Tục ngữ ta đă có câu phản ánh rơ ràng điều đó: Aên mặn nói ngay c̣n hơn ăn chay nói dối !.
Nhưng ngược lại, cho đến tận bây giờ, sự ăn uống của người Ấn Độ cũng như người Do Thái vẫn c̣n bị hạn chế khắt khe từ lúc khởi sự làm món ăn cho đến khi rửa bát. Mỗi giai đoạn đều phải thực hành đúng theo lời dạy trong thánh kinh. Thậm chí dân Do Thái, cùng một tín ngưỡng Du Già, nhưng luật ăn uống cũng khác nhau tùy theo thành phần.
Trước đây không lâu, một người Ấn Độ, thuộc thành phần Bà La Môn (Brahman) không bao giờ dám đi du lịch ở những xứ xa lạ, v́ không thể t́m được những món ăn thích hợp. Trong nước, mỗi lần đi đâu xa, họ đều phải đem theo thức ăn riêng của họ. Ở Ấn Độ, đă có hàng thế kỷ, người ta không sao t́m ra được một tiệm ăn. Tất cả đều chỉ ăn ở nhà, và ăn món ăn tinh khiết (?!) do chính ḿnh làm ra!
 Nhưng nay, trước làn sóng toàn cầu hóa và trước sự băng hoại niềm tin trầm trọng, dân Ấn Độ, Hồi Giáo và Do Thái, dù cuồng đạo đến cỡ nào cũng phải xét lại thái độ đối với các tập tục tôn giáo cổ truyền. Trên các chuyến hàng không liên lục địa, ta thấy có nhiều người Hồi giáo, Ấn giáo và Du Già Do Thái giáo đă mau chóng tạm dẹp giáo lư qua một bên, xực tuốt luốt, ngon lành những món thịt nguội nằm trong thực đơn do hăng tàu bay cung cấp!...
 
Bây giờ nói đến khái niệm thanh khiết của hai tôn giáo Phật và TC. Ta thấy, từ khởi thủy, giữa khái niệm và hành động, PG đă không bị vướng mắc chút nào. V́ PG đă không t́m cách cố che đậy xuất xứ trọc tu (có vợ con rồi mới đi tu) của Đức Phật. PG cũng không giấu diếm bữa thọ thực, ăn thịt heo rừng, cuối cùng của ngài. Bởi PG vốn lấy cái TÂM làm gốc, lấy sự CHÂN THẬT làm cứu cánh. Mọi thứ râu ria, lông lá huê dạng bên ngoài đều là đồ bỏ, không đáng kể!
Nhưng ngược lại, v́ TCG đă bỏ mất chữ TÂM ngay trên cơ sở giáo lư, và từ đầu các hàng giáo phẩm lại đă đánh mất luôn bốn chữ xích tử chi tâm, nên không khỏi bị sa vào ṿng vướng mắc, lúng túng giữa khái niệm với hành động, giữa giáo lư với thực tế.
* GHI CHÚ THÊM: Nên biết, cái xích tử chi tâm mà tôi nói đây chẳng phải là một thứ đặc sản tinh thần thuần túy Á Đông đâu nhé! Tôn giáo và triết học Tây phương cũng đă từng đề cập đến vấn đề này cách khá tường tận. Trong tác phẩmAinsi parlait Zarathoustra, chương Zarathoustra, với đầu đề:La Troisième Métamorphose [Sự biến thái (hóa thân) thứ ba], nhà đại hiền triết Đức, Frederic Nietzche - được coi như Trang Tử Tây Phương- đă nói cho chúng ta biết rằng một siêu nhân phải như là một đứa trẻ con (le surhomme doit être comme un enfant). Trong sự tán dương tinh thần trẻ thơ, ta c̣n t́m thấy trong kinh Phúc Aâm câu sau đây:Si vous ne devez pas comme des enfants vous nentrerez pas dans le Royaume. (Nếu các ngươi không phải như những trẻ thơ các ngươi sẽ không vào được nước Thiên Đàng) (Matthieu 18,3).
 
Bây giờ trở lại cái vướng mắc trong khái niệm thanh khiết (Immaculée Conception) của TCG, chẳng khác nào con cá mắc lưới của gă thuyền chài gian ác, đă vùng vẫy hàng mấy ngàn năm rồi vẫn không sao thoát ra nổi. Đó là khái niệm đồng trinh, thanh khiết hoài thai của bà Marie. Từ hai ngàn năm nay, khái niệm này đă được các nhà lănh đạo tôn giáo áp đặt thành một niềm tin bất khả tư nghị, bất khả kháng biện. Như thế, các tác giả viết thánh kinh và các nhà lănh đạo tôn giáo đă đạt được một sự hợp lư là: Nếu mẹ thanh khiết th́ con cũng thanh khiết. Đúng theo thuyết bệnh gia truyền, và đúng theo lư luận cha nào con nấy, hay rau nào sâu nấy!
Nhưng, dù vậy, khái niệm này vẫn rơ ràng hoàn toàn hoang tưởng và sai sự thật, phản thiên nhiên, mất cơ sở khoa học.
Trong sắc lệnh Ineffabilis Deus của Giáo Hoàng Pie IX , ban hành ngày 8. 12. 1854, đă nêu vấn đề Đức Mẹ Đồng Trinh theo khoa miễn dịch học (immunologie), cho rằng bà Marie đă được pḥng vệ bảo toàn thanh khiết, miễn nhiễm (praeservatam immunem) đối với mọi nhơ bẩn của tội tổ tông, tức tội ăn trái cấm và làm t́nh làm tội nhau của ông Adam và bà Eve, trong vườn Eden. Lời tuyên bố này của đức Giáo Hoàng, nếu chiếu theo khoa vi sinh vật học (microbiologie) và khoa tội phạm học (criminologie) đều chẳng hợp lư chút nào.
Nhưng, nếu quả thực bà Marie đă được một huyền lực siêu nhiên nào đó của Thượng Đế, ban phép cho có chồng, đẻ con mà vẫn không bị mất trinh, th́ nếu bà không phải là một mụ phù thủy, cũng phải là một bà nữ thần như Diane hay Athéna trong thần thoại cổ Hy Lạp. Như thế, tức thị TCG đă mất tính chất độc thần, và đương nhiên trở thành một loại tôn giáo đa thần (polythéisme) như Hy Lạp hay Ấn Độ. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến vụ án mạng đă xảy ra năm 1857, ngay trước nhà thờ Saint-Etienne-du-Mont, đức Tổng Giám Mục Mgr. Sibour đă bị một linh mục thuộc phe chống khái niệm thanh khiết ám sát chết, vừa hô to khẩu hiệu: Pas de déesse! (Không có nữ thần!).
Theo thiển kiến của tôi, lập trường của giáo phái Tin Lành đối với bà Marie, chỉ coi bà như một đấng nữ lưu khả kính, nhưng không hoàn toàn thánh thiện, có lẽ là một lập trường đứng đắn nhất về sự thanh khiết!