Theo tôi, chính tâm trạngsợ chết của loài người là nguồn gốc sinh ra tất cả các
loại tín ngưỡng, các h́nh thức tôn giáo, các loại ông trời, thiên thần, ác quỉ,
thiên đàng và địa ngục linh tinh...Sau đó, giới tu hành mới tiếp tục khai thác
khía cạnh tâm lư ham sống của loài người, bằng cách bày ra món hàng hồi sinh.
Thực ra, trong thâm tâm, mọi người đều thừa biết hễ có sinh tất có tử, chẳng
khác nào vở tuồng trên sân khấu, đă mở màn tất phải có hạ màn. Từ vua quan,
quyền uy, giàu sang tột đỉnh cho đến hạng cùng đinh chẳng ai thoát khỏi bàn tay
của Tử Thần. Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?!
Đành vậy, nhưng nếu sau khi chết lại được hồi sinh, làm kiếp người lần nữa, th́
c̣n ǵ khoái bằng. Ai dại ǵ từ khước, dù vẫn biết nội dung giáo thuyết này chứa
đựng nhiều điều huyễn hoặc, dị đoan, hoàn toàn phản khoa học, và phản thiên
nhiên!
Vậy,thuyết hồi sinh (résurrection) đă ra đời tự bao giờ, xuất phát từ đâu, và do
tôn giáo nào xướng xuất ?
Theo Darwinisme, thuở Hồng Hoang (Big Bang) đă diễn ra cách nay trên 12 tỷ năm.
Khởi thủy, loài người chỉ là một giống hầu nhân (primates), chẳng khác ǵ các
loài động vật có vú, trên mặt đất này. Thuở đó, giống hầu nhân ăn tạp đủ thứ, từ
thịt đồng loại đến thịt các loài vật khác. Đó là một sự tự nhiên chẳng khác nào
con cọp ăn thịt con nai, con sói ăn thịt con cừu, hay trời mưa, cuồng phong, động
đất v.v...Đối với các loài vật vô tri giác, cái chết chẳng phải là một nỗi sợ
hăi, đau đớn. V́ thế, giống hầu nhân, thủy tổ loài người, lúc bấy giờ cũng chẳng
hề biết đến cái chết là ǵ. Nhưng khi loài hầu nhân bước vào tiến tŕnh thành người,
có lẽ khởi từ thời homo-sapiens, mới bắt đầu thoát khỏi trạng thái
vô thức (inconscience) để lần hồi trở nên có ư thức khổ đau (conscience
souffrante). Từ đó, con người là loài động vật có vú duy nhất trong vũ trụ biết
đến sự chết, không chấp nhận cái chết, và cố t́m mọi cách trốn chạy trước cái chết,
và sau đó không chấp nhận làm nô lệ trong không gian, và bị trói buộc vào thời
gian.
Nhưng càng chống chọi với tử thần, con người càng cảm thấy đau khổ, và lo sợ hăi
hùng, khi nhận thấy ḿnh nhất định sẽ phải chết. Khoa học y dược tân tiến ngày
nay chỉ có thể giúp loài người kéo dài thêm sự sống, chớ không sao thoát khỏi
bàn tay của tử thần. Đó là nguyên nhân cốt lơi khiến con người đă phải bám vào
tôn giáo, coi như một cứu cánh, mặc dù trong thâm tâm ai cũng thừa biết rất mong
manh, huyễn hoặc. V́ chính bản thân các nhà đại lănh tụ tôn giáo như:Moise,
Jésus Christ, Phật Thích Ca, Mahomet v.v... cũng đều phải chết như các loài sinh
động vật khác, hà huống ǵ mấy kẻ tu hành lau nhau thời nay!
Vậy, sự bám víu của con người vào tôn giáo chẳng phải mong được thoát chết mà
chỉ cầu t́m một lời giải đáp hữu lư về sự hồi sinh.
THUYẾT HỒI SINH TRONG CÁC TÔN GIÁO
Trước hết, ta thử t́m hiểu xem đạo Du Già, nguồn gốc của đạo Hồi, và Thiên Chúa
đă nhận thức về sự hồi sinh ra sao. Từ thuở xa xưa măi đến khi ngôi đền
Jérusalem bị La Mă phá hủy lần thứ nh́, năm 70 sau TC, người Do Thái mới bắt đầu
nghĩ đến vấn đề hồi sinh. Đọc thánh kinh Torah ( Cựu Ước ) và các sử sách của Do
Thái, ta thấy chắc chắn khái niệm này đă manh nha sau khi vua Hy Lạp Antiochos
IV, gọi là Épiphane, ban hành lệnh cưỡng bách người Do Thái phải từ bỏ mọi phong
tục, tập quán riêng như tục cắt da bọc qui đầu, lễ Sabbat, ăn kiêng v.v..., đồng
thời phải thực hành các lễ tục Hy Lạp, phải ăn thịt heo cúng tế mỗi tháng nhân
lễ sinh nhật của nhà vua. Người nào bất tuân lệnh đều bị xử tử h́nh.
Thánh thư Do Thái Siracide kể chuyện một người
tên Éléazar, 90 tuổi, bị cưỡng bách phải nhai một miếng thịt heo, ông ta đă phun
ra , thà chịu chết, và nói:Tôi để lại cho giới trẻ một bài học tự nguyện chấp
nhận một cái chết đẹp, hào hùng, để bảo vệ thánh luật thanh khiết! (v. 28).
Khoảng năm 160 trước TC, 7 anh em nhà Maccabées đă bị quân cai trị Hy Lạp dùng
nhục h́nh tra tấn dă man và nhét thịt heo vào họng trước mặt bà mẹ, một người
trong số đă cương quyết hô to: Quân gian ác (scélérat), bay có thể tiêu diệt
cuộc sống hiện nay của chúng ta, nhưng vua của vũ trụ sẽ cho chúng ta được tái
sinh trong một cuộc sống vĩnh cửu, v́ chúng ta đă chết cho luật của ngài,. (2
MaccabéeS 7,9).
Trong thời kỳ biến loạn, bị đàn áp, giết tróc thảm thương ấy (167-164), một
người Do Thái đă viết một quyển sách đặc biệt nhắm mục đích củng cố đức tin, yểm
trợ tinh thần cho những người tuẫn tiết, sẵn sàng chấp nhận bị hành quyết, bằng
cách nêu lên viễn ảnh ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế. Người Do Thái nào
đă liều chết duy tŕ thánh luật sẽ được Thượng Đế thưởng công cho hồi sinh, và
sau này linh hồn sẽ trở nên bất tử, sống lại đời đời. C̣n những kẻ nào vi phạm
luật Moise sẽ bị chết vĩnh viễn, và bị trở thành các loài dă thú.
Như vậy, ta thấy khái niệm hồi sinh của Do Thái đă bắt nguồn từ lịch sử dân tộc,
chớ không bởi nguyên nhân tôn giáo. Nhưng hồi sinh mà thể xác không được phục
hồi, cho sống lại, đối với người Do Thái là một chuyện khó tin. Lúc bấy giờ
trong vùng này có hai khuynh hướng tín ngưỡng quan trọng, một của Ai Cập, một
của Ba Tư. Người Ai Cập quan niệm tái sinh cả linh hồn lẫn thể xác, nhưng không
hồi sinh ngay sau khi chết. V́ thế người Ai Cập đă có tục săn sóc xác chết chu
đáo, tô điểm cho đẹp, rồi ướp xác (momifier) và dâng cúng thực phẩm, đặt trong
nhà mồ, cho người chết, với hy vọng cái xác ấy sau này sẽ được hồi sinh cùng với
linh hồn như thuở xưa trên mặt đất. Do khái niệm hồi sinh này, các Đại Đế
Pharaons Ai Cập đă xây nên những kim tự tháp (pyramides) làm lăng tẩm, và trở
thành một trong số 8 kỳ quan nổi tiếng khắp thế giới.
Về phần người Ba Tư, họ quan niệm sự hồi sinh sẽ diễn ra trong ngày phán xét
cuối cùng. Theo thánh kinh Avesta (Yasht 19, 11 và 90), đến ngày nghiêm trọng đó
thế giới sẽ được phục hồi, cải tiến và không c̣n biến chất sa đọa nữa. Khi đó
con người sẽ được hồi sinh, và các loài sinh vật sẽ trở nên bất tử. Như vậy,
khái niệm hồi sinh của Ba Tư rơ ràng chỉ duy nhất có một lần, rồi dứt tuyệt
luôn.
Ngược lại, Ấn giáo và PG (luật samsâra) chủ trương có nhiều kiếp luân hồi, nối
tiếp theo nhau liền lĩ như một chuỗi xích vô cùng tận. Theo Phật, đó là một khổ
đau lớn lao, nghiêm trọng hơn hết tất cả mọi thứ khổ đau khác. V́ vậy, ngay khi
c̣n tại thế, ngài đă phải cố gắng tu tập, chẳng những để giải thoát kiếp này mà
c̣n để phá tan chuỗi xích nghiệp chướng luân hồi liên miên bất tận ấy.
Trước Karl Marx ba ngàn năm, dân Hébreux đă tin tưởng chỉ có thiên đàng nơi hạ
giới. Trong thiên đàng của Hébreux, thượng đế ban cho đầy đủ sữa và mật, dồi dào
đến thừa mứa, mọi người đều có quyền tha hồ hưởng thụ tùy nhu cầu (Exode 16,16).
C̣n hạnh phúc, thượng đế cũng hứa sẽ ban cho con cái của ngài ngay trong cuộc
sống hiện hữu trên mặt đất, chớ không phải t́m đâu xa ở tận măi trên trời. (Niềm
tin này chắc chắn đă khắc sâu trong tiềm thức của cậu bé Marx, nên sau này Marx
đă khai sinh ra chủ thuyết vô thần, chủ trương thiên đàng vô sản tại thế ).
Đối với cái chết, người Do Thái quan niệm như một cơn hôn mê bất tỉnh lâu dài,
như một cuộc du lịch đến một nơi xa lạ, âm u kỳ bí trong ḷng đất, song không
phải địa ngục. Nơi đây, người thiện và người ác chung nhau chung sống lẫn lộn,
v́ các vụ thưởng thiện, phạt ác đă diễn ra ngay trong cuộc đời của mỗi người
rồi.
Trong thời kỳ Jésus, nhiều người Do Thái, như tín đồ giáo phái Xa Đo (Saducéen)
của Do Thái, không bao giờ chịu tin chuyện hồi sinh, hay con người có kiếp sống
thứ hai. Thánh kinh (chương Mathieu 22, 23) viết nguyên văn: Tín đồ Xa Đo nói
không
có sự hồi sinh. Nhưng ngược lại, dân Pharisien (người Do Thái sùng nghi thức
đạo) vẫn tin vào sự hồi sinh, bởi sau khi chết 3 ngày Jésus Christ đă hồi sinh,
và trước khi chết ngài c̣n hứa cho tên ăn cắp trên cây thập tự giá được lên nước
thiên đàng.
Từ đó hai khái niệm: thiên đàng và hồi sinh bắt đầu xảy ra sự cạnh tranh. Ngay
từ đầu, các đạo sĩ Rabbins đă vận dụng hết tài hùng biện, công kích thiên đàng
chỉ là một huyễn tượng, không tưởng (utopie), trong khi đó ngược lại, hồi sinh
là một sự thực đă được thể hiện cụ thể qua sự phục hồi đền thờ (temple )
Jérusalem, và sự tái sinh quốc gia Israel năm 1948. Kết luận các đạo sĩ Rabbins
c̣n ví Đạo Du Già như linh hồn và Israel là thân thể đă được tái sinh trọn vẹn.
Dù vậy, nhưng khái niệm thiên đàng vẫn phát triển mạnh trong tâm thức con người
hơn khái niệm hồi sinh. Bởi lẽ khá dễ hiểu, khi tin tưởng hồi sinh, người ta sẽ
không khỏi giật ḿnh nghĩ tới con số khổng lồ hàng triệu tỷ người đă chết từ
2000 năm nay, bây giờ đồng loạt sống lại, th́ quả đất này sẽ bị loài người bu
dầy đặc chẳng khác nào cục mật bu đầy kiến. Làm sao sống ?!
Như thế, khái niệm về hồi sinh của hai đạo Du Già và TC có phần khác với đạo
Hồi. Theo lời giảng dạy trong kinh Coran, sự hồi sinh có vẻ riêng rẽ cá nhân,
mỗi người đến với Thượng Đế Allah trong ngày hồi sinh (19,95). Allah tiếp nhận
linh hồn của loài người vào lúc chết (39,43) . Do đó thể xác con người không thể
hồi sinh để trở về trái đất. Đối với những người thiện hảo (hay thánh tử v́ đạo)
sự hồi sinh sẽ là một ngôi vườn vĩnh cửu (jardin déternité) (19,61), thiên đàng
trong kinh Coran được mô tả rất phàm tục, tràn trề nhục dục với các nàng kiều
diễm lệ trinh trắng, y phục lụa là, ṿng vàng đầy tay, vui chơi trong vườn trồng
đầy chuối (bananiers) và những cây táo ta (jujubiers)... Để thực hiện việc phối
hợp giữa thiên đàng và hồi sinh, kinh Coran đă khéo léo liên kết địa điểm lư
tưởng với thời gian thích nghi của tuổi thanh xuân bất tận. Đọc kinh Coran, các
tín đồ sẽ t́m thấy trong đó những trang giai nhân tuyệt sắc với đôi mắt to đầy
quyến rũ.(56,21,22).Trong thiên đàng Hồi giáo cũng có cả mật ong, với đủ các
loại chim muông muôn sắc, líu lo...
HÓA KIẾP, THÁC SINH
Mới nghe qua hai danh từ hồi sinh (résurrection) và tái sinh (réincarnation),
nhiều người lầm tưởng chỉ là một. Nhưng thực sự ư nghĩa hai từ đó khác nhau khá
rơ rệt. Trước hết khác nhau về nguồn gốc. Khái niệm đầu thai (réincarnation)
phát sinh từ Ấn Độ (có người cho là của Hy Lạp). C̣n khái niệm về hồi sinh
(résurrection) bắt nguồn từ đạo Du Già Thiên Chúa. Đầu thai (hay c̣n gọi cách
văn hoa là: hóa kiếp, thác sinh) là một từ ngữ diễn tả cách huyền bí về sự nhập
xác (một lần duy nhất) của đức Chúa Trời vào h́nh hài cậu bé Do Thái tên Jésus
Christ, con bà Marie và ông thợ mộc Joseph. C̣n lần Jésus chết đi sống lại (cũng
duy nhất) không thể gọi là đầu thai được, mà gọi là hồi sinh, và giới tín đồ TCG
gọi là phục sinh (Pâques) (résurrection) . Như thế, sự hóa kiếp, hay thác sinh,
hay c̣n gọi nôm na là đầu thai kiếp khác (réincarnation), có nghĩa một linh hồn
sau khi chết tiếp tục lưu vong từ thân xác này đến thân xác khác qua nhiều kiếp
không giống nhau. Bởi vậy, tôn giáo Ấn Độ có tục gơ một nhát búa lên đầu của xác
chết trước khi hỏa táng, với dụng ư để cho linh hồn bay ra khỏi cái xác đă chết.
Người Ấn Độ gọi những hoạt động linh hồn như thế làSamsâra, dịch cách văn hoa
là: cùng đi chung một quăng đường, coi linh hồn chẳng khác nào như một cái rờ le
(relais) chuyền từ tay này sang tay khác, từ thân xác này sang thân xác khác,
trong một cuộc chạy đua tiếp sức từng toán. Sự đầu thai của linh hồn như thế, Ấn
Giáo gọi là hóa kiếp, thác sinh. C̣n PG, bắt chước Ấn giáo, nhưng gọi là tái
sinh (renaissant). Trong thuyết tái sinh của PG, ta thấy linh hồn người chết
chẳng khác nào một đốm lửa chuyền từ ngọn nến này sang ngọn nến khác.
Theo các nhà thần học, khái niệm đầu thai của Ấn Độ giáo đă xuất hiện từ khoảng
thế kỷ VI trước TC, tương ứng với thời kỳ dân chủ hoá cuộc sống vĩnh cửu (Cho
phép mọi người không phân biệt giai cấp sang hèn, sau khi chết đều được tái
sinh. Trước
kia, cuộc sống bất diệt chỉ dành riêng cho thần thánh, và các bậc vua chúa!), và
qui định trách nhiệm cho mỗi con người ( những kẻ ác sẽ đầu thai vào những thân
xác tật nguyền , bịnh hoạn; những kẻ tốt đầu thai vào những thân người đẹp đẻ,
khỏe mạnh).
Tất cả tôn giáo phát sinh ở Ấn Độ như: Ấn Giáo, PG, đạo Jain, đạo Shik v.v...đều
rao giảng thuyết liên tục tái sinh. Trong Ấn Giáo, linh hồn người chết có thể
được đầu thai lên làm thần, thánh, làm người, hay súc vật, thậm chí đầu thai làm
cục đá, hay cây cối v.v... Đạo Phật cũng chủ trương như vậy, nhưng không có vấn
đề đầu thai làm cục đá hay cây cối!
Tất cả đều do cái nghiệp (karma). Thiện nghiệp sẽ giúp linh hồn người chết được
đầu thai kiếp sau tốt đẹp hơn, cao quí hơn. Ác nghiệp sẽ đẩy linh hồn người chết
vào kiếp đầu thai tồi tệ hơn.
Sự tái sinh như thế không phải là một ṿng tṛn đóng kín, mà là một cái ṿng
soắn trôn ốc đi lên hay đi xuống, chẳng khác nào giáo thuyết bí truyền của giáo
phái thần triết Hy Lạp (Orphée), phát sinh khoảng thế kỷ VI trước TC. Theo giáo
thuyết bí truyền của phái này, linh hồn con người bất tử, chuyển dịch tử thể xác
này sang thể xác khác của loài người hay loài vật. Nhưng mỗi lần đầu thai, linh
hồn con người phải trải qua một thời kỳ sám hối để chuộc tội và tẩy uế dưới địa
ngục. (Thời Trung Cổ, TCG La Mă đă dựa theo giáo thuyết này để lập ra những
Purgatoire (ngục chuộc tội, dành cho những người bị ṭa án dị giáo xử tội).
Ngoài ra, ta c̣n thấy tín điều này củng có ghi trong luật Manou của Ấn Giáo.Theo
Ấn giáo cũng như theo giáo phái Orphée, con người muốn được thưởng malus- bonus
thăng cấp trong cuộc đầu thai rất khó; nhưng ngược lại, chỉ cần một vi phạm nhỏ
nhoi cũng bị tụt cấp hết sức dễ dàng, chẳng khác nào ta lao xe xuống dốc không
phanh!
Giáo điều của đạo Orphée dường như đă vượt khỏi ranh giới Ấn Độ, bành trướng
rộng răi trong các tôn giáo Thiên Chúa và Hồi giáo, kể cả trong các giới dị
giáo. Trong thời Trung Cổ TCG La Mă, giáo phái Ca Tha (Cathares) tin tưởng vào
thuyết
tái sinh luân hồi của Ấn Giáo, PG và đạo Orphée, nên đă không sát sinh các loài
vật, v́ lo ngại biết đâu chẳng có linh hồn một người đang đầu thai trong kiếp
con vật ấy. Trong giới Hồi giáo, những bộ tộc Alaouites ở Syrie (đồng đạo của
tổng thống El Assad), và bộ tộc Druzes cũng chia sẻ quan niệm tín ngưỡng tái
sinh ấy. Tiêu biểu nhất, xin dịch vài câu thơ của một thi sĩ nổi danh từ thế kỷ
XIII, của A Phú Hăn, tên Jalâl al Din Rumi (1212- 1273):
Khi ta là phiến đá, ta chết để trở nên cây cối.
Khi ta là cây cối, ta chết để lên hàng thú vật.
Khi ta là thú vật, ta chết được trở nên làm người.
Vậy, tại sao ta sợ? Khi chết ta mất những cái ǵ?
Trong phép thần thông Kabbale bí truyền, để giao lưu với giới thần linh, của các
đạo sĩ, tín đồ cuồng đạo, và ngộ đạo Do Thái cũng đă dành cho thuyết đầu thai,
tái sinh một vị trí khá rộng răi. Ảnh hưởng này đến từ Ấn Độ hay Hy Lạp ? Cho
đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu tôn giáo, hay thần học nào trả lời minh bạch
câu hỏi này. Nhưng theo tôi, qua các chứng liệu nêu trên, thiết tưởng ai cũng có
thể tự rút lấy một kết luận hợp lư cho chính ḿnh.
THIÊN ĐÀNG VÀ NIẾT BÀN
Khi luận về đời sống vĩnh cửu, đa số tín đồ các tôn giáo (Du Già,TC,PG, Hồi
giáo, Aán Giáo...) thường nghĩ đến sự bất tử của linh hồn. Thế nhưng, theo tôi,
khái niệm về linh hồn bất tử lại do vị thánh triết Platon của Hy Lạp khai sinh.
Khái niệm của Platon về con người có tính cách nhị nguyên, gồm cả linh hồn và
thể xác. Nhưng ông chỉ muốn giải cứu cho linh hồn mà thôi.
V́ thế giữa Platon và Thích Ca với Jésus có nhiều dị biệt. Thích Ca và Jésus tin
tưởng vào sự tái sinh, nên muốn giải cứu cả linh hồn lẫn thể xác khỏi cái chết.
Đó là một ước vọng tuy có vẻ ngông cuồng, nhưng lại thể hiện rơ nét sự gắn bó
bất khả phân ly giữa linh hồn và thể xác. Sống cùng sống, chết cùng chết. Khi
hồi
sinh cũng hồi sinh cả cặp. Quả thực, cuối cùng, nếu linh hồn ta tồn tại mà không
có thể xác của chúng ta hiện hữu, th́ chúng ta sẽ ra sao?
Để minh giải vấn đề tái sinh cả linh hồn và thể xác, trong tác phẩm Brièveté de
la Vie, triết gia Sénèque đă dùng h́nh ảnh sau đây:Như cái vú sữa của người mẹ
đă nuôi dưỡng và tạo nên một đứa trẻ, nhưng sự tạo tác đó không phải để nó sống
bám vào cái vú sữa ấy măi măi. Chẳng khác nào cái thân xác mà chúng ta đang sống
đây, theo thời gian, từ trẻ thơ chúng ta trở nên già nua. Tuổi già làm cho chúng
ta chết đi, để tái sinh lần nữa vào một thân xác non trẻ mới khác.
Tuy nhiên, dù biện luận cách nào chăng nữa, trên thực tế, vấn đề thể xác tái
sinh thực là phản khoa học, không ai có thể hiểu nổi và chấp nhận được. Nếu thể
xác cũng tái sinh, th́ những kẻ khuyết tật bẩm sinh, bịnh hoạn, hay bị tật
nguyền do tai nạn xảy ra th́ sao? Họ có được phục hồi thể xác ṭan vẹn như những
người khác hay không? Nếu không, th́ sự công bằng và bác ái của Chúa, Phật ,
Yahweh và Allah... để ở đâu?!
Như vậy, theo tôi, thuyết linh hồn bất tử của Platon có vẻ như một niềm tin hợp
lư hơn.
V́ con người quá tha thiết với sự sống như thế, thậm chí khi chết rồi, thân xác
thối rữa đầy ḍi bọ, mà vẫn c̣n cố bám lấy linh hồn, tin tưởng linh hồn ấy c̣n
sống măi măi để được tái sinh đầu thai kiếp khác, nên các nhà tôn giáo và thần
học mới có lư do để bày ra ngày phán xét cuối cùng, thiên đàng, niết bàn, và địa
ngục...
Trước hết, nói về thiên đàng (paradis) của các đạo Du Già, Thiên Chúa và Hồi
giáo. Chữ paradis có lẽ là sản phẩm của Ba Tư. Khởi đầu, vào khoảng từ năm 560
đến 530 trước TC, Đại Đế Cyrus II, người khai sáng triều đại Achéménides (triều
đại Ba Tư trị v́ ở Anshan, nổi dậy chống các chúa tể ở Médie, để thành lập nên
đế quốc Ba Tư, một đế quốc rộng lớn nhất thời cổ đại, tồn tại măi cho đến khi bị
Alexandre chinh phục). Cyrus II được coi như
vua của các vị vua (roi des rois), mà thánh kinh Du Già và TCG đă gọi là Đấng
Cứu Thế Messie (v́ Cyrus II đă có công giải phóng cho dân Do Thái ở Babylone).
Đại Đế Cyrus II đă cho dựng lên ở Pasargadès một cung điện nguy nga, nằm giữa
một ngôi vườn ngự uyển lớn rộng, chung quanh có tường cao làm bằng đất sét vây
bọc (gọi là: pairidaeza), chỉ dành riêng cho hoàng gia và triều thần thưởng
ngoạn.
Sau đó, Darius (522-486 trước TC) cho xây dựng một cung điện thứ nh́ với vườn
ngự uyển khác tại thủ đô ở Persépolis. Từ đó, các loại ngự uyển kiểu Ba Tư phát
triển mạnh trên khắp các lănh thổ thuộc quyền cai trị của đế quốc Ba Tư, rồi lan
rộng sang cả các nước trong vùng Trung Á,và Ấn Độ dưới các triều đại Moghols
(đây là cách viết khác của chữ Mongol, quen dùng để chỉ các triều đại Timuride
Hồi giáo đă từng cai trị miền Bắc Ấn...).
Các ngự uyển này được coi như những ngôi vườn lạc thú, dành riêng cho các bậc
vương tôn, công tử quyền quí vui vầy hoan lạc với đông đảo cung phi mỹ nữ, lúc
nào cũng quây quần chung quanh.
Ngoài ra, c̣n có nhiều ngôi vườn ngự uyển với lăng tẩm tuyệt đẹp dành làm nơi an
nghỉ ngàn thu của các vị hoàng đế và hoàng hậu. Thí dụ như ngôi đền Taj Mahal ở
Agra (Ấn Độ), nơi có ngôi nhà mồ của hoàng đế và hoàng hậu Shah Jahan
(1628-1657), bằng cẩm thạch trắng tinh, nằm giữa một thảm cỏ xanh biếc (màu
tượng trưng của Hồi giáo), nổi tiếng là vườn địa đàng đẹp nhất thế giới.
Những vườn ngự uyển ấy cũng chẳng khác ǵ ngôi vườn trên thiên đàng của Allah,
dành sẵn cho các tín đồ ngoan đạo. Kinh Coran đă mô tả thiên đàng của Allah như
một nơi thâm nghiêm, kín cổng cao tường, trong đó có những suối nước tinh khiết
chảy không ngừng, những ḍng sữa ngọt,và rượu thơm không bao giờ đổi vị..., và
đủ các loại hoa quả bốn mùa v.v....(Coran 47, 15). Những ngôi vườn ấy trên thiên
đàng, Allah chỉ dành riêng cho các tín đồ ngoan đạo mẫu mực (les justes), chớ
không cho những kẻ giàu, và chỉ dành riêng cho những người ưu tú về đạo lư chớ
không
cho những kẻ có địa vị cao sang trong xă hội.
Như thế, ngôi vườn lạc thú trên thiên đàng của Allah, trong kinh Coran, trông
chẳng khác nào mấy hoa viên kiểu Ba Tư, vào thời đó đă lan tràn khắp vùng Cận
Đông. Trước đó ngót ngàn năm, kinh Sáng Thế (Genèse 2, 10-14) của các đạo Du
Già, Thiên Chúa cũng đă kín đáo mô tả cảnh thiên đàng tại thế không khác ǵ kinh
Coran bao nhiêu.
Ngoài ra, đọc cổ thư Hy Lạp, ta c̣n gặp thêm nhiều cảnh vườn lạc thú khác nữa ở
trần gian, mà các nhà viết kinh sách đă mô phỏng theo để xây dựng cảnh thiên
đàng trên trời của thượng đế. Truyện Dix Mille (retraite des Dix Mille) kể lại
cuộc rút lui nổi tiếng của mười ngàn lính đánh thuê Hy Lạp , sau cuộc bại trận ở
Cunaxa (-401) và cái chết của Cyrus le Jeune. Sau khi Cléarque chết, người chỉ
huy là Xénophon điều khiển cuộc rút lui đến bờ biển (cách xa tới 3.000 km) trong
7 tháng trời ṛng ră, đă khám phá ra nhiều ngôi vườn lạc thú (paradis), đáng kể
nhất là Célènes, thành phố ở Phrygie (tên La Tinh: Phrygia, vùng đất Trung Á, ở
cao nguyên Anatolie, nằm giữa Lydie và Cappadoce), và kể lại như sau: Nơi đây,
Cyrus đă có một lâu đài nguy nga đồ xộ, và một ngôi vườn lạc thú rộng mênh mông,
đầy dă thú, khi muốn săn bắn phải dùng ngựa. Giữa ngôi vườn địa đàng này là con
sông Méandre ngoằn ngoèo lượn khúc, trông rất nên thơ. (Anabase 1,2,7).
Đọc truyện này ta thấy Xénophon là tác giả đầu tiên đă biết sử dụng từ Hy Lạp
paradeisos, để nhái theo chữ Ba Tư:pairidaeza. Từ đó, các dịch giả kinh thánh
người Hy Lạp đă chuyển sang chữ Hébreu:gan để chỉ vườn Éden (vườn địa đàng),
nhưng đồng thời cũng để mô tả nước Do Thái (Israel) sau thời kỳ lưu vong: Đất tổ
là ngôi vườn của thượng đế. (La terre des ancêtres est le jardin de Dieu)
(Ezéchiel 28,13). Trong kinh bản tiếng Hébreu cũng có chữ pardès(rơ ràng bắt
nguồn từ chữ pairidaeza của Ba Tư ), là danh từ dùng để gọi những ngôi vườn ngự
uyển của nhà vua hay vườn lạc uyển của giới giàu có quí tộc
thiết trí theo kiểu Ba Tư.
Danh từ paradeisos của Hy Lạp được dùng trong lănh vực tôn giáo kể từ lúc bắt
đầu của kỷ nguyên TCG, khi mà đạo Du Già nhận thấy trong ngôi vườn địa đàng ấy
chẳng những màu mỡ, trù phú, lại không thuộc về thế gian và chỉ dành riêng cho
linh hồn các tín đồ ngoan đạo, kiên tín, tạm trú để chờ được phục sinh
(Résurrection) mà thôi. Chính trên ư nghĩa ấy, Jésus Christ đă bảo tên ăn trộm
dởm rằng: Hẳn là, ta nói với ngươi, hôm nay, ngươi sẽ cùng ta lên thiên đàng
(Luc 23,43).
Từ đó ngôi vườn địa đàng (paradis) đă rời khỏi mặt đất để bay bổng lên trời, và
cũng từ đó chữ paradis đă được dùng để dịch sang tiếng Bắc Phạn (sanskrits ) hay
tiếng Tàu để mô tả những nơi cực lạc mà các tôn giáo trong vùng Viễn Đông đă đem
ra rao giảng và hứa hẹn với tín đồ của họ như: Tây Phương Cực Lạc (Paradis de
lOuest) của Phật Di Lạc (Amitabhâ).
Như thế, mỗi tôn giáo đều có một thiên đàng của riêng tôn giáo ấy ở trên trời,
và h́nh dạng thiên đàng trong thánh kinh chỉ là thứ h́nh ảnh mô phỏng ngây ngô
theo các kiểu lạc uyển của người Ba Tư.
Nhưng c̣n Niết Bàn của đạo Phật th́ sao?
NIẾT BÀN LÀ G̀?
Nếu các đạo Du Già, TC và Hồi - cùng một nguồn gốc - đă có thiên đàng giống
nhau, th́ PG cũng có Niết Bàn. Nhưng Niết Bàn của PG, xét về nội dung lẫn h́nh
thức, đều không giống Thiên Đàng chút nào.
Trước hết, sự khác biệt ấy đă nằm ngay trong danh xưng.Thí dụ: NIRVANA (văn ngôn
Bắc Phạn), NIBBANA (văn ngôn Nam Phạn), VIMUTTI (giải thoát) có nghĩa: dập tắt
phiền năo, hết khổ. Hay c̣n gọi là: VIMUTTI (giải thoát), NIRODHA (dập tắt phiền
năo).
Nếu muốn thấy rơ hơn nữa sự khác biệt về ư nghĩa giữa Thiên Đàng và Niết Bàn,
thiết tưởng ta cần phải chiết tự. Chữ
NIRVANA gồm 2 phần: NI (ra) + VANA (rừng), nghĩa đen: ra khỏi rừng, nghĩa bóng:
ra khỏi rừng phiền năo, đau khổ.
Phàm một người đă bị lạc trong rừng rậm, chung quanh đầy rẫy ác thú, hùm, beo,
rắn rết, nước độc, cùng với những cạm bẫy hiểm nguy, hăi hùng trước mắt, không
dễ ǵ t́m được lối ra. Nhưng đó chỉ là rừng ngoài thiên nhiên. C̣n cái rừng
phiền năo, đau khổ trong tâm ta càng đáng sợ hơn và vô cùng khó t́m lối ra. Cái
rừng trong tâm này gọi là: SAMYOJANA (10 điều kiết sử, hay c̣n gọi là 10 điều
trói buộc), khiến con người không sao tự giải thoát được. Kết luận, người lạc
trong rừng c̣n có hy vọng ra được; nhưng khi đă lạc trong rừng phiền năo, khổ
đau rồi, vô phương thoát ra khỏi!
Vậy, tóm lại, Niết Bàn của PG chỉ là một h́nh dung từ, dùng để biểu diễn ư
nghĩa: dập tắt mọi phiền năo, khổ đau trong tâm hồn của mỗi con người. Như vậy,
ta phải hiểu trong tâm mỗi người đều đă có sẵn một Niết Bàn, nhưng đă bị u mê
che lấp, không nh́n thấy được, nên không ai đến được Niết Bàn. Để cho dễ hiểu và
hiểu một cách tường tận, chính xác hơn, tôi xin ví Niết Bàn trong tâm con người
chẳng khác nào Mặt Trời. Hằng ngày, từ thuở Hồng Hoang, Mặt Trời luôn luôn hiện
hữu trên không trung, đóng đúng vị trí từng sát na, để tỏa ánh sáng chói lọi,
rực rỡ, xuống thế gian. Thỉnh thoảng, v́ mưa gió, giông tố băo bùng, hay mây mù,
che khuất ánh mặt trời, khiến chúng ta u mê lầm tưởng: hôm đó, lúc bấy giờ Mặt
Trời đă vắng bóng. Nhưng thực ra, Mặt Trời không bao giờ vắng bóng hết thảy!
Chẳng khác nào Mặt Trời, trong tâm ta lúc nào cũng có sẵn một Niết Bàn sáng chói
và rực rỡ như Mặt Trời. Nhưng bởi ḷng ta chứa đầy ảo giác si mê, tối tăm, ngu
muội, nên những thứ ấy (chẳng khác nào những vầng mây đen) đă phủ kín Niết Bàn !
Khi đă hiểu như thế rồi, ta mới biết được rằng Niết Bàn vốn nằm sẵn trong tâm
ta. Ngoài tâm ta, chẳng đâu có Niết Bàn mà t́m! Tất nhiên, từ đó ta mới chợt
tỉnh ngộ, nhận ra việc nhọc công đi chùa để cầu t́m giải thoát, hay tốn kém tiền
bạc cúng dường, cung phụng bọn giặc thầy chùa lưu manh, dốt nát, lười
biếng (ăn cho béo mập), để nhờ chúng độ cho con đường t́m đến Niết Bàn của
Phật...là những hành vi sai lầm trầm trọng, đáng xấu hổ , đáng nguyền rủa vô
cùng!
Hơn nữa, Niết Bàn cần phải hiểu bằng trí tuệ, chớ không phải thấy bằng tâm hay
bằng thức được. Người đạt được cảnh giới Niết Bàn chẳng khác nào như người nằm
mộng, không thể chỉ giấc mộng của ḿnh cho ai thấy được. Thậm chí, nếu lúc bấy
giờ, kế bên người nằm mộng, có ai khác (dù là cha, mẹ, vợ, con...) cũng không
sao thấy được, hay biết được người nằm mộng đang mơ thấy những ǵ. Bởi vậy, nên
đức Phật đă gọi là tự đắc (tự ḿnh đoạt được, có được), tức chỉ riêng ḿnh thấy,
biết được mà thôi!
Theo lời dạy của Như Lai, ta c̣n hiểu chúng sanh chẳng khác những người bịnh,
bịnh đau khổ phiền năo, bịnh mù quáng không nh́n thấy Niết Bàn trong tâm, cần
phải được chữa trị. Thuốc dùng để chữa trị gồm: tŕ giới, tham thiền trí tuệ,
hay Bát Chánh Đạo.
Khi con bịnh uống thuốc trị đúng căn bịnh, tất nhiên sẽ lành mạnh. Khi đă khỏi
bịnh, tinh thần và thân thể của người đó sảng khoái như thế nào, chỉ riêng một
ḿnh người ấy cảm xúc được mà thôi. Ví chẳng khác nào như một hành giả đă dập
tắt hết mọi phiền năo, đau khổ, đạt được cảnh giới Niết Bàn trong tâm của ḿnh.
Đến đây, nếu bạn vẫn c̣n chưa h́nh dung được Niết Bàn là ǵ, tôi đành phải chỉ
cho bạn t́m xem những bức tượng Phật nằm trong một số chùa. Tượng Phật nằm, có
vẻ như đang lim dim ngủ (parinirvâna), trên môi thoáng hiện một nụ cười hết sức
mơ hồ, với đôi mắt khép hờ, tưởng chừng như ngài đang mơ màng trong một giấc ngủ
trưa, hay đang trong một giấc mộng đẹp, êm đềm...Đó chính là h́nh ảnh biểu hiện
một trạng thái Niết Bàn, với niềm cực lạc vĩnh cửu trong tâm (une éternelle
béatitude). Đó là một h́nh ảnh đẹp chẳng khác nào lời cầu nguyện Quil repose en
paix(Requiescat in pace) của Thiên Chúa Giáo!...
Ngoài ra, hai chữ Niết Bàn của PG c̣n có nghĩa là sự giải thoát khỏi mọi mối dây
ràng buộc của dục vọng ở cơi trần gian, mà các tín đồ đạo Janisme và đạo Ấn Độ
(Hindouisme) gọi là moksha, có nghĩa: giải phóng, thoát ṿng tục lụy.
Từ thế kỷ VI trước TC, kinh sách thần học của Ấn Độ đă nêu lên khái niệm samsâra
(luật luân hồi sinh tử), cho rằng linh hồn của con người , sau khi chết, sẽ đầu
thai luân chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, theo một ṿng tṛn không lối thoát
do ác nghiệp tạo nên. Bởi vậy, Niết Bàn của PG trở thành một lối thoát độc nhất,
giúp chúng sinh vĩnh viễn vượt ra khỏi ṿng luân hồi sinh tử, theo giáo lư Phật,
là một sự trừng phạt cực kỳ đáng sợ. Trên điểm này, ta nhận ra thêm một khắc
biệt quan trọng khác nữa, nằm ngay trong chủ thuyết của PG và các đạo Hồi, TC,
Du Già, tóm lược như sau: Trong khi PG rất sợ phải tái sinh, coi sự tái sinh
trong các kiếp luân hồi như một trừng phạt khủng khiếp, đáng sợ nhất. Ngược lại,
các đạo Hồi, TC, Du Già lại ao ước, khao khát được tái sinh, dù bất cứ bằng giá
nào.
* Nơi đây, thiết tưởng tôi cần phải nhấn mạnh thêm một lần nữa điểm then chốt
quan yếu này: Đức Phật tu tập chẳng phải chỉ cốt đạt được Niết Bàn trong kiếp
sống hiện hữu, mà c̣n nhắm mục đích tối thượng là: thoát khỏi ṿng nghiệp chướng
luân hồi. Nghĩa là vĩnh viễn không bao giờ tái sinh nữa!
Như trên đă tŕnh bày sơ lược, hiển nhiên cảnh giới Niết Bàn của PG hoàn toàn
khác hẳn với cảnh Thiên Đàng của các đạo Hồi, Du Già và TC. Niết Bàn của PG vô
h́nh trừu tượng, độc nhất vô nhị, nằm sẵn trong tâm của mỗi người. Con người
không thể cầu t́m Niết Bàn ở bất cứ nơi nào khác ngoài cái tâm của chính ḿnh.
Không một ai, kể cả đức Phật tái sinh cũng không thể giúp con người vào được
Niết Bàn. Hành giả cầu t́m Niết Bàn phải tự đi, tự đến. Đức Phật chỉ là người
trỏ đường mà thôi.
Ngược lại, Thiên Đàng của các đạo Hồi, TC, Du Già hết sức tầm thường, dung tục.
Về mặt giáo thuyết, Thiên Đàng chỉ
là một trạm chuyển tiếp chờ kiếp tái sinh, sau ngày phán quyết cuối cùng. Về mặt
lạc thú, những thứ Paradis, Éden của Yahweh Do Thái, của Jésus Christ, của
Allah, chẳng qua chỉ là một loại hoa viên, do những bộ óc tưởng tượng nghèo nàn
tạo ra, có những cây chuối (bananiers), cây táo ta (jujubiers), với vài thứ lạc
thú trần gian mệnh danh là thanh khiết như: suối nước trong, sữa ngọt, gái đẹp
nơn nà v.v...Những thứ hữu h́nh, cụ thể này nằm hẳn ngoài cái tâm của con người,
và thường phơi bày ở khắp nơi, nhan nhản trước mắt nhân loại.
Theo tôi, nếu Thiên Đàng chỉ có thế, th́ thực là nghèo nàn và tầm thường quá
đỗi. Chúng ta chỉ cần bán rẻ chút lương tâm, kiếm cho thật nhanh chóng nhiều
tiền là có ngay gái đẹp, nhà cao, vườn rộng, ăn uống phủ phê, nhậu nhẹt lu bù.
Vậy, phải đợi chi tới lúc lên Thiên Đàng cho lâu lắc!
C̣n nói rằng Thiên Đàng thanh khiết, th́ tôi phải xin lỗi mà nói thẳng ra rằng:
Trên Thiên Đàng đă có gái đẹp nơn nà tất sẽ không sao tránh khỏi chuyện trai
trên, gái dưới tùm lum, chẳng mấy chốc mà các mùi xú uế tanh hội, thúi khắm bốc
ngợp trời...Làm sao c̣n tinh khiết được?!
ĐỊA NGỤC
Trong thời cổ đại, người ta đă dùng hai chữ địa ngục (Enfers) để trỏ nơi chốn mà
linh hồn con người, sau khi chết, sẽ đến đó tạm trú. Về sau, theo ḍng biến
chuyển của thời gian, các triết thuyết thay đổi, nảy sinh ra các khái niệm về
linh hồn bất tử, sự trừng phạt tội ác, sự ban thưởng những hành vi thiện hảo
trên chốn thiên đàng, nên ư niệm về địa ngục cũng thay đổi luôn.
Từ khởi thủy, theo thần thuyết Hy Lạp thời cổ đại, linh hồn người chết trú ngụ ở
Érèbe, một thế giới tối tăm mù mịt. Nơi đây, mọi sự đều khởi đầu rồi chấm dứt
trong sự luân chuyển không ngừng.Tuy nhiên, trong đó cũng có một số anh hùng
ngoại hạng được ưu đăi, trở lại trái đất hưởng cuộc sống mới, giới hạn trong
vùng Thrace, hay trong các xứ ở Scythie của giống dân
Hyperboréens (một giống dân trong huyền thoại, không bịnh hoạn, không chết, đời
sống chỉ có ban ngày, không có ban đêm, khí hậu tuyệt vời, suốt đời chỉ nhảy
nhót múa ca trong những cánh đồng hay trong những khu rừng thiêng cỏ cây hoa lá
muôn màu, tỏa hương thơm thanh khiết...). Ngoài ra, những kẻ được hưởng ưu đăi
c̣n có thể hồi sinh sống trên các hải đảo Leucé, hay đảo Blanche mà Achille ,
sau khi chết đă được trở về hội ngộ với các thân hữu, để sống cuộc đời vĩnh cửu
trong hoan lạc. (Trong thi phẩm LIliade, thánh thi Homère thời cổ Hy Lạp đă ca
ngợi không ngớt lời những chiến thắng dũng cảm tuyệt vời của vị anh hùng cái thế
Achille. Hào quang rự rỡ của Achille đă trải dài nhiều thế kỷ và tạo nên hàng
ngàn truyền thuyết kỳ thú...).
Đôi khi những xứ thần tiên kỳ bí này c̣n được mô tả như là một vùng hoang vắng,
lạnh lẻo, âm u đầy sương mù bao phủ, chỉ có những người Cimmériens cư ngụ mà
thôi.(Theo Homère, giống dân kỳ bí Cimmériens chỉ sống bên bờ đại dương, không
ai biết là đại dương nào, luôn luôn phủ đầy sương mù dầy đặc, không bao giờ có
mặt trời, chỉ toàn ban đêm...).
Mô tả về địa ngục (Enfers) trong kho tàng văn chương nhân loại nhiều vô số kể.
Tất cả đều mang tính chất huyễn hoạc hoang đường. Tuy nhiên, theo thần thoại Hy
Lạp, địa ngục cũng phân chia 2 loại: một loại dành riêng cho những kẻ gian ác,
một loại dành cho những người lương thiện. Địa ngục dành cho kẻ ác đặt dưới sự
quản chế của Cerbère. Nơi đây có những ḍng nước đục ngàu, dơ bẩn và nhiễm đầy
chất độc do các con sông Achéron, Pyriphlegéthon, Cocyte và Styx thải ra. Đây là
lănh thổ của Tartare, nơi những linh hồn bị đày ải bởi tên chèo thuyền (nocher)
Charon, và phải chịu nhiều trừng phạt cực kỳ đau đớn, không sao tả nổi, để đền
bù các tội lỗi đă làm trong kiếp sống trước. Trong số những kẻ phải chịu h́nh
phạt đời đời nơi đây, để đền tội ác có các thần: Tityos (con trai của thần Zeus
và nữ thần Élara), Tantale (vua xứ Lydie hay Phrygie, con trai thần Zeus và nữ
thần Plouto, cha của Niobé và Pélops), và Sisyphe (vua xứ Corinthe, con trai
thần Éole).
Ngược lại, những linh hồn thiện hảo, ngoan đạo được đón rước đến cư ngụ trong xứ
thần tiên Champs Élysées (tiếng Hy Lạp: Élusia Pedia), được hưởng cuộc sống hạnh
phúc, an b́nh, trong khung cảnh hương thơm tỏa ngát, đầy lạc thú triền miên,
nhảy múa, ca hát đời đời. Nơi đây đặt dưới quyền quản trị của thần Hadès và phu
nhân là Persophone (tiếng La Tinh: Pluton và Proserpine). Chung quanh hai vị
thần này có vô số tiểu thần hầu hạ. Trong số đáng kể nhất có các thần Érinyes,
Furies, Gorgones, Harpyes, Thanatos, cùng với 3 vị phán quan là: Minos, Éaque,
và Rhadamanthe. Ba vị thần phán quan này có trách nhiệm luận công, định tội của
mỗi linh hồn, và có quyền phán xét (tùy theo công hay tội nhiều ít) cho được cư
ngụ trong cảnh giới sung sướng ở Champs Élysées, hay bị đày qua vùng hắc ám ở
Tartare. Theo thi phẩm LIliade của Homère, Tartare là một nơi dưới mặt đất, nằm
dưới đáy địa ngục (Enfers), cách mặt đất một khoảng ngang bằng với khoảng cách
giữa đất và trời...
Tóm lại, như trên đă tŕnh bày, Địa Ngục cũng chẳng khác nào Thiên Đàng, chỉ
toàn là những sản phẩm tưởng tượng, đầy tính cách hoang đường, nhiều khi đến mức
ngây ngô, lẩm cẩm của bộ óc con người từ thời cổ đại. Ngày nay, mới đây, chính
đương kim Giáo Hoàng John Paul II đă tuyên bố chẳng làm ǵ có Địa Ngục, và Địa
Ngục không phải là một nơi chốn trong ḷng đất. Đó là tiếng nói đă phát ra từ
xích tử chi tâm của một vị giáo hoàng, lănh đạo tinh thần cả tỉ tín đồ TCG trên
khắp thế giới, rất đáng để cho những kẻ cuồng đạo, thuộc bất kỳ tôn giáo nào,
suy ngẫm.
Dù vậy, ngược lại, ngày nay khi rao giảng giáo lư, các nhà tu hành dốt nát, lạc
hậu vẫn c̣n đem Thiên Đàng (hay Niết Bàn) và Điạ Ngục, là những sản phẩm bịa sạo
của những bộ óc bịp bợm, bịnh hoạn, mà chính ngay bản thân những kẻ rao giảng nó
cũng chưa hề biết mặt ngang mũi dọc ra sao, để hù doạ đám tín đồ ngu muội. Chẳng
khác nào các ông cha bà mẹ quê mùa, dốt nát, ngày xưa nơi thôn ổ, thường đem ông
ngoáo ộp ra dọa mấy đứa con nít chưa thôi bú!
Bây giờ, ông ngoáo ộp đă không c̣n ăn khách nữa. Con nít hết sợ ông ngoáo ộp của
cha mẹ chúng rồi. Nhưng trong đám tín đồ mê muội kia vẫn c̣n lắm kẻ tin tưởng có
Thiên Đàng hay Niết Bàn và Điạ Ngục, nên hăy c̣n tỏ ra cóm róm sợ sệt, vái lạy
những kẻ khoác áo tu hành, coi họ như một thứ trung gian đỡ đầu , có khả năng
ban hoạ phước cho tín đồ, có thể đưa những tín đồ mộ đạo lên Niết Bàn sờ rốn
Phật, hay tống những tên cứng đầu, báng đạo ( như kẻ viết sách này) xuống chín
tầng điạ ngục!
Như thế, xem ra những loại tín đồ ấy, tuy thân xác đă trưởng thành, nhưng trí óc
vẫn c̣n u mê, đần độn hơn cả bọn con nít thời nay.
Ngày nay khoa học không gian đă chứng minh cho nhân loại thấy rằng trên bầu trời
cao xa thăm thẳm vô biên kia, từ thuở Hồng Hoang đến giờ, trải qua hàng tỉ tỉ
năm, chưa hề có nơi nào gọi là Thiên Đàng hay Niết Bàn hết thảy. Ngay cả đến Chú
Cuội và ả Hằng Nga cũng đều là bịa sạo tuốt luốt. Vậy , c̣n địa ngục th́ sao?
Xin thưa ngay trong ḷng quả đất này chẳng hề có nơi nào gọi là Điạ Ngục, dành
cho bọn qủi sứ đầu trâu mặt ngựa chơi tṛ chặt đầu lột da thiên hạ, theo lệnh
của tên Diêm Chúa cực kỳ ác độc. Các bạn nên biết rằng, dưới chân chúng ta là
mặt đất cuả một quả điạ cầu dầy đặc một khối macma (Magma), một đại dương dung
nham cứng rắn gồm các chất hoá silic, hoá ốùc xi, và hoá mage, mà chiều sâu vào
đến trung tâm đo được tới 6.400 cây số. Bằng phương pháp đo làn sóng điạ chấn,
một khoa học gia người Anh, tên Thomas Oldham, đă biết được dưới chiều sâu
khoảng 2.900 CS, ḷng trái đất đă trở nên vô cùng cứng rắn như một chất thép đặc
biệt và nhiệt độ đă lên đến trên 5.000 độ nóng, với một sức ép rất nặng nề, lên
đến trên 5 triệu áp suất atmotfe (pression de 5 million datmosphères)!
Vâng, với độ nóng tới trên 5.000 độ và sức ép đến trên 5 triệu áp suất atmotfe
như thế, mặt đất dưới chân ta quả thực
là một hoả ngục bao la vô tận. Nhưng với điều kiện nghiệt ngă đó, làm thế nào
Diêm Vương và lũ qủi sứ sống nổi, hả các sư và các cha?!
Bây giờ vấn đề c̣n lại là sự chết. Các nhà tu đều cho là sau cái chết, cuộc sống
tâm linh hăy c̣n tồn tại, để trả nghiệp quả của hiện kiếp. Theo tôi, nh́n qua
lăng kính khoa học, cái chết của con người, cũng như cái chết của các loài động
vật, thí dụ như : chó, mèo, gà, vịt... chẳng nghĩa lư ǵ hết thảy. Chết là hết.
Hết tiệt! Duy chỉ có năng lượng (énergie) là biến đổi. Chất năng lượng này , lúc
sinh thời đă giúp cho thân xác con người, con vật chạy nhảy, chơi đùa...khi chết
cái thân xác ấy biến thành chất phân ủ (compost) trộn lẫn với đất cát, để nuôi
sống hoa cỏ, giúp các loài cây đơm bông kết trái.
Trong vấn đề này, ta thấy có hai quan niệm khác biệt: Tâm linh và khoa học.
Trong phạm vi tâm linh, người ta cho rằng linh hồn người chết sẽ tái sinh , đầu
thai vào những thân xác khác. Trong phạm vi khoa học, chúng ta thấy năng lượng
của thân xác khi chết rồi sẽ chuyển biến qua nhiều dạng vật liệu (plusieurs
formes de matière). Tổng hợp hai quan niệm này ta nhận ra một điểm đồng nhất là:
Chúng ta, con người và các loài động vật, đều do hợp chất chất năng lượng tạo
nên từ thuở Hồng Hoang ( Big Bang), rồi chuyển hoá liên tục không ngừng!
Tóm lại, qua các sự kiện đă minh chứng như trên, chết là hết. Việc tu hành cuả
con người trong cuộc sống hiện hữu hằng ngày chỉ nhắm mục tiêu cụ thể trước mắt,
đúng như lời Phật dạy là đạt đến Niết Bàn trong tâm ta ngay giữa lúc sinh tiền.
Niết Bàn này phải hiểu là t́nh trạng thân tâm hoàn toàn an lạc, vô ưu. Muốn cuộc
sống được an lạc, vô ưu, con người phải dứt bỏ mọi dục vọng, mọi hoang tưởng, kể
cả sự hoang tưởng ngồi thiền để đắc đạo, làm Thiền sư, có vợ đẻ con lủ khủ, tham
lam chất chứa tiền bạc đầy nhà, tậu măi nhà cửa, đất đai lớn rộng như thiền sư
Nhất Hạnh, và tên giặc thầy chùa lưu manh, khoe khoang, bịp bợm Thích Như Điển
đáng phỉ nhổ ở Âu Châu !
Đồng thời, cùng một cách như thế, Địa Ngục cũng ở trong tâm ta ngay giữa lúc
sinh tiền. Trong một gia đ́nh vợ chồng xung đột nhau, anh, chị, em hục hặc,
không ḥa thuận...Đó cũng là một thứ địa ngục trần gian!
Trong phạm vi một cá nhân, khi ta làm điều ǵ trái ngược nhân t́nh, nghịch lại
luân thường đạo lư, hay hành động phạm pháp..., - dù chưa bị hay không bị pháp
luật trừng trị -, ḷng ta lúc nào cũng lo lắng, sợ hăi, và sự hối hận luôn luôn
ngấm ngầm dày ṿ, ray rứt không yên. Đó chính là những lúc ta đă sống trong địa
ngục, một thứ địa ngục của lương tâm không sao vượt thoát được!
|