Trước khi giáo chủ Mahomet (Ả Rập: Muhammad , hay Mouhammad) ra đời, dân Do Thái
đă đông đảo và sống lan tràn trong các vương quốc Ả Rập, để tránh khỏi bị các đế
quốc Ba Tư (Perse) và La Mă (Romains) tiêu diệt. Thời đó Ả Rập (Arabie) là một
hành lang giao phối giữa đa thần giáo với độc thần giáo. Ngay trong vùng Hadjaz
(Hijaz), miền Bắc Yémen, đă có một vương quốc Ả Rập cải đạo theo Du Ǵa giáo. Về
sau, đến khoảng năm 530, nhóm tín đồ theo Du Ǵa giáo này đă bị một vị vua ở
Abyssinie theo TCG tiêu diệt, đến tuyệt tích luôn.
Chính vùng này là nơi khởi nghiệp của Mahomet. Vị giáo chủ đạo Hồi đă ra đời với
tên cúng cơm là: Muhammad Ibn Abdallah, trong khoảng năm 570 hay 571 sau TC, ở
La Mecque, là một vùng chỉ có khoảng ba ngàn dân du cư cắm trại, dưới thời vua
Abraha, một vị vua gốc dân Abyssinie theo TCG của nước Yémen, một chư hầu của
vua Négus. Mặc dù rất khó xác định đúng năm sinh của Mahomet, v́ đă có quá nhiều
giả thuyết loan truyền. Nhưng nơi đây, dựa trên các sự kiện, mà các nhà biên
niên sử Ả Rập đă ghi rơ mối tương quan giữa năm sinh của Mahomet với chuyện năm
con voi như sau:
- Năm đó là năm 570 sau TC, vua Abraha, đă viết một bức thơ cho Négus, thề sẽ đem
một đoàn quân với một đoàn voi chiến hùng hậu, gồm toàn loại Mahmoud , to lớn,
khoẻ mạnh và hung dữ hơn đoàn voi thường của vua Négus rất nhiều, để bao vây và
đánh chiếm La Mecque.
Nhưng không ngờ, khi đoàn quân cuả vua Abraha vừa mới đến Kaaba, một điạ điểm
nằm trên đường tới La Mecque, đoàn voi chiến Mahmoud đều nằm phục xuống hết,
không chịu tiến bước nữa. Chẳng những vậy, lúc đó, Abraha lại c̣n phải đương đầu
với một nhân vật dũng cảm, đầy nghị lực, cầm đầu bộ lạc Quraychites (Koraichites),
tên là Abd- al- Mouttalib,(chính là ông nội của Mahomet), đang đảm nhiệm trách
vụ bảo vệ La Mecque. V́ thế Abraha đă phải rút quân, và cuối cùng đă bị chết
thảm trong cuộc triệt thoái này.
HÀI NHI MAHOMET RA ĐỜI
Ông nội của Mahomet, tuy cuộc sống chỉ đủ ăn, vẫn có đến 5 bà vợ , 5 con gái và
10 con trai. Người con trai út của ông, tên Abdallah, kết hôn với nàng Amina, đă
sanh được một người con trai độc nhất, đặt tên là: Mouhammad.
Nhưng Abdallah đă không hề được gặp mặt đứa con trai duy nhất ấy lần nào. V́
ngay sau khi vừa kết hôn, Abdallah đă phải khởi hành đến Syrie buôn bán, để lại
cho người vợ trẻ một bào thai sắp sinh, với một người nô bộc già và 5 con lạc
đà. Khi trở về đến Médine, Abdallah bỗng bị bạo bệnh, qua đời.
Sự ra đời của giáo chủ Mahomet, chẳng khác nào chúa Jésus, đă được thêu dệt, vây
bọc bằng nhiều truyền thuyết kỳ bí, hoang đường. Theo truyền thuyết, trước khi
sanh nở, nàng Amina đă nghe có tiếng thần linh dặn bảo phải đặt tên con là
Ahmad(tức:Muhammad hay Mouhammad. Pháp ngữ viết: Mahomet). Sự tiết lộ này chắc
nhắm tạo trùng hợp giữa sự ra đời cuả Mahomet với một đoạn trong kinh Phúc Âm
(Évangile, Jean XVI, 7-8), đồng thời tương ứng với ḷng khao khát mong chờ một
đấng cứu thế (Messie) của dân Do Thái.
Măi 50 năm sau, khi giáo chủ Mahomet đến Médine, nhiều đệ tử trong đoàn tùy tùng
đă yêu cầu ngài thuật lại diễn tiến trở thành thánh nhân. Mahomet mới kể tóm lược
như sau:
- Ta đă được nuôi dưỡng và trưởng thành trong bộ tộc của Saad Ben Bakr. Một hôm,
ta và một người anh em đang ở trong chuồng lừa, bỗng có hai người mặc y phục trắng
tinh bước vào, trên tay cầm một cái bồn tắm bằng vàng đựng đầy tuyết. Họ túm lấy
ta, mổ banh thân thể, rồi lôi trái tim của ta ra, mở banh, lấy một viên sỏi đen
vứt đi. Xong, họ dùng tuyết trắng rửa ráy, lau chùi sạch sẽ quả tim và thân thể
của ta.
Rồi, bỗng một người nọ bảo người kia:
- Đem đứa trẻ này cân với 10 đồng chủng của hắn.
Họ đặt ta lên bàn cân với 10 đồng bào của ḿnh. Không ngờ ta nặng cân hơn. Người
đó lại bảo:
- Cân với 100 đồng chủng của hắn.
Họ đem ta cân với 100 người. Ta vẫn nặng hơn. Người đó nói tiếp:
- Cân với 1000 đồng chủng của hắn.
Họ đem ta cân với 1000 người, ta vẫn nặng hơn. Đến bấy giờ người này mới nói với
người kia một câu như thế sau:
- Thi. Bây giờ không cân nữa! Bởi nếu có đem hắn cân với cả một chủng tộc th́
hắn vẫn nặng hơn như thường!
Bất cứ ai đă đọc kinh Coran, chương hadiths hay c̣n gọi là truyền thuyết
(Tradition) đều thấy rất ít đề cập đến đời tư của Mahomet sau khi đă trở lại La
Mecque. Người ta chỉ được biết bà Amina, thân mẫu của Mahomet, thể chất yếu đuối,
sức khỏe rất kém. Vào khoảng năm 576 hay 577, bà lêân đường đến La Mecque, chỉ đem
theo có một thiếu nhi và một nữ tỳ, tên Oumm-al- Aimane. Dọc đường, lúc vừa đến
một thị trấn nhỏ tên Al Aboua, th́nh ĺnh bà lâm bịnh.
Trước t́nh cảnh thảm hại của người thiếu phụ cô đơn, với đứa hài nhi, mấy người
Ả Rập du cư (bédouins) động ḷng trắc ẩn, đă t́m cách săn sóc, giúp đỡ. Nhưng
chỉ vài ngày sau, bà Amina qua đời. Khi đó, người nữ tỳ già đă phải tiếp tục đùm
bọc đứa trẻ mồ côi, đem về La Mecque, trao lại cho ông nội của nó là
Abd-al-Mouttalib.
Thời bấy giờ, đường xá ở La Mecque chẳng khác nào tất cả những thành phố ở sa
mạc đều ngoằn ngoèo và chật hẹp, chỉ có một khoảng đất lớn rộng, chính giữa dựng
lên một ngôi nhà lớn, gọi là Kaaba, được coi như ngôi đền thờ thượng đế, để mỗi
ngày hai buổi sáng, chiều, dân chúng trong vùng đến nghỉ ngơi, chuyện tṛ, thảo
luận về các vấn đề linh tinh cũng như để tiến hành lễ bái. Nên nhớ, lúc này đạo
Hồi chưa phát sinh. Ngoại trừ một số ít đă theo đạo Du Ǵa, hay TCG, kỳ dư đa số
dân Ả Rập đều vẫn theo cổ tục thờ đa thần.
Mỗi ngày, các đệ tử của Abd-al- Mouttalib đều đến Kaaba, lo trải sẵn một tấm
thảm giữa nhà, để cho ông lăo này tới , ngồi giữa thảm, chủ tọa. Tất cả mọi người
tham dự, trong số có cả các hàng con, cháu, và các chức sắc trong ban hội tề, đều
chỉ được phép ngồi chung quanh mép thảm mà thôi.
Trong đền Kaaba c̣n trưng bày một phiến đá rất lớn, bên trong chứa một viên đá
trời do khoáng chất bazan kết thành (météorite de basalte), gọi là phiến đá đen
(Pierre Noire), do thiên thần Gabriel đă cung hiến cho Abraham và con trai của
ông là Ismael, mà mọi người Ả Rập đều tôn thờ, lễ bái, coi như một linh vật.
Một hôm, cậu bé Mahomet đến Kaaba, chẳng biết ǵ, cứ hồn nhiên bước phăng vào
giữa thảm, ngồi ngay trên vị trí tôn quí nhất, khiến cho mọi người đều không
khỏi sửng sốt, bất b́nh. Mấy người bác của Mahomet cũng cảm thấy khó chịu, liền
lên tiếng đuổi thằng bé ra ngoài. Nhưng ngay lúc bấy giờ ông già
Abd-al-Mouttalib vừa chợt đến, biết chuyện ấy, vội nói ngay:
- Không, hăy để cho cháu nội tôi ngồi lại chỗ đó. Nó là niềm vui cho tuổi ǵa
của tôi, và sự táo bạo của nó chứng tỏ là điềm báo trước một thiên mệnh, sau này
nó sẽ đạt đến ngôi vị không một người Ả Rập nào đạt được.
Nói xong, ông đặt Mahomet ngồi ngay bên cạnh, xoa má, vuốt lưng, ngắm nghía đứa
cháu một cách say sưa tŕu mến, mà không nói thêm một lời nào nữa.
Nhưng dường như số phận đơn côi đă được dành sẵn, riêng cho đứa trẻ này. Năm năm
sau khi mồ côi cha, hai năm sau khi mẹ chết, bây giờ lại đến lượt ông nội qua đời,
vào tuổi 93. Nhưng trong giây phút lâm chung, ông ǵa vẫn c̣n lo lắng cho số
phận của đứa cháu nội đơn côi, không biết mai sau tương lai nó sẽ như thế nào,
nên ông đă ủy thác việc nuôi nấng, dạy dỗ Mahomet cho một người con trai của ông,
tên Abou Taleb, mà cũng là bác ruột của Mahomet.
Từ đây, ngoài bổn phận nuôi dưỡng thêm đứa cháu, Abou Taleb c̣n phải thừa kế cha
trong nhiệm vụ bảo quản ngôi đền Kaaba, nơi thờ viên đá đen. Chức vụ này, thực
ra chỉ là một chức vụ hàm, có tính cách danh dự, chẳng những đă không đem lại
chút lợi lộc nào, mà lắm khi lại c̣n phải xuất tiền túi ra để đài thọ các chi
phí lặt vặt cho việc điều hành. V́ thế, đời sống của ông ta cũng không mấy phong
phú như những nhà buôn giàu có khác trong vùng. Gia đ́nh ông cư trú trong một
ngôi nhà tầm thường nằm trong khu vực miền Nam của thành phố La Mecque.
Về phần cậu bé Mahomet, mới lên 7 tuổi, đă phải nếm mùi cay đắng của cuộc đời.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Mahomet được bác nuôi, nhưng suốt ngày phải đi chăn cừu,
chăn dê (nghề này do bà vú nuôi Halima, thuộc bộ lạc Banou Saad, chuyên về chăn
nuôi, truyền cho), không được học hành ǵ, nên hoàn toàn mù chữ, lớn lên vẫn
không biết đọc và không biết viết.
Ngoài bầy gia súc của nhà bác, một vài gia đ́nh giàu có lân cận thấy Mahomet
biết cách chăn nuôi kỹ lưỡng , nên cũng gửi thêm bầy dê , cừu của họ cho Mahomet
chăn nuôi dùm. Hằng ngày, từ sáng tinh sương cho đến khi mặt trời lặn, Mahomet
đă phải luà bầy dê, cừu đông đúc, lang thang trên những vùng đồi lân cận, cỏ mọc
thưa thớt, cảnh trí gồ ghề, đất đá lởm chởm v́ bị gió, mưa, băo tố sói ṃn, trải
dài vô tận từ miền Nam, dưới chân ngọn núi Abou Qoubais cho tới miền Bắc, chận đứng
bởi bóng dáng sừng sững của ngọn Djebel En-Nour, c̣n gọi là ngọn núi của ánh
sáng, mà về sau Mahomet đă lên đó , tham thiền trong động Hirâ, để nhận thánh
lệnh khải truyền lần đầu tiên.
Ít lâu sau, Abou Taleb, bác của Mahomet, nhận thấy đến lúc cần phải cải thiện
mức sống gia đ́nh, đă theo chân các thương nhân trong thành La Mecque, tổ chức
những đoàn tải hàng bằng lừa, ngựa, băng sa mạc, men theo con đường khúc khuỷu
dài vô tận, lởm chởm đá, dọc theo bờ biển Hồng Hải (mer Rouge) đến tận Syrie,
hay đến Yémen, để buôn bán.
GẶP TU SĨ TCG BAHIRA
Theo sách Thánh Truyền (Tradition), vào năm 582, Abou Taleb nhận thấy đứa cháu
nhỏ mồ côi của ḿnh có vẻ hết sức ham muốn được tham gia cuộc viễn hành buôn bán.
Ông ta tuyên bố:
- Do thánh ư của Allah! Chúng ta sẽ dắt nó theo. Nó sẽ không rời ta , và ta sẽ
không bao giờ rời nó!
Nên biết, Abou Taleb không hề bao giờ cải đạo theo Hồi giáo. Ông luôn trung
thành với cổ tục thờ đa thần.Vậy, ta phải hiểu tiếng Allah trên đây chỉ là một
sự quen miệng của dân Ả Rập, chẳng khác nào một số người VN thường kêu Trời!,
hay nói: Nhờ trời v.v...
Trong chuyến viễn hành đến Syrie, chuyện huyền thoại có kể lại cuộc gặp gỡ kỳ lạ
giữa Mahomet với Bahira, một tu sĩ TCG. Khi đoàn thương nhân của Abou Taleb vừa
đến Bosra, là một trục lộ giao thông thương măi quan trọng bực nhất trong vùng,
đồng thời c̣n là một trung tâm TCG rất lớn, trù phú, với nhiều nhà thờ, đền thờ
và nhạc kịch viện kiến trúc đồ sộ, lúc bấy giờ tu sĩ Bahira đang đứng trên sân
thượng của tu viện, đă trông thấy đoàn lữ hành của Abou Taleb từ đằng xa tiến
đến. Khi đ̣an thương nhân này đến gần tu viện, tu sĩ Bahira không khỏi ngạc
nhiên, thấy chung quanh một người trẻ tuổi, trong đoàn người hỗn độn ấy, luôn
luôn có một làn mây trắng bao phủ.
Khi đoàn người này đến gần Bahira hơn, và dừng chân nghỉ ngơi dưới một bóng cây,
Bahira lại thấy các cành cây tự nhiên cong xuống uốn thành một ṿng tṛn, để che
nắng rọi trên đầu người trẻ tuổi đó. Bằng một trực cảm thần bí, Bahira biết ngay
đó là điềm báo hiệu sự hiện diện của một vị sứ gỉa Thượng Đế. Ông ta liền ra
khỏi tu viện, dùng lời nhă độ khẩn khoản mời:
- Tôi đă sửa soạn sẵn thức ăn để khoản đăi quí vị thuộc ḍng dơi Qouraichite.
Tôi rất hân hoan được mời toàn thể qúi vị, kể cả người lớn lẫn người nhỏ, không
phân biệt chủ nhân hay nô bộc...
Một người trong đoàn lên tiếng:
- Lạy trời, thưa ngài Bahira, hôm nay chắc có điều ǵ bất thường. Mặc dù chúng
tôi vẫn đi qua đây, nhưng chưa lần nào được ngài mời mọc như thế này. Chuyện ǵ
đă xảy ra vậy?
Bahira đáp:
- Ông có lư. Nhưng quí vị đều là thượng khách của tôi. Hôm nay, tôi muốn tỏ ḷng
tôn kính qúi vị, nên xin được khoản đăi qúi vị một bữa...
Đoàn người được mời kéo nhau theo chân Bahira vào dùng bữa, để một ḿnh Mahomet
ở lại dưới gốc cây, với đống hàng hoá, bởi lư do Mahomet c̣n quá trẻ. Bấy giờ,
Bahira nh́n lại đám người này, thấy không c̣n những dấu hiệu kỳ bí, giống như
các điềm triệu ghi trong kinh Phúc Âm mà ông đă từng đọc. V́ thế ông ta đă bảo
họ:
- Không nên để sót một ai trong số qúi vị, không được tham dự bữa ăn.
Có người trong đoàn đáp:
- Không. Không sót một ai cả, ngoại trừ một thằng nhỏ, ít tuổi nhất trong bọn
tôi. Nó phải ở lại coi hàng hoá.
Lập tức Bahira yêu cầu mọi người hăy mời đứa nhỏ đó vào dự tiệc. Một người
Qouraichite lên tiếng:
- Nhân danh al-Lât, và al- Ouzza, chúng tôi xin chịu khiển trách. Chúng tôi đă
chừa lại một người con của Abdallah ibn Abd-al-Mouttalib!
Nói xong , người này bước ra, tiến về hướng Mahomet, ôm cậu bé vào ḷng, rồi đưa
vào cho ngôi giữa đoàn người cùng dự tiệc.
Đến lúc này tu sĩ Bahira mới có dịp nh́n kỹ Mahomet, quan sát tường tận các đường
nét trên thân thể. Ông nhận ra ngay những đặc tính kỳ diệu trên thân thể của
Mahomet, trông chẳng khác nào đă mô tả trong thánh kinh Du Ǵa và TCG. Khi mọi
người đă ăn uống xong xuôi, sắp sửa tản mát lo công việc, tu sĩ Bahira mới đứng
lên trịnh trọng nói với cậu bé:
- Hỡi cậu bé, nhân danh al-Lât và al- Ouzza, tôi mong được cậu sẵn ḷng trả lời
cho những câu hỏi của tôi.
Tiếp theo, Bahira hỏi cậu bé Mahomet trong giấc mơ đă chiêm bao thấy ǵ, trên
thân thể cậu có dấu vết ǵ, và có những vấn đề ǵ... Hôm ấy, những điều có tính
cách cá nhân, Mahomet kể cho Bahira nghe, đều rất ăn khớp với những chuyện ghi
trong thánh kinh TCG mà Bahira đă đọc. Sau đó, ông phóng tầm mắt quan sát kỹ
trên lưng của Mahomet, chợt nhận thấy một ấn dấu tiên tri in rành rành giữa đôi
vai của Mahomet.
Sau khi đă khảo nghiệm xong, Bahira mới bước đến gần Abou Taleb, bác của
Mahomet, để hỏi rơ về mối liên hệ gia tộc giữa hai người. Abou Taleb đáp:
- Nó là con của tôi.
Bahira nói ngay:
- Ông nói sai. Cha của đứa trẻ đă chết rồi !
- Vâng, thú thực , nó là cháu tôi. Abou Taleb đáp.
- Tại sao cha của đứa trẻ đă chết ? Bahira hỏi.
- Cha nó đă chết trước khi nó ra đời. Abou Taleb đáp.
- Vậy là ông đă nói đúng sự thật. Bahira tán đồng, rồi căn dặn thêm: Ông nên đem
cháu của ông về quê nó ngay, và nhớ phải săn sóc, bảo vệ nó thật chu đáo, đề
pḥng bọn Do Thái. Bởi, nếu bọn Do Thái mà gặp nó, khám phá ra những điều như
tôi đă biết, tất chúng nó sẽ ám hại thằng bé ngay. Một tương lai vô cùng vinh
hiển và cực kỳ to tát đang chờ đợi nơi người cháu của ông đấy. Hăy mau mau đem
nó về xứ lập tức.
Tuy đă hết sức ngạc nhiên, khi nghe tu sĩ Bahira tiên tri như vậy; nhưng trong
ḷng Abou Taleb vẫn không mấy tin tưởng. Bởi từ bao nhiêu năm qua, ông ta vốn
từng buôn bán và giao du thân mật với rất nhiều người Do Thái sinh quán ở
Médine, ở Taef, và cả ở La Mecque nữa. Ông tự hỏi, v́ lư do ǵ mà bọn Do Thái
lại tự nhiên sinh ḷng thù hận đối với người cháu của ḿnh. V́ không am tường
nhiều về chuyện tranh chấp giữa các tôn giáo, nên sau đó Abou Taleb không c̣n
bận tâm ǵ nữa đến lời báo động của Bahira.
Tuy nhiên, khi đọc thánh thư Hồi giáo, ta thấy các nhà biên soạn truyền thuyết
lại đánh gía cuộc hội ngộ kể trên ở Bosra, giữa tu sĩ TCG Bahira với Mahomet lúc
c̣n trẻ rất quan trọng. Hiển nhiên chuyện này đă nhắm mục đích biện giải cho bản
chất thần linh của Mahomet, liên kết đạo Hồi với một quá tŕnh h́nh thành độc
thần giáo dài dặc, kể từ thời Abraham, xuyên qua Moise, và Jésus, rồi đến giáo
chủ Mahomet của Ả Rập, sau này được xưng tụng là đấng cứu thế giáng trần cuối
cùng của Thượng Đế!
Ngoài ra, chuyện huyền thoại này c̣n nhắm mục đích dùng Bahira như một chứng
nhân lịch sử, với những sự kiện khả tín, khiến cho các thế hệ hậu duệ của dân
tộc Ả Rập tin rằng: Đấng giáo chủ Mahomet của Hồi giáo đă được cả thánh kinh TCG
quảng cáo trước như một thiên sứ cuối cùng của Allah, giáng trần chấm dứt một
ṿng tái sinh thiên mệnh trong nhiều trang kinh Phúc Âm. (Évangiles, tiếng Ả Rập:Al
Injil).
ĐẤNG TIÊN TRI CUỐI CÙNG!
Năm tháng trôi qua, Mahomet trưởng thành, như hầu hết các thanh niên Ả Rập ở La
Mecque, đều hướng vào ngành thương măi, vốn là một truyền thống lâu đời của gia
đ́nh.
Khởi đầu, Mahomet nhận tổ chức chuyên chở, và đóng vai trung gian mại bản (commissionaire)
cho các nhà buôn có hàng muốn gửi bán ở Syrie, thường gồm các loại hương liệu,
gia vị, nhựa hương, ngà voi, vàng tấm, tơ lụa, và trái chà là...Đến Syrie,
Mahomet bán các thứ hàng đó bằng gía rất cao, rồi mua các loại nhu yếu phẩm mà
dân chúng vùng La Mecque cần dùng như: bột ḿ, luá đại mạch, quả vả, và nho khô
v.v...đem về bán lại với giá bằng vàng!
Chẳng bao lâu sau, Mahomet đă nổi tiếng khắp La Mecque là một người có chữ tín (Al-Amin).
Trong số thân chủ có một bà nữ thương gia rất giàu, thế lực lớn, tên Khadija,
thuộc bộ tộc Makhzoum, đă tỏ ra đặc biệt tin cậy, trao hết trách nhiệm chuyên
chở và buôn bán toàn bộ số lượng hàng hoá lớn lao của bà vào tay Mahomet. Hơn
thế, bà c̣n tỏ ra quan tâm cả đến sức khoẻ của Mahomet. Bà phái một tên nô lệ đă
được giải phóng, tên Maisara, theo hầu hạ, giúp đỡ Mahomet dọc đường.
Theo nhà chép sử biên niên rất nổi tiếng của Ả Rập, tên Ibn al- Athir, trong
chuyến tải hàng đi Syrie bán lần thứ nh́, khoảng năm 594 sau TC, Mahomet lại có
dịp gặp thêm một tu sĩ tiên tri khác của đạo TC ở Bosra, gần Djebel Haourane.
Nơi đây, nhiều năm trước, đă có lần tu sĩ Bahira đă khám phá ra ấn dấu tiên tri
trên vai của cậu bé Mahomet. Dĩ nhiên bây giờ vị tu sĩ ǵa nua ấy đă qua đời lâu
rồi, và ngôi tu viện cổ xưa ấy đă có một vị tu sĩ khác đến thay thế. Vị tu sĩ
này tên Nestor, c̣n gọi là: Nastor, hay Djorjeis, cũng là một nhà thần học, am
tường cổ sự, thấm nhuần kinh điển (Alh al-Kitab). Trong căn tu pḥng đơn độc,
ông chỉ chuyên tâm nghiên cứu thánh thư và đạo Thiên Chúa của ông, nên được biết
sắp có một đấng thiên sứ của thượng đế giáng trần, để hoàn tất chu kỳ tiên tri
trong nhân loại.
Chẳng khác ǵ Bahira ngày xưa, tu sĩ Nestor cũng đă nhận thấy đoàn thương khách
tải hàng, do Mahomet hướng dẫn với sự giúp đỡ của Maisara xuất hiện từ đàng xa.
Ông ta vội vàng rảo bước tiến đến trước hai thanh niên ấy, gợi chuyện và nêu lên
vô số câu hỏi liên quan đến nguồn gốc, và tín ngưỡng của hai người.
Để kết luận cuộc gặp gỡ này, sử gia biên niên Abn al-Athir đă viết nguyên văn như
sau:Cảm nhận một luồng xúc cảm huyền diệu mănh liệt, vị tu sĩ lắp bắp trong cổ
họng những lời ǵ không ai hiểu được, rồi cầm tay đấng tiên tri, nh́n nhận ngài
chính là người mà trong thánh thư đă gọi là: Shiloh!
Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ này, cũng như cuộc gặp gỡ trước, theo tôi, không ai kiểm
chứng được. Dù vậy, trải hàng ngàn năm qua, ảnh hưởng của nó đă lắng xuống tận đáy
niềm tin của các nhà viết truyền thuyết Ả Rập, cũng như trong tiềm thức các giới
tín đồ, không sao tẩy xoá được. Huống chi, đọc chương Sáng Thế (Genèse) của
thánh kinh Du Già- Thiên Chúa giáo, ta c̣n thấy chữ Shiloh dùng để chỉ đấng tiên
tri của những ngày cuối cùng (Prophète des derniers jours), và Mahomet mang ấn
dấu tiên tri bẩm sinh (Sceau des Prophètes), tức ám chỉ Mahomet là người vốn đă
được thượng đế trao cho trọng trách tinh thần thiêng liêng, mà hàng nhiều thế kỷ
qua từng là đặc quyền của dân Do Thái, thuộc ḍng Juda. Ngoài ra, sách Truyền
Thuyết (Tradition) của Hồi giáo c̣n dựa trên một đoạn của chương Sáng Thế, kể
chuyện trước khi chết Jacob đă trối trăn với con cái như sau:
Jacob gọi các con đến và nói:
- Các con hăy tập họp lại đông đủ để cha có thể bảo cho biết chuyện ǵ sẽ xảy ra
trong những ngày cuối cùng...Từ nay, vương quyền sẽ không rời khỏi Juda nữa, cho
đến khi Shiloh xuất hiện, không một nhà lập pháp nào chẳng do dân Juda chỉ định;
và khi đó, hướng về ngài, toàn dân sẽ tập họp. (Genèse, XLIX, 1-10).
KẾT DUYÊN VỚI GÓA PHỤ KHADIJA
Sau cuộc gặp gỡ này, đoàn khách thương lên đường đến chợ. Theo thánh thư Hồi
giáo, chỉ trong ṿng vài hôm, Mahomet đă bán hết sạch số lượng hàng khổng lồ do
bà Khadija ủy thác với gía cao ngoài sức tưởng tượng. C̣n những mặt hàng như:
bột ḿ, lúa đại mạch, quả vả và trái nho, do Mahomet chở về cũng thu hoạch được
rất nhiều tiền. Tóm lại, những dữ kiện này đă chứng tỏ đấng giáo chủ tương lai
của Hồi giáo vốn là một nhà buôn thành thạo và có số đỏ.
Khi về tới La Mecque, Maisara không kềm hăm nổi hào hứng, đă hớn hở đem khoe hết
đầu đuôi mọi sự trong cuộc hành tŕnh, dĩ nhiên không thể thiếu cuộc gặp gỡ kỳ
diệu với tu sĩ TCG Nestor và sự buôn may bán đắt của Mahomet. Câu chuyện này đă
khiến bà nữ thương gia giàu có trong vùng La Mecque vui thích và phấn khởi vô
cùng. Bà ra lịnh gọi ngay người mại bản của bà đến gặp mặt, và tuyên bố trả thù
lao gấp đôi số tiền bà đă hứa.
Từ đó, theo lời kể lại của nhà giáo sử Ibn Saad, bà ta chẳng c̣n nghĩ ǵ khác
hơn , ngoài việc sẽ trao quyền quản lư toàn bộ tài sản kếch sù của bà cho chàng
trai trẻ Mahomet. Đồng thời, bà ta cũng c̣n thăm ḍ cả ư kiến của Maisara về vấn
đề cất nhắc Mahomet vào chức vụ quan trọng này. Nghe nữ chủ nhân nói thế, chẳng
những Maisara đă hết lời tán đồng ngay, mà c̣n dám đi xa hơn nữa là đề nghị bà
nên kết hôn với Mahomet. Trước đề nghị bất ngờ này, bà Khadija đă không khỏi
giật ḿnh, suy nghĩ, và ngần ngừ một lúc lâu: Bà đă kết hôn hai lần, và nay tuổi
bà đă ngoại tứ tuần, là hạng tuổi mà vào thời bấy giờ kể như đă làgái ǵa rồi.
Nhưng sự ngần ngừ suy nghĩ, đắn đo, của bà đă kéo dài không lâu lắm. Mặc dù
chàng mại bản trẻ tuổi lúc bấy giờ mới có 25 tuổi, nhưng đă tỏ ra thừa khôn
ngoan, điềm tĩnh. Nhưng điểm then chốt chính là...chàng c̣n trẻ, đẹp trai, trông
rất ngon lành, hấp dẫn!
Về điểm này, thánh thư Sira đă tường thuật lời của nhiều nhân chứng, xem ra rất
phù hợp với thực tế. Đầy đủ và đáng kể nhất là lời của Ali, con của Abou Taleb,
tức anh chú bác của Mahomet. Hai người đă từng chung sống dưới một mái nhà, từng
chia sẻ với nhau tất cả những ngọt bùi trong suốt thời thơ ấu. Về sau, chẳng
những Ali đă trở nên một tín đồ sùng tín nhất của đạo Hồi, mà c̣n lấy con gái
của Mahomet, tên Fatima, làm vợ, và đă trở nên một chức sắc cao cấp nhất
(Khoulafâ ar- Râchidoân) trong hàng giáo phẩm của đạo Hồi, được kế vị giáo chủ
sau: Abou Bakr, Omar, Othman.
Ngoài ra, Ali c̣n là người duy nhất được giáo phái Chiites trong đạo Hồi thừa
nhận thuộc hàng chính thống. Lời mô tả chân dung của Ali về Mahomet, tóm lược
như sau:
-...tầm vóc trung b́nh, nước da trắng hồng, đôi mắt đen, mái tóc dầy, láng mượt,
dài xơa xuống ngang vai. Đầu tṛn, to vừa phải. Khuôn mặt bao quanh một hàm râu
đều và rậm. Từ ngực xuống đến rốn có một hàng lông đen mỏng trông như lấy bút vẽ
nên. Phần dưới cơ thể của Mahomet không có lông. Giữa đôi bả vai có một cục bướu
nhỏ như một đồng tiền, chung quanh bao phủ một túm lông rậm rạp...Đến năm 63
tuổi, toàn thân của Mahomet vẫn chỉ mới điểm lưa thưa chừng 15 cọng tóc bạc, với
khoảng chừng 10 hay 20 sợi râu trắng dưới cằm mà thôi.
Tóm lại, từ xưa đến nay trên mặt đất này chưa từng có một người nào trông đẹp
mắt, mà tánh t́nh lại hào phóng và anh hùng như Mahomet.
Maisara vốn cùng trang lứa với Mahomet, đă từng chung sống những ngày dài gian
khổ, lặn lội buôn bán ở Syrie với Mahomet, nên hai người tỏ ra rất tương đắc.
Sau khi đă ướm lời Khadija rồi, Maisara mới quay sang dọ ư của Mahomet. Khi
thoạt nghe Maisara đề cập đến chuyện hôn nhân, Mahomet không khỏi băn khoăn,
ngần ngại nói:
- Tôi đâu đă có tài sản, tiền bạc ǵ để mà nghĩ đến chuyện hôn nhân.
Maisara láu lỉnh đáp:
- Nhưng dù vậy, anh vẫn thừa khả năng để lấy một người vợ giàu có và quyền thế!
Mahomet không khỏi ngạc nhiên ṭ ṃ hỏi tới:
- Người đàn bà đó là ai mà lại chịu lấy một người chồng nghèo như tôi?
Maisara bật cười và tiết lộ bí mật luôn:
- Chính Khadija chứ c̣n ai nữa. Nếu anh không tiện đích thân ngỏ lời xin cưới,
th́ tôi sẽ nói chuyện đó giúp anh...
Tuy nhiên, theo cổ tục của dân Ả Rập, quyền quyết định hôn nhân vẫn thuộc về ông
ǵa Khouailid, thân phụ của Khadija. Mặc dù, lúc bấy giờ Khadija đă giàu có và
thế lực rất mạnh, song bà vẫn bắt buộc phải tôn trọng tập tục của bộ tộc.
Nhưng đối với một người đàn bà giàu có và thế lực mạnh, đă chín mùi về t́nh dục,
lại đang đắm đuối yêu đương một chàng trai trẻ, nhỏ hơn ḿnh đến 15 tuổi, th́
chướng ngại nào, và cha mẹ nào có thể dập tắt được ngọn lửa ḷng?
Thế rồi, bằng mánh mung, Khadija đă thành công trong mục tiêu tiến đến hôn nhân.
Ngày hôn lễ, Khadija đă mời ông cha già hủ lậu, rắc rối, và một số đông đảo thân
hữu, bạn bè của cả hai bên trai gái đến dự. Theo tập quán, hôm đó, bà chưng diện
cực kỳ sang trọng và lộng lẫy cho Mahomet. Chàng khoác chiếc áo choàng đắt gía
nhất của hàng phong lưu, qúi phái.
Nhưng khi vừa nghe con gái ngỏ lời: Thưa cha, xin cha cho con được kết hôn với
Mouhammad Abd-al-Mouttalib!..., ông ǵa Khouailid đă nổi cơn thịnh nộ, la toáng
lên:
- Tao gả mày cho một thằng mồ côi à? Ồ, không đời nào!!!
Như đă tiên liệu trước, lập tức Khadija lên tiếng cài ông vào thế kẹt:
- Nói vậy, chẳng khác nào cha muốn tự hạ nhục ḿnh, bằng cách chứng tỏ ḿnh đă
say, trước mắt của các vị đại diện trong bộ tộc Qouraichites hiện đang có mặt ở
đây sao?
Cuối cùng, v́ danh dự gia tộc và thể diện của chính ḿnh, ông già đành nuốt
giận, chấp nhận cuộc hôn nhân. Tất cả quan khách đều tỏ ra hoan hỉ. Riêng Abou
Taleb , người bác của Mahomet, c̣n lộ vẻ sung sướng ra mặt, biết rằng từ đây
cuộc đời người cháu mồ côi của ông ta đă trở nên sáng sủa.
Sau đó, theo truyền thống của dân chúng trong vùng La Mecque, tiếng kèn tiếng
trống nổi lên vang lừng trong ngôi nhà của Khadija, các loại rượu Taef thượng
hảo hạng, nổi tiếng trong vùng Najrâne và Médine tuôn ra như suối, và các cặp
nam thanh nữ tú bắt đầu biểu diễn những điệu múa hợp hôn, kích động dâm t́nh rất
hấp dẫn...
Được biết, trong cuộc đời t́nh ái của giáo chủ Mahomet, từ đầu đến cuối, đă có
cả thảy 9 người vợ, và một số hầu thiếp, thuộc nhiều sắc dân trong vùng Trung
Đông, kể cả Do Thái, Ai Cập, thuộc đủ mọi hạng, từ gái tơ nhan sắc, đến những
người đàn bà lớn tuổi quả phụ chiến sĩ..., đáng kể như: Khadija (đă sanh 1 gái
tên Fatmia và 3 trai, song 3 trai đều yểu tử), Aicha, Hafsa, Rayhanah (Do Thái),
Oum Habiba, Sawda, Jouweira, Safia, Khaifa, Maimouna, Myriam (người Ai Cập, đă
sanh cho Mahomet 1 con trai, đặt tên là Ibrahim, nhưng chỉ 7 tháng sau đă chết),
và Zeinab (người vợ trẻ, nhan sắc rất quyến rũ của Zaid, vốn là con trai nuôi
của Mahomet. Chính Zaid đă nài nỉ xin dâng vợ cho cha nuôi)...[ Ghi chú thêm cuả
ĐVN: Trên nguyên tắc, đạo Hồi chỉ cho phép người đàn ông được lấy tối đa đến 4
vợ mà thôi!].
NHÀ TIÊN TRI MÙ CHỮ SONG KHÔN KHÉO
Mahomet không biết đọc, không biết viết, tức mù chữ,(tiếng Ả Rập:oummi) là một
hiển nhiên, chẳng một tín đồ Hồi giáo nào mà không biết. Ngay trong thánh kinh
Coran, thiên Xu Ra (sourate / Al Araf) c̣n lập đi lập lại đến hai lần câu: Các
tín đồ thấy trong đạo có một đấng giáo chủ không biết đọc , không biết viết
(nabi oummi) đă được ghi trong kinh Torah và kinh Phúc Âm.
Mấy trăm năm sau, minh xác nguồn gốc của kinh Coran, các tín đồ Hồi giáo vẫn giữ
nguyên luận cứ trên nơi phần chú giải: Trong thông điệp tiên tri, Mahomet đă
không trích dẫn nội dung những điều đă ghi trong thánh thư của Du Ǵa và TCG,
song ngài đă trực tiếp tiết lộ điều đó.
Gần đây hơn, một nhà chú giải thánh kinh Hồi giáo, Mohamed Taher ibn Achour, c̣n
tiến xa hơn, đến mức coi sự mù chữ của giáo chủ như một gía trị chứng minh phẩm
hạnh gương mẫu và thiêng liêng (Kamal ilahi).
Nhưng, hiện nay, một số chuyên gia về đông phương học (orientalistes) và các
dịch gỉa kinh Coran nổi danh trên thế giới, đáng kể nhất có Régis Plachère,
André Couraqui, hay Maxime Rodinson, c̣n minh xác với chứng liệu, cho rằng giáo
chủ Hồi Giáo đă biết sử dụng cây bút làm bằng sậy... Cho đến bây giờ, theo nhận
xét riêng của tôi, cuộc tranh luận về vấn đề này vẫn chưa đến hồi ngă ngũ. Vậy
ta không cần đào sâu hơn nữa!
Nhưng, dù sao, căn cứ trên sử liệu, ai cũng phải nh́n nhận Mahomet là một người
thông minh và khôn khéo. Xin kể một bằng chứng điển h́nh sau đây:
Mặc dù không chấp nhận tôn thờ thần tượng theo khuynh hướng đa thần giáo, nhưng
thỉnh thoảng Mahomet vẫn theo người bác đến viếng đền thờ Kaaba. Một hôm, vào
khoảng năm 605, lúc đó Mahomet mới chừng 35 tuổi, một cuộc đại hoả hoạn đă xảy
ra thiêu rụi đền Kaaba. Ngay sau đó cả 4 bộ tộc lớn, quan trọng nhất ở La Mecque
đều quyết định sẽ hiệp lực cùng nhau tái thiết ngôi đền.
Trong cuộc tái thiết ấy Mahomet sẽ đóng một vai tṛ quan trọng hàng đầu. Câu
chuyện diễn tiến như sau:
- Khi ngôi đền đă được xây xong, đến lúc phải cung nghinh ḥn Đá Đen vào vị trí
cũ, bốn bộ tộc: Qouraichites, Banou Hachem, Banou Omayya, Banou Zohra và nhóm
Banou Makhzoum, sinh ra tranh căi, dành nhau cái vinh dự cung nghinh ấy. Các bậc
trưởng lăo, đại diện của bốn bộ tộc họp nhau ngay trong đền: Viên Đá Đen đặt
giữa, trước mặt mọi người. Bộ tộc nào cũng cố phô trương các đặc trưng giàu
sang, qúi phái, khả năng quyền lực, hay các thắng lợi vinh hiển của bộ tộc ḿnh,
cho rằng vượt trội hơn các bộ tộc khác trong cộng đồng Ả Rập, để tranh thủ độc
quyền cung nghinh ḥn Đá Đen lên vị trí tôn thờ cũ. Các cuộc tranh căi, lời qua
tiếng lại nh́ nhằng như thế kéo dài hết ngày nọ sang ngày kia, chẳng ai chịu
nhường nhịn ai, thậm chí đến mức sinh ra hiềm khích, chê bai lẫn nhau. Kẻ nọ tố
giác kẻ kia là nói phét, khoác lác về những thành tích bịa sạo. Đến phiên họp
thứ năm, không khí thù hận đă dấy lên rất nặng nề, và các phe phái đều đă tỏ ra
sẵn sàng bất cộng đái thiên, và thề quyết tử để tranh dành cho kỳ được cái vinh
dự cao cả đó.
Trước hiểm họa giết chóc lẫn nhau ấy, Walid, con trai của Moghaira, một bậc kỳ
lăo, cao niên nhất đă đứng ra can gián và đề nghị:
- Để tránh hiểm hoạ xung đột, ngay bây giờ chúng ta hăy cùng nhau chấp nhận t́m
một người trọng tài. Sau đây, nếu có một người nào t́nh cờ bước vào đền, ta hăy
chấp nhận đề nghị của người đó.
- Mọi người nhận thấy không c̣n lối thoát nào khác, đều đồng thanh thỏa thuận và
thề sẽ tôn trọng lời cam kết này. Giữa lúc mọi người c̣n đang thảo luận, bỗng
Mahomet xuất hiện. Tất cả đều reo lên:
- Đây rồi, Mouhammad al- Amin (người trung tín) đă đến rồi, chúng ta hăy chấp
nhận sự trọng tài của Mouhammad.
Lập tức Mahomet được mời vào ngồi chung, được nghe kể lại đầu đôi cuộc tranh
chấp, rồi mọi người nói:
- Chúng tôi sẵn sàng tuân thủ quyết định của ông. Ông có quyền chỉ định ai là
người được vinh dự đặt viên Đá Đen lên bàn thờ như cũ.
Mahomet chẳng trả lời câu nào, lặng lẽ cởi chiếc áo choàng ra, trải rộng lên mặt
đất, cầm viên Đá Đen đặt vào giữa thân áo, rồi nói:
- Bây giờ đại diện bốn phe hăy cầm lấy bốn góc áo, nâng cao lên trên bệ thờ, rồi
đặt xuống. Như thế chứng tỏ cả bốn bộ tộc đều đă cùng nhau được chia xẻ vinh dự
cao quí, thiêng liêng này.
Trước đề nghị sáng suốt, khôn ngoan đó, mọi người đều tỏ ra vô cùng vui sướng,
hân hoan nâng viên Đá Đen lên trên bàn thờ. Nhưng bỗng một người nêu thắc mắc:
- Nhưng bây giờ ai là người cầm viên Đá Đen này ra khỏi áo, để đặt lên bàn thờ ?
Mahomet đáp:
- Tất cả qúi vị đại diện cho bốn phe đă chia xẻ vinh dự lớn lao nâng viên đá
thiêng lên đến đây rồi, vậy bây giờ qúi vị hăy đồng ư chọn lấy một người cầm
viên đá ấy, đặt vào vị trí cũ.
Lúc đó, mọi người đều đồng thanh nhất trí chọn Mahomet.
ĐÊM THIÊN MỆNH TRONG ĐỘNG HIRA
Mới 35 tuổi, Mahomet đă tỏ ra chán ngấy cảnh bán buôn dành giựt, cuộc sống đảo
điên, và có khuynh hướng ẩn tu. Chẳng khác nào thánh Moise của dân Do Thái đă
lên núi Sinai, và nhà tiên tri Éli lên núi Horeb, hay chúa Jésus lên núi el
Djebel Qarantal (mont de la Quarantaine), Mahomet cũng thường lên núi, ở trong
thạch động Hira, thức trắng nhiều đêm liên tiếp, chờ đợi để được đón nhận lời
thánh truyền.
Năm năm sau, khoảng 40 tuổi, Mahomet mới nhận được triệu ứng đầu tiên, khởi sự
là tiếng gọi tên ông văng vẳng trong không trung. Hiện tượng kỳ bí này đă được
ghi rất đầy đủ chi tiết trong sách Truyền Thuyết, thậm chí c̣n ghi đích xác cả
thời điểm: Đêm thứ 27 của tháng Ramadan (tháng ăn chay cuả Hồi giáo), tương quan
với ngày 17 tháng Giêng, năm 611 sau TC.
Ngay sau khi hiện tượng kể trên vừa xảy ra, Mahomet đă vội vàng trở về, kể cho
vợ, là bà Khadija, biết rơ đầu đuôi, như sau:
- Giữa lúc tôi đang ở một ḿnh, chợt nghe có tiếng trên không trung gọi tên tôi.
Không phải một giấc mơ. Lúc đó tôi c̣n đang thức mà. Tôi đă thấy một luồng ánh
sáng kỳ diệu soi sáng màu đỏ của đá hoa cương trên núi. Có trời chứng giám, tôi
không bao giờ chấp nhận thần tượng, tôi cũng không ưa chuyện thiên mệnh
(Kâhins). Bây giờ, phải chăng tôi đang sắp trở thành một anh thầy bói ? Tiếng
gọi tôi phải chăng là lời ma quỉ ?
Từ đó, Mahomet sống nhiều ngày trong ưu tư khắc khoải, và lo lắng tràn ngập tâm
hồn. Ông c̣n nghĩ cả tới chuyện có thể đă mắc bệnh tâm thần, trở nên điên loạn,
hay có thể đă bị quỉ ám (djinn) làm cho đầu óc bị thác loạn. Nghe chồng giăi bày
tâm trạng , bà Khadija đă t́m lời khuyên giải:
- Không, ông không bị qủi ám đâu. Ông là người ngay thẳng và thiện hảo, không
đời nào thượng đế lại để cho ông rơi vào tay ác qủi đâu!...
Cuối cùng, dù sao ngày thần khải đợi chờ cũng đă đến. Một hôm thánh Gabriel hiện
ra trong thạch động Hira. Mahomet đă kể lại cuộc kỳ ngộ này như sau:
- Lúc đó tôi đang ngủ mê trong thạch động Hira, bỗng thánh Gabriel (tiếng Ả
Rập:Djebrail) xuất hiện, ch́a ra trước mắt tôi một tấm vải có thêu mấy hàng chữ,
và bảo tôi:
- Đọc đi.
Tôi đáp:
- Tôi không phải là người đọc những câu đó.
Lập tức ông ta túm lấy tôi, siết chặt tứ chi tôi, dùng mảnh vải ấy bịt miệng và
mũi tôi, một cách hết sức thô bạo, khiến tôi bị nghẹt thở, và làm cho tôi tưởng
đă sắp chết đến nơi. Rồi bỗng ông ta buông tôi ra và lập lại:
- Đọc!
- Tôi không phải là người đọc những câu đó. Tôi vẫn trả lời như cũ.
Ông ta lại túm lấy tôi lần nữa. Tôi cảm thấy hơi thở cuối cùng đă sắp rời khỏi
lồng ngực của tôi rồi.
Đúng lúc ấy, ông ta bỗng nới lỏng tay, và lập lại lần thứ ba:
- Đọc!
- Tôi phải đọc ǵ đây? Tôi hỏi ông ta, trong nỗi hăi hùng, sợ bị bóp nghẹt thở
lần thứ ba, mà sức tôi sẽ không sao chịu nổi nữa. Lúc đó ông ta bảo tôi:
- Nào đọc: Nhân danh Thượng Đế là đấng sáng tạo muôn loài, ngài đă sáng tạo nên
con người bằng một cục máu (un grumeau de sang).(Coran, 96,1-3).
- Đọc: Và Thượng Đế là đấng tối thượng, ngài đă dạy cách dùng bút sậy để viết,
ngài đă dạy cho con người những điều mà con người không biết! ( Coran, XCVI, từ
1 đến 5).
Tôi vừa lập lại lời của ông ta xong, bỗng ông biến mất. Tôi chợt bừng tỉnh dậy,
và cảm thấy dường như có cả một quyển thánh thư đă khắc sâu trong trái tim tôi.
Tôi liền bước ra khỏi thạch động để lấy lại tinh thần. Lúc đó tôi bỗng nghe có
tiếng gọi tôi từ trên trời vọng xuống:
- Hỡi Mahomet, ngươi là tiên tri của Thượng Đế Allah, c̣n ta đây chính là thánh
Gabriel!
Tôi ngước đầu lên trời thấy h́nh ảnh thánh Gabriel tràn ngập khắp không trung.
Bị loá mắt, tôi hướng nh́n về phía khác của chân trời, tôi vẫn thấy thánh
Gabreil hiển lộ sáng ḷa. Một lần nữa, thánh Gabreil lập lại :
- Hỡi Mouhammad, ngươi là tiên tri của Thượng Đế Allah, c̣n ta đây chính là
thánh Gabriel.
Thế rồi ngài biến mất, chẳng khác nào như ảo giác của một giấc mơ.
Ngót 3 năm sau lần thần khải thứ nhất, Mahomet vẫn c̣n mong uớc được tiếp nhận
thánh lệnh khác, hay một cuộc hiển linh nữa của thánh Gabriel, nên vẫn tiếp tục
đều đặn lên núi Hira, thức trắng nhiều đêm trong thạch động.
Trong thời gian ẩn tu lâu dài, Mahomet đă không chút nghỉ ngơi, ăn uống ít, ngủ
ít, cả ngày lẫn đêm chỉ chuyên tâm cầu nguyện. Theo sách Truyền Thuyết, càng
ngày ngài càng rút sâu vào tận trong cùng của thạch động, trên núi Hira, để chia
sẻ những nỗi đau khổ nhục nhằn với các trẻ mồ côi, và những người nghèo khổ. Lúc
này người vợ lớn đă chết được 2 năm rồi.
KINH CORAN
Cuộc đợi chờ này đă kéo dài măi đến một đêm trong năm 621, giữa lúc đang ngủ
say, Mahomet nằm mơ thấy ḿnh được hướng dẫn đến một nơi xa xôi, tận thánh địa
Jérusalem, lên trời hội ngộ với các bậc tiên tri, chúa Jésus và các thánh tông
đồ. Sau đó, Mahomet mới bắt đầu đọc kinh Coran, để cho các đệ tử chép lại, trên
những mảnh da lừa, da cừu, hay những mảnh sành vỡ, hoặc lá dừa...Đó là toàn bộ
những lời thần khải (al-tanzil) của đấng thiên sứ nhà trời Allah, tức Mahomet,
hợp thành bộ thánh kinh Coran (tiếng Ả Rạp: Al-Qorân), gồm 6236 tiết, chia ra
làm 114 thiên xu ra (surate), dài ngắn không đều nhau. Tính chung Mahomet đă mất
12 năm để thai nghén và khai sinh ra bộ thánh kinh này.
Ta thấy, mặc dù kinh Coran đă lập đi lập lại nhiều lần, cho rằng những lời thần
khải của Thượng Đế trao cho Mahomet, được thực hiện bằng văn ngôn Ả Rập thuần
túy, hoặc bằng thổ ngữ của dân vùng La Mecque; nhưng theo một số nhà ngữ văn học
(philologue), trong đó đă xen lẫn rất nhiều chữ mượn của ngôn ngữ aramiéen,
abyssin, Hy Lạp hay Ba Tư (iranien). Về mặt văn pháp lại rất lợm cợm, thiếu tính
chất thuần nhất và đồng điệu trong toàn thể bộ kinh. Như thế chứng tỏ rơ ràng đă
có nhiều người viết khác nhau. Nhưng từ xưa đến nay không một ai dám nêu lên
những nhận xét ấy, sợ bị các giới tín đồ Hồi giáo ghép vào tội báng đạo, phạm
thánh...
V́ thế bộ thánh kinh này đă phải đợi đến hơn một ngàn năm sau mới được nhuận sắc
lại, và ấn bản phát hành năm 1923, tại thủ đô Le Caire của Ai Cập, mới được các
giới tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới đồng thanh chấp nhận.
Khác với hai đạo Du Già và Thiên Chúa giáo, vốn phát sinh cùng một cội nguồn
trong vùng Trung Đông, đạo Hồi khẳng định dứt khoát: Ngoài đấng Allah, không có
một ông trời nào khác; chính Mahomet là vị thiên sứ cuối cùng của Allah.
Về mặt tôn thờ, Hồi giáo không có một nghi thức lễ bái nào hết. Dù vậy, các giới
tín đồ Hồi giáo vẫn phải tuân thủ tuyệt đối 5 nghĩa vụ chính yếu gồm:
- Tuyên xưng niềm tin nơi thượng đế Allah.
- Cầu nguyện mỗi ngày 5 lần, hướng về thánh địa La Mecque. (Nên biết, trong phạm
vi thực hành tín ngưỡng, Hồi giáo đặt nặng vấn đề cầu nguyện).
- Ăn chay trong suốt tháng Ramdan (Ramadhân).
- Bố thí. Những người giàu phải đóng thuế cho tôn giáo. Số tiền ấy dùng để phân
phát, giúp đỡ người nghèo.
- Các tín đồ phải đến thánh địa La Mecque hành hương ít nhất một lần trong đời.
Ngoài ra, ngày thứ sáu mỗi tuần là ngày của thượng đế Allah. Các tín đồ Hồi Giáo
phải đến nhà nguyện (mosquée) để cầu nguyện chung. Chẳng khác ǵ đạo Du Ǵa và
đạo TC, cầu nguyện tập thể là một điều vô cùng cần thiết. Sau khi viên thầy
giảng (immam) đă thuyết giảng giáo lư của kinh Coran rồi, các tín đồ bắt đầu cầu
nguyện theo một nghi thức đồng nhất: Đứng, nửa thân trên hơi cúi xuống, qùi gối,
rập trán xuống đất, ngồi trên đôi gót chân, rồi lại đứng lên tiếp tục cầu
nguyện, đọc những đoạn thơ trong kinh Coran, hát những bài ca ngợi thượng đế, và
cầu xin sự giúp đỡ...
CÁC TÍN ĐỒ ĐẦU TIÊN
Khởi đầu, trong ṿng 3 năm, từ 611 đến 614, sự truyền giáo của Mahomet chỉ giới
hạn chật hẹp trong ṿng thân tộc, bằng hữu, và những kẻ bị xă hội áp bức, truy
đ́. Mahomet kêu gọi đám đệ tử đầu tiên kể trên phải từ bỏ các h́nh thức tôn thờ
thần tượng có khuynh hướng đa thần, và mỗi khi cầu nguyện phải hướng về thánh
điạ Jérusalem. Người đàn bà đầu tiên đă tin tưởng nơi thiên mệnh của Mahomet và
chấp nhận cải đạo là bà Khadija, người vợ thứ nhất của Mahomet. Tiếp theo là một
người nô lệ đă được giải phóng của giáo chủ, tên Zaid ibn Harith, sinh quán ở
Doummat al Jandal, thuộc miền Bắc Médine, là một vùng mà các giới tín đồ Du Ǵa
và TCG đă từng chung sống hoà b́nh, yên ổn hàng mấy trăm năm. Tín đồ thứ ba, đă
cải đạo theo Mahomet là một cậu bé mới lên 7 tuổi, tên Ali, con trai của Abou
Taleb, vừa là bác ruột mà cũng là người bảo dưỡng của Mahomet từ khi đấng giáo
chủ c̣n thơ ấu. Về sau Ali trở nên con rể của giáo chủ.
Trong con mắt của các giới tín đồ Hồi giáo, những ai được liệt vào thành phần
thế hệ Hồi giáo đầu tiên là cả một vinh dự ghê gớm.
Theo sách Truyền Thuyết, những tín đồ đầu tiên theo Hồi giáo, ngoài 3 người đă
kể, c̣n có một số trai trẻ (ahdâth ar-Rijal), hay những người bất hạnh, và những
kẻ bị mất quyền thừa tự. Trong số có những người làm nghề thủ công, những nô lệ
đă được giải phóng, nhưng người nổi bật nhất là Bilal, gốc dân da đen ở Éthiopie
(Phi Châu), về sau trở nên một thầy tu báo kinh(muezzin) đầu tiên của giáo chủ
Mahomet. Ngoài ra cũng có nhiều tín đồ TCG đă cải đạo theo Hồi giáo, v́ thấy tôn
giáo mới này đă hứa hẹn một thế giới hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, trong số tín đồ đầu tiên của Mahomet chẳng phải chỉ toàn một hạng con
mồ côi, những kẻ cùng đinh nghèo khổ, mà c̣n có cả những nhân vật thế lực, uy
tín lớn lao của các bộ tộc. Khuôn mặt nổi bật nhất trong giới ấy, đáng kể hơn
hết là Abou Bakr, một những thương nhân giàu có hàng đầu của thị trấn La Mecque
thời bấy giờ. Về sau ông này đă trở nên một Kha Líp (calife), phụ tá số 1 của
giáo chủ. Kế đến là Omar ibn Kattab, tuy c̣n trẻ tuổi, nhưng đă trở nên một phú
thương uy tín lớn, có chân trong ban lănh đạo điều hành của thị trấn La Mecque,
xuất thân từ bộ tộc Makhzoum ưu tú, thế lực mạnh nhất trong vùng, về sau cũng đă
trở nên kha líp số 2 của đạo Hồi v.v...
KHỞI CHIẾN VỚI DO THÁI VÀ TCG
Đến tháng 9, 622 sau TC , 75 cư dân trong vùngYattib, hay c̣n gọi là Médine
(thành phố của giáo chủ Mahomet), là một thị trấn thương măi quan trọng của Ả
Rập, cách La Mecque khoảng 350 CS, đă kéo nhau đến mời Mahomet đứng ra làm trung
gian hoà giải cho cuộc xung đột giữa hai gia tộc Ả Rập là: Aws và Khazraj. Trong
thời này, Médine cũng là một trung tâm sinh sống quan trọng của đông đảo dân Do
Thái, gồm đủ mọi ngành nghề như: ngân hàng, thủ công nghệ, thương măi, thợ kim
hoàn, thuộc da và chế tạo vơ khí...Nơi đây, thiết tưởng cần nhấn mạnh điểm: Kinh
Coran là một bộ thánh thư đầu tiên viết bằng một thứ ngôn ngữ không phải là
tiếng Hébreu của Do Thái, đă bóng gió, ám chỉ dân Do Thái chủ trương cho vay với
tiền lời siết máu. Đây là một tội lỗi, trái ngược với giáo lư Du Ǵa, có ghi
trong thánh kinh Torah và Cựu Ước Kinh.
Cuộc hoà giải này rất khó khăn, phức tạp, cuối cùng Mahomet đă đứng về phe bộ
tộc Aws, cắt đứt liên hệ với phe Khazraj, đằng sau có liên minh Do Thái. Từ đó
giáo chủ Mahomet đích thân đứng ra vơ trang chỉ huy cuộc chiến, và công bố một
bản tuyên ngôn, gọi là bản tuyên ngôn Médine, kêu gọi tổ chức các bộ lạc thờ độc
thần thành một liên đoàn hậu duệ của Abraham để thương thảo với dân Do Thái .
Nhưng:Hăy thảo luận với họ (trỏ Do Thái) bằng phương cách nhă nhặn nhất. (Coran,
16, 126). Thoạt tiên, một số người Do Thái tin tưởng, nhưng đa số vẫn chống lại.
Về mặt thần học và tôn giáo, các cuộc tranh luận trở nên gay gắt và căng thẳng
hơn. Các thầy giảng Rabbins Do Thái tố cáo Mahomet đă bóp méo thánh kinh.
Đến bấy giờ, thiên thần Gabriel, người đầu tiên đă thông báo thiên chức tiên tri
cho Mahomet, lại tái xuất hiện, báo tri cho Mahomet biết là bộ lạc Do Thái của
Banu Nadir, sau khi tranh biện thất bại, đă quay lại âm mưu chống Mahomet. Nam
624, Mahomet ra lịnh trục xuất bộ lạc ấy ra khỏi Médine: Hăy cùng nhau cuốn xéo
khỏi đất này, và đem theo tất cả những ǵ mà mấy con lạc đà của các người có thể
chở nổi, ngoại trừ các loại vơ khí và chiến cụ!
Từ đây, Mahomet và các giới đệ tử của nhà tiên tri Hồi giáo không c̣n hướng về
Jérusalem để cầu nguyện nữa, mà bắt đầu hướng về La Mecque. Cũng từ nay, tín đồ
Hồi giáo dùng tên Ramadan thay cho tên Ashura (giống như một loại Kippour) của
Do Thái.
Đến tháng 3, năm 627, một số phe phái Ả Rập không theo Mahomet thành lập một lực
lượng vơ trang đông đến khoảng 10 ngàn người, với sự trợ giúp của dân Do Thái và
tín đồ TCG, đứng ra tuyên chiến. Mahomet đă kêu gọi các giới tín đồ :Hăy chiến
đấu chống bọn giáo điều không chấp nhận Hồi giáo . (Coran 9, 29), đồng thời
tuyên truyền :Đấng Thượng Đế Allah đă ra lịnh trục xuất bọn chúng. Chắc chắn
chúng sẽ bị tội ngay trong cuộc sống ở thế gian này, và trên thế giới huyền bí
kia, chúng sẽ c̣n bị trị tội thiêu đốt trong hoả ngục(Coran 59,3).
Trong cuộc chống chọi này, Mahomet đă thân chinh tham dự cả thảy 28 cuộc chiến
đẫm máu, đánh đuổi hết bọn Do Thái ra khỏi Quaynuqa, và tàn sát hết bộ lạc
Qurayza.
Đến năm 628, dân Do Thái ở Khaybar, miền Bắc vùng Hijaz, đều bị thảm sát tập
thể. Tất cả đàn bà và trẻ con đều thuộc quyền sở hữu của kẻ chiến thắng. Trong
số chiến lợi phẩm bằng người này, giáo chủ Mahomet đă dành riêng cho ông một số
đàn bà, con gái , làm t́ thiếp, đáng kể nhất là một người con gái Do Thái tên
Rayhanah. Những người Do Thái và tín đồ TCG c̣n sống sót bắt buộc phải kư kết
với Mahomet một thoả ước hoà b́nh, và mỗi người phải nộp thuế bằng một đồng tiền
vàng để đổi lấy tự do tín ngưỡng và tự do làm việc.
Lần hồi các bộ lạc Ả Rập cũng theo nhau xin cải đạo theo Hồi giáo. Đến năm 630,
lực lượng vơ trang hàng chục ngàn người của Mahomet đă làm chủ hoàn toàn thị
trấn La Mecque. Những vùng nào đă bị Hồi giáo kiểm soát, Mahomet đều tổ chức
thành một quốc gia. Tất cả các h́nh thức buôn bán, các tổ chức thương măi cổ
xưa, kể cả thể thức cho vay tiền, vẫn được duy tŕ. Kinh Coran chấp nhận các
công ước hiệp hội (shirka al Akd), các công ước xă hội, công ước lao động, các
công ước tư bản, hùn vốn (do các giới thương nhân lữ hành chuyên chở hàng hóa
bằng lừa và lạc đà khởi xướng từ thuở khi chưa khai sinh ra Hồi Giáo), các công
ước về gieo hạt để trồng trọt (ensemencement) và tưới nước (irrigation), công
ước sinh sản lợi nhuận với điều kiện phải chứng minh bằng một việc làm. Ngoài
ra, Mahomet cũng cho phép được cho vay tiền (rahn) với thế chấp bất động sản
trong một thời hạn nhất định, và quyền được thu nhận tiền lời hay hoa lợi. Trong
trường hợp tiền vay không trả đúng thời hạn, người chủ nợ có quyền bán vật thế
chấp không cần phải triệu dụng đến pháp luật.
Được cả khối chủng tộc Ả Rập liên kết và ủng hộ, Mahomet ra lịnh cấm toàn thể
dân Do Thái và tín đồ TCG không được cư trú trong vùng bán đảo :Cầu trời, cứ để
cho bọn Do Thái và bọn TCG tàn tạ đi! Chúng đă biến các giáo đường thành những
nấm mồ chôn các tiên tri của chúng. Hai tôn giáo đó sẽ không c̣n ǵ nữa trên đất
Ả Rập này!
Dù vậy, năm 631, Mahomet vẫn thoả hiệp với các nhà lănh đạo TCG ở Najran, và các
tập đoàn Do Thái ở miền Bắc vùng đất Ả Rập, cho phép họ được lưu trú với điều
kiện phải nạp cho Hồi giáo phân nửa tổng lượng muà màng thâu hoạch được.
GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG CỦA GIÁO CHỦ MAHOMET
Năm 632 sau TC, giữa lúc đang chuẩn bị cuộc chinh phục Syrie, theo tường thuật
của thánh kinh, giáo chủ cảm thấy bị cơn bệnh hành hạ và sức khoẻ suy giảm từng
ngày . Ngày 4, tháng 6, ngài ra lịnh gọi Omar, Abou Bakr, Othman, và Ali, tức 4
vị kha líp (calife) tương lai của Hồi giáo, đến tham dự một cuộc họp quan trọng
của giáo hội. Theo một số sử gia, lúc này là thời kỳ vô cùng khó khăn và gay cấn
nhất, có tầm ảnh hưởng đến vận mệnh chung của toàn thể giáo hội, và cuộc họp thu
hẹp, bất ngờ này mang tính cách lịch sử rất quan trọng, nhưng lại được coi như
đánh dấu một sự rạn nứt trầm trọng ( Al Fitna Al Koubra / Grande discorde ), nếu
không khéo có thể sẽ gây nên hiểm họa chia rẽ hoặc tiêu diệt Hồi Giáo vài năm
sau khi Mahomet đă qua đời.
Theo tường thuật của Ibn Hazm, một sử gia Ả Rập, bốn ngày trước khi chết,
Mahomet đă phải chịu đựng những cơn đau đớn khủng khiếp, song vẫn không khỏi ưu
tư về việc chỉ định một người kế nghiệp. Ngài bảo mấy viên thuộc hạ thân tín ấy
đưa cho ngài một mẩu xương đ̣n (clavicule) của lạc đà (katef), và mực để biên
soạn di ngôn của ngài, hầu tránh cho tín đồ Hồi giáo khỏi bị sai lầm sau khi ta
đă qua đời .
Lời trối trăn chỉ định người kế vị của Mahomet đă làm cho các vị môn đệ đều
không khỏi rụng rời. Trong số có lẽ Omar là người chống lại sáng kiến này mạnh
mẽ nhất, thậm chí c̣n cho rằng giáo chủ đă bị giao động bởi những cơn đau đớn
thể xác dày ṿ. Omar nói:Chúng ta không cần phải viết lách ǵ nữa. Chúng ta đă
có kinh Coran và thánh thư của Allah là đủ lắm rồi!
Tán đồng ư kiến của Omar, Abou Bakr cũng cho rằng giáo chủ đă bị mê sảng rồi.
Ngược lại, Ali lớn tiếng cáo buộc Omar và Abou Bakr đă phạm thượng, nói ra những
lời bất kính với giáo chủ. Hai bên không ai chịu nhịn ai. Thế là một cuộc gấu ó
dữ dội đă diễn ra ngay trước mặt giáo chủ, khiến ông không khỏi kêu trời, và bỏ
đi ra nghĩa địa cầu nguyện. Ngay sau đó cơn sốt lại nổi lên hành hạ, làm cho
toàn thân ông run rẩy, tứ chi co quắp, đau đớn.
Dù vậy, ông vẫn cố gắng tập trung hết nghị lực phấn đấu, luôn luôn nghĩ đến kế
hoạch tấn công Syrie. Chỉ trong ṿng hai ngày, ông cố nén cơn đau, đă nhiều lần
đích thân đến viếng thăm, khích lệ tinh thần binh sĩ trong các trại tập trung
quân chí nguyện, đóng ở ngoài ṿng đai thành phố.
Ngày 7 tháng 6, Mahomet bị cơn nhức đầu dữ dội, như chưa từng bao giờ xảy ra,
hành hạ ông khủng khiếp. Nhưng ông vẫn cố nén đau đớn, hướng dẫn các môn đệ thân
tín đến nhà nguyện (mosquée) cầu xin thượng đế ban phúc lành cho các chiến sĩ đă
tử v́ đạo trong trận đánh ở Ouboud.
Hôm sau, ngày 8. 6. 632 sau TC, giáo chủ Mahomet c̣n cố gắng xuất hiện lần nữa,
cũng là lần cuối cùng, trước quần chúng, giáo đồ. Sau khi cầu nguyện xong, ông
được hai giáo đồ thân tín d́u về tư thất của bà Aicha, để nghỉ ngơi. Lúc đó cơn
đau càng hành hạ ông khổ sở hơn. Để bớt đau đớn, ông đă phải nhúng hết đôi tay
vào trong một b́nh nước lạnh, và th́ thầm khấn khứa xin thượng đế giúp ông chịu
đựng được mọi nỗi đau đớn của thể xác trong giây phút lâm chung.
Cuối cùng, theo lời kể lại của bà Aicha, một người vợ cưng qúi của giáo chủ, hôm
ấy Mahomet đă gục đầu, trút linh hồn, trên ngực của bà.
Hôm sau cuộc tẩn liệm thi hài giáo chủ diễn ra. Nhưng ai là người có thẩm quyền
tiến hành việc này? Bấy giờ, với tư cách một kha líp tân cử, kế nhiệm giáo chủ,
đồng thời là cha vợ của Mahomet (thân phụ của bà Aicha), Abou Bakr đứng ra giao
phó trách nhiệm rửa ráy thi thể cho Ali (anh con chú con bác, đồng thời là con
rể giáo chủ), và Abbas (một người bác của giáo chủ).
Bây giờ đến chuyện an táng. Nơi nào? Đây cũng là một vấn đề tranh chấp, căi cọ
gay gắt nữa, giữa các phe nhóm đối nghịch trong hàng ngũ giáo đồ thân tín của
giáo chủ.
Con rể giáo chủ là Ali, đề nghị chôn ở nghĩa trang Al Baqi, nơi chôn Ibrahim,
con trai của giáo chủ đă chết lúc mới được 7 tháng. Người bác của giáo chủ là
Abbas, nêu ư kiến chôn ở nhà nguyện (mosquée), v́ đó là nơi mà giáo chủ đă suốt
đời gửi trọn tâm hồn của ḿnh...Nhưng, Abou Bakr, người cha vợ, kết thúc dứt
điểm bằng câu: Tôi đă được nghe giáo chủ nói: Đấng thiên sứ của thượng đế giáng
trần , khi chết phải được chôn ngay nơi ngài đă trút linh hồn!
Thế là, lập tức, mọi người xúm nhau vào khiêng chiếc giường của bà Aicha đi nơi
khác, rồi đào một cái huyệt ngay chỗ đó. Người phu đào huyệt ở Médine, tên
Talha, đă được trao phó trách vụ thiêng liêng này. Hắn đă đắp bờ huyệt bằng 9
viên gạch nung và trải dưới đáy huyệt bằng tấm mền đỏ mà khi sinh tiền giáo chủ
thường dùng để đắp cho con lạc đà, tên Qaswâ, cưng qúi của riêng ông, trong suốt
các cuộc viễn hành hay chinh chiến. Sau khi giáo chủ đă qua đời, không một ai
khác được phép dùng con lạc đà này nữa...
NHỮNG CUỘC CHINH PHỤC ĐẪM MÁU
Thuở sinh thời, lúc mới khai đạo, Mahomet đă tự xưng là vị tiên tri cuối cùng
của Allah, nên sau khi ông ta qua đời cho măi đến bây giờ, không một ai trong
Hồi giáo được phép dùng danh hiệu tiên tri nữa, mà chỉ xưng là kha líp (calife /
Cóù người dịch là vua Thổ. Nhưng theo tôi là một chức Hồi vương).
Vị Hồi vương đầu tiên, lên kế nhiệm Mahomet là Abou Bakr, c̣n bận hiệu chính bộ
kinh Coran, đồng thời lo tiếp tục theo đuổi những cuộc chinh phục các nước lân
bang, nên tạm thời chưa tính đến chuyện truy lùng, săn đuổi dân Do Thái và TCG
ra khỏi vùng đất Ả Rập. Nhưng ông cũng đă vượt sa mạc lên tới vùng Judée.
Trước biến cố này, hoàng đế La Mă Héraclius lo ngại dân Do Thái sẽ thông đồng
với quân Hồi giáo, tạo thành một liên minh lực lượng, nên một lần nữa ông lại
cưỡng bách dân Do Thái ở Palestine phải cải đạo theo TCG. Nhưng năm 633, quân
đội của nhà vua đă bị lực lượng Hồi giáo của Abou Bakr đánh bại ở miền Nam Tử
Hải (mer Morte). Từ đó các vùng đất vốn thuộc chủ quyền của hoàng đế đều bị quân
Hồi giáo chiếm đóng và cai trị, gọi là lănh thổ của Imam . ( Imam là một chức
thầy cả của Hồi giáo, hay c̣n gọi là tiểu vương Hồi). Nhiều sắc dân trong vùng,
gồm Phéniciens, Cananéens, Hy Lạp, Palestines v.v...đều hối hả cải đạo theo Hồi
giáo. Lúc bấy giờ Abou Bakr đă bắt đầu mở nhiều cuộc tấn công nhắm đánh chiếm
thành Jérusalem, nhưng đều không thành công như ư muốn.
Đến khoảng tháng 8, năm 634, Abou Bakr qua đời v́ ǵa yếu, một cái chết yên ổn,
hoàn toàn khác hẳn với số phận của những vị kha líp kế nhiệm ông sau này.
Vị kha líp thứ nh́, lên thay thế là Omar ibn al-Khattaab, năm 636, mở cuộc
chuyển quân ṿng qua phía đông thành Judée, tiến trên bờ sông Yarmouk, đánh
chiếm thành Damas của Syrie. Năm 638, thành Jérusalem bị quân Hồi giáo bao vây,
và cuối cùng thất thủ. Tại bất cứ một vùng đất chiếm đóng nào, Omar đều trao
quyền cai trị lại cho một số thủ hạ thân tín, song vẫn tiếp tục xử dụng các viên
chức của chế độ cũ như bọn nô lệ hành chánh, và dùng người Syrie hay Do Thái vào
việc thu thuế.
Những thành phố nào đầu hàng, không kháng cự, được trả thuế nhẹ hơn những thành
phố kháng cự. Noi theo cách điều đ́nh thuế vụ ở Khaybar của giáo chủ Mahomet lúc
sinh tiền đối với bọn Do Thái, Omar c̣n đánh thêm trên mỗi đầu người một khoản
thuế ruộng đất trị gía 1 phần 5 lợi tức thu hoạch. Những người không có lợi tức
mùa màng, th́ bị đánh thuế tài sản. Trong mỗi thành phố có một vị thủ lĩnh Hồi
giáo (émir) đại diện cho kha líp, để thu thuế, theo dơi đôn đốc việc cải đạo, và
giáng những cú trấn lột bất thần lên đầu người đóng thuế.
Những kẻ nào không phải tín đồ Hồi giáo, như dân Do Thái, TCG, hay theo tín
ngưỡng đa thần đều trở thành những nhóm thiểu số được bảo vệ tiếng Ả rập gọi
chung là:dhimmis. T́nh cảnh của dân dhimmis thực là nhục nhă: không được quyền
lên tiếng trước mặt một người Hồi giáo, không được bước đi song song trên một
con đường, không được phép giết súc vật, không được phép mang vơ khí, không được
phép cỡi ngựa, không được phép cư ngụ chung trong một trú khu riêng biệt. Riêng
dân Do Thái không được làm nhà, hay xây dựng giáo đường cao hơn, rộng hơn những
kiến trúc của người Hồi giáo kề cận.
Các giới nông dân, thợ dệt, ngân hàng (thuở này rất ít và c̣n thô lậu), và các
dịch gỉa Do Thái phải gia nhập vào xă hội Hồi giáo. Một số người Do Thái uyên
bác đă phải tham gia vào việc hiệu đính thánh kinh Coran, phân định ngữ loại
trong văn pháp Ả Rập, và giúp khai hoá nền văn minh Hồi giáo. Ngoài ra nhiều
người Do Thái c̣n phải tham gia vào các lực lượng vơ trang Hồi giáo. Năm 640,
lúc kha líp Omar đóng ở Alexandrie đă có đến 40 ngàn người Do Thái. Trong cuộc
chinh phục thành Le Caire, ông ta c̣n tuyển thêm 400 chiến sĩ, thuộc bộ lạc Beni
Roubi, Do Thái.
Năm 642 phải nói là một năm thành công lớn lao nhất của Hồi giáo. Chỉ trong ṿng
10 năm, quân Hồi giáo đă chiếm trọn Judée, Byzantin, Palestine, Syrie, Ai Cập,
và toàn vùng Mésopotamie cho đến tận Sassanide, Ba Tư. Kha líp Omar đem quân
tiến vào Ctésiphon đánh nhau với Yazdgard II, con út của vua Khosrô II. Trước đó
15 năm, dân chúng trong vùng này đă bị khiếp đảm v́ sự giết chóc của quân Hồi
giáo ở Byzantin, nên chính quyền điạ phương ở đây đă tan vỡ dễ dàng, các vị
vương tôn hoàng tử người sassanides (thuộc triều vua Xa Ran, Ba Tư), và các vị
tu sĩ đạo Zoroastre đă mau chóng biến mất dạng.Thành phố này, và các vùng lân
cận đông đến trên 2 triệu cư dân. Trong đó phân nửa số chủ gia đ́nh đều là người
Do Thái. Khi đoàn quân Hồi giáo tiến vào thành, đă có tới 90 ngàn người thuộc
thành phần chủ gia đ́nh Do Thái đứng ra nhiệt liệt hoan hô cuộc chiến thắng của
Omar.
Bởi thế, sau đó kha líp Omar đă tận t́nh bảo vệ dân Do Thái, mặc dù các hàng chỉ
huy quân sự của ông đă tỏ ra không đồng ư. Hơn thế, ông c̣n ra lịnh cấm một vị
tướng trong hàng tướng lănh thân tín của ông là Sad ibn Abu Waqqar, không được
chiếm những vùng đất thuộc quyền sở hữu của Do Thái. Ngoài ra, Omar c̣n thừa
nhận chức vụ thủ lănh Do Thái lưu vong (exilarque) của Bostanai...
Kể từ đó vùng Mésopotamie mau chóng trở thành một trong số những trung tâm chính
trị và trí thức quan trọng của Hồi giáo.
HỒI GIÁO CHIA RẼ
Sau Omar, đến lượt Otthman lên kế nhiệm. Năm 657, vị kha líp thứ 3 này đă bị ám
sát chết bởi bàn tay của Ali, con rể và cũng là anh em chú bác của giáo chủ
Mahomet. Ali đă được phe Hồi giáo chủ trương thừa kế theo huyết thống, tôn xưng
lên làm giáo chủ. Bắt đầu từ đây, Hồi giáo chia ra làm hai hệ phái:
- Phe Chiites gồm những người pḥ tá Ali, chủ trương quyền kế vị lănh đạo hợp
pháp của Hồi giáo phải thuộc gịng dơi chính thống, trong gia đ́nh của giáo chủ.
- Phe Sunnites, ngược lại, không chấp nhận quyền thừa kế theo huyết thống gia
đ́nh của giáo chủ. Người kế nhiệm phải được đa số chức sắc trong hàng giáo phẩm
công cử. Phe này, đông đến 90% tín đồ, rải rác khắp thế giới.
Cuối cùng, thủ lănh hai phe Chiites và Sunnites đă xua quân chém giết lẫn nhau.
Kết quả, Ali và người con trai của ông là Hossein (Hosayn) đều lần lượt bị thảm
sát. Từ đó đến nay, hai hệ phái này vẫn c̣n gầm ghè với nhau như cừu địch!
Năm 674, quân Hồi giáo xuất phát từ Damas cố gắng đánh chiếm thành phố
Canstantinople nhiều lần đều thất bại, nhưng lại chinh phục được Ba Tư (Iran).
Tóm lại, sau khi vừa h́nh thành, đạo Hồi đă phát triển rất nhanh chóng, vượt
trội hơn TCG, và bỏ xa Du Ǵa giáo của Do Thái, tạo nên một đế quốc Hồi giáo xâm
lăng tàn bạo, đă chiếm trọn vùng Trung Đông, tràn qua tận các nước Bắc Phi,
chiếm vùng Trung Á, Tiểu Á ( các nước:Pakistan, Afghanistan, một phần Ấn Độ...)
và một số quốc gia trên vùng biển Thái B́nh Dương, như Nam Dương (Indonésia), Mă
Lai (Malaisie), và Phi luật Tân v.v...
Mặc dù Hồi giáo ra đời sau đạo Du Già trên một ngàn năm, và sau TCG hơn 500 năm,
nhưng căn cứ trên một số tài liệu thống kê, hiện nay Hồi giáo đang đứng hàng thứ
nh́ sau TCG, và đă có đến 1 tỷ 300 triệu tín đồ rải rác khắp nơi trên thế giới.
Đặc biệt có 10 quốc gia Hồi giáo đông tín đồ nhất là:
- Nam Dương: 170,3 triệu
- Tây Hồi (Pakistan): 136 triệu
- Tích Lan (Bangladesh): 106 triệu
- Ấn Độ : 103 triệu
- Thổ Nhĩ Kỳ: 62, 4 triệu
- Ba Tư (Iran): 60,7 triệu
- Ai Cập: 53,7 triệu
- Nigéria: 47,7 triệu
- Trung Hoa: 37,1 triệu
ĐẠO HỒI: MỘT ĐỘC THẦN GIÁO HOÀN CHỈNH ?
Từ xưa đến nay các nhà biện giải tôn giáo (apologètes) của đạo Hồi vẫn luôn luôn
cho rằng chỉ có Hồi Giáo mới là một độc thần giáo hoàn chỉnh nhất, v́ đạo này đă
ra đời sau hai đạo Du Già và Thiên Chúa rất nhiều thế kỷ.
Nếu chỉ v́ một lư do đơn giản ra đời sau mà được coi như hoàn chỉnh hơn, th́
thực là quá đơn giản.
Bây giờ ta hăy cứu xét vấn đề này từ khi mới mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo (Hégire),
tính từ năm 622 sau TC, nghĩa là kể từ lúc Mahomet cùng với 70 giáo đồ thân tín
đầu tiên rời khỏi thánh địa La Mecque. Hôm đó là ngày 24. 9. 622 , thế kỷ thứ
VII sau TC. Theo các thánh thư Hồi giáo, lúc bấy giờ Mahomet đă sánh ḿnh là hậu
thân của đấng tiên tri Abraham (người Ả Rập gọi là: Ibrahim), thủy tổ của dân Do
Thái, vốn đă ra đời trước đó đến 20 thế kỷ.
Quả thực, nếu xét cho kỹ, ta phải nh́n nhận cuộc đời của hai nhà tiên tri
Abraham và Mahomet đă giống hệt nhau từng điểm một: hai người đều đă trưởng
thành và cư ngụ trong một loại thành phố của những thương nhân tải hàng trong sa
mạc (ville de caravane), kề cận vùng Ả Rập Syrie. Trước kia, Abraham đă ở thành
Ur, thuộc Chaldée. Về sau, Mahomet ở La Mecque trong vùng Hedjaz. Tuy cách nhau
đến 2000 năm, nhưng cả hai đều đă nhận được thần khải của thượng đế, và khởi sự
bước từ đa thần giáo, thờ Vật Linh, của giới thương nhân du mục, sang độc thần
giáo một cách kiên tŕ. Cuối cùng, Mahomet cũng như Abraham đă loại bỏ hẳn
những thành phố tôn thờ các h́nh tượng thần thánh.
Vốn là thủy tổ của dân Hébreux, Abraham đă nhận tiếp nhận thần khải, để các thế
hệ hậu duệ sau này khai sinh ra Du Già và TCG. C̣n Mahomet, cũng nhận thần khải
như các bậc tiền nhân Abraham, Moise, Jérémie, Jésus..., để lập ra đạo Hồi. Cả
ba đạo này, vốn cùng một nguồn gốc tổ tiên, phát xuất từ một địa phương, đều chỉ
thờ độc nhất một ông trời mà thôi. Nhưng ông trời này, xuyên qua nhăn quan tín
ngưỡng của ba tôn giáo ấy, đều khác hẳn nhau. Đạo Du Già cho rằng ông trời là
một đấng vô h́nh huyền bí, thiêng liêng, không bao giờ ai trông thấy mặt (Exode
33,20). Đạo TC đă thần thánh hóa một con người bằng xương bằng thịt, có cha mẹ
hẳn hoi, là thầy giảng Rabbin Do Thái, tên Jésus Christ, thành một đấng con
trời, giáng trần, thế thiên hành đạo. Như thế, trên căn bản, cả hai đạo Du Già
và TC đều đă rời xa khái niệm độc thần sơ khai của Abraham, nhất là đă không
thành công tốt đẹp trong sự tranh giành ảnh hưởng với phái Vật Linh, thờ đa
thần. Nhưng đến 500 năm sau chúa Jésus, cậu bé Mahomet, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ
thuở sơ sinh, đă trở nên giáo chủ của đạo Hồi, với khái niệm độc thần rất giống
Abraham của thời 2000 năm về trước.
TÍNH SIÊU VIỆT
Phái Vật Linh, thờ đa thần, chỉ nhắm triển khai tính tự tại (immanence), cho
rằng ông trời ngự trị khắp mọi nơi, trong mọi vật, và mọi lúc, để lôi cuốn tín
đồ. C̣n Jésus tự nhận là con của ông trời, dùng một vài phương thức mê hoặc ḷng
người, thí dụ như: chữa bịnh. Ngược lại, Mahomet rất cụ thể, khẳng định tính
siêu việt (transcendence) của thượng đế Allah bằng vơ lực. Nếu trước kia,
Platon, một vị thánh triết Hy Lạp, chỉ linh cảm được tính siêu việt của thượng
đế; th́ nay trong tư tưởng, chẳng những Mahomet đă nắm bắt được tính siêu việt
ấy, mà c̣n biết đúc kết nó thành một khát vọng, rồi khoác luôn tính siêu việt ấy
cho ḿnh. Như thế, rơ ràng Mahomet đă khác hẳn Platon ở điểm: xác định ngay ông
trời chẳng phải là một thứ ǵ mơ hồ, huyễn hoặc, hay cao siêu, mà chỉ là một con
người nào đó hiện thực trên thế gian hẳn hoi.Với con người siêu việt đó, các
giới tín đồ có thể tiếp xúc, và tạo liên hệ cá nhân được. Theo Mahomet, ông trời
đó chỉ là một bậc thầy, một nhân vật lănh đạo cao cấp, hội đủ một số đức tính để
cho phàm nhân phục ṭng. Thực quả là một tư tưởng cách mạng tín ngưỡng vô cùng
táo bạo!
Đọc Hồi giáo, ta thường gặp 2 chữ :Islam, theo nghĩa Ả Rập là: sự tuân phục
thiên ư của thượng đế Allah; và chữ Muslim hay Muslimum có nghiă: kẻ giáo đồ của
đức tin nơi đấng Allah. Theo quan niệm của Hồi giáo, Allah là đấng tối thượng
biểu trưng cho tính siêu việt, làm chủ tể, và sáng tạo ra muôn loài. Kẻ nào
không tuân phục thiên ư của Allah, th́ bị coi ngay như kẻ bất phục tùng. Mà bất
phục tùng Allah, tức chống Mahomet, v́ Mahomet là thiên sứ của Allah, hiện thân
tính siêu việt của Allah!
V́ thế, tính siêu việt của đạo Hồi đă được Mahomet và các giới tín đồ chăm sóc
rất kỹ lưỡng, thể hiện trên nhiều h́nh ảnh sinh hoạt tập thể hằng ngày. Riêng
Mahomet, bất cứ điều ǵ liên hệ về ngài đều mang tính siêu việt. Giới luật của
đạo Hồi chỉ cho phép người đàn ông được lấy tối đa 4 vợ. Nhưng tính siêu việt
của Hồi giáo đă cho phép Mahomet có đến 9 vợ chính thức, không kể các nữ t́, nô
lệ, vốn là vợ hay con gái của những kẻ bại trận. Trong gia đ́nh của Mahomet, các
bà vợ này cũng ghen tuông, kèn cựa, chửi bới nhau loạn xà ngầu. Riêng bà Aicha,
lắm mồm và đanh đá hơn hết, v́ ghen tuông, lắm khi c̣n dám buông lời xúc phạm
nặng nề với giáo chủ, trước sự hiện diện của thân phụ bà, là kha líp Abou Bakr,
khiến ông này có lần chịu không nổi phải giáng cho bà một bạt tay nháng lửa, kèm
theo lời dạy bảo. Nhưng, v́ tính siêu việt, lúc đó giáo chủ Mahomet, chẳng những
đă không giận vợ, lại c̣n tỏ ra rất thông cảm với vợ, nhưng không thông cảm với
hành động dạy con của ông bố vợ chút nào. Thậm chí sự mù chữ của giáo chủ cũng
trở thành một nét độc đáo của tính siêu việt!...
Ngoài ra, tính siêu việt của Hồi giáo c̣n in đậm nét trên kiến trúc của các dân
tộc Ả Rập. Muốn kiểm nhận dễ dàng điều này, thiết tưởng bạn đọc cần phải đặt
chân ít lắm một lần đến một xứ Hồi giáo nào đó trong vùng Trung Đông. Nếu đă đến
đó, thí dụ như một phố hẹp ở Médine, bạn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt đến tương
phản, giữa những dăy nhà thấp, nhỏ lè tè, chật chội, tối tăm, không cửa sổ, vách
tường sơn đều một màu vôi trắng xóa của cư dân, bỗng nổi lên một ngôi giáo đường
(mosquée) lớn rộng, khoảng khoát, sáng sủa, trống trải, và sạch sẽ như lau, như
ly, hoàn toàn có tính cách tinh khiết, với một ngọn tháp (minaret) cao nghệu,
chọc thẳng tới trời xanh. Nếu tôn giáo đă được biểu thị bằng h́nh cầu, th́ những
ngọn tháp cao, nhọn ấy của các giáo đường đạo Hồi là một đường thẳng đứng biểu
thị cho tính chất siêu việt, và tinh thần hướng thượng.
Tính siêu việt của đạo Hồi rơ ràng bị áp đặt. Ông trời Allah có ḷng khoan dung,
khả ái, nhưng ông ta chẳng khác nào một người cha già độc đoán, khắc nghiệt, tạo
nên một cảm giác kính sợ hơn là thân mến. V́ thế tinh thần của Hồi giáo là một
thứ tinh thần rất mạnh: bảo đảm cho các xă hội Hồi giáo một khả năng cấu kết rất
vững chắc trên căn bản nhân phẩm thanh cao của con người. Các giới tín đồ Hồi
giáo phải thực hiện rập khuôn lời dạy của Mahomet, vị thiên sứ cuối cùng của
thượng đế Allah, đă diễn dịch trong kinh Sunna (tập quán), và đă chuyển thành
giáo luật Charia. Trong giáo luật Charia ta thấy có ghi các điều cấm kỵ có thể
bị trừng trị. Thí dụ như : người con gái phải giữ ǵn tiết trinh như bảo trọng
cặp con ngươi của mắt ḿnh. Người con gái bị mất trinh, trước khi lấy chồng, là
một sỉ nhục lớn lao cho danh dự gia đ́nh. Người cha hay người anh có trách nhiệm
phải xử lư người con gái đó. Người phụ nữ ngoại t́nh bị xử ném đá đến chết (chỉ
được ném đá nhỏ, trên khắp thân thể, chừa đầu), tội ăn cắp bị chặt tay, bị đánh
roi công khai giữa chợ v.v...
Ngay cả đến tục ăn chay trong tháng Ramadân của đạo Hồi cũng không giống những
tôn giáo khác. Trong lịch sử tôn giáo của loài người, từ ngàn xưa, việc ăn chay
(từ khi mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn, không được ăn, chỉ uống nước, và
cấm kỵ vợ chồng giao hợp ) vốn được coi như một hành động khổ hạnh tự nguyện,
không có ǵ đặc biệt cần phải phô trương hay quan trọng hoá, giống như tín đồ
của các đạo Du Ǵa, Thiên Chúa, hay Phật giáo...Nhưng, theo sự chỉ dẫn của
Slimane Zeghidoun, một học gỉa Hồi giáo, riêng người tín đồ đạo Hồi, trong tháng
Ramadân mà t́m cách tránh né, ăn vụng, thí dụ như bọn nhà giàu Ả Rập ở Bắc Phi,
hay Trung Đông, lén bay sang Âu châu, hay Mỹ châu...với ngụy cớ nghỉ hè, hay
buôn bán, công vụ v.v..., để ăn vụng, hăy coi chừng!
Bởi v́ trong đạo Hồi, bất cứ một kẻ tín đồ thuần thành, ngoan đạo nào cũng đều
có trách vụ cao qúi, và cấp thiết là phải tố giác ngay bọn báng đạo, phạm thánh,
hành động vi luật...
Kể từ thế kỷ thứ IX đến nay giáo luật của đạo Hồi không thay đổi mảy may; mặc dù
thế giới ngày càng tiến bộ, phát triển về mọi mặt, và đă khiến tâm lư, đức tin,
cũng như tư tưởng con người của thế kỷ này khác xa với những thế kỷ trước. Chủ
trương bóp nghẹt sáng kiến cá nhân, không chấp nhận cải tiến tư tưởng, tuân thủ
giáo luật một cách cứng ngắc của đạo Hồi, từ hơn một ngàn năm nay, đă khiến đạo
này bị sơ cứng, lỗi thời. Chẳng khác nào đạo TC, cho đến nay Vatican vẫn c̣n duy
tŕ luật cấm ly dị, cấm phá thai, cấm cả việc dùng thuốc ngừa sanh sản, gây khó
khăn, cản trở việc kết hôn của tín đồ với người ngoại giáo, nhất là vẫn tiếp tục
rao giảng tính đồng trinh của đức bà Marie !...
Ngược lại, đạo Du Ǵa không vướng mắc vào nghịch lư đồng trinh của người phụ nữ
đă có chồng, và đẻ con. Đạo Du Ǵa cũng khác hai đạo TC và Hồi. Hai đạo này tin
rằng: sau khi chết, linh hồn con người c̣n tiếp tục sinh tồn, và nếu là kẻ tử v́
đạo sẽ được đức Chúa Trời hay Allah rước lên thiên đàng!
Ngoài ra, đạo Du Ǵa c̣n dùng bộ kinh Talmuds để biện giải kinh Torah, luật
Moise, điều chỉnh thích nghi với hoàn cảnh của mỗi thời đại. Do đó, ta không lấy
làm lạ khi thấy đạo Du Ǵa đă ra đời trước đạo TC cả ngàn năm, và trước đạo Hồi
đến hơn 2000 năm (tính từ thời Abraham đến Jésus, rồi Mahomet), vẫn chưa bị lạc
hậu, và vẫn đủ khả năng để hướng dẫn tín đồ bảo tồn đặc tính thuần khiết Do
Thái, chống chọi với mọi tha hóa, vượt qua mọi thảm họa (thời đệ nhị thế chiến,
Đức Quốc Xă đă tiêu diệt dă man trên 6 triệu dân Do Thái ở Âu Châu!), tiếp tục
sinh tồn trong mọi hoàn cảnh nghiệt ngă do định mệnh đă an bài!
|