Ông Trời Là Ai ?   Tôn Giáo Là Ǵ ?   Kiếp Người Ra Sao ?

Đặng Văn Nhâm 

 

3.- CON NGƯỜI TRONG KHOA HỌC

TIẾN TR̀NH THÀNH NGƯỜI ( HOMMINISATION )

 

Bây giờ, trước hết, để cho sự hiểu biết về nguồn gốc loài người được đầy đủ, ta thử đề cập đến thuyết Darwin và tiến tŕnh thành người (homminisation) của loài linh chưởng, hay c̣n gọi là hầu nhân (primates) xem sao. Theo Darwin và giáo sư Jean-Claude Barreau, một học gỉa đă xuất bản nhiều tác phẩm gía trị về tôn giáo, cho rằng những điều kiện khí hậu mới của vũ trụ, trong một thời gian lâu dài, đă khiến bản năng di truyền và hoạt động cơ thể của một số linh chưởng (primates) phải biến cải nhanh chóng, để thích nghi và tồn tại.
Điều này đă được chứng nghiệm bởi cuộc thí nghiệm của tiến sĩ Paul Kamerer, một nhà sinh vật học (biologiste) người Áo. Ông đă lấy trứng của loài cóc sống trên núi (crapauds des montagnes), vốn chỉ sinh sôi trong vùng đất khô, rắn, đem về đặt trong nước. Những con cóc đó đă ra đời, tồn tại và trưởng thành, hoá thành những con cóc chuyên sống trong vùng ao hồ (crapauds lacrustres). Tự nhiên những con cóc này cũng được thiên nhiên trang bị những cái bướu giao hợp đen trên mấy ngón chân. Những cái bướu giao hợp ấy giúp cho con cóc đực sống dưới nước (crapauds aquatiques) có thể bu cứng trên làn da lưng rất nhầy nhụa, trơn trợt của con cóc cái, để giao hợp dưới nước. Khả năng thích nghi này đă truyền đến các đời con, cháu của nó. Khi mới đẻ ra những con cóc con của nó đă có sẵn những cái bướu nằm sâu trong ngón chân. Như vậy, rơ ràng môi sinh và khả năng sinh tồn của các loài sinh vật trên mặt điạ cầu đă có khả năng kỳ diệu, làm biến cải cả một qúa tŕnh di truyền, từ cuộc sống trên cạn tới đời sống dưới nước...
Cùng một cách biến cải như loài cóc, tiến tŕnh thành người có thể đă sớm xảy ra ở Phi Châu, là một lục điạ mà các chu kỳ vận hành từ bành trướng đến tiêu hủy trong vùng sa mạc Sahara, vốn liên hệ trực tiếp với chu kỳ gía lạnh của vùng bắc bán cầu.
Hàng nhiều ngàn năm đă trôi qua, ở Phi Châu, giống linh chưởng sống những ngày dài yên tĩnh trong những khu rừng rậm quanh năm ẩm thấp. (Theo tài liệu khai quật và sự ước tính của các nhà khảo cổ và nhân chủng học, trước đây trên 3 triệu năm, trong vùng Đông Phi, thuộc xứ Éthiopie ngày nay, đă xuất hiện mẫu linh chưởng homo đầu tiên). Bỗng th́nh ĺnh khí hậu trong vùng thay đổi: Trời không mưa. Hạn hán diễn ra. Mặt đất nứt nẻ, cây cối, hoa cỏ, héo úa, giống vật chết tiệt. Trong hoàn cảnh này, giống linh chưởng, nhờ có trí khôn hơn các loài vật khác, đă biết kéo nhau đi thật xa, t́m đường sống trong những vùng thảo nguyên (savane), là một môi trường hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp phải thích nghi với hoàn cảnh ngẫu biến này, khả năng sinh tồn của loài động vật bắt buộc phải vùng lên, để được sống c̣n. Điều này, thực ra cũng đă dự liệu trong thuyết Darwin rồi. Nhưng nhịp độ biến cải di truyền tính thường kéo dài hàng nhiều thiên kỷ. Vậy, trong ṿng vài năm ngắn ngủi, phải đối phó với nghịch cảnh hiện hữu, loài linh chưởng chỉ c̣n một cách duy nhất là vận dụng tối đa trí khôn thiên phú, tuy c̣n rất thô thiển vào thời kỳ đó, để sinh tồn.
Xưa kia, trong rừng rậm, với nhiều giống cây cao ngất nghểu, loài linh chưởng không cần phải ngước lên, và chỉ quen dùng đôi tay, như hai chân trước, để bước đi. Nay sống trong vùng thảo nguyên trống trải, bao la, những con thú này tự nhiên cảm thấy cần phải đứng thẳng người lên để có thể phóng tầm mắt nh́n qua các bụi cây, ngọn cỏ, chung quanh. Vả lại, giữa đám cỏ lau, rậm rạp vây bọc, loài linh chưởng không thể tiếp tục đi bằng cả đôi tay.V́ khi mặt cúi xuống sẽ không tránh khỏi bị các loại cỏ, tranh, lau lách, cứa rách da, chảy máu, gây thương tích đau đớn. Bởi hoàn cảnh chi phối, nên từ đó, lâu dần loài linh chưởng trở thành một loài động vật có vú đầu tiên biết đứng thẳng và đi bằng hai chân sau!
Ngày xưa, ở trong rừng, loài linh chưởng chuyên sống bằng hoa quả, hay ăn thịt các loài thú nhỏ, yếu đuối . Bây giờ, trong hoàn cảnh mới, với khả năng mới, từ đây hai tay được thong thả, loài linh chưởng có khả năng tự vệ hiệu nghiệm hơn, đồng thời cũng trở nên nguy hiểm hơn trong cuộc tranh sống đối với các loài thú vật khác. Cho đến thời kỳ này, loài linh chưởng vẫn chưa ra khỏi dạng động vật có vú (mammifères), nên vẫn hăy c̣n phải sống bằng cách săn bắt mồi, và ăn thịt sống, chẳng khác nào các loài dă thú như: Hùm, beo, sư tử, linh cẩu, chó sói v.v...Nhưng, kể từ khi biết đứng thẳng, đi bằng đôi chân, và hai tay thong thả, loài linh chưởng không c̣n săn mồi bằng lối cũ nữa. Cơ thể chúng vốn yếu đuối, lại không có bộ lông dầy ấm như các loài thú khác; nên bắt buộc chúng phải thay đổi cách săn mồi. Chúng kéo nhau đi săn tập thể, đông đảo từng đàn, và lập bẫy, để lùa con mồi vào đó, cho dễ bắt. Nhưng muốn bao vây, để đạt kết quả lùa bắt con mồi cách tốt đẹp, cần phải có sự hội ư và đồng thuận với nhau về một số dữ kiện. Những động tác, những tiếng hú, và tiếng kêu truyền thống hàng ngàn năm trước, trong trường hợp này không đủ hiệu nghiệm, nên chúng phải dùng đến những dấu hiệu mới. Song những dấu hiệu ấy vẫn chỉ là một ước lệ câm của một nhóm linh chưởng trong một giai đoạn nào đó, không có tính cách di truyền, nên các thế hệ linh chưởng sau không lĩnh hội được, để tiếp nối ḍng sinh tồn. Từ nguyên nhân và nhu cầu cấp thiết đó mới nảy sinh ra ngôn ngữ và sự dạy bảo.
 
Người ta thường nghĩ đứa trẻ sơ sinh không biết làm ǵ. Nghĩ như thế là sai lầm. Ngay từ khi mới lọt ḷng mẹ, đứa trẻ đă biết làm những ǵ mà một con thú loài có vú mới ra đời thường làm cách rất tự nhiên. Đứa trẻ mới ra đời đă ngầm ư thức rằng nó không được thừa hưởng tính di truyền đứng thẳng và bước đi ngay bằng hai chân như cha, mẹ. Thoạt tiên, nó chỉ có thể dùng cả hai tay và hai chân để ḅ tới như những con thú nhỏ. Về sau, muốn đứng thẳng trên đôi chân và muốn biết đi, chúng phải trải qua một thời gian tập luyện khá công phu.
Về mặt ngôn ngữ, từ khi mới ra đời, nếu không ai nói chuyện với đứa trẻ, nó sẽ chẳng khác nào một con thú nhỏ. Điều này đă được xác chứng xuyên qua nhiều cuộc thí nghiệm trẻ sơ sinh được giống thú cái nuôi dưỡng trong rừng sâu. Đáng kể là chuyện hai đứa bé song sinh tên Romulus và Remus đă được con chó sói cái nuôi, khi lớn lên đă hoạt động chẳng khác nào loài cho sói. Và nhất là chuyện hai đứa trẻ tên Victor de lAveyron và Gaspard de Nuremberg, từ khi mới mở mắt chào đời v́ không được tập nói, không có ngôn ngữ truyền cảm, nên đă trở thành những đứa trẻ man rợ (enfants sauvages). Nên biết chuyện này đă được quay thành phim.
Nhờ biết sử dụng âm thanh để truyền cảm (một dạng thức sơ khai của ngôn ngữ) giống linh chưởng đă mau chóng vượt khỏi tiến tŕnh thú vật, bước vào ngưỡng cửa thành người. Theo ước tính của các nhà bác học chuyên về nhân chủng, tiến tŕnh từ giống linh chưởng trở thành người, thông thường phải mất đến 2 triệu năm. Nhưng nhờ biết đứng thẳng, đi bằng hai chân sau, và có ngôn ngữ, loài linh chưởng đă trở thành người hoàn toàn (có lư trí, biết triết lư, phong hoá...) trong một thời gian mau chóng kỷ lục, chỉ mất có 200.000 năm mà thôi!
Nhờ có ngôn ngữ, con người thời cổ đại, vừa thoát thân từ dạng linh chưởng, có thể truyền truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và phổ cập đến tận các đời con cháu. Nên biết, con chó già và con ngựa già cũng có rất nhiều kinh nghiệm bản thân. Nhưng v́ chúng nó không có ngôn ngữ, nên khi chết, những kinh nghiệm quí báu ấy cũng theo chúng mà đi luôn.
Khi vừa mới biết nói, giống linh chưởng thành người đă bắt đầu nh́n thiên nhiên bằng cặp mắt khác. Từ đó kư ức khởi sự chớm nở. Thoạt tiên chúng chỉ dùng ngôn ngữ để truyền đạt với nhau về kinh nghiệm săn bắt con mồi, để sinh sống. Nhưng đồng thời chúng cũng có thêm khả năng ghi nhận những cái chết của đồng bọn. Từ đó, ngoài nỗi lo sợ cái chết của bản thân, loài linh chưởng thành người c̣n bị thêm một nỗi lo sợ khác ám ảnh nặng nề là khả năng đồng loại giết lẫn nhau.
Theo tôi, có lẽ đây là một khúc quanh tâm lư rất quan trọng, mà thành ngữ Vercors gọi là một biến tính (dénaturé), của thủy tổ loài người, thoát thai từ giống linh chưởng, rồi trở thành di truyền. Ta hăy chịu khó quan sát trong loài dă thú mà xem. Các giống chó sói, hùm, beo, sư tử... không bao giờ ăn thịt lẫn nhau. Nhưng giống người thời cổ đại đă quen ăn thịt lẫn nhau. Thậm chí ngày nay, trong một số vùng rừng rậm hoang vu, vẫn c̣n một số bộ tộc dă man giữ thói tục ăn thịt người (cannibalisme).
Ấy, xin các bạn chớ vội chê cười giống người rừng rú mọi rợ ăn thịt người này. Các bạn nghĩ rằng con người văn minh thành thị của các xă hội tiến bộ ngày nay nhân đạo hơn ư ?
Nếu quả thực bạn nghĩ như thế là lầm to đấy. Con người trong các xă hội văn minh đă không giết người để ăn thịt v́ đói, v́ nhu cầu thực vật. Nhưng hằng ngày, lắm kẻ vẫn giết người bằng miệng lưỡi, bằng thủ đoạn gian trá, để cướp đoạt tiền của, tài sản, để tranh sống, hay v́ ganh tị, thù hiềm v.v...Thiết tưởng đó cũng là một loại cannibalisme. Phải không?!
Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến những chuyện cổ sử của dân Hébreux: Abel đă bị người anh em ruột thịt là Cain giết, và chuyện Joseph, con cưng của Jacob, đă bị anh em trong gia đ́nh ganh tị, âm mưu vứt xuống giếng cạn, sâu, giữa sa mạc cho chết...(khoảng 1500 năm trước TC). Những chuyện này đều có ghi trong thánh kinh đạo Du Già, chương Sáng Thế (37,41), của dân Do Thái ngày nay. Đồng thời tôi không khỏi phải suy nghĩ miên man về giáo thuyết tội tổ tông(péché originel) của Thiên Chúa Giáo...
Từ những trường hợp cá nhân đó, nếu ta mở rộng tầm mắt nh́n ra năm châu bốn biển, từ thời cổ đại, con người đă không bao giờ ngừng nghỉ giết chóc lẫn nhau, cách cự kỳ tàn bạo, c̣n hơn cả mọi loài thú dữ!
 
4.- CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN HÓA THÀNH NGƯỜI VÀ VĂN MINH NHÂN LOẠI
 
Cuối cùng, một bản lược đồ đúc kết thuyết tiến hoá và tiến tŕnh văn minh của loài người, mà tôi vừa tŕnh bày ở trên, được đúc kết như sau:
Trong tiến tŕnh từ loài linh chưởng, c̣n gọi là hầu nhân (primates), bước vào giai đoạn đi bằng hai chân, để lần hồi trở thành con người hoàn toàn (biết nói, có lư trí, biết phong hoá, và triết lư...), theo các nhà khoa học, đă phải trải qua một thời gian dài khoảng 5 triệu năm, phát xuất từ Trung Đông, một ngă tư, nằm giữa Âu-Á (Eurasie) và miền Đông Phi Châu (Afrique orientale), vốn là cái nôi của nhân loại. Bởi người ta đă t́m thấy ở Éthiopie những mẫu homo habilis đầu tiên, cách nay đến 3 triệu năm. Ngoài ra c̣n hai mảng xương sọ và hai cái răng đă t́m thấy ở bên hồ Tibériade, và trên núi Carmel, cũng là những chỉ dấu đáng kể.
 
CÁC GIAI ĐOẠN THÀNH NGƯỜI
 
Các giai đoạn thành người của nhân loại được chia ra như sau:
A.- Australopithecus: Đi được bằng hai chân (bipedalisme), khoảng từ trên 4 triệu đến 5 triệu năm.
B.- Homo habilis: Đầu to, mặt gần giống người, biết dùng dụng cụ (Lucy), khoảng 3 triệu năm.
C.- Homo erectus: Đứng thẳng lên, dùng chân bước đi, hai tay hoạt động thong thả (lhomme de Pékin), khoảng từ 2 triệu năm xuống đến 1 triệu năm.
D.- Homo sapiens: Biết sản xuất dụng cụ..., gần giống con người hoàn toàn, khoảng từ 400.000 năm.
E.- Homo sapiens-sapiens: Hoàn toàn là con người, có lư trí, biết triết lư, phong hoá...khoảng 200.000 năm.
 
VĂN MINH NHÂN LOẠI
 
Nhiều người đă lầm tưởng, cho rằng nền văn minh nhân loại đă ǵa nua lắm rồi. Nhưng, thực ra, nếu so sánh với chiều dài của tiến tŕnh thành người, nền văn minh này hăy c̣n rất trẻ. Bởi thế, chúng ta có quyền tin tưởng vào tương lai nhân loại, nền văn minh cơ khí và điện tử ngày nay sẽ c̣n nhiều khả năng tiến xa hơn nữa.
Sau đây là sơ lược tiến tŕnh nền văn minh nhân loại, kể từ nền văn minh tối cổ(!) vẫn mới chỉ có khoảng 8.000 năm mà thôi:
1.- Văn minh Xu Me (Sumérien), trong vùng thượng lưu sông Tigris, giữa Irak và Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng trên 8.000 năm.
2.- Văn minh Lưỡng Hà (Mésopotamie), nằm giữa 2 con sông Tigris và Euphrate, Irak. Khoảng trên dưới 4.000 năm.
3.- Ai Cập (Égypte) , vùng trung lưu sông Nil. Khoảng trên dưới 3.500 năm.
4.- Thung lũng Indus , vùng trung lưu sông Ấn Hà (Indus). Khoảng trên dưới 3.000 năm.
5.- Bắc Trung Hoa, vùng trung lưu sông Hoàng Hà. Khoảng 2.500 năm.
 
Tiện đây, tưởng cũng nên ghi thêm danh hiệu và thời gian của các thời đại văn minh của loài người, để bạn đọc nào có óc ṭ ṃ, nghiên cứu dễ dàng phân định:
- Thời đại đá cũ (paléolithique: cổ thạch thời đại), 400.000-8.000 năm trước TC.- Dấu vết xuất hiện đầu tiên ở Syrie (400.000 năm), ở Jordanie và Israel (200.000 năm), giống người Homo Sapiens, cùng với giống Néandertaliens đến từ Âu Châu. Nhiều bộ xương đă được t́m thấy trong các hang động trên núi Carmel và ở Qafzeh. Đến khoảng 150.000 năm trước TC, nhờ khí hậu trở nên ấm áp hơn, vùng Trung Đông bắt đầu biết gặt hái hoa quả dại để ăn, và có ư định cư. Thung lũng Jourdan đă đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc tiến hoá này. H́nh thức làng mạc đầu tiên xuất hiện bên bờ phía tây của hồ Houleh, trong vùng ḷng chảo thung lũng ở Jourdan và bờ biển Tử Hải (mer Morte). Theo ghi chú của nhà nhân chủng học Jean Perrot, những chỉ điểm kể trên đă chuẩn bị cho con người tiến dần tới thời đại đá mới (néolithique) sau này.
- Thời đại đá mới (néolithique: tân thạch thời đại), 8.000-3.000 năm trước TC.- Thời kỳ đá mới ở Trung Đông cải biến trên 10.000 năm. Con người bước từ giai đoạn du mục sống bằng săn bắn và hái quả (chasseurs-cueilleurs nomades) sang nông nghiệp định cư. Khoảng 7.000 năm trước TC, con người bắt đầu trồng lúa đại mạch và sống quây quần trong các thành phố, như ở Jéricho (trong vùng tự trị của Palestine ngày nay), vùng Beidha (ở Jordanie), hay vùng Mureybat (ở Syrie). Nhà cửa trong các vùng này thường xây theo h́nh chữ nhật, khá lớn, nền trát thạch cao...Ở Mureybat, trong một ngôi làng rộng chừng 300 thước vuông, có những ngôi nhà tṛn. Ở Jéricho, từ thiên niên kỷ thứ IX , người ta đă t́m thấy một ngọn tháp cao khoảng 9 mét, dường như đă được dựng lên v́ nhu cầu văn hoá. Một số tượng đất sét nung đă được t́m thấy ở Mureybat. Đồ gốm xuất hiện ở miền Bắc Syrie và trong vùng cao nguyên Zagros, và lan tràn rải rác trong khắp vùng Trung Đông vào khoảng cuối thiên niên kỷ VII.
Đến khoảng 5.000 năm trước TC, dân tộc Palestine đă phát triển đáng kể nhờ canh nông và chăn nuôi. Vùng này đă đạt đến mức phát triển cao rất cao. Các nghệ thuật trồng ô liu (olivier), nho, và chà là (palmier dattier). Đến khoảng đệ ngũ thiên niên kỷ, c̣n có thêm nghề nuôi heo. Trong thời kỳ này, nơi đây c̣n sáng chế ra một loại đồng phỉnh (jetons), gọi là:calculi, bằng những viên sỏi nhỏ đẽo tṛn như ḥn bi (viên đạn), dùng để đếm và ghi chú những đầu gia súc và các loại tài sản của họ. Đây chính là bước đầu tiên giúp dân Trung Đông tiến tới sự biết sáng chế ra chữ viết.
Trong khi đó, phải đợi măi đến đệ tứ thiên niên kỷ trước TC, dân Do Thái mới bắt kịp bước các dân tộc khác trong vùng Trung Đông.
Đến cuối đệ tứ thiên niên kỷ, khoảng năm 3.200 trước TC, dân Xu Me (Sumériens), một chủng tộc sống giữa 2 con sôâng Tigre và Euphrate, đă sáng chế ra chữ viết đầu tiên. Thành phố Ourouk, nằm giữa trung tâm nước Xu Me , đă đóng vai tṛ quyết định quan trọng trong việc cấu tạo chữ viết dạng h́nh góc (écritue cunéiforme). Đến đệ tam thiên niên kỷ, văn hoá Xu Me phát triển mạnh sang các vùng láng giềng , nhất là nước Syrie. Từ đó chữ viết được sử dụng rộng răi khắp vùng Lưỡng Hà Châu (Mésopotamie), và lan dần ra tới các nước ven bờ Địa Trung Hải. Dân Xu Me chẳng những đă xuất cảng chữ viết qua miền Tây Euphrate, mà c̣n xuất cảng cả khái niệm về qui hoạch đô thị (conception de lurbanisme). Do đó thành phố Mari đă được dựng lên trước tiên vào khoảng năm 2.900 trước TC...
Mặt khác, trong thời này, người ta cũng phát hiện được kỹ nghệ đồ đồng của chủng tộc Palestine...
- Thời đại đồ đồng (lâge du bronze ), từ 4.000 đến 3.000 năm, trước TC.
- Thời đại sắt (lâge des métaux), 1.500 năm trước TC.
- Thời đại đồ gốm (lâge des produits céramiques), khoảng 1.000 năm trước TC.

CON NGƯỜI, MỘT HỢP CHẤT HÓA HỌC
 
Những ai đă đọc sách của tôi đều biết, chắc chắn tôi không phải là kẻ duy vật (matérialist) như ông Karl Mark, hay ông Thích Ca. Nhưng tôi cho rằng giống người, cũng như mọi loài sinh vật khác, đă sinh sôi nảy nở trên mặt đất này cực kỳ giản dị, theo thủy nguyên học, đều do chất Hidrô, tức chữ H (Hydrogène), hay c̣n là mẫu tự A của chữ Hê Brơ xưa, tức ALEPH cũng có nghĩaHydrogène!
Khi chất Hidrô bùng nổ lớn, tạo ra một Big Bang, các nguyên tố của nó sôi sục lên, lập tức biến hóa, tràn lan ra khắp không gian. Chữ H, một nguyên tố hoá chất đơn giản nhất , bị vỡ ra, hoà tan, khuếch tán ra, rồi lại quyện vào nhau để tạo nên nên những vật thể mới. Như thế, vũ trụ đă khởi đầu bằng chất Hidrô, tràn ra khắp nơi trong không gian trong mọi chiều hướng và dưới mọi h́nh thể. Trong cái ḷ lửa khổng lồ thuở Hồng Hoang ban đầu, chữ H, nguồn gốc vạn vật bắt đầu tạo ra những nguyên tử vi ti.
Giống như chữ He, tức hoá chất Hêli, sau đó đă hoà tan vào nhau để khai sinh ra những quả bom nguyên tử, c̣n gọi là bom hạch nhân, phức tạp hơn.
Ngày nay ta có thể ghi nhận những hiệu ứng cuả vụ bùng nổ đầu tiên. Trong toàn cơi không gian ngày nay đă bao trùm 100 % khí Hidrô, trong đó tỷ lệ hoá chất như sau:
90% chất Hidrô
9% chất Hêli
0,1 % chất Ôxi
0,060 % chất Các bon
0,012 % chất Nêon
0,010 % chất A dốt
0,005 % chất Mage ( magnésium)
0,004% chất sắt
0,002% chất lưu huỳnh.

Do sự bùng nổ cuả chữ H, hay chữ A (aleph) cuả cổ tự Hê Brơ, thuở Big Bang, mà vạn vật chuyển động, cấu tạo nên các loài sinh động vật và thảo mộc...trên mặt đất. Trong số có cả loài người.Theo các nhà khoa học và các nhà nhân chủng học, con người chẳng phải chỉ có cái tên không mà thôi. Mỗi con người c̣n mang trong cơ thể nhiều chất liệu linh tinh, lỉnh kỉnh khác nưă. Đó là một hợp chất hoá, phân lượng đă được qui định rất cân bằng theo nhu cầu cần yếu, gồm: 71% nước trong, 18% các bon, 4% azốt, 2% can xium, 2% phốt pho, 1% kali (potassium), 0,5% lưu huỳnh (soufre), 0,5% natri (sodium), 0,4% clo (chlore). Cộng thêm khoảng một muỗng canh nguyên tố vi lượng (oligo-éléments) gồm nhiều loại khác nhau như: mage (magnésium), kẽm, mangan (manganèse), đồng, i ốt (iode), kên (nickel), bôm (brome), fluo (fluor), silic (silisium). Thêm vào đó c̣n có một nhúm chất cô ban (cobalt), nhôm, môlipđen (molybdène), vanadi (vanadium), ch́, thiếc, titan (titane), bo (bore).
Đó là công thức (recette) đă cấu thành h́nh hài của con người.Tất cả những chất liệu ấy đều phát ra do sự bốc cháy cuả các v́ tinh tú. Các chất ấy vẫn hiện diện hằng ngày đầy đủ chung quanh cuộc sống của con người. Thí dụ chất phốt pho (phosphore) trong cơ thể con người có liên hệ phần nào với chất lân cuả diêm sinh trên đầu que diêm, chất clo (chlore) chẳng khác ǵ chất hoá trong nước tẩy trùng các hồ bơi (piscine). Dĩ nhiên, nói thế, không có nghĩa tôi ngụ ư các bạn là các chất ấy đâu nhé. Tôi chỉ cốt chứng minh con người chúng ta là cả một công tŕnh hợp chất hoá phẩm vô cùng kỳ dị, một kiến trúc sảo diệu dựng lên bằng cả một nghệ thuật cực kỳ cân bằng về liều lượng, về sự đối xứng, với những cơ chế hết sức phức tạp không thể tưởng tượng nổi. Bởi v́ ngay trong những phân tử của cơ thể con người c̣n gồm nhiều vật thể vi ti, những hạt cơ bản, những hạt quác (quarks),khoảng chân không . Tất cả những chất liệu ấy đă kết hợp, dính liền vào với nhau bằng những hấp lực điện từ (forces électromagnétique).
Tóm lại cơ thể con người do các loại hợp chất hoá mà thành, nên cuộc sống của chúng ta mang tính chất mong manh và phù du (périssable et éphémère), và tự hủy hoại. Nhưng nguyên nhân tự hoại cuả cơ thể con người nằm ở nơi đâu?
Dưới đây là vài lời minh giải, dựa trên căn bản khoa học, đă được chứng nghiệm. Chớ không có tính cách hoang đường, thần thoại, như trời bắt chết hay tử thần vác cái lưỡi hái đến lôi đi đền tội như các nhà tôn giáo vẫn thường nhồi sọ con người.
 
CON NGƯỜI VÀ CÁI CHẾT
 
Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, cái chết, thực ra, chỉ mới xuất hiện một cách chính xác nhất, có bảy trăm triệu năm nay mà thôi!
Từ đó trở về trước, cho đến bốn tỷ năm xưa, tất cả các sinh động vật trên mặt điạ cầu đều bất tử. V́ trong thời kỳ ấy các loại sinh động vật đều được sản xuất trong dạng đơn bào (monocellularité). Nên biết đặc tính cuả đơn bào là bất tử. V́ đơn bào có khả năng sản xuất các đơn bào đồng vị, đồng tính, cho đến vô cùng tận (jusqùa linfini). Ngày nay ta hăy c̣n t́m thấy đấu vết cuả cuả loại đơn bào trong các tảng san hô dưới đáy biển...
Về sau, theo ḍng biến chuyển của thời gian, các đơn bào đă đă gặp nhau, kết tụ với nhau, bổ túc lẫn cho nhau, tạo ra loại đa bào (multicellularité), rồi lần hồi biến dạng, sanh ra thêm loại tạp bào (pluricellulaire). Khi tạp bào xuất hiện trong cơ thể của muôn loài trong vũ trụ, tức th́ tính bất tử (immortelle) cũng bị tiêu diệt luôn. Từ đó, con người và muôn vật đều không thoát ṿng sinh tử. Tại sao? Bởi khi các các đa bào đă kết tập với nhau trong một cơ thể liền xảy ra chuyện phân chia công tác.Thí dụ như đa bào này lo nhiệm vụ cung cấp thực phẩm, th́ đa bào kia lo tiêu hoá món thực phẩm ấy. Cả hai công việc khác nhau đó đều nhắm cùng một mục đích nuôi thân. Lần hồi sự tập họp của đa bào ngày càng phát triển thêm đông đảo trong cơ thể con người và các loại sinh động vật, khiến cho guồng máy hoạt động càng trở nên vi tế và phức tạp hơn. Dĩ nhiên bất cứ một vật ǵ, hễ càng tinh vi bao nhiêu th́ thể chất càng mỏng manh hơn và càng yếu đuối thêm. Do đó sức đề kháng cuả toàn bộ cơ thể đều bị suy giảm. Đó là nguyên nhân cuả sự hao ṃn, kiệt quệ, tàn lụi và tự hủy diệt.
Như trên đă nói, đơn bào đă sản xuất ra đa bào.Rồi v́ nhu cầu cuả cơ thể, các loại đa bào sản xuất thêm ra các loại tế bào tập họp, đa dạng, mà các khoa học gia gọi là tạp bào (pluricellulaire), mỗi thứ đảm trách một chức năng khác nhau, như tế bào mắt khác với tế bào gan. Thí dụ: Trước một tô phở nóng, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, tế bào mắt lập tức thông báo ngay dữ kiện này cho tế bào gan. Tế bào gan cấp kỳ tung ngay chất mật trong buồng gan ra ứng chiến. Ngay khi muỗng nước phở nóng bỏng vưà sắp sửa trút vào miệng, tuôn vào cổ họng, rồi chạy dài xuống tận cái kho chứa rac, gọi là bao tử...
Tuy nhiên tất cả những chi tiết trên đây mới chỉ dùng để chứng minh nguyên nhân khiến con người và các loài động vật, khi mới ra đời, từ bảy triệu năm nay, đă bị mất khả năng bất tử, và đă mang sẵn trong cơ thể mầm mống cuả sự chết rồi. Sự chết cuả muôn loài trên mặt đất, kể cả con người,vô cùng cần thiết. Cái chết đó không có nghĩa là chết tiệt, vô ư nghĩa, và vô dụng. Thực ra sự chết này, không thể thiếu được, phải có để duy tŕ tính chất quân b́nh (équilibre) trong vũ trụ và bảo đảm cho cuộc sống của muôn loài được liên tục.
Đi sâu vào định lư quân b́nh trong cuộc sống sinh động của vũ trụ, ta thấy bất cứ một đơn vị tạp bào nào cũng đều mang sẵn đặc tính cực kỳ ích kỷ, chỉ muốn được đơn phương bất tử như loại đơn bào từ thuở xa xưa, hàng mấy tỷ năm về trước. Hăy lấy ngay thí dụ một tế bào gan bị ung thư để chứng minh. Khi đă nhiễm ung thư rồi, lập tức tham vọng bất tử và nỗi sợ chết của lá gan liền vùng dậy mănh liệt hơn bao giờ hết. Nó liền sản xuất ra liên tục, như điên như khùng, hàng loạt mảnh gan, bất chấp những loại tế bào khác cùng hoạt động chung trong một cơ thể. Lúc đó dù các tế bào khác có can gián, ngăn trở ǵ cũng vô ích. Tế bào bị ung thư này đă bị cuồng vọng bất tử che mờ lư trí, che khuất lương tri, làm mất hết trí khôn rồi. Tế bào ung thư ấy cứ hăng say chiến đấu với sự chết, và khao khát được bất tử, như thời kỳ 4 tỷ năm về trước. Bởi tính tự kỷ (autiste), cộng thêm thói ích kỷ (égoisme) cái tế bào gan ung thư kia, vô h́nh chung đă hủy hoại toàn bộ hệ thống quân b́nh trong cơ thể con người , đưa con người vào chỗ chết không sao tránh được.
 
Tóm lại, như trên đă tŕnh bày, cái sinh và cái tử của con người và cuả muôn loài sinh động vật chỉ nằm trong một chu kỳ tuần hoàn, vận hành liên tục, để bảo đảm cho sự quân b́nh cuả vũ trụ mà thôi. Tuyệt nhiên không có bàn tay của một ông trời, ông thần hay ông thánh nào can dự vào đó hết thảy. Chí đến những đấng siêu phàm mà nhân loại vẫn tôn thờ, sùng bái như: Abraham, Moise, Phật, Jésus, và Mahomet v.v....đều bằng cách này hay cách khác, không thoát khỏi cái chết. Ngoài ra, c̣n một người đă nổi tiếng sống dai nhất trong cổ sử Trung Quốc là ông Bành Tổ, cuối cùng vẫn chết tiệt như thường! Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?!
 
VẤN ĐỀ SINH DỤC
 
Trong phạm vi tôn giáo, các bạn có thể t́m thấy vấn đề sinh dục trong bộ thánh kinh đạo Du Ǵa (Judaisme), gồm 5 quyển (ha-séfarim), của người Hê Brơ (Do Thái cổ), vốn là nguồn gốc của Cựu Ước Kinh TCG, có phần Talmud, mà nhiều người cho rằng đă biên soạn ở Jérusalem và ở Babylone vào thế kỷ thứ V sau TC (thực ra ở bên hồ Tibériade), có đoạn đề cập đến hai cái miệng trên thân thể của mỗi con người, theo nhận định cuả người Do Thái là không thể thiếu được!
Trong Talmud xác định mỗi người đều có 2 cái miệng(bouches): Cái dưới và cái trên.[ Theo tôi, có lẽ chỉ nữ giới mới có 2 cái miệng như thế chứ ?]
Miệng trên dùng lời nói để giải quyết các vấn đề của thân thể, dùng lời nói để truyền cảm, để tương giao với vũ trụ và đồng loại, đồng thời cũng để chữa bệnh. Mặt khác, kinh Talmud cũng khuyên không nên dùng quá nhiều thuốc để chữa bệnh. Thuốc tạo nên một chiều hướng ngược lại với chiều hướng cuả ngôn ngữ. Con người không nên cản trở ngôn ngữ xuất phát, nếu không sẽ bị bệnh!
Cái miệng dưới là bộ phận sinh dục (le sexe). Với bộ phận sinh dục, con người dùng để giải quyết những vấn đề thể xác trong một thời gian cục bộ. Với sinh dục cùng với niềm vui và sự sinh sản, con người tạo ra một khoảng không gian cho sự tự do. Bộ phận sinh dục, tức cái miệng dưới (bouche du bas) dùng để khai thông một con đường mới, khác với gịng dơi gia tộc. Mỗi con người có quyền thể hiện, xuyên qua con cái, những giá trị khác với cha mẹ ḿnh.
Miệng trên tác động miệng dưới. Bằng lời nói từ cái miệng trên, ta thuyết phục, quyến rũ kẻ khác và làm cho bộ phận sinh dục khởi động. Cái miệng dưới tác động miệng trên, xuyên qua bộ phận sinh dục, người ta sẽ t́m ra tính đồng nhất và ngôn ngữ của họ...
Những điều trên đây, tôi chỉ trích lược cống hiến bạn đọc, có gọt bớt chứ không thêm thắt, để các bạn có cơ sở cụ thể hầu xác định một thái độ đứng đắn trước một số vấn đề thuộc phạm trù tín ngưỡng. Nhất là các bạn cần phải sáng suốt nhận định về các điều đă được ghi trong thánh kinh Do Thái và kinh TCG. Trong các bộ thánh kinh Judéo-Chrétien, ta thường thấy lẫn lộn cả điều thiện và điều ác, cực kỳ vô luân, và vô nhân đạo.
 
Ngoài ra, khi t́m hiểu thêm về sự biến hoá cuả loài người, từ thuở Hồng Hoang (Big Bang) cho đến nay, tôi cũng tán đồng phần nào thuyết Darwinisme, khai sinh do nhà vạn vật học trứ danh Anh Quốc, tên Charles Robert Darwin, sinh tại Shrewsburg (Shropshire), thuộc thế kỷ XIX (1809-1882) về nguồn gốc của loài người và sự chọn lọc chủng tính (Descent of Man and Selection in relation to sex).
Theo khám phá cuả các nhà sinh vật học, nhân chủng học, và theo thuyết Darwinisme, khởi thủy, giống người đầu tiên trên mặt đất vốn thuộc loại hầu nhân, di chuyển bằng cả hai tay và hai chân. Lúc bấy giờ người đàn ông cổ đại muốn biết người đàn bà có động nứng hay không, chỉ cần nh́n vào giữa cặp mông của y thị. Nếu chỗ đó phồng lên và ửng đỏ, một sắc đỏ hỏn đặc biệt, trông rất dễ thương và hấp dẫn, tức là lúc bấy giờ người nữ đang cần giao hợp. Khi giao hợp tất nhiên phải ở thế cẩu hợp, chẳng khác nào hành động truyền giống của các loài vật bốn chân, có vú khác.
 Nhưng khi giống người bắt đầu đứng thẳng lên được và di chuyển bằng hai chân, các bộ phận sinh dục (parties génitales) của đàn bà, tự nhiên khép lại và giấu kín trong háng, giữa đôi chân.
Nhưng bù lại, cặp vú (pis) của nữ giới lại phưỡn ra trên ngực, và đươngï nhiên trở thành một yếu tố thu hút sự chú ư đặc biệt và sự khêu gợi dục t́nh cực kỳ nhạy cảm đối với nam giới.
Từ đây người đàn ông thời cổ đại cũng không c̣n được dịp trông thấy thường xuyên, rơ ràng, trực tiếp, bộ phận sinh dục cuả nữ giới nữa. Như thế người đàn ông không c̣n cách nào để biết chắc chắn lúc nào người nữ cảm thấy muốn giao hợp. Do đó, nam giới bắt đầu cứ làm bừa theo cảm xúc riêng, bất kỳ lúc nào, nếu cần. Trong khi đó, ngược lại, người nữ chỉ cảm thấy nhu cầu cấp thiết, hay động hứng mạnh nhất vào ngày thứ 14, kể từ khi bắt đầu có kinh (menstruel). Đây là thời kỳ cực đỉnh của sự rụng trứng (ovulation), nên trong âm hộ chứa nhiều chất nhờn.
Thế đứng và đi hai chân cuả con người, chẳng những đă thay đổi tập tính của phái nữ c̣n thay đổi luôn cả phái nam nữa. Đồng thời, v́ vậy động tác giao hợp của giống người cũng thay đổi từ thế nạp hậu sang thế trai trên gái dưới.
Khi xưa, lúc c̣n đi bằng cả hai chân và hai tay như giống đười ươi, hay khỉ đột, bộ phận sinh dục của đàn ông nằm khuất dưới bụng, bị hai cái đùi che lấp, nên khi nổi hứng không qúa lộ liễu trắng trợn. Nhưng khi con người đă đứng thẳng được, tất nhiên bộ phận sinh dục của nam giới liền nổi bật lên, bày ra trước mắt mọi người, nên mỗi khi hứng t́nh, động đậy, lập tức ai cũng trông thấy ngay. Ngặt nỗi món của nợ ấy của nam giới, bất kể ngày đêm, nơi vắng vẻ hay giữa chốn đông người, lại thường hay tỏ ra ương ngạnh, cứng đầu trên bảo dưới không nghe, trông thật là kỳ cục. Đó là nguyên cớ chính yếu khiến con người thời cổ đại đă phải nghĩ đến chuyện dùng lá cây hay da thú để che bộ phận sinh dục trước khi nghĩ đến che thân khi mưa gió, lạnh lẽo.
Vẫn theo các nhà sinh vật học và sinh lư học, từ thời cổ đại nam giới chẳng khác nào các loài thú vật, t́nh dục bị kích thích chỉ trong ṿng 30 giây, và thời gian truy hoan thường lâu dài hơn tất cả các loài vật, ngoại trừ các giống chó, lừa, ngựa...
Về phần nữ giới, điều đáng chú ư nhất là khoái cảm cực dâm (orgasme) mạnh hơn nam giới đến 9 lần. Tất cả các loài vật giống cái trong vũ trụ không thế nào b́ kịp. Bởi vậy, sau khi giao hợp, đă đạt đến mức cực dâm, người đàn bà thường có cảm giác ngây ngất, dường như đang lâng lâng say một thứ say không tên khó tả, nên chỉ muốn tiếp tục nằm dài để cho khoái cảm kỳ diệu ấy thấm dần vào khắp cơ thể, rồi từ từ tiết ra từng lỗ chân lông. Trong trường hợp này, nếu người đàn bà không đứng lên, khối tinh trùng sẽ không rớt ra ngoài, vẫn tiếp tục đọng trong tử cung, t́m cách bơi vào bám sát chung quanh noăn sào cuả nữ giới, khiến cho sự thụ thai càng dễ dàng hơn.
 
SỰ THAI NGHÉN (GESTATION)
 
Chuyện sinh sản ra con người, ta thấy các nhà viết kinh sách (hầu hết đều ẩn danh để giữ vẻ huyền bí, và đổ cho ông trời để phủ tính cách thiêng liêng) thời xưa đă không đủ khả năng giải thích một lời nào về sự hoài thai cuả người phụ nữ. Khởi từ cái trứng dạng đơn bào (unicellulaire), như loại trùng đế giày (paramécie), cái bào thai hoá thành con cá với đủ mọi đặc tính của loài cá, kể cả hệ thống hô hấp bằng mang (branchies), rồi chuyển sang dạng ḅ sát (reptile), và cuối cùng trở thành loài động vật có vú (mammifère). Nghiên cứu các tầng lớp (couches) trong bộ năo, các nhà khoa học c̣n t́m ra được dấu vết tổng hợp chồng đống (empiler) cuả các thời kỳ chuyển hóa ấy.
Thời gian chuyển hoá từ một cái trứng bé tí teo trong bụng người đàn bà biến thành cái bào thai, với đầy đủ các bộ phận của một con người sắp ra đời, đă kéo dài đến chín tháng (người ta thường nói 9 tháng 10 ngày).Nhưng tại sao lại phải 9 tháng mà không 18 tháng như đa số loài có vú khác?
Nếu qủa thực ông trời đă đẻ ra loài người, như đă ghi trong các thánh kinh, tại sao lại không có một lời giải thích, như cách nặn ra bằng đất sét, bằng xương sườn...? Nên nhớ: mỗi nhà sản xuất bất cứ vật dụng ǵ, từ chiếc phi cơ, máy vi tính, đến gói bột nêm để nấu phở cũng đều phải kê khai đầy đủ từng chi tiết đặc trưng cuả sản phẩm, cùng với cách xử dụng v.v...Vậy, tại sao ông trời là đấng toàn tri, toàn năng laị không làm chuyện đó ? Quên hay không biết?
Thôi, hăy tạm dẹp ông trời qua một bên! Bây giờ ta hăy trở lại vấn đề: Tại sao thời gian mang thai b́nh thường cuả phụ nữ chỉ có 9 tháng, không hơn không kém được. Bởi đúng 9 tháng, cái sọ của thai nhi đă lớn. Nếu lâu hơn nữa, cái sọ lớn thêm ra, không thể nào chui lọt ra khỏi khung xương chậu (bassin) của người mẹ. Như thế ví chẳng khác nào quả đạn to hơn ṇng súng cà nông, làm sao bắn ra cho được?! Mặc dù vẫn biết lúc người đàn bà đau đẻ, sức rặn đẻ, từ âm hộ có thể phóng ra những luồng chưởng lực cực mạnh. Mạnh hơn cả mọi thứ chưởng lực hùng hậu nhất của các tay vơ bá tuyệt luân, trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung! Chính tác giả sách này, một lần đến đảo Hawaii thưởng ngoạn trong hai tháng, đă có dịp được xem một phụ nữ VN biểu diễn màn độc đáo: phóng chưởng lực của âm hộ thổi tắt phụt một ngọn nến cách xa khoảng 0,5 mét, và nhét một quả trứng gà vào cửa ḿnh, rồi dùng chưởng lực của âm hộ, để phóng qủa trứng gà đó phọt ra xa đến 1 mét!
 
Dù khi đă lọt ra khỏi ḷng mẹ, trong thời gian 9 tháng đầu, thai nhi sơ sinh vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đủ khả năng tự sinh tồn, chưa trông thấy, chưa đi đứng, kiếm ăn lấy được. Trong khi đó, ngược lại, chỉ một ngày sau, con ngựa non (poulain) đă có thể nhảy nhót tung tăng được rồi. Như vậy, ta phải hiểu, cùng một loài có vú, khi ra đời thai nhi c̣n thiếu 9 tháng nuôi dưỡng trong bụng mẹ (intra-utérine), cần phải được bổ khuyết bằng 9 tháng nuôi dưỡng ngoài bụng mẹ (extra-utérine). Trong 9 tháng đầu tiên mới sanh, người mẹ đối với đứa con chẳng khác nào con gà mái trong thời kỳ ấp trứng (couvaison), phải thường xuyên ngày đêm gần gũi, túc trực, ẵm bồng, cho bú, săn sóc vệ sinh v.v...Về phần hài nhi sơ sinh, trong thời gian 9 tháng đầu tiên cũng cần có một cái vỏ kén (cocon) vững chăi bao bọc, che chở. Đó là sự ấp ủ, nâng niu cuả người mẹ. Chẳng khác nào khi con người trở về già, trước khi chết khoảng 9 tháng, hay trong thời gian hấp hối, tự nhiên cũng cần có một cái kén (cocon) tâm lư để yểm trợ tinh thần. Nên biết, khi con người đă sống hết một chu kỳ, khi trở về già chẳng khác ǵ đứa trẻ sơ sinh. Ngoài vấn đề tâm lư giống như con nít, người già cũng không có răng, không tóc, ăn bột nhăo (bouillie), mặc tă lót (lange), nói những tiếng khó hiểu (babille un charabia) như trẻ con...
Bởi thế, những người con có cha mẹ ǵa cũng nên cố gắng gần gũi cha mẹ, săn sóc và an ủi, nâng đỡ tinh thần, ít nhất trong thời gian 9 tháng trước khi chết, hay lúc sắp lâm chung. Đó mới là hành động báo hiếu thiết thực. C̣n việc đi chùa, đi nhà thờ vái lạy sư, cố...cầu xin cho cha mẹ, được siêu thoát chỉ là chuyện phù phiếm viển vông, có tính cách phô trương, gian trá và bịp bợm. Điều này, thực sự vô cùng quan trọng về mặt đạo đức, luân lư, sao ta không thấy quyển kinh nào nói đến ? *