Đông A  [ X.Y. Thái Dịch ]
 

Huyết Hoa

X.Y.Thái Dịch Lư Đông A

 

III . XUÂN THU

 

6 -TAM DÂN
          Người Á Đông, nhất là những người trong hệ văn hóa chữ Nho, ai đă đi, tất biết đến chủ nghĩa Tam Dân mà Tôn Văn, người sáng tạo ra nó, gọi là một chủ nghĩa cứu quốc c̣n là một chủ nghĩa cứu thế giới nữa.

          Nhiều nhà cách mạng Việt ca tụng và sùng bái cái chủ nghĩa này lắm.

          Người Tàu đă tôn Tôn Văn lên làm quốc phụ, chủ nghĩa Tam Dân c̣n là những "nguyên tắc quốc sách tối cao" đủ biết thế nào.

          Người Tàu c̣n chực dẫn dắt một cuộc vận động ở Tàu gọi là phong trào quốc tế của chủ nghĩa Tam Dân.

          Tôn Văn lại c̣n được người ta tôn là đạo sư của cách mạng cho các dân tộc nhỏ yếu, cố nhiên chủ nghĩa Tam Dân phải ở địa vị chỉ đạo rồi.

          Nhưng mà cái thùng "tả pí lù hẩu lốn" đó, người Tàu lại đánh cho kêu, rồi lại la ḥ rối rít, đối với thế giới phải nên coi đó như trẻ con ta đánh cái mẹt để cứu mặt trời khỏi bị mặt trăng ăn mà thôi (nhật thực).

          Tam Dân có thế giới tính? Đó chỉ là một chủ nghĩa của một dân tộc, trong sự thật rất nghiêm ngặt của các phụ tính của dân tộc, nhất là dân tộc Hán trên con đường phát triển của nó bằng những nền tảng và điều kiện thời đại quy định ra nó sẽ có những đặc tính của ṇi giống và đặc điểm của lịch sử kết hợp nên mà làm kim chỉ nam của một chính trị lộ tuyến đặc thù.

          Nó là một chủ nghĩa dân tộc, dân quyền với dân sinh, chẳng qua là những chính trị h́nh thái, chính trị kiến trúc và chính trị quy tắc trong nội bộ của chủ nghĩa dân tộc của ṇi Hán đi lên đường. Chủ nghĩa ấy là chủ nghĩa ǵ? Đúc các dân tộc vào một ḷ để thống nhất thế giới (Tam Dân giảng). Bằng cách ǵ? Chủng tộc xâm lược hay bằng chủng tộc vũ khí như ngh́n xưa. Chủ nghĩa ấy sản sinh ra một xă hội h́nh thái ǵ? Dân quyền là một thứ quốc dân dân chủ chuyên chính mà một đảng (phải là Quốc Dân Đảng Tàu) cầm quyền măi. Dân sinh là một thứ quốc gia tư bản cực quyền mà bọn tài phiệt và nho sĩ phải làm trung kiên. Thứ chủ nghĩa ấy đi đôi với sự lũng đoạn chính trị của Tưởng Giới Thạch và bọn đầu trùm Quốc Dân Đảng (quân, tài phiệt) đă thành ra một cái chiêu bài nhân đạo rất lớn ví như cái mạng nhện mắc chết bao nhiêu con ruồi vong quốc Việt, Hàn. Lại, trên chính trị hiệu triệu khoáng trương dân tộc ra đến quốc tộc, từ quốc tộc đến quốc quân, chia xâm lược lộ tuyến ra tám đường diệt vong dân tộc nhỏ yếu.

          Tam Dân trên chính trị là một học thuyết như vậy. Nếu lấy ư nghĩa đúng đắn của triết học mà nói, nó khó thành và khó đáng gọi là một chủ nghĩa. Nó chỉ có thể gọi được là ba nguyên tắc quốc gia xă hội, mặc dầu kẻ sau hết sức nối liền Tam Dân với học thuyết Khổng Tử và truyền thống của Tàu, nó biểu hiện rơ rệt trong cái thời đại khô khan v́ dă tâm, một chứng bệnh bẩn óc rất ghê gớm. Những lư tắc duy sinh nằm trong Kinh Dịch và Trung Dung được phát quật lên để hàn liền chủ nghĩa duy sinh với triết học duy sinh mới (Trần Lạp Phu) và cũ (Kinh Lễ, Lễ Vận) của Tàu để mà lại lúng túng với sự gắn khớp những nguyên lư đó với dân tộc và dân quyền mặc dầu Tàu vẫn tâng bốc Tam Dân là có liên hoàn tính. Lại sự hấp thụ ăn không nhai kỹ và tiêu hóa không thông đối với các khoa học mới đem dính vào sau Tam Dân trông càng mâu thuẫn, đeo càng lẵng nhẵng, tất cả những cái đó càng làm cho óc người Tàu không có một hệ thống và tổ chức được mà thôi. Sự phát minh kiến thiết giai đoạn luận của Tôn Văn có thể ví như sự phát minh cách mệnh giai đoạn luận của Lénine, chỉ là những liều thuốc cứu cấp cho một học thuật với một dự kế không trọn vẹn, tự trong mâu thuẫn nó làm hư phí cả tinh nghĩa của biện chứng đó đi.

          Nói tường tế về Tam Dân hoặc có một dịp khác, đây cần nói, chỉ là phê phán qua chơi những điều muốn để cho quốc dân chú ư, nhất là hiện giờ đây có một tụi người Việt có thể gọi là Việt gian làm tay sai cho chính trị mục đích của người Hán, cam tâm dịch chủ tái nô. Bọn ấy tự xưng là tín đồ của kẻ chực đến xâm lược đất đai ông cha chúng ta mong ḥng để báo ơn mẫu quốc và đưa dắt Tam Dân về phía Nam, mở mang thêm những lănh thổ mới kỳ cho "pḥng tuyến của dân tộc Hán suốt từ Úc Châu đến Tân Gia Ba ở phía Nam đó".

 
 

X.Y. Thái Dịch Lư Đông A

 Gió Đáy thuộc Duy Dân Học Xă
xuất bản lần thứ nhất tại Sài G̣n, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )