Đông A  [ X.Y. Thái Dịch ]
 

Huyết Hoa

X.Y.Thái Dịch Lư Đông A

 

I - HUYẾT HOA

 

12 - MUSES

          Nhà văn nghệ phải phát thệ cái yêu thương; yêu thương là huyết tính của loài người. Nhà văn nghệ phải thể nghiệm được yêu thương trong sinh mệnh lịch sử, hiện tại và tương lai trong loài người, trong sống thật, sống máu và sống đấu tranh của loài người. Nhà văn nghệ phải ca tụng những cuộc đắc thắng vô ngă.

          Thế cho nên nhà văn nghệ phải là của dân chúng, phải trở về b́nh dân, phải là phần tử b́nh dân, c̣n phải là người tin thờ b́nh dân, đấy là toàn thể cái hiện thân của yêu thương, hy vọng, tin thờ lư tưởng đang tranh đấu phải "mắt mù", "mặt cúi". Nhà văn nghệ không làm "mơ chợ" được, văn nghệ không thể làm tiếng "chó sủa" được (Shelley), đồng thời không thể làm đồ đùa cho giai cấp độc quyền (Tolstoi), cũng không thể làm "đồ chơi của bọn tục". "Nó là tiếng đau khổ thực ảm đạm và nghiêm nghị" (Chu Xuyên Bạch Thôn). Bỏ loài người ra, văn nghệ không có giá trị ǵ hết, nhưng bỏ đa số loài người ra với bỏ ḷng yêu thương vô ngă ra, văn nghệ không thể có một giá trị thích đáng. Nhà văn học phải là một "giáo sĩ tiên tri và dùi mài" (Fichte). "Phải thổi tiếng kèn đánh thức lên" (Shelley). "Phải làm sao cho loài người tự hiểu ḿnh, tự tin ḿnh và càng khát mơ chân lư" ( Gorky ). Thế cho nên "văn nghệ là lương tâm của loài người" (Herbert).

          Cái lương tâm và việc đánh thức chỉ có thể bằng yêu thương đang đau khổ trong vật lộn. Muốn được thế, văn nghệ phải vô ngă mà không c̣n chấp trước nữa. Văn nghệ c̣n là h́nh thể của lư tưởng, cho nên văn nghệ tự thân cũng phải lành, đẹp và thực. Lành và thực không hỗ giải được cho có một tiêu chuẩn đúng đắn, chỉ có đẹp biểu hiện được rơ ràng giá trị nhất.

          Cho nên văn nghệ là h́nh tượng, cảm tưởng và tượng trưng. Đẹp phải biểu hiện độc lập và thuần túy trên h́nh thể và mầu sắc, đẹp phải tŕnh bày cái độc đặc của nội dung, "chỉ có thực chất sinh ra h́nh thức" (Goethe). Văn thể phải là sự tỏ lộ của nội tâm người cầm bút ( Gorky ). Mỗi bức vẽ phải là một vở kịch một màn, cái diễn tŕnh phải chú trọng trong sắc vận. Khó có thể t́m thấy trong những nhà văn hào lớn lao như Balzac, một nhà tả thực chủ nghĩa hay lăng mạn chủ nghĩa (Gorky), v́ văn nghệ chỉ là sinh mệnh phô bày ra (Herbert) và loài người trong đời sống cũng như không ỷ vào lư tưởng th́ không thể nở hoa được (Thạch Xuyên San Tứ Lang), đó là sứ mệnh thực hiện chủ nghĩa, đó c̣n là cách mạng lăng mạn chủ nghĩa.

          Văn nghệ là hoa của đạo lư, huyết hoa. Văn nghệ phải là sống.

          Hăy mở cửa sổ ra cho ta hít hơi thở của không khí anh hùng (Romain Rolland). Phải phá tan màn tối ra cho ánh sáng, hơi thoảng chiếu vào phát nhiệt cho loài người khỏi tăm tối, cho hạt giống của hoa quư từ dưới thối ra, mục nát, bùn lầy, hôi tanh, đượm hơi sương mai và không khí sáng mà nở lên trái quả tươi màu.

          Nếu loài người duy vật thật, tất không có văn nghệ, chỉ có khoa học của vật chất luật tắc.

Nếu loài người duy tâm thật, tất không có văn nghệ, chỉ có tông giáo qua thần thức.
          Văn nghệ là chủ của thời đại mới dẫn dắt loài người bằng phương pháp ư thức của tự loài người.

          Văn nghệ không phải là thượng tầng kiến trúc, chỉ là dưỡng sinh nền tảng của mọi người. Cho nên Lễ Nhạc chính trị là phương thức chính trị của Nho duy sinh. Lễ Nhạc phải phát xuất tự nơi dân chúng và sống thật mới được.

          Lễ Nhạc (một trong văn nghệ) phải chính trị hóa, hơn nữa là giáo dục hóa. "Một văn nghệ nào, nếu không lấy đạo đức hóa lư tưởng và thực dụng làm mục tiêu chỉ là một thứ sống bất lương và bệnh thái".

Nhưng mà văn nghệ không thể ở bọn quan liêu, chính khách và nhàn tản theo đ̣i được. Văn nghệ phải để cho yêu thương của lư tưởng có tranh đấu chủ tŕ, văn nghệ là của dân chúng mới được.

 
 
 
 

X.Y. Thái Dịch Lư Đông A

 Gió Đáy thuộc Duy Dân Học Xă
xuất bản lần thứ nhất tại Sài G̣n, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )