Đông A  [ X.Y. Thái Dịch ]
 

Huyết Hoa

X.Y.Thái Dịch Lư Đông A

 

I - HUYẾT HOA

 

9- THÁNH HÙNG

          Có những tấm ḷng thuần nhân ái to rộng và lớn lao, nồng nàn và chân thật, cũng không phải là lối từ thiện, cũng không thể đem mua bán ngoài chợ được, ví như khó mà tả cho ra, v́ đó là biểu hiện của Phạn (Brahma) không bờ, không bến, cùng trước, cùng sau, Phạn từ bi và hỷ xả. Cho nên Gandhi là Mahatma, là Thánh Hùng, là kỳ nhân đời nay ví như Messie của Ấn Độ. Thánh Hùng là lịch sử một muôn năm của Ấn Độ trong ḍng sông Hằng Hà kết tập tất cả tinh thần sống mà nặn nên. Phải hiểu Gandhi bằng hiểu dân tộc tính của Ấn Độ. Cho nên hơn 300 triệu người Thiên Trúc ngày nay thiếu Gandhi không được.

          Lịch sử phải nối tiếp nhau liên tục bằng những nút người thuế biến như thế. Nếu nói Gandhi là hiện thân của hết thảy những khuyết điểm và nhược điểm của xă hội Ấn (Nehru) thà nói đời sống và con đường trường với bước đi lịch sử xă hội Ấn phải lấy Gandhi làm cầu nối mà chuyển sang điển h́nh của Nehru. Sự tiến hóa loài người đích xác phải diễn bằng cái trật tự đó nó đầy đủ biểu hiện mỗi đặc tính dân tộc và đặc điểm phát triển như vậy.

          Thánh Hùng là người lư tưởng đất sạch thường trong sáng của tất cả đời sống nông nghiệp và phong kiến tỏa thoát lên như ánh trăng sực có hơi thu vậy. Mục tiêu, lư tưởng chính trị của Gandhi là do quan niệm Vệ Đà đó góp thành, không thể để cho những nhà chính trị đời nay và khoa học khâm phục được. Nhưng Gandhi với lư tưởng chính trị lờ mờ như thế càng tỏ rơ cái địa vị lịch sử và sứ mệnh tinh thần của ḿnh. Cương lĩnh chính trị nào mặc dầu hay, hay dở cho tương lai người Ấn là do Nehru cả.

          Ṇi giống Phật không có sát sinh thực từ ḷng tự nguyện mà ra. Gandhi dùng thủ đoạn ḥa b́nh và tiêu cực, bất hợp tác (1925), bất bạo động (1939) thực từ ở đó mà ra. Tự xả và tuyệt thực là vũ khí chính trị của ông. "Tự cấp""tự tạo" là công cụ kinh tế của ông; quân địch thù là tính hiếu chiến ở trong ḷng ông và ṇi giống ông. Trong Gandhi, mục đích cho hết thủ đoạn, thủ đoạn ấy phải là mục đích nhân ái trùm hết chính trị, tinh thần trùm hết lịch sử và lư tưởng Brahma trùm hết tương lai.

          Địa vị của Ấn Độ và tiến triển của Quốc Dân Hội Nghị Ấn Độ chỉ là sự nghiệp của cái sức cảm hóa và khải dịch lớn lao bằng linh hồn của Gandhi mà thôi, tất cả qua đại đa số quần chúng vô luận phải biết đều thống nhất thành một khối dưới sự lănh đạo tinh thần và thanh khiết ấy. Sự vu miệt Gandhi là độc tài chỉ là sự chứng minh cái quyền uy vô thượng của đạo đức. Gandhi chỉ có tự tỉnh, tự hối và tự trừng mà thôi. Gandhi không tranh giành vu miệt và lừa dối ai hết. Cái phong cách ấy đáng nói Gandhi là lănh tụ của hết thảy lănh tụ, như Thích Ca là thầy của hết thảy các thầy, như Christ là chúa của hết thảy các chúa đó vậy.

          Lịch sử cách mạng Ấn Độ là lịch sử riêng của Gandhi. Cuộc đấu tranh lớn lao kia cả hàng ngũ năm năm tề chỉnh nên, tự xả và hy sinh với quân thù địch đế quốc chủ nghĩa mạnh ác và bền dẻo nhất thế giới, biết bao nhiêu máu lệ đă đổ cho Swadeshi (độc lập vận động) và Thánh Hùng cho tới hiện nay đang trầm ngâm trong hy sinh một cách thần thánh.

          Chỉ có nan hành khổ hạnh mới có thể cứu sống được đời. Chỉ có trở về đời sống dân chúng mới có thể phục hưng được dân tộc. Chỉ có ḷng nhân ái vô biên của Phật lư tưởng mới có thể an ủi và tế độ được hết chúng sinh. Thánh Hùng c̣n sang sảng nói: "chúng ta phải tự sức một ḿnh đánh với toàn thế giới để cởi mở cho tự dân tộc chúng ta, c̣n để cởi mở cho cả dân chúng bị áp bức toàn thế giới, không những thế mà lại cởi mở cho cả dân chúng ṇi giống da trắng, họ cũng bị khổ nạn không phải không là không".

          Brahma cùng với hết thảy Ma ác đấu tranh. Ấn Độ và thế giới là địa ngục vô cùng đau thảm. Brahma phải đấu tranh và đau khổ nhưng vẫn tin chắc rằng: "Thế giới một ngày kia sẽ biến thành cơi sống trang nghiêm, đó là b́nh đẳng ở trong bao gồm cả Ma ác cũng được yêu thương nữa".

          Ma với Phật là một. Gandhi là như thế và có tấm ḷng nhân ái thực, nào ở đời phải lấy Gandhi làm thực cứ.

 

X.Y. Thái Dịch Lư Đông A

 Gió Đáy thuộc Duy Dân Học Xă
xuất bản lần thứ nhất tại Sài G̣n, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )