Đông A  [ X.Y. Thái Dịch ]
 

Huyết Hoa

X.Y.Thái Dịch Lư Đông A

 

I - HUYẾT HOA

 

4 - BỒ ĐỀ
          Thích Ca đă giác ngộ những nỗi khổ, sống, chết, bệnh, già của toàn thể chúng sinh và luật tàn ác vô thường thành, trụ, hoại không (sanh, trụ, di, diệt) của vũ trụ. Thích Ca bằng một ư chí không thầy và tự sức, tự ḷng đại từ bi, nhân ái, vô hạn lượng, phát nguyện lớn lao cứu vớt cho toàn thể thế giới không trừ thai sinh, thấp sinh, noăn sinh hay hóa sinh.

          Thích Ca đă lịch lăm trong ngoài Bà La Môn giáo. Thích Ca đă đau thương cái truyền thống giai cấp, chia rẽ và đè nén của Aryen, say sưa cứu vớt chúng sinh bắt đầu từ làm cho Ấn Độ toàn dân được chân b́nh đẳng, chân tự do và chân thân ái.

          Thích Ca đă băng ḿnh khỏi nơi cao quư: Ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục? Không vào địa ngục sao cứu vớt được chúng sinh?

          Thích Ca đă bảy năm trường tịch mịch dưới gốc Bồ Đề, nan hành khổ hạnh khôn bằng và Thích Ca trong một đêm đă triệt để giác ngộ.

          Thích Ca từ đấy chân đất, hở vai, cầm bát lang thang suốt cơi, xin ăn, thuyết pháp và thu thập đồ đệ. Hoa Sen không mọc trên núi cao. Chỉ có giai cấp Paria mới kiến thiết được Phật Giáo. Những giai cấp được ưu đăi không thể bàn nghị tới được.

          Cuộc Xă Hội cách mạng đó, trước đi bằng triết học và tông giáo Thích Ca đă chối bỏ hết luận sự thế tục và xiển phát Bồ Đề lớn.Ôi! Hết thảy Ma giới ví như Phật giới nhất như! Sự cởi mở hết tấm ḷng chấp trước (đắm đuối) của ḿnh là công việc phải trừ hết nhân duyên, phiền năo; quân địch chính của ba giới (sắc giới, vô sắc giới, dục giới) vạn pháp duy thức là vô minh.

          Chỉ có giác ngộ Đạt Ma mới có thể mang đến cho mọi vật một sinh mệnh. Chỉ có lư tưởng niết bàn của đất tịnh, trang nghiêm thường sáng, trong đó là sinh mệnh của toàn thể được thương, được vui, được sạch và được chân chính chứng quả thấy cái tính A Di Đà (vô lượng thọ, vô lượng quang). Hết thảy chủng tử của Ba ngh́n ngh́n thế giới sẽ biến thành Ba Ngh́n Ngh́n thế giới Hoa Nghiêm cơi Tây.

          Tất cả các Pháp với Tướng, Sức với Tâm không lúc nào không trong sự vận động biến đổi và chối bỏ lại tái sinh của biện chứng pháp không có, có không mà phát hiện ra chân như và như lai, không đi, không lại, không diệt, không sinh, không nóng, không lạnh.

          Tổ chức của cuộc cách mạng bằng tông giáo đó là y cứ vào nguyên tắc tuyệt đối chối bỏ. Xuất gia là sự phản kháng hết, hết những đè nén, tham, si, giận, dữ, chấp trước của tại gia, của tư sản. Tất cả những người xuất gia dưới sự lănh đạo của Tam Bảo: Phật lănh tụ, Pháp chủ nghĩa, Tăng cán bộ cùng xum họp nhau bằng nguyên tắc Ḥa, hỗ trợ, hợp tác và thống nhất dưới những tu dưỡng của Độ (Lục Độ): bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, trí tuệ, thiền định và tinh tiến. Tất cả những người ấy thành chứng là những người từ Đại Bi mà Đại Giác, Đại Nguyện mà đi đến Đại Hùng, Đại Thế mà phát dương Đại Đạo. Những con người ấy có kinh, có luật và có luận chỉ đạo cho họ hết từ xử thế ra xuất thế. Ḷng nhân ái của họ đă thay đổi hết Ấn Độ tư tưởng, tu cải hết khoa học và triết học cho Ấn Độ của động và tiến hóa.

          Thích Ca trên hội Pháp Hoa đă thụ kư cho muôn ngàn Phật tương lai và đă dự báo Di Lặc sắp tới đến để làm một công việc của Đại Giác trong hội Long Hoa ngày mai. Tất cả chúng sinh theo một nhịp tiến hành khúc mà cùng lên Bỉ Ngạn, hết hết đều quy về Như Lai tạng, nhưng mà Phật có độ ai không? Phật không độ ai hết, chúng sinh tự độ lấy. Phật có tịch diệt không? Phật không tịch diệt. Pháp thân của chân như là thể vận toàn vũ trụ.

          Ví như thế, Phật là Tổ đă chứng tam muội, tam Bồ Đề đệ nhất Thắng Nghĩa bất diệt và ấn chứng.

 

X.Y. Thái Dịch Lư Đông A

 Gió Đáy thuộc Duy Dân Học Xă
xuất bản lần thứ nhất tại Sài G̣n, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 ( Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt )