Riêng trong phạm vi tín ngưỡng của người VN, tôi nhận thấy, chung quanh tôi
nhiều người đă tỏ vẻ rất ngoan đạo, sùng kính tôn giáo, trọng vọng, chiều đăi và
tận tụy với những kẻ khoác áo tu hành c̣n hơn cả các đấng sinh thành già nua,
yếu đuối cần săn sóc. Hằng ngày, họ thường tụng kinh niệm Phật hay lần chuỗi Mân
Côi miệng th́ thầm những ǵ không ai nghe rơ. Mỗi khi mở miệng ra, luôn luôn
trên đầu môi chót lưỡi đều khởi đầu hay chấm dứt bằng câu: Nam Mô A Di Đà Phật!
hoặc Dê Su Ma lạy chúa tôi! v.v...Nhưng khi hỏi ra, chưa đầy 2% những vị sùng
đạo ấy nhớ nổi 10 điều răn của Chúa (đạo Gia Tô), hay kể đủ Tam Qui, Ngũ Giới
(đạo Phật). C̣n những người lănh đạo tinh thần, không mấy ai biết rơ ràng, chính
xác về giáo lư căn bản của cái đạo mà họ rao giảng. Ấy là chưa kể nhiều người
c̣n hiểu...lầm! Riêng các ông sư, bà văi VN, dù mang danh Thượng Tọa, Hoà Thượng...,
đố ai kể đủ tên các giới điều mà bất cứ một kẻ tu hành nào cũng đều phải nươm
giữ ǵn trong tâm như báu vật!
Tệ trạng này, chẳng riêng giới tín đồ VN, trong các đạo Du Già, Cơ Đốc, TCG La
Mă, Tin Lành, Chính Thống Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo... giới tín đồ Do Thái, Âu, Mỹ,
Ấn Độ, hay Ả Rập v.v...cũng thường như vậy. Điều đó chính là một phần nguyên
nhân đă gây nên mọi sự xung đột cuả loài người. Trong phạm vi nhỏ bé, nó tạo cơ
hội thuận lợi cho những kẻ khoác áo tu hành lợi dụng tín đồ vào những mục tiêu
bất chính, gây ra chia rẽ, thù nghịch giữa những tín đồ cùng một tôn giáo, hay
ngoại giáo. Trên b́nh diện lớn hơn, nó chính là ngọn lửa âm ỉ dễ dàng gây bùng
nổ chiến tranh tôn giáo giữa nước nọ với nước kia, giưă đạo này với đạo khác.
ĐỊNH NGHĨA
Bởi vậy, theo tôi, dù là tín đồ tôn giáo hay không, chúng ta vẫn cần phải quán
triệt tôn giáo là ǵ. Theo từ nguyên học (étymologie) và VN nghĩa ngữ, tôn giáo
(từ Hán-Việt) là: Dạy bảo kính trọng (tôn: kính trọng/ giáo: dạy bảo). Tức là
kính trọng và nghe theo lời dạy bảo cuả ông Trời. [Nhưng thực tế, ngay từ khởi
thủy, ông Trời vô h́nh, vô tướng này đă bị giới tu hành bất chính nhân danh, và
tự đồng hoá với ông Trời, để lợi dụng đám tín đồ ngu dại, cuồng tín, vào các mục
tiêu riêng tư!...].
Hai chữ tôn giáo, trong nhiều trường hợp , cả người VN lẫn người Tàu, người Nhật
, và Đại Hàn , nói chung là khối văn hoá cầm đũa, đều gọi là ĐẠO. Trong Hán Tự,
chữ đạo có nhiều nghĩa khác nhau.Trong số có 2 nghĩa thích dụng trong phạm vi
này là: sự hướng dẫn, chỉ dạy (bộ Thốn, 16 nét). Và là: Đường đi, lẽ phải, chỉ
chung về một tôn giáo nào đó (bộ Sước, 13 nét).Tựu trung, chữ đạocuả các dân tộc
thuộc nền văn hoá cầm đũa có nghĩa là sự giáo hoá (enseignement) của ông thầy
cho các đệ tử. Riêng cái đạo của Lăo giáo có phần khác hơn. V́ người ta c̣n có
thể nhận thấy trong triết lư Lăo Trang một ứng nghiệm phảng phất tính chất cơ
thể trị liệu huyền bí, thiêng liêng. Ngược lại với thuyết vô vi, xuất thế, của
Lăo Trang, Đạo Khổng (c̣n gọi là đạo Nho) rơ rệt là một con đường nhập thế, hữu
vi, thiên về chính trị, mà đấng vạn thế sư biểu đă phác ra cho các môn sinh...
Đối với các dân tộc Tây phương, có nền văn hóa tối cổ, gần ngang với nền văn hoá
cổ đại Trung Hoa, và văn hoá cuả các sắc dân trong vùng Lưỡng Hà ở Trung Đông,
hai chữ tôn giáo cũng diễn ư tương tự.
Đối với người Hy Lạp, tôn giáo (therapeia) là sự thờ phụng các đấng thần linh,
năng tưởng chăm sóc tín ngưỡng, và hướng dẫn tôn thờ những điều huyền bí.
Đối với các dân tộc dùng văn tự La Tinh, tôn giáo được gọi là religion, vốn bắt
nguồn từ chữ La Tinh religio chỉ mối quan tâm thận trọng (attention
scrupuleuse), ḷng sợ hăi sùng đạo (crainte pieuse), sự tận tụy cúc cung thờ
cúng (dévotion cultuelle), và sự xoá bỏ tội lỗi (effacement dune culpabilité) bằng
lễ bái, hy sinh để chuộc tội (sacrifice dexpiation).
Danh từ này phát sinh do động từ relegere, dùng để diễn tả ư nghĩ hồi tưởng lại
(trong tư duy) [repasser], để thừa hưởng, thụ nhiệm (một truyền thống)[recueillir],
để đọc lại (một tác phẩm)[relire].
Như vậy, đối với dân La Mă (Romains), tôn giáo là một sự sùng đạo do ḷng sợ hăi.
Điều này thực sự đă phản ánh rơ rệt tôn chỉ, nguyên tắc xưa, với những lễ nghi
tôn giáo cổ, nhắm kích động sự tĩnh tâm, và tinh thần nhập định, để nhồi sọ con
người, làm cho mụ mẫm đi, làm cho tư tưởng con người phải luôn quay trở về với
quá khứ, và phải qui phục trước mọi hành vi thiêng liêng hoá ông trời, những vị
thần bất tử...Sự úy hăi ông trời trong ḷng tất cả các tín đồ, dù tích cực hay
tiêu cực, tu hành hay không, thánh kinh gọi là Craignants-Dieu, cho đến nay, tuy
đă nhạt màu, song hăy c̣n tồn tại. Trong số đáng kể nhất có lẽ là tín đồ đạo
Quakers, một giáo phái phát xuất từ đạo Cơ Đốc, xứng được mệnh danh là những kẻ
run sợ trước Thượng Đế (lestrembleurs devant Dieu).
Nhưng một sự sợ hăi, dù bị ám ảnh hay do ḷng tôn kính, vẫn không đủ để tạo nên
một hệ thống tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng. Muốn trở nên một tôn giáo có
qui củ, người ta cần phải thiết lập những mạng lưới liên hệ giữa các tín đồ,
thắt chặt t́nh ái hữu giữa những đồng đạo trong cùng một cộng đồng, mà đạo Hồi
gọi là Oumma, và đạo Thiên Chuá, hay Cơ Đốc, gọi là giáo khu hay giáo phận. Người
Hy Lạp gọi là: Ecclésia, như một hội đồng giáo xứ. Sự kiện cụ thể này đă chứng
minh rất hùng hồn cho chúng ta biết hai chữ tôn giáoreligio, gốc La Tinh, vốn
bắt nguồn từ chữ religae, có nghĩa là relier, chỉ sự cột buộc, thắt chặt vào
nhau, vẫn luôn luôn tiềm ẩn một năng lực cấu kết phi thường. Xét về mặt thần học,
từ religio đă biểu diễn đích xác ư nghĩa ấy. Bởi trong thư ca, thánh Paul đă
từng nhắc nhở:Chẳng khác nào chúng ta có nhiều bộ phận trong một cơ thể, chúng
ta là một cơ thể của chúa Ki Tô(comme nous avons plusieurs membres dun seul
corps, nous sommes un seul corps en Christ) [Épitre, Romains (12,14)].
BẢN CHẤT BẤT TƯƠNG DUNG
Tuy nhiên, chiếu nguyên tắc và chiếu trên các sự kiện lịch sử tôn giáo từ thượng
cổ thời đại đến nay, ta thấy, khi tôn giáo (không phân biệt đạo nào) càng cấu
kết chặt chẽ bao nhiêu th́ càng gây thêm chia rẽ bấy nhiêu. Sự cấu kết của những
kẻ cuồng tín đă đào nên những hố sâu giữa những người có đạo và những ngựi
không có đạo, giữa những kẻ tín ngưỡng với những người nghịch đạo, báng bổ tôn
giáo (impies), giữa những kẻ cuồng đạo và những người không cuồng đạo. Thêm vào
đó là những qui điều chặt chẽ về ẩm thực và may mặc, chế ra những kiểu, những
cách trang phục, như áo cà sa, áo thụng, màu áo vàng (Phật Giáo Tiểu Thừa), nâu
(PG Đại Thừa), đen (đạo Do Thái, và Thiên Chúa La Mă), trắng (đạo Hồi, và Cao Đài)...,
hay cạo trọc đầu ( tăng, ni PG), hoặc để chừa 2 lọn tóc dài xơa xuống 2 bên tai,
và kẹp cái bánh bèo trên đỉnh đầu (của mấy ông Rabbins, đạo sĩ Du Ǵa, và các
tín đồ người Do Thái) v.v... Các thứ đó đều có công dụng và phản dụng. Công dụng
th́ ai cũng thấy biết cả rồi. Nhưng về mặt phản tác dụng, có lẽ nhiều người, kể
cả tín đồ, chẳng mấy quan tâm. Thế mà không ngờ chính nó đă khơi động sự tương
phản, gây ấn tượng xung khắc, tạo ra mầm mống tư tưởng phân biệt, gây chia rẽ,
trước hết ngay giữa các tôn giáo với nhau. Sự phân biệt và chia rẽ này từ đó
biến thành loài vi khuẩn truyền nhiễm văn hoá (épidémie de culture) gieo rắc mối
chia rẽ giữa các giới tín đồ, giữa tín đồ với những người ngoại đạo v.v...
Khi sự khác biệt đă tạo ra tư tưởng chia rẽ đến mức cực đoan, gây không khí căng
thẳng, tuyệt đối không c̣n sống chung với nhau nổi nữa, th́ con người chỉ c̣n có
một giải pháp duy nhất là dùng vơ khí và chiến tranh, để gọi là bảo vệ tự do tín
ngưỡng, và tái thiết lập quyền hạn của cả đôi bên.
Sợi dây tôn giáo ví chẳng khác nào như sợi thừng buộc cái ách của một cỗ xe vào
một con ḅ hay con ngựa, khi nó chặt quá th́ phải mau lẹ tháo ra. Nhưng tiếc
thay, người ta chỉ có thể tu chính một hiến pháp, cải thiện một điều luật, sửa đổi
vài khoản trong một hợp đồng, kể cả hợp đồng phối ngẫu của đôi vợ chồng. Nhưng
tuyệt đối không ai có thể thảo luận, điều đ́nh, để làm bớt được bản chất bất
dung hoà, bất bao dung, độc đoán, độc tài và độc tôn của tôn giáo. Màu đen là
màu đen, màu vàng là màu vàng, màu nâu là màu nâu...Không cách nào pha trộn được!
Trong quá khứ lịch sử tôn giáo của nhân loại, ta thấy đă có nhiều cố gắng hoà
giải tôn giáo, nhưng tất cả đều thảm bại. Vào khoảng năm 244, trước Thiên Chúa,
ở Ấn Độ, vua Ashoka đă cố gắng triệu tập một đại hội đồng tăng lữ, để kết hợp
các khuynh hướng bất đồng (giữa các thừa, như: Kim Cang Thừa, Tiểu Thừa, Đại
Thừa...) đă xảy ra trong nội bộ Phật giáo. Nhưng kết quả thật là năo nề. Ḷng
thiện chí và sự cố gắng cuả nhà vua càng khiến sự đối kháng giữa các thừa trở
nên gay gắt, mănh liệt hơn. Cuối cùng đại hội này đă đưa đến sự đoạn tuyệt dứt
khoát giữa phái Tiểu Thừa (Nguyên Thủy/ Theravada) với những giáo đồ thuộc phái
Đại Thừa (Mahâyâna).
Một bằng chứng khác, đáng quan tâm hơn, đă xảy ra vào năm 325 sau TC, tại La Mă
(Rome). Hoàng Đế Constantin đă triệu tập một đại hội đồng, gọi là Concile de
Nicée, khi vừa soạn thảo ra bản tín điều Credo, liền bị nhóm thiểu số, đệ tử của
giáo sĩ Arius, phản đối dữ dội, phủ nhận hoàn toàn thiên tính (con ông trời) của
chúa Ki Tô.
Thậm chí đến những ư nghĩ, dù chỉ có tính cách hoà giải, thoả hiệp, rất cần thiết
đối với tất cả các phong trào nhằm thống nhất các giáo hội Ki Tô (oecuménisme),
dường như đều bị coi như là một sai lầm, như một lăng nhục, sỉ mạ, gây tổn hại
cho tôn giáo. Một bằng chứng cụ thể nhất mà hiện nay mỗi ngày vẫn đang liên tục
xảy ra trước mắt nhân loại trên khắp điạ cầu, qua các màn ảnh truyền h́nh, là
những cuộc bắn giết dă man giữa quân đội Do Thái (đạo Du Ǵa) và những cuộc ôm
bom tự sát của quân cảm tử Palestine (đạo Hồi) ngay trên mảnh đất, được coi là
thánh địa, nơi chúa Ki Tô đă ra đời và chôn ở đó.
Suy cho cùng, nguồn gốc cuộc chiến tranh dai dẳng, đẫm máu ấy không ngoài niềm
tin sắt đá và tính bất tương dung cố hữu của hai tôn giáo. Nh́n vào lịch sử,
trên hai ngàn năm trước đây, cũng chính niềm tin ấy đă đưa đấng Jésus Christ,
một thành viên ly khai đạo Du Già Do Thái (pharisien schismatique) đến cái chết
đau đớn vô cùng thảm khốc. Trước khi quyết định hành h́nh, đóng đinh câu rút đấng
Christ trên cây thập giá (Crucifixion), viên Thái Thú La Mă, Ponce Pilate (le
procurateur de Judée), c̣n trả lời ngài bằng một câu hỏi đầy ư hoài nghi :Quest
ce que la vérité?(Sự thật là cái ǵ?) (Jean 18,38).
Về sau, theo nhận định của một số nhà thần học về cái chết thảm khốc ấy của chúa
Ki Tô, nếu ngay lúc bấy giờ, ngài chịu làm dịu bớt cường độ của đức tin, tức pha
thêm chút nước vào rượu(mis de leau dans son vin), chắc ngài đă tránh khỏi được
cái chết cay nghiệt. Nhưng, xét cho cùng về đức tin của tôn giáo, nếu lúc bấy
giờ chúa Ki Tô đă làm như thế, th́ ngày nay chúng ta đâu có cơ hội nào được
chứng kiến hàng nửa triệu giáo sĩ, các vị chăn chiên Ki Tô giáo trên khắp thế
giới, thỉnh thoảng lại tổ chức các cuộc thánh lễ ca ngợi sự hy sinh của ngài!
Về phần PG nói chung, tuy có tiếng ôn ḥa, bất bạo động, nhưng thực chất vẫn bất
tương dung, và độc tôn không kém Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Riêng PGVN, từ
1963 đến ngày nay (2002), lại càng tệ lậu hơn. Sau khi PG đă lật đổ được chế độ
Ngô Đ́nh Diệm, tuy mệnh danh là PGVN Thống Nhất, nhưng lại phân hóa thành nhiều
nhóm như: Ấn Quang, VN Quốc Tự, Cổ Sơn Môn, PG Nguyên Thủy..., lúc nào cũng gầm
ghè muốn ăn gan uống tiết lẫn nhau. Sau năm 1975, ở hải ngoại, đám giặc thầy
chùa này vẫn tiếp tục dựng chiêu bài PGVN Thống Nhất, nhưng kỳ thực lại có đến 3
nhóm PG Thống Nhất: Thống nhất ở Âu Châu, thống nhất ở Úc châu , và ở Mỹ châu.
Ngoài ra c̣n thêm nhóm PG Tăng Già Thế Giới của HT Thích Tâm Châu ở Canada, và
nhóm của Thích Măn Giác ở Mỹ v.v...
Nếu tôn giáo, một khi đă chia rẽ, đối chọi, tất sẽ trở nên một đại thảm họa vô
lường cho cả tín đồ lẫn không phải tín đồ. Thậm chí ngay thánh địa (terre
sainte), nhà thờ, niệm Phật đường, chùa chiền, thiền viện, am cốc... cũng biến
ngay thành đấu trường của tất cả mọi sự phân chia, tranh chấp giữa các khuynh
hướng nọ với khuynh hướng kia, giữa hệ phái này với hệ phái khác.
Bằng cớ hùng hồn nhất là vụ các phe Chính Thống Giáo, những giáo sĩ người Ạc Mê
Ni (Armeniens), những thầy tu ḍng thánh Phăng Xoa (Francois) đă tranh nhau ngôi
đại giáo đường Nativité, ở Bethléem, nơi ra đời của Chúa. Kế đến là vụ các phe
TCG La Mă, phe Chính Thống Giáo Hy Lạp, người Ạc Mê ni, người Si Ri (Syriens),
người Cốp (dân Ai Cập theo đạo Gia Tô), và người Ê ti ô bi (Éthiopiens) đă đấu
đá để tranh nhau ngôi mộ chúa Ki Tô (Saint Sépulcre), ở thánh địa Jérusalem.
Cuộc đấu đá này gay cấn đến nỗi các phe phái tranh chấp kể trên đă phải trao
ch́a khoá cho một gia đ́nh Hồi giáo cất giữ dùm!
Trước tệ trạng chia rẽ nội bộ và tranh chấp ác liệt như thế, những ai không biết
rơ thực chất của tôn giáo sẽ chẳng khỏi ngạc nhiên, than trách các nhà tu hành
sao đă vội quên lời dạy của thánh Paul chúng ta đều là một cơ thể của chúa!.
Nhưng, nếu ai đă có dịp đọc qua lời tiên tri sau đây của chúa Ki Tô tất chỉ mỉm
cười, và phải ca ngợi chúa quả thực là bậc cao nhân viễn kiến. Lời tiên tri của
ngài từ trên 2000 năm trước đă linh nghiệm không sai một mảy may nào: Các ngươi
nghĩ rằng ta đến để đem lại hoà b́nh cho thế gian? Không, mà là sự chia rẽ. Từ
nay về sau, nếu trong một nhà có 5 người, chúng sẽ chia ra: Ba chống hai và hai
chống ba (Pensez-vous que je sois venu apporter la paix à la terre?Non, plutôt
la division. Désormais, sil y a cinq personnes dans une maison, elle seront
divisées: Trois contre deux et deux contre trois), (Luc 13,51).
Nhưng nếu nh́n qua phía PGVN ở hải ngoại, ta thấy những vụ tranh cướp chùa chiền
của bọn ác tăng, gian ni lại càng bẩn thỉu hơn nhiều. Bằng cớ hiển nhiên là
những vụ tranh cướp đă diễn ra ở các chùa : Linh Sơn Tự Viện của Thích Huyền Vi,
Trúc Lâm Thiền Viện của ni sư Mạn Đà La (ở Paris), vụ Như Điển, Từ Trí cướp niệm
Phật đường Tâm Giác ở Munchen, cha con Từ Trí, Thiện Sơn mưu cướp đoạt chùa Pháp
Hoa ở Marseille, Thích Hạnh Đạt mưu cướp chùa Long Vân ở Florida, Thích Măn Giác
cướp chùa Việt Nam ở Cali.v.v...
Như vậy, ta có thể kết luận, sự bất hoà và chia rẽ trong nội bộ các tôn giáo, và
giữa tôn giáo nọ với tôn giáo kia, đều phát xuất từ bản chất của tôn giáo, từ
ḷng tham, sân, si của giới tu hành, và đă hiện h́nh ngay trong phúc âm, xuyên
qua lời tiên tri kể trên của đấng Ki Tô.
Tóm lại, ngày nay thực tế đă khiến cho chúng ta thấy những hành động phản luân
lư, phi tôn giáo và những lời rao giảng cuả một số các nhà tu hành (gồm chung
Phật Giáo, TCG và Cơ Đốc giáo, Hồi giáo...) những chuyện huyễn hoặc, nghịch lư
trong thánh kinh vô h́nh chung đă chẳng khác nào những viên đá nhọn, lởm chởm
trên mặt đường, một chướng ngại cho sự tiến bước, giống như một hạt cát trong
chiếc giày của con người trên đường viễn hành xa xôi thẳm thẳm vô cùng tận, để
mong đạt được cứu cánh Niết Bàn hay Thiên Đường vĩnh cửu. Hơn nữa, cũng v́ thế
mà tôn giáo đă trở nên một chướng ngại cho sự canh tân, một đố kỵ đối với những
khám phá mới về khoa học vũ trụ và không gian. Ngày xưa, thời Trung Cổ, tôn giáo
có thể lạm dụng quyền lực độc đoán, dựng lên toà án giáo h́nh (Inquisition) để
hành hạ tra tấn dă man cho đến chết các nhà thông thái như Giordano Bruno và
Galilée... Nhưng ngày nay, dân trí đă sáng suốt hơn xưa rất nhiều, đă nh́n thấu
chân tướng của tôn giáo, nên tôn giáo không c̣n khả năng tái diễn hành động bưng
bít sự thực, và thọc gậy bánh xe tiến hoá nữa!
NHỮNG KHÁI NIỆM KHÁC NHAU VỀ ÔNG TRỜI CỦA TÔN GIÁO!
Tôn giáo quả thực là một vấn đề hết sức nhằng nhịt, rắc rối. Về phía quần chúng,
tín đồ, mỗi cá nhân, từ kẻ quê mùa, thất học, đến kẻ trí thức khoa bảng, đều có
một khái niệm tôn giáo khác nhau. Dù khác nhau về tŕnh độ học vấn, nhưng khái
niệm tôn giáo của những người ấy cũng chẳng ai hơn ai, chẳng ai chịu kém ai.
Những khái niệm ấy lại c̣n thay đổi tùy từng xă hội, từng dân tộc, và nhất là
tùy theo tín ngưỡng mà họ tôn thờ. Thí dụ cùng thờ Chúa, nhưng khái niệm về Chúa
của người Mỹ khác với người Nga, người Pháp, hay người Ái Nhĩ Lan. Hoặc cùng thờ
Phật, nhưng khái niệm về Phật của người Thái Lan khác với người VN và người Tàu,
hay người Nhật. Chúng ta cũng đừng tưởng tất cả các dân tộc Ả Rập trong vùng
Trung Đông đều theo đạo Hồi, và cùng chia sẻ một khái niệm tôn giáo. Ngay sau
khi giáo chủ Mahomet vừa qua đời, đạo Hồi đă chia ra hai phái : Sunnite và
Chiite, giết lẫn nhau...
Những khái niệm ấy chẳng khác nào những cái gien (gène) truyền thừa đời đời,
kiếp kiếp, có lẽ đă bắt nguồn từ thượng cổ thời đại, bao nhiêu ngàn năm không ai
xác định đúng được, cho đến ngày nay.
Xét trong kinh thánh của các tôn giáo, và t́m hiểu phong tục, tập quán của các
dân tộc trên thế giới, ta thấy các nhân vật siêu linh, tức ông trời, do con
người h́nh dung ra, hay có thực như các đấng : Thích Ca, Ki Tô, Mohammed (hay
Mahomet), Moise v.v... cũng khác nhau vời vợi.
Theo sự vẽ vời của các tôn giáo: Nơi chỉ có một ông trời độc nhất, đóng vai
thượng đẳng (suprême). Nơi có nhiều ông trời cùng hiện hữu một lúc. Trong số có
ông lười biếng, mỗi tuần lễ, chỉ làm việc độc một ngày thứ Thư mà thôi. Khoẻ re
! Một vài chỗ, ông trời c̣n bị hoà nhập vào luôn với linh hồn của ông bà, tổ
tiên đă qua đời. Riêng trong vài nước Phi Châu, người ta c̣n thấy có đến 2 ông
trời, luôn luôn sánh đôi, nhưng khác nhau như 2 thái cực. Một ông vô cùng trừu
tượng, siêu nhiên. Một ông khác lại cực kỳ dung tục, và hết sức tầm thường...
Chưa hết! Ngoài những ông trời bất tử trong quan niệm của nhiều tín đồ các đại
tôn giáo, người ta c̣n thấy, trong thiên hạ cũng có những ông trời vẫn chết như
thường. Thí dụ điển h́nh đáng kể nhất là: Abraham, Moise, David hay Salomon,
trong đạo Du Ǵa của dân Do Thái, đấng Jésus Christ trong đạo Gia Tô và Cơ Đốc
của nhiều dân tộc Âu, Mỹ, đấng tiên tri Mohammed, thượng đế trong đạo Hồi cuả
nhiều sắc dân Ả Rập, dân Nam Dương , Mă Lai, Phi, và Pakistan...Ngay cả đức
Thích Ca Mâu Ni, người khai sáng đạo Phật, cũng đă không thoát khỏi ṿng sinh tử
( nhưng không bị luân hồi, theo truyền thuyết), đă chết sau một bữa ăn thịt heo,
bị ngộ độc, không khác thế nhân chút nào. Tuy nhiên, cái chết của các đấng siêu
nhân ấy không phải là những cái chết tiệt. Những cái chết ấy chỉ xảy ra cho thân
xác, song tinh thần và giáo lư của họ vẫn c̣n tồn tại măi với thời gian, vượt cả
không gian, chế ngự trong tâm hồn và tư tưởng của hàng triệu, hàng tỷ con người
trên khắp mặt đất, xuyên suốt đời nọ đến đời kia bất tận, như một thứ vi khuẩn
bệnh truyền nhiễm văn hoá (épidémie de culture). Đó gọi là sự bất tử !
Xen lẫn trong những ông trời cao siêu như trên, ta cũng c̣n t́m thấy trong tôn
giáo, nhiều ông trời ở một vài nơi hết sức ngây thơ, ngu đần, ngớ ngẩn, đến mức
đáng thương hại và rất buồn cười. Thí dụ như mấy ông trời ở Tây Bá Lợi Á
(Sibérie), Tàu, VN, và ở Phi Châu v.v...Ở những nơi đó, người ta sùng kính ông
trời dữ lắm. Hằng ngày, các cha cố , sư săi mỗi mỗi đều kêu réo ông trời, van
vái, cầu khấn, x́ xụp lạy lục, coi ông ta như một bậc toàn tri, toàn năng, thừa
khả năng phù hộ độ tŕ cho người lương thiện(chưa chắc, và chưa hẳn hầu hết!).
Nhưng trong một vài trường hợp, họ lại xí gạt ông trời như ta xí gạt đứa con nít
khờ khạo. Thí dụ, tại một vài bộ lạc Phi Châu, hằng năm, nhân những cuộc tế lễ
trời đất, người dân có tín ngưỡng đă mang những cái mặt nạ lớn, cẩn khắc rất
công phu, và sơn vẽ màu mè rất sặc sỡ loè loẹt để tham dự vào những cuộc lễ khấn
vái trời đất, thần linh, tổ chức cực kỳ trang nghiêm, đầy vẻ huyền bí. Nhưng khi
cuộc lễ vừa tàn, họ liền thẳng tay quẳng ngay những cái mặt nạ đó vào một chỗ xó
xỉnh dơ bẩn nào đấy, chẳng khác nào những đứa con nít đă chán món đồ chơi của
nó. Tṛ này Phật Giáo Tây Tạng cũng có!
Ở Tây Bá Lợi Á, khi cúng tế trời đất, để cầu xin một điều ǵ quan trọng, các đạo
sĩ Sa Man (Chaman) [một đạo thường chữa bệnh bằng ma thuật tôn giáo, bành trướng
ở một số bộ lạc trong vùng Tây Bá Lợi Á (Sybérie), Mông Cổ và Bắc Mỹ] thường
dùng lối nói ẩn dụ (langage métaphorique), để tránh sự ḍ la, phá hoại của những
ông trời hay thần linh độc hại khác lén nghe được. Như vậy, ngụ ư trong số ông
trời toàn năng, đầy phép lạ kia vẫn có những ông Thiện, ông Ác. Lắm ông tối dạ
đến độ không hiểu nổi lối nói ẩn dụ của họ!
Riêng giống dân Haiti, ở Thái B́nh Dương, c̣n có tục chôn thân nhân chết với một
cây kim không có lỗ với một cuộn chỉ thật dài. Người dân Haiti cho rằng: Trong
cuộc đời, người chết tránh sao khỏi làm những điều có thể khiến ông trời, trong
cơi vô h́nh, đi t́m xác chết ấy, để trừng phạt. Khi ông trời đến, thấy có cây
kim và cuộn chỉ, cứ mải mê xỏ chỉ vào lỗ trôn kim. Xỏ hoài không được (v́ trôn
kim đâu có lỗ mà xỏ!), ông ta cứ ở đó tiếp tục xỏ măi cho đến khi quên bẵng mất
trách vụ của ḿnh...Thế là xác chết thoát nạn! Tục này cho ta thấy, trong tâm
thức dân Haiti, tuy trời đất qủi thần, là những đấng toàn năng, toàn tri, nhưng
vẫn dễ dàng bị xí gạt cách giễu cợt như thường!
NHỮNG KHẮC KHOẢI HOÀI NGHI
Qua một số dữ kiện tôn giáo đă nêu trên, ai cũng nhận thấy, trong các bộ thánh
kinh quan trọng của đại đa số nhân loại trên mặt điạ cầu này, chứa đầy những yếu
tố ngây ngô, nghịch đảo, mâu thuẫn nhau kịch liệt, cùng với những dữ kiện hoang
đường cực kỳ phi lư...Thậm chí đến cả những lời giảng dạy thánh kinh cũng đầy
tính chất huyễn hoặc, sai hẳn sự thực hằng ngày thường xảy ra sờ sờ trước mắt,
như:
- Ông trời của tôn giáo nào cũng đều được tôn vinh là đấng toàn năng, toàn tri,
và hiện hữu cùng khắp. Nhưng thực sự, ông không có một phương tiện nào để thấy
biết những ǵ đang xảy ra trên thế giới. Ông ta hoàn toàn bất lực, và đă chẳng
làm nên tṛ trống ǵ, ngay cả đến việc ảnh hưởng chút đỉnh vào những vấn đề đang
diễn ra trong đời sống nhân loại cũng không tuốt! Mỗi khi có ai tin tưởng, nghĩ
đến ông, gặp cơn nguy khốn khấn vái ông, ông liền dông mất!
- Người ta dạy tín đồ rằng: Ông trời luôn luôn theo dơi con người, và thấy biết
hết mọi việc mỗi người làm trên thế gian này. Nhưng thực ra ông ta đă chẳng thấy
ǵ, và cũng chẳng kiểm soát nổi ai!
- Ngược lại, theo tôi, nếu quả thực ông trời của các tôn giáo đều đúng như những
lời rao giảng trong thánh kinh, chắc chắn ông ấy phải trị tội chúng ta đích đáng
lắm. V́ chỉ khi nào chúng ta lâm cảnh hiểm nghèo, hay gặp tai họa thảm khốc, đau
chân mới há họng, kêu cứu đến ông, lạy lục ông, đến chùa nhờ bọn sư hổ mang dâng
lễ vật hối lộ ông. Khi đă qua sông rồi là đấm buồi vào sóng ngay. Loài người,
thực ra, đúng là phường ăn cháo đá bát, lừa đảo, phản phúc vô thường. Ông trời
đă sanh ra chúng mà sao lại không biết chúng tí ǵ như thế nhỉ ?!
Từ những phi lư ấy, đôi khi trong ḷng chúng ta không khỏi dấy lên một số câu
hỏi thắc mắc sau đây:
* Tại sao các tôn giáo đă tồn tại khắp nơi ?
* Tại sao các tôn giáo lại có nhiều h́nh thức, nhiều loại? Những loại tôn giáo
ấy có chung một điểm đồng nhất nào không?
* Tại sao tôn giáo lại quan trọng như thế đối với loài người?
* Tại sao các tôn giáo phải bày ra những nghi lễ phùng xoè, rườm rà, lỉnh kỉnh,
như đă thấy?
* Tại sao các tôn giáo phải cần có các chuyên viên(spécialistes) tụng đọc kinh
điển?
* Tại sao tôn giáo lại mang tính chất có vẻ như hiện thân của chân lư?
* Tại sao cần phải có những giáo đường (nhà thờ, chùa, mosqué (đạo Hồi),
synagogue (đạo Do Thái) ?
* Tại sao tôn giáo lại có khả năng kích động mănh liệt đến độ đă xua đẩy được
các tín đồ hăng hái xông vào những cuộc chém giết nhau cực kỳ dă man, vô nhân
đạo, gọi là thánh chiến ?
* Tại sao tôn giáo mang bản chất bất khoan dung và rất mực bạo tàn? Thậm chí đôi
khi tôn giáo c̣n đẩy tín đồ vào con đường mù quáng tự sát dưới danh nghĩa anh
hùng, tử v́ đạo, như những tín đồ đạo Hồi ở Palestine, ở Bắc Ái Nhĩ Lan, ở
Libanon, và ở Việt Nam (PG thống nhất)...?
Tóm lại, trong trời đất này, thực chẳng có một cơ chế nào, một tổ chức ǵ, hay
một chủ thuyết nào đầy rẫy nghi vấn nghiêm trọng, thiết thân hằng ngày tới sinh
mạng con người đến như thế, mà vẫn được tuyệt đại đa số nhân loại thuần phục,
tin tưởng!
Đây là một hiện tượng thần linh kỳ bí, một phép phù thủy thư ếm, hay một sự mù
quáng truyền nhiễm (épidémie) của nhân loại, giống như bệnh sốt rét rừng
(paludisme) ở Phi Châu, sinh ra bởi giống muỗi mang vi khuẩn Plasmodium, hoặc
nói cho rơ hơn, như vi khuẩn truyền nhiễm bệnh AIDS (SIDA)?
TÔN GIÁO LÀ G̀? DO ĐÂU MÀ RA?
Đến đây, thiết tưởng không ai có thể phủ nhận được một sự thật đă quá hiển
nhiên: Con người tạo ra ông trời và tôn giáo. Các nhà lănh đạo tôn giáo, các
giới tu sĩ (kể chung các đạo) đóng vai tṛ trung gian nhắm đối tác là tâm thần
con người. Từ hàng ngàn năm trước, khi trí năo con người c̣n thô sơ, chất phác,
các vị khai sáng tôn giáo đă biết dùng các thủ thuật tâm lư để tác động tâm thần
con người, tạo nên sự sợ hăi, hoặc khơi động tâm trạng sợ hăi vốn tiềm ẩn sâu
kín trong ḷng mỗi người trước những hiện tượng thiên nhiên kỳ bí (như: sấm sét,
băo lụt, hạn hán, núi lửa...), trước các loài ác thú, hoặc những nỗi đau đớn
tinh thần hay thể xác bịnh hoạn v.v...để qui vào một mối tin tưởng, tôn kính, và
cầu xin sự che chở, giúp đỡ hay chữa trị cuả một đấng siêu nhân nào đó, được đặt
tên là ông Trời.
Tư tưởng và tâm thần con người vốn rất nhạy cảm (hyper-sensible, hyper
détection), rất dễ bị ảnh hưởng của các thủ thuật nhồi sọ về những điều cao
siêu, huyền bí, mà tự thân họ không sao lư giải được.
Khi các nhà khai sáng tôn giáo biên soạn kinh thánh, qui định các tín điều, bày
đặt ra ông trời toàn năng, toàn tri và hiện hữu cùng khắp, tức thị đă đáp ứng
được nhu cầu cấp thiết của con người, khiến họ dốc ḷng qui phục, tin tưởng
ngay. Sự tin tưởng này truyền tử lưu tôn, theo thời gian, đóng khối trong tiềm
thức của con người, biến thành đức tin khó lay chuyển. Vậy, bây giờ muốn t́m
hiểu niềm tin và tôn giáo, thiết tưởng chúng ta cần phải thâm cứu kỹ càng, đào
sâu vào tận nguồn gốc của nó.
Ở đây, nói đến nguồn gốc tôn giáo không phải là bới t́m trong đống sử sách phủ
đầy bụi bặm của thời gian trong các thư khố hay trong các đại giáo đường thời cổ
đại, để t́m xem tôn giáo đă phát sinh ở đâu, xứ nào, vào thời gian nào, mà phải
truy tầm ngay trong đáy tư tưởng và trong tâm lư của loài người, từ thời cổ đại
đến bây giờ. V́ chính tâm lư và tư tưởng của loài người mới là cái ổ noăn sào đă
cưu mang và nuôi dưỡng bào thai tôn giáo cho đến khi ra đời.
Trong phạm trù tư tưởng và tâm lư, ta thấy, trước hết tôn giáo là một lời giải
thích (explication), một sự trợ lực tinh thần (réconfort), xây dựng trật tự xă
hội (fonder ordre social). Nhưng, đồng thời nó cũng là một biểu hiện về ảo tưởng
(illusion) của con người.
* Tôn giáo là sự giải thích.- Con người đă tạo ra tôn giáo cốt để giải thích
nguồn gốc của vạn vật, những hiện tượng siêu nhiên kỳ bí, những từng trải huyễn
hoặc như: giấc mộng, linh tính (prémonition).
Nguyên nhân nào đă tạo nên mưa nắng, gió băo, cuồng phong khủng khiếp, sấm chớp
đùng đùng, những trận lụt lội kinh hoàng, hay những năm hạn hán, cây cỏ xác xơ,
con người và vạn vật đều chết khô la liệt ? Động lực nào đă đẩy nổi mặt trời
nóng bỏng chuyển dịch từ từ trên không trung cao tít tắp? Ban đêm, những v́ sao
trên trời nhấp nháy như đang bận rộn hoạt động không ngừng. Thỉnh thoảng lại có
những ngôi sao xẹt ngang, rồi tắt ngấm. Nguyên nhân nào?
Để giải thích những hiện tượng thiên nhiên đó, các tôn giáo tạo ra ông trời và
các vị thần linh đang sống trên cơi vô h́nh. Trong huyền thoại La Mă c̣n ghi lời
giải thích tiếng sấm là những nhát búa giáng xuống của thần Vulcain. Người VN
gọi là ông Thiên Lôi, và cái búa gọi làThiên Lôi phủ!
Để giải thích về những điềm, hay giấc mộng, tôn giáo cho rằng mỗi con người đều
có một linh hồn, nhập chung vào trong cái xác của ḿnh. Khi ngủ say chẳng khác
nào khi chết, linh hồn là một thực thể thoát xác ra ngoài, đi ngao du năm châu
bốn biển, có khi gặp lại bà con, hay những chuyện linh tinh. Đôi khi linh hồn
của ông bà, tổ tiên, hiện về báo điềm, báo mộng cho biết trước chuyện nọ chuyện
kia v.v...Theo nhận xét của riêng tôi, dường như tuyệt đại đa số con người trong
các xă hội văn minh, có tín ngưỡng hay không, đều đă tỏ ra thụ động trước lối
giải thích mơ hồ này của các tôn giáo. Nhưng không ngờ, trong khi đó, tại một
chốn thâm sơn cùng cốc kia, ở quần đảo Mă Lai, lại có một bộ lạc sơ khai, gọi là
Senois, đă biết t́m cách chế ngự các giấc mộng, và biến nó thành một bài học ích
lợi thực tế trong việc đối nhân xử thế hằng ngày. Vào khoảng thập niên 70, hai
nhà dân tộc học (ethnologue) người Mỹ đă khám phá ra bộä lạc Senois, và đặt tên
cho họ là dân tộc của mộng mơ (le peuple du rêve). Bởi v́ người dân trong bộ lạc
ấy đă tổ chức cuộc sống chủ yếu dựa trên các giấc chiêm bao của họ. Mỗi buổi
sáng, trong bữa điểm tâm, ngồi chung quanh ngọn lửa, họ thay phiên nhau kể lại
giấc mơ của họ đêm qua. Nếu người nào mơ thấy làm hại ai, th́ hôm đó phải t́m
cách dâng một món quà cho người bị thiệt hại đó. Nếu mơ thấy đă đánh ai, th́
phải t́m đến người đó tặng quà, đồng thời ngỏ lời xin lỗi. Nếu một đứa bé mơ
thấy đă bị một con cọp trong rừng rượt chạy trối chết; lập tức mọi người liền
xúm vào thúc đẩy đứa bé đó phải cố t́m lại cho bằng được con cọp đó, đánh nhau
với nó, và giết chết nó trong giấc mơ. Những người lăo thành, giàu kinh nghiệm
đánh nhau với cọp trong bộ lạc c̣n chỉ vẽ cho nó phải làm cách nào để hạ cho kỳ
được một con cọp. Nếu chẳng may đứa bé đó không giết được con cọp ấy trong giấc
mơ, cả bộ lạc đều xúm vào quở mắng nó.
Trong giấc mơ, nếu có một người nam hay nữ nào đă mơ thấy giao cấu với người yêu
hay một đối tác nào đó trong bộ lạc mà ḿnh đă thầm yêu trộm nhớ, th́ sự giao
cấu trong giấc mơ ấy phải đạt cho kỳ được trạng thái cực dâm, hoàn toàn sướng
khoái. Rồi hôm sau, người có giấc mơ ấy phải t́m một lễ vật hay một món quà tặng
đến biếu cho người yêu trong mộng của ḿnh. Nếu trong giấc mơ đă thấy ai là kẻ
thù của ḿnh, hôm sau người nằm mơ phải t́m đến kẻ thù trong mộng để thuyết
phục, bày tỏ thiện cảm, và xin hoá giải mọi hận thù để trở thành đôi bạn thân
vĩnh viễn.
Trong số tất cả các giấc mơ, dân Senois chỉ qúi nhất có giấc mơ được bay bổng
trong không trung. Một đứa trẻ kể chuyện đêm qua đă mơ thấy ḿnh bay lơ lửng
trên trời, ngay hôm đó nó sẽ được mọi người đem đến tặng vô số phẩm vật, và
người ta c̣n kể cho nó nghe làm cách nào để có thể mơ thấy ḿnh bay thật xa đến
các vùng đất xa xôi khác, để đem về thật nhiều lễ vật, tăng phẩm của xứ người.
Ấy , xin các bạn chớ vội bịt miệng cười thầm, chê là mộng mị dị đoan nhé. Ngược
lại đâư! Theo sự nghiên cứu của các nhà mộng học (onirologue), trong giấc mộng
con người đă trở thành đấng toàn năng (omnipotent) chẳng thua ǵ thượng đế.
Trong một cuộc thử nghiệm, người ta thấy những cuộc mộng bay trong không gian là
chuyện có thể thực hiện được, nhưng cần phải trải qua một cuộc tập luyện công
phu khá lâu dài. Thời gian luyện tập để có thể ngủ mơ thấy ḿnh bay trong mộng,
đối với đứa trẻ chỉ mất khoảng độ 5 tuần lễ liên tục. Đối với người lớn có khi
cần phải mất đến hàng mấy tháng trời. Vậy, bạn có muốn tập không?
Tóm lại, với cách sống bằng giấc mơ như thế, từ bao lâu nay dân Senois đă sống
cuộc đời hoàn toàn an lành, thoải mái, không tham vọng chiến đấu tranh cướp,
không bạo động và không một ai bị một chứng bịnh tâm thần nào. Hằng ngày họ chỉ
kiếm vật thực vừa đủ sống trong hạnh phúc. Ngoài ra, ta c̣n thấy, dân Senois đă
biết chuyển hoá những giấc mộng huyễn hoặc của họ thành nhiều bài học đối nhân
xử thế rất giá trị, và cao quí hơn cả những bài học trong đời sống thực tại hằng
ngày.
|