Ông Trời Là Ai ?   Tôn Giáo Là Ǵ ?   Kiếp Người Ra Sao ?

Đặng Văn Nhâm 

 

 

Nhưng sự giải thích vấn đề mộng mị, dị đoan của các tôn giáo cổ đến đây vẫn chưa hết. Tôi c̣n muốn mời các bạn theo tôi t́m hiểu giấc mộng qua các biện giải khoa học hiện đại. Theo các nhà khoa học, giấc ngủ của mỗi con người thường gồm 3 trạng thái tương đương, luân chuyển từ ngủ yên, ngủ b́nh thường, và giấc ngủ nặng nề, vật vă, không yên. Ta hăy quan sát giấc ngủ của mấy đứa trẻ để suy nghiệm. Từng trạng thái đều hiện lên vẻ mặt. Nhiều khi bạn thấy đứa trẻ ngủ say mà vẫn cựa quậy, sắc diện thay đổi không khác ǵ người lớn, khi th́ cau có, khi th́ mỉm cười, có khi bật cười thành tiếng, có khi tỏ vẻ giận dỗi, mếu máo, khi vui, khi buồn, khi sợ hăi, ngạc nhiên, khi bật khóc nức nở hay nói u ơ...Hiện tượng này, các bà mẹ VN thường gọi là mụ dạy(?).
Khi lớn lên, thời gian của những giấc ngủ nặng nề, mộng mị, thường rút xuống chỉ c̣n khoảng 10% hay 20% trong tổng số thời gian ngủ. Nhiều người đêm nào cũng chiêm bao. Nhưng cũng có một số người rất ít khi thấy chiêm bao, hay khi chiêm bao th́ giấc mộng của họ thường ngắn ngủi hơn. Trong số các giấc chiêm bao, người ta thấy có nhiều loại, song tựu trung có những giấc mộng đẹp, vui thích, bộ phận sinh dục tự nhiên căng phồng và động đậy, thậm chí có khi c̣n mơ thấy cả giao hoan và xuất tinh nữa. Nhưng thường th́ những cơn ác mộng nhiều hơn. Để t́m hiểu sâu xa hơn về giấc mộng, người ta đă thử chứng nghiệm bằng cách đánh thức một người đang ngủ say, nghe kể lại giấc mộng dở dang cuả anh ta. Sau đó, người ta để cho anh ta ngủ lại. Trong trường hợp này, giấc mộng sau không bao giờ ăn khớp, hay dính dáng ǵ đến giấc mộng trước. Từ đó người ta rút ra một kết luận: các giấc mộng, dù chỉ của một người, trong cùng một đêm, vẫn không bao giờ trùng hợp.
Gần đây, có người c̣n nêu lên giả thuyết cho rằng giấc mơ có khả năng làm vơi bớt những áp lực nặng nề của cuộc đời, giúp con người tạm quên đi trong giây lát những điều bất như ư trong cuộc sống đă vùi sâu trong tâm khảm.
Trong khi con người đang ngủ mê, đang chiêm bao, ta không có cách ǵ để vận dụng hay điều khiển họ được. Như thế, giấc mơ chính là một cái thắng tự nhiên, giúp hạn chế bớt nỗi chán chường, đau khổ của con người. Vậy, các nhà tu hành và những người mê tín, sùng đạo nghĩ sao?...

Trước những nỗi ốm đau, bịnh hoạn, và sự đau khổ trong tâm hồn, con người rất cần t́m hiểu nguyên nhân. Để giải đáp ổn thoả, tôn giáo tạo ra cho con người những khái niệm về quyền năng và ư chí của thượng đế, về định mệnh đă an bài sẵn của mỗi người. Ngoài ra, tôn giáo c̣n bày đặt ra các loài ma qủi, và linh hồn của tổ tiên, luôn luôn hiện hữu quanh quẩn bên cạnh con người hằng ngày. Tất cả những nhân vật vô h́nh ấy đă đóng vai tṛ quyết định vào sự sướng khổ, hay sự đau ốm, bịnh hoạn, sống chết của con người, qua trung gian cầu xin, khấn vái cuả giới tu hành, gọi là kẻ chăn chiên của chúa, hay đệ tử của Như Lai v.v... Nhưng nực cười nhất là chính các nhà tu hành, trung gian của Chúa và Phật, cũng vẫn bị sướng, khổ, bịnh hoạn dày ṿ đau đớn như thường. Thậm chí đến cái chết cũng không thoát khỏi!
 
* Tôn giáo là một trợ lực tinh thần.- Tôn giáo có thể giúp cho con người cảm thấy cái chết vơi bớt phần nào tính chất khủng khiếp của nó. Đồng thời tôn giáo cũng có khả năng xoa dịu luôn cả những nỗi khổ đau, và những điều bất hạnh của con người.
Cái chết là một nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của giống người, không ai chờ đợi và chẳng ai mong muốn. Con người, cũng chẳng khác nào các loài vật, đều cố chống lại cái chết đến kỳ cùng, bằng nhiều cách khác nhau như : trốn chạy, cầu khẩn, van xin, hay làm cho hiệu năng của sự chết bị tiêu diệt v.v...
Theo nghiên cứu của nhà sinh vật học (biologiste) Henri Laborit, trong quyển Éloge de la fuite, trước cái chết con người thường có 3 phản ứng khác nhau, tùy theo từng cá nhân: Kháng cự, thụ động, và trốn chạy.
- Kháng cự: Đây là một phản ứng hết sức tự nhiên và lành mạnh. Cơ thể con người vốn bẩm sinh không chấp nhận những thiệt hại về tâm thể (Psychosomatique), nên lập tức diễn ra phản ứng ăn miếng trả miếng. Nhưng trường hợp đối diện với tử thần lại khác. Trở nên vô hiệu ngay. V́ thế, cuối cùng, con người trước tử thần, ví chẳng khác nào một vơ sĩ lên đài so găng bị nóc ao, biết rằng ḿnh không bao giờ hy vọng thắng nổi kẻ cường địch đành ngậm ngùi Ô Kê cho xong!
- Thụ động: Đây là thái độ khá phổ biến trong những xă hội văn minh, dân trí cao. Trước một sự áp chế, hoàn toàn đơn phương, cực kỳ độc đoán, độc tài, chẳng cần đếm xỉa ǵ đến ư kiến của con người, nên ai cũng bực bơ, tức tối, sẵn sàng dộng cho đối phương vài thoi cho hả giận. Nhưng con người có trí khôn, thừa biết rằng, trong hoàn cảnh này, nếu phản ứng bạo động như thế chỉ gây thêm những rắc rối không hay, và không chừng c̣n có thể kéo thêm cả một chuỗi dài hậu qủa tai hại hơn.Kể từ đó, con người- phần đông là những bệnh nhân ung thư , đau bao tử, bị thấp khớp, bịnh vảy nến (psoriasis), bịnh đau giây thần kinh v.v...- đành ai oán cam chịu số phận an bài. Cúi cùng, con người đành chấp nhận nuốt mối oán hận xuống tận đáy ḷng, cay đắng năo nùng ch́a tay cách thản nhiên ra bắt tay người khách lạ không hề mong đợi mang tên tử thần.
- Trốn chạy: Có 3 cách trốn chạy:
Trốn chạy bằng cách dùng hoá chất: Những kẻ mang tâm bịnh yếm thế, chán đời, hoặc bị bịnh trầm kha, bất trị, đă cầm sẵn trong tay trát đ̣i của Diêm Chúa, thường uống rượu, chơi cần sa, ma túy, hút thuốc, dùng thuốc an thần, thuốc ngủ v.v..., để ngủ say, để hoang tưởng, hay c̣n tạo ảo giác, để tạm thời quên đi cái trát đ̣i ác nghiệt ấy. Nhưng thái độ trốn chạy bằng hoá chất ấy ngày càng trở nên tai hại hơn, khiến cho con bịnh không c̣n chịu đựng nổi cuộc sống b́nh thường nữa.
Trốn chạy bằng cách dờøi đổi, di chuyển thường xuyên: Một số người phản ứng bằng cách di chuyển, dời đổi thường xuyên, nơi ăn chốn ở, việc làm, sở làm, nhân t́nh, bằng hữu v.v...Họ làm như thế chỉ cốt mượn ngoại cảnh, hay dùng không khí mới, để tạm thời quên đi nỗi lo sợ về cái chết lúc nào cũng ám ảnh, lởn vởn trong đầu.
Trốn chạy bằng nghệ thuật: Một số người biết trước ngày tàn đă gần kề, nhất là những người lớn tuổi, thường t́m cách trốn chạy sự ám ảnh của tử thần bằng cách t́m thú tiêu khiển trong nghệ thuật, xem phim, nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, điêu khắc , hội hoạ v.v...Trong tâm của những người này, biết không thể nào thoát nổi bàn tay của tử thần, nên họ sửa soạn, gột rửa tâm hồn cho thanh thản, để ung dung ra đi chuyến viễn hành không bao giờ trở lại chốn cũ, gặp người xưa nữa.Theo Aristote, đây là tâm trạng thanh thản cuả một khán gỉa sau khi đă xem hết vở bi, hài kịch của cuộc đời, đứng lên ra khỏi hí trường cách hoàn toàn thoải mái.
Những điều tôi vừa tŕnh bày cách hết sức chắc nịch trên, chứng tỏ một chân lư bất biến, bất khả kháng biện về cái chết. Bởi, tự thuở khai thiên lập địa đến nay, trong thế gian này, không một ai, kể cả chúa Ki Tô, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đấng Mohammed, Moise, và các loài điểu thú v.v... thoát khỏi bàn tay của tử thần. Như thế, hiển nhiên mọi người, kể cả những kẻ tu hành, đều ư thức được rằng một ngày nào đó cái chết sẽ đến với họ.
Do đó, trong lănh vực này, các tôn giáo đă chẳng làm được điều ǵ khác hơn là chỉ đưa ra những lời an ủi yếu ớt, tạm thời như: Đừng có lo! Khi chết con người vẫn c̣n phần hồn bất tử, thoát xác phiêu diêu, rong chơi đây đó trong vũ trụ bao la. Nếu là tín đồ TCG ngoan đạo, hiền lương, sau này sẽ được chúa phán xét cho lên cơi thiên đàng hầu hạ chúa, chỉ những kẻ nào có tội mới phải xuống điạ ngục. Nếu là tín đồ của giáo chủ Mohammed, đạo Hồi, th́ được đấng Allah rước lên Thiên Đàng. Nhưng các tín đồ Phật giáo lại được nhồi sọ bằng thuyết luân hồiḷng ṿng phức tạp. Những linh hồn nào từ bi, có tâm từ, th́ được lên cơi Niết Bàn. C̣n những kẻ tội lỗi phải xuống âm phủ đền tội, rồi tùy theo tội trạng mà đầu thai, tái sinh lên kiếp người, hay bị giáng xuống làm kiếp trâu, ḅ, dê, ngựa, mèo, chó, chim chóc, sâu bọ v.v...
Kể từ khi có trí khôn, con người đă ư thức được cuộc đời của ḿnh rất ngắn ngủi, như bóng câu qua cửa sổ. Thế mà trong cái ba vạn sáu ngàn ngày là mấy đó, hằng ngày con người lại gặp phải toàn những cảnh trái ngang đau khổ, với những cuộc tranh sống cực kỳ gay gắt, đến bạo tàn. Thực ra, đâu có bao nhiêu người đă sống được tới ba vạn sáu ngàn ngày! Trong hoàn cảnh bi thảm của kiếp sống cơ cực ấy, tôn giáo đă đem đến giới thiệu cho con người các đấng thần linh, trời Phật, thánh thần, tiên chúa toàn năng, toàn tri. Thế rồi các tôn giáo bảo rằng: Những đấng siêu linh ấy có đủ khả năng cứu rỗi (hay cứu độ theo ngôn ngữ PG) đưa con người vượt qua cơn khổ ải, và hứa hẹn cho con người một cuộc sống tương lai vui tươi, tốt đẹp hơn. Từ đó, con người, ví chẳng khác nào như con lừa, cứ chuyên chú nhắm vào cái bó cỏ ngon lành, treo lủng lẳng trước mắt, mà tiếp tục kiên nhẫn tiến bước, không thấy nản!
Tuy nhiên, xét cho cùng, những khái niệm ấy của tôn giáo có lẽ chỉ thỏa măn được phần nào một số nhu cầu xúc cảm nhất thời trong tâm hồn con người.Về lâu về dài, sự vô hiệu nghiệm của những hứa hẹn siêu nhiên, đă trở thành phản tác dụng. Đôi khi nó c̣n khiến cho con người càng thêm đau đớn thấm thiá hơn, và càng chán chường hơn với số kiếp.
Viết đến đây, chợt tôi nhớ đến lời của một triết gia Thiên Chúa giáo, người Đan Mạch, tên Søren Kirkegaard (1813- 1855), cha đẻ thuyết hiện sinh (existentialisme). Trong tác phẩm Le concept de lAngoisse et Crainte et Tremblement, ông đă phải than thở năo nuột bằng câu nguyên văn:Một thế giới tôn giáo thường khi c̣n khủng khiếp hơn là một thế giới không tôn giáo(Un monde religieux est souvent plus terrifiant quun monde sans religion)!
 
* Tôn giáo tạo mối liên kết giữa con người và trật tự xă hội.- Về mặt nhân quần, tôn giáo chẳng khác nào chất keo sơn có khả năng đem lại phần nào sự kết hợp xă hội . Tôn giáo có thể giúp bảo vệ và duy tŕ trật tự trong xă hội, xây dựng một nền tảng luân lư. Nhắm minh hoạ cái nhu cầu tối thiết của tôn giáo trong xă hội loài người, đại văn hào Pháp quốc Voltaire ( tên thực là Francois Marie Arouet) đă viết một câu nguyên văn:Si Dieu nexiste pas il faudrait Linventer(Nếu không có ông trời th́ cũng phải tạo bằng được ra ông ấy)!
Trong tổng thể của một xă hội, nếu không có tôn giáo làm ṇng cốt, giúp tập trung đám quần chúng tín ngưỡng, th́ thực khó kiểm soát tư tưởng vô cùng. Bởi vậy, từ xưa đến nay, tại bất cứ quốc gia nào, các tôn giáo đều đóng vai tṛ cột trụ chính trị. Nên biết các chế độ chính trị theo chủ thuyết vô sản chuyên chính cuả Karl Marx, về chủ thuyết th́ vô thần, nhưng tính chất độc tài, độc đoán và tàn bạo, sẵn sàng thẳng tay tàn sát những kẻ chống đối cũng không khác tôn giáo bao nhiêu. Về h́nh thức tổ chức xă hội , để kiểm soát tư tưởng của từng người trong mỗi gia đ́nh, của từng khu vực dân cư, các chế độ chuyên chính vô sản cũng bắt chước gần như rập khuôn theo các mô h́nh tôn giáo. Về phương cách kiểm soát tư tưởng, và nhồi sọ tín điều, các chế độ chuyên chính cũng áp dụng gần như giống hệt các tôn giáo. Thậm chí như ở Nga Sô Viết và các nước chư hầu Đông Âu, dưới thời kỳ cai trị cuả Staline, nhà cầm quyền c̣n dùng ngay các vị chăn chiên, các nhà lănh đạo tinh thần, xuyên qua các cuộc tiếp xúc, thăm viếng giáo dân, nghe lời xưng tội của giáo dân, để làm tai mắt, báo cáo tin tức an ninh, t́nh báo cho chế độ.
Về phương diện tinh thần xă hội, những tín điều, giáo lư và các khái niệm tôn giáo đều ẩn tàng một chủ ư nhằm thuyết phục các giới quần chúng thuộc hạng thấp cổ bé họng, nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, vốn là thành phần đại đa số trong bất cứ một xă hội nào, rằng: Trong kiếp sống hiện hữu, nếu các con (hay các đệ tử) không thể làm ǵ được để cải thiện cuộc sống cho khá hơn, th́ hăy cứ ráng kiên nhẫn đợi chờ đến kiếp sau, ở thế giới khác, sẽ được Trời, Phật, Thánh, Chuá, hay hồn thiêng của ông bà ông vải đền bù cho!
Bằng những hứa hẹn và khuyến dụ xuông t́nh như thế, các tôn giáo đă trở nên một bảo đảm về luân lư cho tất cả cộng đồng xă hội của loài người trong cơi thế gian. Thực ra, điều này cũng rất ích dụng cho nền an ninh và trật tự chung. Nếu không có những giáo điều luân lư ấy của tôn giáo có lẽ từ thuở xa xưa các tổ chức xă hội c̣n thô sơ, lỏng lẻo, đă bị bùng nổ và hỗn loạn lắm rồi. Bởi v́ chính những điều giảng dạy về luân lư (préceptes moraux) của tôn giáo đă có khả năng tập họp con người , dùng ư chí để chống lại các hành động tội ác, hăm hiếp, cướp của, giết người, bạo động, lừa đảo v.v...Đành rằng xă hội nào cũng có luật pháp, cảnh binh, với toà án và nhà tù; nhưng mọi sự trừng phạt cấp thời vẫn không đủ hiệu năng khiến cho những kẻ phạm tội thôi không tái phạm. Bởi v́ các phạm nhân thừa biết sau khi đă măn án tù, tức thị họ đă đền hết tội. Thế là xong. Nếu phạm tội mới khác sẽ tính sau!
Trong phạm trù này, nhờ có tôn giáo hù doạ, ông trời toàn năng, toàn tri, lúc nào cũng vẫn theo dơi bén gót mọi hành vi của họ, ghi chép tội ác của họ, để mai sau xử tội họ, có khi c̣n dám đày đoạ cái linh hồn của họ đến đời đời kiếp kiếp không thôi. Chính ḷng sợ hăi một ông trời vô h́nh vô tướng, do tôn giáo đă gieo rắc vào đầu óc con người, đă kích động họ phải xử sự đàng hoàng hơn.
 
* Tôn giáo truyền bá mê tín dị đoan.- Tuy nhiên, tấm huy chương nào cũng có hai mặt. Mặt khác, tôn giáo cũng đă tạo nên mê tín dị đoan, gieo rắc niềm tin mù quáng cho con ngườiù. Niềm tin vốn là bản chất tự nhiên của giống người, nên không mấy khi con người có đủ khả năng phản bác những tín điều đầy tính chất hoang đường, huyễn hoặc của tôn giáo. Như chuyện ông trời, thần linh, ma qủi v.v... Trên b́nh diện tâm lư, thái độ tiêu cực thường dễ được chọn hơn thái độ tích cực. Do đó xu hướng phục tùng tin tưởng vào những chuyện mê tín hoang đường vẫn thường thắng thế trong mọi trường hợp phân vân, nan giải. Tôi mạn phép xin được nêu lên một trường hợp sau đây làm thí dụ: Một nhóm người đi săn, sắp sửa lên đường vào rừng. Nhưng trước khi khởi hành, họ vẫn c̣n tranh căi nhau kịch liệt về giờ giấc, phương hướng...Mỗi người đưa ra một ư kiến khác nhau, chẳng ai chịu chấp nhận ư kiến của người khác.Giữa lúc ấy, thấy bế tắc, bỗng một người trong nhóm đưa ra đề nghị theo tập tục dị đoan, đă lưu truyền từ nhiều đời trong dân gian là đem một con gà ra chặt đầu, rồi thả con gà không đầu đó cho nó chạy. Nó chạy về hướng nào th́ đoàn người đi săn sẽ khởi hành theo hướng đó. Lập tức đề nghị nặng mùi mê tín dị đoan này đều được mọi người vui ḷng chấp nhận ngay, và cuộc tranh căi chấm dứt tức khắc.
Cũng một cách như thế, ngày nay ở hải ngoại, ta thường thấy nhiều kẻ tu hành bất chính, đội lốt tôn giáo, đă tổ chức xin xăm, coi bói, xem phương hướng, đất đai, phong thủy, tính ngày giờ tốt xấu...cho đám đệ tử ngu muội làm ăn buôn bán, hay làm đám cưới dựng vợ gả chồng v.v...Thậm chí có những tên thầy chùa c̣n bày tṛ cấy bùa YÊU vào chỗ kín trong thân thể của nữ tín đồ, để cho cái của nợ ấy tăng thêm huyền lực hấp dẫn, lôi kéo ông chồng lang chạ trở về với yêu đương!
Sở dĩ những kẻ tu hành bày tṛ mê tín dị đoan như thế luôn luôn ăn khách hơn người trần tục làm nghề thầy bói. Bởi bản chất của tôn giáo, xuyên qua kinh điển, giáo lư, vốn đă gắn liền từ lâu với những chuyện hoang tưởng, có tính cách siêu nhiên, thần thoại huyền bí.
Bản tánh con người vốn đă cực kỳ nhạy cảm, ṭ ṃ, và rất dễ tin, nên luôn luôn có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bất cứ một chuyện lạ lùng, kỳ bí nào. Con người tỏ ra rất khoái những chuyện khoa học huyền bí thời Trung Cổ, những chuyện cao siêu huyễn hoặc của những gỉa thuyết về vũ trụ luận. Những ư kiến và luận thuyết của các tôn giáo về các vấn đề hoang tưởng ấy chẳng những đă giản dị dễ hiểu đối với mọi tŕnh độ, lại c̣n rất hấp dẫn, kích thích tối đa tính ṭ ṃ của con người.
Mặc dù trong thánh kinh, hay trong những tạng luật, và trong những lời rao giảng của các nhà tu hành thường chứa đựng nhiều điều phi lư, hoang đường kể ra không siết. Nhưng khi muốn bác khước hay bắt bẻ những điều hoang tưởng, phi lư đó, bắt buộc con người phải động năo, trăn trở tư tưởng, cố gắng tận dụng trí năo để t́m hiểu vấn đề cho rốt ráo, và phải suy nghĩ đắn đo thật kỹ càng trước khi bày tỏ thái độ. Trong khi đó, kề bên, một thái độ tán thành thụ động, khoẻ re, vô tội vạ, tại sao không chọn?
Xin đơn cử một thí dụ điển h́nh: Khi con chiên, hay tín đồ, đệ tử nghe những nhà tu hành rao giảng rằng linh hồn của ông bà, cha mẹ, tổ tiên đă chết vẫn luôn luôn lảng vảng chung quanh con cháu, để phù hộ hay quở trách, trừng phạt v.v...người ta sẵn sàng chấp nhận và đồng ư ngay, dù chỉ trong khoảnh khắc tạm thời, thay v́ phải chịu mất một thời gian dài, để nghiên cứu, t́m hiểu cho đích xác.
Ngoài ra, trên hầu hết các lănh vực văn hoá, con người c̣n tỏ ra rất dễ bị ảnh hưởng của người khác, sẵn sàng chấp nhận tư tưởng và kết nạp ư kiến ngay của người khác vào ư kiến của ḿnh.
Do những yếu tố tâm lư kể trên của giống người, nên ở thời nào cũng vậy, con người rất dễ dàng bị nhồi sọ bằng những tín điều tôn giáo, để làm tốt cho xă hội cũng có, song rất ít. Nhưng c̣n để xô đẩy tín đồ lăn sả vào những cuộc chém giết, tàn sát lẫn nhau th́ lại càng nhiều hơn và khủng khiếp hơn.(Bằng chứng t́m thấy ở các chương sau).
 
Tới đây, ta có thể qủa quyết mà không cần e ngại ǵ nhiều, từ thời thượng cổ tới giờ, tôn giáo nào cũng nhắm vào các yếu điểm tâm lư của con người như: Sợ hăi trước những hiện tượng siêu nhiên, kỳ bí của vũ trụ, lo sợ trước một ngày mai bất định, một tương lai mờ mịt, và nhất là sợ cái chết vô cùng...để nhồi sọ bằng những lư thuyết hoang đường về thần linh, về thủy tổ của loài người, và bày đặt ra những tṛ cứu rỗi, hay những phương cách giải thoát linh hồn v.v... Kết cục, tôi thấy dường như ai cũng cho những giải pháp siêu h́nh, những cách xoa nắn, đấm bóp tâm lư, kiểu đắp miếng thuốc dán lên mụn bọc ung thư của con người như thế là tuyệt diệu, là phương tiện độc nhất đủ khả năng giúp con người quên hết ưu tư, lo sợ viển vông, để vững bước dấn thân vào tương lai. Nhưng, có lẽ tất cả chúng ta đều lầm!
Bởi c̣n một giải pháp khác, có năng lực hữu hiệu tiêu diệt mọi mầm mống lo âu, sợ hăi về tương lai bất định của con người, đă được thực hiện từ lâu trên mặt địa cầu, mà chúng ta đă không biết đến. Xin kể tóm lược ra để mọi người cùng suy nghiệm:
 
TỰ AN BÀI LẤY SỐ PHẬN
 
Đây là một tập tục rất lâu đời của dân Maya, trong vùng Nam Mỹ châu, do các nhà lănh đạo tinh thần kiêm chiêm tinh gia (astrologue) đảm nhiệm với niềm tin sắt thép và sự tuân phục tuyệt đối của toàn thể quần chúng theo tín ngưỡng này. Chiếu theo ngày, giờ ra đời của mỗi đứa trẻ, các nhà lănh đạo tinh thần của bộ tộc ấy làm cho mỗi đứa một lá số tử vi thật đầy đủ chi tiết. Lá số tử vi ấy chẳng khác nào như một quyển lịch sách, dự kiến mọi diễn tiến trong suốt cuộc đời của từng đứa trẻ trong tương lai: Khi nào th́ nó đi kiếm việc làm, nghề ǵ, và khi nào th́ lấy vợ, lấy chồng, khi nào tai nạn xảy ra, và đến khi nào th́ chết v.v...Khi đứa bé c̣n nằm trong nôi, để dỗ ngủ, bà mẹ nó thường dùng những lời ghi trong lá số ấy đọc ŕ rầm, giọng lên bổng xuống trầm, chẳng khác nào những bài hát ru em của người VN. Lần hồi đứa trẻ ấy lớn lên với tiếng hát ru em của mẹ, nó nhớ nằm ḷng. Rồi từ đó, nó cứ thế bắt chước mẹ vưà học, vừa làm việc vừa hát ru lấy cuộc đời của ḿnh.
 Phương pháp này tiến triển rất tốt đẹp. V́ các nhà lănh đạo tinh thần đă tiên liệu và thu xếp khéo léo cho mọi biến cố của mỗi con người trong cộng đồng xă hội đều ăn khớp chặt chẽ với nhau qua ḍng sinh hoạt hằng ngày. Thí dụ: Một thanh niên có lá số tử vi chỉ định tới ngày nào đó sẽ gặp một người con gái hoàn toàn xa lạ ở một nơi nào đó, để trở nên vợ chồng. Cùng một lúc, nếu người con gái kia thấy ngày giờ và địa điểm ghi trong lá số của ḿnh cũng giống y như vậy. Tức là hai người đă có duyên tiền định với nhau rồi, chỉ c̣n việc cử hành hôn lễ là xong! Về dịch vụ mua bán nhà cũng vậy. Khi người mua và người bán đem đối chiếu hai bản tử vi thấy hoàn toàn ăn khớp với nhau về ngày tháng mua bán, họ chỉ c̣n việc thảo luận về giá cả, rồi kư giao kèo đoạn măi với nhau thôi. Ngay cả đến chuyện sẽ xảy một cuộc ẩu đả giữa hai người, th́ hai đương sự cũng đều được báo trước trong lá số tử vi của họ. Thậm chí đến cả cuộc chiến tranh giữa hai phe bộ tộc sắp xảy ra cũng được các nhà lănh đạo tinh thần kiêm chiêm tinh gia tiên liệu trước, và qui định sẵn bên được bên thua, với tổng số tử vong hay bị thương trên chiến trường là bao nhiêu người. Khi cuộc chiến chấm dứt, nếu số người chết không đúng với lá số tiên tri, người ta phải đem đám tù binh ra, bắt hy sinh, trám vào cho đủ số.
Nhờ sự qui định chặt chẽ của lá số tử vi, đến mức không c̣n chừa một kẽ hở nhỏ nhoi nào cho các sự cố bất ngờ và đột biến xảy ra, nên cuộc sống hằng ngày của người dân Maya đă được b́nh thản vô cùng. Mọi việc đều đă được an bài sẵn trên lá số tử vi, từ khi mới mở mắt chào đời cho đến giây phút cuối cùng ĺa cơi thế gian. Tất cả đều được biết trước cuộc sống của họ sẽ ra sao, và cá nhân họ phải làm những ǵ cho thích hợp tùy từng hoàn cảnh. Chẳng c̣n ai phải lo sợ nghĩ tới một tương lai vô định, đầy bất trắc nữa...
Bởi đă quen sống trong tiên tri và tiên liệu hết đời nọ sang đời kia, nên tư tưởng của dân Maya, từ những người lănh đạo tinh thần chí đến quần chúng, đều đă nhiễm độc đến mức hầu như tự kỷ ám thị, hoàn toàn để cho sự tiên tri và tiên liệu ngự trị, sai xử. Các nhà lănh đạo tinh thần kiêm chiêm tinh cuả chủng tộc Maya đă tiên tri ra ngày...tận thế! Các ngài rao truyền cho toàn thể quần chúng tín đồ, con chiên, đệ tử...biết trước ngày tận thế vào thế kỷ thứ X, và gọi đó là kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo. Cuối cùng, khi sắp đến ngàytận thế ấy, các nhà lănh đạo tinh thần họp nhau lại luận bàn, và dứt khoát chọn một ngày, một giờ để cùng khởi sự tiến hành cuộc tận thế cho toàn dân Maya. Thế là một hôm, vào lúc nửa khuya, rạng sáng ngày tận thế, tất cả đàn ông, chủ các gia đ́nh  đều nhất tề nổi lửa đốt nhà của ḿnh, thiêu thủy luôn cả thành phố và đồng thời ra tay tàn sát hết vợ con thân tộc trong gia đ́nh, rồi sau chót, người gia chủ ấy cũng tự sát luôn!
Trong cuộc tận thế này có vài người đă may mắn sống sót, thoát khỏi biển lửa, đă chạy trốn lang thang ra những cánh đồng hoang vắng...
 
Đọc đến đây, chắc có bạn sẽ trề môi, nhún vai cho rằng dân trí Maya c̣n thấp kém và lạc hậu quá. Họ đă mù quáng tin tưởng vào những chuyện tiên tri phi lư cuả mấy nhà chiêm tinh, để dấn thân vào cái thảm hoạ tuyệt chủng cực kỳ bi thảm. Vâng, lời chê trách của các bạn nghe ra có vẻ sáng suốt và khôn ngoan lắm. Nhưng người viết mạn phép xin bạn hăy dành một giây, để b́nh tâm so sánh giữa những lá số tử vi của các nhà lănh đạo tinh thần Maya, với những chuyện hoang đường, huyễn hoặc đă ghi trong các quyển thánh kinh, cùng các lời rao giảng mị dân, nhồi sọ những chuyện mê tín, dị đoan về thần linh, ma, qủi, mộng mị linh tinh của các sư săi và các nhà tu hành truyền đạo của chúng ta ngày nay, th́ các bạn thấy thế nào?
Hiển nhiên dân Maya đă tỏ ra thông minh và khôn ngoan, nhất là thực tế và duy vật hơn chúng ta rất nhiều. Nên biết, từ trước thế kỷ thứ X, dân Maya đă biết dùng số đếm, đă biết chế tạo ra bánh xe, và đă biết xây đắp đường đi. Dân Maya lại c̣n soạn ra được cả một hệ thống niên lịch, gồm 13 tháng, với mức độ chính xác hơn niên lịch của chúng ta ngày nay rất nhiều. C̣n về thảm họa diệt chủng của dân Maya, chúng ta chớ vội phê b́nh mà sai lầm. Bây giờ ta hăy mở to mắt ra mà xem tin tức, h́nh ảnh thời sự trên các đài truyền h́nh, và trên báo chương...Những cuộc chiến tranh tôn giáo, hết đạo nọ với đạo kia, khắp đó đây, đă liên tiếp diễn ra hằng ngày không ngưng nghỉ. Ngày nay, chiến tranh tôn giáo giữa hai cái đạo hết sức bảo thủ và cực kỳ cuồng tín là: Du Ǵa Do Thái (Judaisme) với Hồi Giáo (Islamisme), ngay trên thánh điạ Jérusalem, đă tới hồi sắt máu tột cùng. Nên chú ư, trong lịch sử tôn giáo, hai đạo Du Già và Thiên Chúa vốn chẳng khác nào đôi chị em song sinh, mà trong kinh sách nhiều nơi đều ghi cặp 2 chữ: Judéo-Christianisme. Như vậy, nếu không sớm có một phép mầu huyền nhiệm (đáng tiếc thay, phép mầu lại chẳng mấy khi chịu xảy ra bao giờ!) th́ nhân loại sẽ tránh sao khỏi đại thảm họa chiến tranh tôn giáo với đủ các loại vơ khí tối tân, có khả năng làm nổ tung luôn quả điạ cầu!
Theo tôi, bây giờ có lẽ hăy c̣n quá sớm để rút ra một kết luận, xem ngày nay chúng ta có đủ khôn ngoan, tỉnh táo, không bị bọn lănh đạo tinh thần nhồi sọ, hầu thoát ra khỏi đại thảm họa chiến tranh tôn giáo diệt chủng như dân Maya trước đây hơn 10 thế kỷ hay không ?!
 
   Bây giờ xin trở lại câu chuyện c̣n dở dang về dân Maya. Đến thế kỷ thứ XVI, đạo quân viễn chinh Thiên Chúa Giáo Tây Ban Nha đă đến đánh chiếm Yucatán, rồi xâm lăng và làm chúa tể toàn bộ châu Mỹ La Tinh. Riêng đạo quân Thiên Chúa giáo Bồ Đào Nha chỉ chiếm có nước Ba Tây (Brésil) làm thuộc địa. Dịp này, đoàn quân thánh chiến TCG Tây Ban Nha đă không có cơ hội nào để tàn sát hết dân Maya như các giống dân khác xin nói rơ ngay là dân Aztèques và dân Incas -, giết sạch đàn ông, con trai, kể cả trẻ sơ sinh, chỉ c̣n chừa lại toàn một giống đàn bà, con gái, để cho kẻ chiến thắng tha hồ hăm hiếp và pha giống, rồi cưỡng bách cải đạo. Bởi dân Maya, đă tiên tri được đại thảm họa ấy, từ 600 năm trước, nên đă tự diệt chủng trước từ lâu lắm rồi. Đến đây, một lần nữa, tôi lại phải nhấn mạnh thêm về tinh thần thực tế, không mê tín dị đoan của dân Maya, và đề cao trí thông minh, tài tiên liệu như thần của dân tộc ấy.
Hiện nay, một số nhà nhân chủng học vẫn hăy c̣n cố gắng đi t́m dấu vết của giống người Maya trong lục điạ Mỹ Châu. Người ta đă t́m gặp được một số bộ tộc người Da Đỏ (Indien), có tên là: Lacandons tự nhận là hậu duệ xa xôi của giống người Maya. Những đứa trẻ con của giống dân Lacandons ấy vẫn c̣n duy tŕ truyền thống tuân phục lá số tử vi của tổ tiên, luôn mồm hát lâm râm bài ca tiên tri những biến cố trong cuộc đời của nó, mặc dù chúng nó chẳng hiểu ǵ về ư nghĩa của bài ca ấy cho lắm!..
Đọc chuyện này, bạn đừng vội tưởng tôi đang kể chuyện hoang đường, thần thoại như mấy ông thầy tu kể chuyện trời đất, thánh thần, và thủy tổ loài người trong thánh kinh. Đây là một chuyện có thực 100%. Ngày 31.10.1992, đương kim Giáo Hoàng Jean Paul II của toà thánh La Mă đă phải chính thức lên tiếng trước cộng đồng thế giới, công khai xin lỗi, và chịu trách nhiệm về hành động tàn sát các giống dân da đỏ ở Mỹ Châu (dĩ nhiên trong đó gồm các sắc dân Mayas, Aztèques và Incas - ở Pérou, thuộc châu Mỹ La Tinh bây giờ ) đă từng có một nền văn hoá tuyệt vời mà tôi vừa kể trên.
 
Dù vậy, vấn đề tự diệt chủng của dân Maya vẫn hăy c̣n một điểm khá lấn cấn về tâm lư. Thiết nghĩ, có lẽ một vài bạn đọc vẫn chưa tiêu hoá nổi câu tôi đă viết ở trên, nguyên văn như thế này: Bởi đă quen sống trong tiên tri và tiên liệu hết đời nọ sang đời kia, nên tư tưởng của dân Maya, từ những người lănh đạo tinh thần chí đến quần chúng, đều đă nhiễm độc đến mức hầu như tự kỷ ám thị, hoàn toàn để cho sự tiên tri và tiên liệu ngự trị, sai xử.... Vậy, để giải thích cho sáng tỏ hơn, nhưng không cần phải lư luận dông dài, hay biện bạch lằng nhằng về chứng tự kỷ ám thị mất th́ giờ, tôi xin mời bạn hăy chịu khó đọc bản tin báo chí sau đây và tự suy nghiệm lấy:
Đây là một chuyện có thực đă xảy ra vào thập niên 50. Một chiếc thương thuyền, loại porte- conteneurs của người Anh, chở những thùng rượu chát Madère của Bồ Đào Nha (Portugal) đến cảng Écossais (Anh Quốc). Sau khi đổ hàng xong, một thủy thủ có trách vụ kiểm soát hàng bước vào thùng lạnh(conteneur) để kiểm tra lại lần chót.Bấy giờ bất ngờ một thủy thủ khác đi qua, không biết trong thùng ấy đang có người liền vô t́nh đóng sập cửa lại.
Trong thùng, người thủy thủ bị nhốt đă tận lực đạp ầm ầm, tạo tiếng động bằng đủ mọi cách, hy vọng bên ngoài có ai nghe được mà giải cứu cho anh ta. Nhưng vô vọng! Con tàu cứ thế vô t́nh rời cảng, trực chỉ Bồ Đào nha. Bị nhốt trong thùng lạnh, người thủy thủ ngộ nạn kia t́m thấy đủ thức ăn, nước uống để sống. Nhưng vốn quen làm việc trong những thùng lạnh, lại thêm từng được nghe kể nhiều trường hợp chết cóng trong thùng lạnh, nên đầu óc anh ta bị ám ảnh nặng nề. Trong hoàn cảnh đó, đầu óc anh chỉ nghĩ đến duy nhất một sự chết cóng. Các hiện tượng lạnh cóng từ từ hiện ra từng giai đoạn rất lớp lang như thật trong óc tưởng tượng của anh. Anh ta cố t́m kiếm một thanh sắt nhỏ để ghi lại vắn tắt từng hiện tượng lạnh cóng đă xâm nhập cơ thể anh ta ra sao, thoạt tiên làm tê cóng mũi, rồi đến những ngón tay và đôi tai anh như thế nào. Anh c̣n kể , khí lạnh đă biến thành những lưỡi dao bén ngót, thi nhau cắt, đâm, ngoáy, chọc sâu vào các bộ phận trên cơ thể anh, khiến anh đau đớn, run rẩy, chẳng khác nào một tội nhân bị xử tùng xẻo, lắt từng miếng thịt, cho cái chết đến từ từ...
Khi con tàu cặp bến ở Lisbonne, viên thuyền trưởng đi mở các thùng conteneurs, bất ngờ khám phá ra cái chết của người thủy thủ xấu số ấy, với những hàng chữ viết nguệch ngoạc tả cái chết cóng cuả anh ta. Nhưng sự ngạc nhiên nhất không nằm ở chỗ đó. Viên thuyền trưởng cùng với cả thủy thủ đoàn đều vô cùng sửng sốt, không hiểu nổi cái chết ấy. Bởi thực sự, mỗi khi tàu cập bến để giao hàng, hệ thống lạnh trong các thùng conteneurs đều đă bị đồng loạt cúp ngay, và hàn thử biểu trong mỗi thùng đều nằm ở độ nhiệt +19c!
 
Vậy, kết luận, người thủy thủ kia chết chỉ v́ anh ta chính là nạn nhân của tư tưởng anh ta, c̣n gọi là tự kỷ ám thị (autosuggestion). Chẳng khác nào như dân Maya đă bị tiêm nhiễm thói quen tiên tri và tiên liệu từ nhiều đời (như một h́nh thức nhồi sọ tín ngưỡng) rồi vậy. Các bạn có đồng ư với tôi hay không tùy các bạn suy nghĩ đấy !