Những điều lạ thường ở Úc châu

  GS-TS Trần Văn Khê

 

Các bạn chắc cũng chẳng lạ ǵ Úc châu. Người Việt định cư tại đó có trên một trăm ngàn, thường về thăm quê hương, có thể kể lại cho các bạn nghe đời sống bên ấy. Năm nay là lần thứ tư tôi đến Úc châu, toàn là đi dự các hội nghị quốc tế về âm nhạc. Năm nay, ngoài hai buổi giảng tại Đại học Tây Nam Úc châu (South Western University), một buổi nói chuyện tại Đài Truyền h́nh của Bộ Giáo dục phát hành trên toàn Úc châu cho giới học sinh; hai buổi nói chuyện về âm nhạc Việt Nam cho một số kiều bào tại Perth, có sự tham gia của cháu ngoại tôi Diễm Tiên, hiện đang cư ngụ tại Darwin mà người Việt thường gọi là Đa Huỳnh; một buổi nói chuyện tại tư gia của một bác sĩ Việt Nam cho ba bốn chục người Việt, tôi c̣n thăm cháu ngoại và một số bạn bè. Mấy lần trước, bận công việc hội nghị, tham luận, thảo luận nên không có th́ giờ nh́n rơ xă hội bên Úc. Lần này, sau 10 ngày làm việc, c̣n 20 ngày du ngoạn và có dịp sống như dân thường trú chớ không phải là du khách hay khách mời tham dự hội nghị, tôi mới có dịp thấy nhiều việc mà trước đây, tôi không để ư đến. Xin ghi lại đây, đôi chuyện lạ Úc châu để các bạn thấy thêm vài khía cạnh khác thường của châu Úc.

* Úc châu, một quốc gia khổng lồ về diện tích

Úc châu là một quốc gia mà chiếm cả một châu. Châu Úc là châu nhỏ nhất trong 5 châu, nhưng là một hải đảo lớn nhất thế giới. Đất rộng mênh mông, diện tích không kể những đảo nhỏ cũng đến 7.700.000 cây số vuông, gần bằng 24 lần diện tích nước Việt Nam, mà dân số chỉ có 17 triệu. Mật độ dân số chỉ lối 2 người trong một cây số vuông. Từ đô thị này dân đô thị khác phải đi máy bay. Từ Darwin, miền Bắc Úc đến Perth, tôi đi gần cả ngày, v́ phải đi từ Darwin đến Adelaide 2619 cây số, rồi từ Adelaide đi Perth 2120 cây số nữa, tất cả là 4739 cây số, hơn 3 lần con đường Sàig̣n - Hà Nội. Từ Perth đến Sydney 3200 cây số, hơn hai lần con đường Sàig̣n - Hà Nội.

Darwin là một thành phố gần biển mà không có một con sông nào nước ngọt, không có nguồn suối nước ngọt, làm sao có đủ nước ngọt cho dân trong thành phố và cho cả du khách từ thế giới ghé Darwin để đi đến nhiều vùng đặc biệt như Kakadu, Sainte Catherine, hay Wildlife Park, mà có dịp tôi sẽ giới thiệu cho các bạn ?

Không có sông ng̣i, không có giếng th́ phải t́m cách chứa nước mưa, v́ vùng Darwin, thuộc về nhiệt đới, mưa liên tục trong 6 tháng liền, từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 dương lịch đến đầu tháng 6 mới qua mùa khô. Thổ dân vùng nầy cho rằng một năm có 6 mùa :

1. Từ tháng giêng đến tháng 3 là mùa mưa, mùa ướt át; 2. Tháng 4 là mùa băo tố, 3. Tháng 5, tháng 6 là mùa "đốt cỏ" bắt đầu mùa khô; 4. Tháng 6 đến tháng 8, mùa mát mẻ nhứt; 5. Cuối tháng 8 đến giữa tháng 10, là mùa khô nóng bức mỗi ngày một thêm; 6. Từ tháng 10 đến tháng 12 là nóng và ẩm, để chuyển sang mùa mưa.

Mưa trong 6 tháng liền nên tại Darwin, Sở Nước uống cho đào một hồ nhân tạo diện tích 20.000 mẫu tây chứa được 265 ngàn triệu lít nước mưa. Mỗi ngày máy bơm 90 triệu lít nước về thành phố qua cái ống dẫn nước, mà hồ cách thành phố 27 cây số. Hồ to lớn như biển, được bảo vệ rất kỹ. Không ai được đi thuyền trên hồ, không được câu cá, và hồ chỉ để cho du khách đến ngắm cảnh và chụp ảnh kỷ niệm thôi. Gần thành phố có một hồ chứa thứ nh́ nhỏ hơn, để pḥng khi thiếu nước vẫn có đủ dùng. Nước từ robinet chảy ra là nước mưa có khử trùng, nhưng không có mùi eau de Javel như bên các nước Tây Âu, uống mát và ngọt. Tuy vậy, nước suối các vùng Nam Úc cũng chở đến rất nhiều và bán tương đối rẻ. Người "sang trọng" uống nước Evian từ bên Pháp nhập vào, giá mắc bằng 2 lần nước suối Úc châu, nhưng nếu có tiền nhiều th́ không ngại chi mắc, chỉ cốt theo ư thích hay thỏa dạ làm sang. Sản lượng cũng rất lớn

V́ đất nước quá lớn, nên khi chúng ta nghe nói đến sản lượng của châu Úc chúng ta không khỏi ngạc nhiên. Như cánh đồng theo lưu vực sông Murray ở tiểu bang Victoria, mang tên là Murray Darling Basin, có diện tích trồng trọt chăn nuôi lớn bằng nước Pháp và nước Tây Ban Nha nhập lại. Lợi tức cả vùng trong năm vừa qua là 10 tỷ Úc kim, 7 tỷ 400 triệu Mỹ kim ! Tại Darwin và trong các vùng miền Bắc, khí hậu phù hợp với việc trồng xoài. Có người trồng đại qui mô, hơn 15.000 gốc xoài trong một khu vườn rất lớn. Đủ loại xoài, kể cả xoài cát trồng để xuất khẩu bán cho các nước Tây Âu. Vùng Queensland bây giờ đă trồng được loại gạo thơm, nên gạo Úc châu vùng đó ăn rất ngon. Trong tương lai có thể trồng để xuất khẩu. Trên con đường từ Darwin đi Kakađu, tôi thấy một vùng đất c̣ bay thẳng cánh. Cách đây hơn 10 năm, một người Úc định trồng lúa. Nếu thành công th́ hai nước Thái Lan và Việt Nam phải lo ngại, v́ diện tích trồng lúa quá lớn, lại nữa người Úc biết dùng máy móc trong việc trồng trọt. Nhưng không may, là có một loại sâu khó trị làm tiêu cả mùa màng. Người đứng ra kinh doanh việc trồng lúa bị khánh tận, và đất đó hiện bỏ hoang. Đàn cừu cả nước có tới 150 triệu con.

* Đất rộng người thưa

Úc châu chỉ có 17 triệu dân ! Trong đó có độ 400.000 thổ dân lúc người da trắng mới tới chiếm. Đầu thế kỷ thứ 19, chỉ 6.000 người da trắng, phần lớn là người từ bên Anh, chánh phủ Anh đày qua Úc châu. Và năm 1895, có thêm rất nhiều người sang Úc t́m vàng v́ bên Úc có mỏ vàng và mỏ kim cương. Nhưng đến đầu thế kỷ 20, số người da trắng mới chỉ được non 4 triệu. Thổ dân da đen chết v́ truyền nhiễm bịnh do người da trắng đem đến, hay bị tàn sát trong những cuộc chiến tranh chiếm đất. Hao hớt rất nhiều. Từ năm 1978 đến nay, số người Úc da đen được tăng trở lại đến gần 200.000 người. Từ năm 1945 có rất nhiều người từ châu Âu như nước Ư, Hy Lạp, Chypre, và sau năm 1975, không những có nhiều người Việt, mà c̣n có người Đông Nam Á, nhất là người Phi Luật Tân, Mă Lai, Thái Lan nhập cư để tỵ nạn, lập nghiệp, hay kinh doanh thương măi. Tại miền Bắc, có nhiều người gốc Hoa định cư tại Úc hàng trăm năm nay. Gần dây có nhiều người gốc Hoa tại Hương Cảng đến định cư tại châu Úc, v́ tới năm 1997, người Anh trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc.

Về vấn đề dân tộc, có hai điều rất lạ, không thể gặp được ở bất cứ nước nào trên thế giới :

1. Người Úc da đen được biệt đăi

Không có ở đâu như ở đây, người da đen chẳng những không bị kỳ thị, đàn áp, ăn hiếp mà c̣n được ưu đăi rất đặc biệt. Làm việc hay không làm việc đều được lương bổng hay viện trợ nhiều hơn người da trắng. Nếu muốn cất nhà tại vùng đất mà người Úc đen cho là thánh địa của họ, th́ hoặc là phải t́m nơi khác, hoặc phải chịu một số tiền thật lớn, để cho họ cúng tế, cầu xin tổ tiên họ cho phép. Đất hiện nay được nh́n nhận là của họ, ở vào nhiều vùng có mỏ uranium. Người Úc đen có luật sư bênh vực quyền lợi cho họ, nên muốn khai thác uranium phải chịu tiền rất nhiều cho chủ đất. Đất của họ lại ở trong vùng Kakadu, nơi c̣n di tích của người tiền sử, đă được UNESCO xếp vào các di sản văn hóa của nhân loại. Du khách muốn vào viếng vùng Kakadu th́ phải nộp tiền vào vùng là 15 Úc kim một người, trong ṿng 15 ngày. Đi 1 ngày, 2 ngày cũng vậy. Trả 15 Úc kim tức là lối 50 frăng Pháp, lối 10 Mỹ kim, hay 110.000 đồng VN. Tiền thâu đó chia cho chủ đất là những người Úc đen và cho cơ quan tổ chức du lịch. Có rất nhiều người Úc đen rất giàu. Và đa số vẫn c̣n thích đi chân không, cả ngày uống bia, uống rượu giải trí.

2. Một chuyện lạ nữa là đi lại khắp nước Úc không cần có thẻ căn cước

Đi ngoài đường không bao giờ bị hỏi giấy tờ. Kể cả bằng lái xe, cũng chỉ có tên người lái chớ không có ảnh. Ngược lại, nếu bạn muốn có ảnh của bạn trên thẻ tín dụng, visa, th́ rất dễ. Tất cả những tài liệu dân số đều cho vào máy điện tính.

* Một chuyện lạ nữa là mỗi người dân đều có quyền, đến bất cứ một cơ quan cảnh sát hay nội vụ để hỏi xem hồ sơ của cảnh sát lập về ḿnh. Nếu có chuyện chi không đúng th́ được quyền đưa bằng cớ để yêu cầu sửa lại.

* Tổ chức xă hội rất đặc biệt. 

- Tất cả ai có qui chế thường trú th́ được bảo hiểm về sức khỏe. Đi khám bịnh, đau nằm nhà thương đều được miễn phí cả. Mua thuốc th́ trả tối thiểu một số tiến, tùy theo lương bổng. Trung b́nh 16 Úc kim, 11 Mỹ kim. Người thất nghiệp th́ chỉ trả 2 Úc kim, 1 Mỹ kim, 40 cents, thuốc mắc bao nhiêu Nhà nước trả hết. 

- Làm việc tại tất cả tiểu bang được nghỉ 4 tuần lễ ăn lương đủ trong một năm. Riêng ở vùng Darwin, miền Bắc Úc châu, công nhân viên, công chức được nghỉ lễ 6 tuần lễ ăn lương đủ. Tiền lương phát trong lúc lễ, được trội 16,8% của nhà nước cho thêm, để tiêu xài trong lúc nghỉ lễ.

- Mỗi năm, tại vùng Darwin, ngoài các lễ thưởng có thêm ngày lễ hội chợ (Fair holiday). Mỗi năm, ngày 27 tháng 7 dương lịch là ngày lễ cho mọi người đi hội chợ, mua những thứ cần dùng bán rẻ, hay ăn uống vui chơi. Ngày 18 tháng 8 là ngày lễ ăn uống ngoài trời (Picnic holiday). Ngày đó công chức đều được nghỉ để tổ chức ăn uống ngoài trời. Ai không muốn ăn uống ngoài trời vẫn được nghỉ.

- Người thư kư nào đau lưng v́ ghế ngồi không tốt được quyền kêu nài. Nếu chủ không nghe, có quyền đi thưa. Chủ phải mua ghế khác v́ để người thư kư bị đau lưng tại ngồi ghế xấu là phạm luật.

- Cái lạ là có bảo hiểm về bịnh hoạn sanh sản, mà không có bảo hiểm xă hội cho răng đau, mỗi người phải tự bảo hiểm thêm để đi trám răng hay nhổ răng, nếu không th́ phải xuất tiền túi.

- Đến khi hưu trí, tiến đóng vào quỹ hưu trí trong suốt mấy chục năm làm việc được nhân làm ba, và chính phủ trả hết một lần cho người về hưu có một số tiền lớn để mua nhà, nếu như chưa có nhà, để đi du lịch, hay làm những việc ǵ mà lúc đang làm việc không đủ sức làm. Hết tiền, th́ lại được lănh trợ cấp cho người già. Bất cứ ai có làm việc hay không làm việc, đến tuổi 65 đều được lănh trợ cấp là 600 Úc kim một tháng. Thất nghiệp có thể lănh tiền trợ cấp hoài đến khi có việc. 

* Đạo luật về vấn đề kỳ thị và thể chế nhà tù.

Đến tuổi già, 65 tuổi được về hưu. Ai chưa thích về hưu có quyền làm việc hoài. Có người lănh tiền hưu xong đi du lịch về thấy buồn quá xin đi làm việc lại. Nếu khả năng đầy đủ, mà có chỗ cần người. Chủ không có quyền viện lẽ tuổi cao mà không cho làm việc, v́ như vậy, phạm vào một tội rất nặng bên Úc là kỳ thị. Ai phạm tội kỳ thị, có thể bị truy tố và ngồi tù. Không được kỳ thị, v́ màu da, v́ chủng tộc, v́ tuổi tác, v́ nam nữ. Không phải chỉ là nguyên tắc mà lại là một đạo luật.

Mà nhà tù cũng lạ. Mỗi tù nhân được một xà lim riêng biệt, trong dó có giường trải nệm, có cầu tiêu và chỗ rửa mặt riêng. Có máy truyền h́nh, có báo đọc, và lạ nhất là nếu không phải là tù tội nặng, th́ mỗi đêm, vợ, hay cả bạn gái được vào ngủ với tù nhân ! Riêng chúng tôi thấy không tán thành hai việc, một là thất nghiệp có thể lănh trợ cấp đến suốt đời, và thể chế người tù. Tổ chức như bên Úc, là xúi người ta làm biếng hoặc gian lận. Nhiều người lănh trợ cấp thất nghiệp rồi, mỗi tối thứ năm, chiều thứ bảy đi bán chợ trời, khỏi trả thuế và có thêm lợi tức mà khỏi đóng thuế. Người làm việc đàng hoàng, công chức, đều trả thuế khá nặng, gần 30% số lương. Ở tù mà sung sướng như thuê khách sạn mà khỏi trả tiền, ăn cơm chùa, có đủ tiện nghi, chỉ thiếu tự do đi lại thôi.

* Tổ chức giáo dục

Tổ chức về giáo dục cũng rất đặc biệt. Ngân sách cho Bộ Giáo dục là cao nhất trong các Bộ. Sau Bộ Giáo dục, đến Bộ Y tế, Bộ Xă hội rồi mới đến Quốc pḥng, v.v... Có nhiều vùng c̣n hẻo lánh. Nếu vùng đó chỉ có một đứa học tṛ, th́ chánh phủ không thể lập trường học, nhưng phải tổ chức học bằng truyền thanh, truyền h́nh. Phát sách miễn phí. Cho máy phát thanh, và thu thanh miễn phí để học tṛ có thể liên lạc với cô giáo hay thầy giáo để nghe lời giảng và để trả bài. Mỗi tháng, một thầy hay một cô giáo phải đi máy bay đến gặp học tṛ để kiểm tra và để cho cậu học tṛ không có cảm giác bị bỏ rơi.

Mỗi ngày, cảnh sát đi trong thành phố, nếu gặp một cậu một cô nào đang tuổi đi học mà đi lang thang ngoài phố hay vào chơi các tṛ chơi điện tử, th́ bị bắt về bót và cha mẹ phải đến lănh, chịu khiển trách, và học tṛ phải trở vào trường.

Đại học tổ chức như bên Mỹ. Học môn ǵ cũng phải trả tiền rất mắc. Nhưng học tṛ nghèo mà học giỏi th́ có bổng. Không nghèo lắm, có thể mượn tiền trả lời ít, đến khi học thành tài, ra làm việc có tiền sẽ hoàn lại số tiền mượn.

Làm công chức nếu muốn học thêm cho nghề nghiệp ḿnh được tiến bộ, tức là học những môn phù hợp với công việc của ḿnh, th́ cơ quan phải cho giờ đi học, mà không được bớt tiền lương. Tiền học phí, người học phải trả trước. Nếu thi đậu th́ cơ quan sẽ hoàn lại số tiền đă xuất ra. Nếu cần mua máy vi tính cho việc học, th́ cuối năm, tiền mua máy sẽ được trừ vào số tiền phải nộp thuế.

Tôi có đi viếng thư viện của Đại học Darwin, một đại học nhỏ. Nhưng bước vào thư viện, có hàng chục máy vi tính để sinh viên t́m sách, và dựng thư mục. Sách để trên kệ, ai cần cứ lấy đọc rồi đem trả lại. Không ghi tên không đợi chờ mà cũng không có việc sinh viên ăn cắp sách hay xé những trang ḿnh thích. Những sách chuyên môn để trên mấy tầng cao, th́ đọc xong để sách lại trên những kệ trống phía cửa vào, mỗi giờ có nhân viên của thư viện lấy sách để lại chỗ cũ. Họ không cho sinh viên chụp ảnh những trang nào cần giữ lại. Mỗi photocopie chỉ trả 5 xu Úc châu tức là 15 centimes bên Pháp, trong khi bên Pháp mỗi photocopie tốn 1 franc cho người nước ngoài, 50 centimes cho sinh viên.

Có những nơi dành riêng cho sinh viên cần yên tịnh để học. Ai vô khu vực đó không được nói chuyện, dầu nói th́ thào. Trước mỗi chỗ ngồi, có bảng ghi Quiet silenl area (Khu vực im lặng và yên tĩnh). Ai cần nói chuyện hay làm ồn, xin rời khỏi khu vực nầy.

Trong những sinh hoạt hàng ngày có nhiều việc làm chúng ta ngạc nhiên.

1. Đi mua hàng, nếu mua rồi, đem về nhà thử, thấy không vừa ư, đem trở lại tiệm, nếu cần giữ hóa đơn, hay phiếu trả tiền, và số gắn trên hàng th́ người mua được hoàn tiền lại không khó khăn chi cả.

2. Trong các hàng thịt, ngoài thịt ḅ, thịt heo, thịt trừu, thịt gà, thịt vịt, thịt thỏ, bạn có thể mua thịt con kangourou, thịt cá sấu.

3. Tại vùng Darwin có con cá baramundi, thịt rất ngon, mà da lại được thuộc để đóng giày, làm ví cầm tay, như các loại da thuộc khác. Giá mắc hơn cả da cá sấu, v́ mịn và lạ hơn da cá sấu.

4. Đứng xếp hàng đợi đến phiên ḿnh trong ngân hàng ANZ (Australia New Zealand bank), ngân hàng Úc châu và Tân Tây Lan, nếu trong năm phút mà chưa đến phiên ḿnh, khi vào tới quầy chỉ cần nói : "Tôi phải xếp hàng hơn năm phút mới tới phiên tôi". Nhân viên ngân hàng phải cho khách hàng 5 Úc kim. Không phải chuyện bịa đặt nghe cho vui đâu. Tôi chứng kiến việc ấy khi đi với cháu ngoại tôi vào ngân hàng để đổi tiền. Tuy có lệ như thế, nhưng khách hàng phải biết quyền lợi của ḿnh và kêu nài, th́ mới được trả tiền đứng đến quá 5 phút, v́ khẩu hiệu của ngân hàng là phục vụ khách mau chóng.

5. Trên thế giới, tôi chưa thấy nơi nào như trong thành phố Perth (Tây Nam úc), mà có xe buưt miễn phí cho mọi người, du khách cũng như dân thường trú. Có ba loại xe buưt : loại xe màu đỏ sậm pha nâu, th́ đi từ một điểm du lịch nầy đến một điểm khác. Xe nầy phục vụ du khách nước ngoài hay người Úc từ tiểu bang khác đến Perth thăm viếng lần đầu; thí dụ như từ Kings Park là một công viên rất to ở giữa châu thành Perth, đến trung tâm thành phố hay đến các nhà thờ danh tiếng. Một thứ xe buưt màu trắng th́ đi trong nội thành chạy vùng châu thành, đều miễn phí. Bạn không cần thuê xe tắc xi. Cứ lên xe buưt ngồi từ sáng tới trưa cũng được.

Và loại thứ ba th́ đặc biệt trong công viên Kings Park. V́ công viên quá to nên có xe mang chữ Kings Park, chở du khách, hay nếu đi dạo trong công viên, đi từ vùng nầy đến vùng khác.

Người Úc nói tiếng Anh theo cách Úc. Ngôn ngữ tại đây cũng lạ. Tuy là nói tiếng Anh và có giọng đặc biệt như today là hôm nay th́ đọc là "tu đai" chớ không phải "tu đê". Tại vùng Darwin khi nói cám ơn, dân bản xứ chỉ nói "tha" đọc như "tha" Việt Nam, chớ không cần nói "thank you". Người ta cám ơn ḿnh th́ trả lời "no worries" (Đừng băn khoăn) hay "No problems" (Không có vấn đề ǵ đâu) chớ không nói như người Anh "Don't mention it" hay người Mỹ nói "You are welcome". Thật nhiều không nói là "a lot of" mà nói "a big mop" .v.v...

Kết luận

Tuy có nhiều chuyên lạ, nhưng nh́n qua, ta phải thấy rằng cuộc sống bên Úc rất dễ dàng; đất rộng, người thưa, tài nguyên rất nhiều, đời sống được tổ chức chu đáo, người đau ốm, thất nghiệp hay già cả được bảo vệ viện trợ tối đa, trong nước có một nền dân chủ thật sự, b́nh đẳng giữa các sắc dân chung sống trên đất Úc, không kỳ thị, và tự do cá nhân thấy rơ hơn ở các nước khác trên trái đất này. Chẳng biết cái nh́n của tôi có thật đúng hay khách quan không ? Các bạn có dịp đi viếng châu Úc hay các bạn đă từng sống trên đất Úc có thể xác nhận hay phủ nhận. Nhưng trên đây là nhưng điều tôi đă ghi vào sổ tay sau một tháng quan sát trên thực địa. Các bạn có thấy rằng ở xứ Úc có nhiều điều đối với ta rất lạ không ?

 

  GS-TS Trần Văn Khê