Nhà văn và nền văn học xuất sắc của thế kỷ XX

 

Hai năm cuối thế kỷ 20 này, thế giới đang tổng kết nhiều hoạt động trong 100 năm qua. Về văn học, người ta đă thử xếp hạng các nhà văn lớn nhất của thế kỷ 20; và nền văn học của nước nào nổi trội nhất trong thế kỷ này.

Theo kết quả thăm ḍ của Time (Mỹ) và Le Figaro Magazine (Pháp), hai tờ báo uy tín trên thế giới, th́ dẫn đầu các nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20, chính là nhà văn James Joyce của Ireland. Và nền văn học nổi trội nhất thế kỷ này cũng chính là nền văn học của Ireland !

James Joyce và tác phẩm "Ulysses"

James Joyce (1882 - 1941) là nhà văn Ireland viết rất ít. Ông chỉ có 4 tác phẩm: Những người dân Dublin (Dubliners, 1914) Chân dung nhà nghệ sĩ lúc trẻ (A Portrait of the Artist as a Young Man, 1916), Ulysses (1922) và Finnegans Wake (1939). Nhưng chính James Joyce được xem là nhà cách mạng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của thế kỷ 20, có kỹ thuật viết hoàn toàn khác với tiểu thuyết thế kỷ 19. Tác phẩm Ulysses khi mới ra đời bị thử thách ghê gớm. Nhưng sau đó, Ulysses được đánh giá là một tác phẩm hiện thực vĩ đại nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 20.

Theo Paul Gray, người đă bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về tác phẩm của James Joyce, th́ chính Ulysses đă mở đường sáng tác cho các nhà văn lớn sau đó của thế giới, như William Faulkner, Saul Bellow, Toni Morrison (Nt4); Albert Camus (Pháp); Samuel Beckett (Ireland), Gabriel Garcia Marquez (Colombia). Các tác giả này đều đoạt giải Nobel văn chương.

Người ta so sánh Ulysses của James Joyce với tác phẩm sử thi Odyssey của Homer vĩ đại. Xếp kế tiếp James Joyce trong thế kỷ 20 là các nhà văn nổi tiếng sau đây: Franz Kafka (Tiệp Khắc), Virginia Woolf (Anh), Ernest Hemingway (Mỹ), Gabriel Garcia Marquez (Colombia),...

Nền văn học Ireland với các tác giả kiệt xuất

Trong suốt thế kỷ 20, các nhà văn Ireland sau đây đă tạo dấu ấn sâu đậm lên nền văn học thế giới: Oscar Wilde (1854 - 1900): người khởi xướng trường phái văn chương duy mỹ (esthétisme), gây ảnh hưởng khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Tiểu thuyết Chân dung Dorian Gray (1891) của ông là một kiệt tác của nền văn học châu Âu hiện đại. Nhà văn lớn André Gide của Pháp đă gọi Oscar Wolde là "thiên tài của thế kỷ"!.

George Bernard Shaw (1856 - 1950): Là nhà văn có tư tưởng cải cách xă hội rất mới mẻ, ảnh hưởng khắp thế giới. Ông viết tiểu thuyết, kịch, luận văn,..., với bút pháp châm biếm khôi hài, cực kỳ sâu sắc. Tác phẩm Pygmalion (1913) của ông đến nay vẫn được tái bản lại hàng năm. Ông được giải Nobel văn chương năm 1925.

William Butler Yeats (1865 - 1939): Vừa là nhà thơ, nhà viết kịch, vừa là nhà chính luận, W.B.Yeats nổi tiếng thế giới từ năm 1920 đến 1950. Ông được giải Nobel văn chương năm 1923. Nữ bá tước Kathleen (1892) của ông là một tác phẩm kịch tiêu biểu của loại "kịch để đọc" trên thế giới.

Samuel Beckett (1906 - 1989): Là nhà văn và nhà viết kịch lừng danh, theo chủ nghĩa văn học phi lư (l'absurde), có ảnh hưởng lớn đến các nhà văn châu Âu như J.P.Sartre, Camus,... Vở kịch Trong khi chờ Godot (1953) của ông là một loại "kịch phi lư" tiêu biểu, đến nay vẫn c̣n khiến nhiều người tranh luận và bàn bạc. Ông được giải Nobel văn chương năm 1969. Nhiều nhà b́nh luận văn học trên thế giới cho rằng Samuel Beckett là một "hiện tượng văn học của thế kỷ 20".

Một đất nước với diện tích khoảng 70.000 km2 và dân số chỉ khoảng 3,5 triệu người (ít hơn dân số Thành phố Hồ Chí Minh) mà trong một thế kỷ đă sản sinh cho nhân loại một số nhà văn, nhà thơ kiệt xuất như vậy (c̣n phải kể thêm nhà thơ Seamus Heaney của Ireland được giải Nobel văn học năm 1996), th́ Ireland quả xứng đáng được xếp hàng đầu thế giới về lĩnh vực văn học ở thế kỷ 20.