Matisse - Picasso: Cuộc so tài ngoạn mục nhất trong lịch sử hội hoạ

 

 

Henri Matisse và Pablo Picasso đă để lại dấu ấn đậm nét trong nền hội hoạ Pháp thế kỷ 20. Nhưng ít ai biết rằng, giữa họ trong một thời gian dài đă tồn tại mối quan hệ vừa ganh đua, vừa ảnh hưởng lẫn nhau. Cuộc triển lăm chung được tổ chức tại Paris tháng 7 này, vô h́nh trung trở thành một cột mốc mới trong cuộc so tài giữa hai danh hoạ.

Hội hoạ thế kỷ 20 mang dấu ấn đậm nét của danh hoạ người Tây Ban Nha Pablo Picasso và người bạn Pháp Henri Matisse. Sáng tạo nghệ thuật của 2 hoạ sĩ này thật sự đă làm thay đổi cách cảm nhận thế giới của cả một thế hệ. Henri Matisse, người được mệnh danh là Raphael của thế kỷ 20, là lănh tụ tinh thần của các hoạ sĩ trẻ, phương pháp của ông là động viên, khích lệ nhằm khơi nguồn sức sáng tạo nghệ thuật. C̣n Picasso được ví như một Michaelangelo của thời đại mới, luôn khiến cho các hoạ sĩ trẻ ghanh tỵ và kích động ở họ sức sáng tạo phi thường và sự cách tân trong nghệ thuật.

Sự khác biệt về nhiều mặt, đặc biệt là về phong cách và khuynh hướng nghệ thuật giữa Matisse và Picasso đă tạo nên một cuộc so tài ngoạn mục nhất trong lịch sử nghệ thuật hội hoạ thế kỷ 20. Một nhà nghiên cứu nghệ thuật đă từng so sánh cuộc so tài này với một ván cờ quyết liệt của hai kỳ phùng địch thủ: mỗi khi bên này đi một nước cờ th́ bên kia sẽ đi một nước khác đáp lại c̣n hiểm hóc hơn gấp nhiều lần. Chỉ có điều, đôi khi khoảng cách giữa 2 nước cờ kéo dài vài ba, thậm chí là cả chục năm.

Mọi chuyện bắt đầu vào mùa thu năm 1905, khi Matisse đưa bức tranh "Thiếu nữ và chiếc mũ" đến cuộc triển lăm "Mùa thu" tổ chức tại Paris. Cái tên truờng phái "Dă thú" ra đời chính từ cuộc triển lăm này và Matisse được coi là người khởi xướng. Cùng với các hoạ phẩm khác, "Thiếu nữ và chiếc mũ" đă thu hút sự chú ư của người xem bởi cách dùng những gam màu đối chọi gay gắt, những đường nét thô mộc đến táo bạo để mô tả những cảm xúc mạnh mẽ của hoạ sĩ trước cô gái. Những cách tân bất ngờ và quá mới mẻ đă khiến công chúng thời đó khó chịu nhiều hơn là thán phục. Khi mới xem "Thiếu nữ và chiếc mũ", người xem chỉ có cảm thấy khó chịu v́ cách vẽ không trau chuốt đường nét, cách sắp đặt những mảng màu tương phản cạnh nhau của hoạ sĩ: đỏ-đen; xanh lam-vàng; da cam điểm trắng như có ánh sáng... Tuy nhiên, những cảm xúc mănh liệt của hoạ sĩ dần dần tác động vào người xem, khiến người xem cảm nhận được vẻ đẹp duyên dáng đầy quyến rũ của thiếu nữ Paris.

Có lẽ chính v́ vậy mà nhà sưu tầm tinh đời Leo Ctauh vẫn quyết định mua bức tranh này và đem về treo ngay cạnh bức "Chú bé dắt ngựa" của Picasso mà ông đă mua trước đó. Có lẽ, đó là lần đầu tiên trong lịch sử, tranh của Matisse và Picasso được treo cạnh nhau! Một vài người c̣n kể lại rằng, chàng hoạ sĩ trẻ Picasso lúc đó đă tiếp nhận sự việc này như một lời thách thức tài năng của ḿnh.

Một năm sau, vào năm 1906, lần đầu tiên Matisse và Picasso gặp nhau. Lúc đó, Picasso mới 25 tuối, vừa từ Tây Ban Nha đến Paris với một vốn tiếng Pháp c̣n chưa sơi và hầu như chưa có tên tuổi ǵ trong giới hội hoạ. C̣n Matisse, vào tuổi 36 của ḿnh đă trở thành hoạ sĩ có tên tuổi nhất nước Pháp. Picasso, và những hoạ sĩ trẻ cùng thời đă nh́n Matisse như một đại diện của thế hệ hoạ sĩ đi trước, tuy đáng kính nhưng rất có thể sẽ là trở lực đối với những cách tân mà những người đi sau muốn thực hiện.

V́ lẽ đó, Picasso đă nuôi dưỡng một t́nh cảm rất đặc biệt đối với Matisse. Bức tranh đầu tiên mà Matisse tặng Picasso là bức chân dung cô con gái Margaritta. Picasso đă treo bức hoạ này trong xưởng hoạ của ḿnh và dùng nó để làm đích ngắm cho tṛ chơi phi tiêu. Dường như, bằng việc phi những mũi tiêu vào bức tranh, Picasso như muốn rũ bỏ những ảnh huởng không thể tránh khỏi của Matisse đối với ḿnh, mở đường cho những sáng tạo hoàn toàn mới mẻ.

Mùa xuân năm 1906, trong cuộc triển lăm của các hoạ sĩ Paris, "Niềm vui cuộc sống" của Matisse đă gây được sự chú ư đặc biệt, dẫu được tiếp đón bằng những tiếng cười chế giễu và nhiều lời chỉ trích. Picasso đáp lại bằng việc tuyên bố công khai rằng ḿnh không thể hiểu được tranh của Matisse, ông cho ra đời một bức khác thay cho tuyên ngôn nghệ thuật của ḿnh - bức "Các cô gái ở Avignon". Thời gian này, Picasso chịu ảnh hưởng của điêu khắc dân gian châu Phi, ông nghiên cứu, phân tích, giản hóa các h́nh thể. Bức tranh "Các cô gái ở Avignon" chính là kết quả của sự t́m ṭi này và nó đă làm nhiều người sửng sốt. Matisse cho rằng bức tranh là sự chế giễu hội hoạ và nó sẽ d́m chết tác giả. C̣n nhà sưu tầm tranh người Nga Shchukin lại thốt lên rằng: "Đây thật sự là một tổn thất cho nghệ thuật Pháp".

Thực tế, "Các cô gái ở Avignon" đă phá bỏ hoàn toàn những nguyên tắc của nghệ thuật cổ điển, từ bỏ cả cái nh́n thấu thị quen thuộc trước đây. Picasso đă nhào nặn các h́nh thể, những mảng màu, những đường nét, góc cạnh đầy tính biểu cảm, không miêu tả thuần tuư. Người ta thấy cách xử lư h́nh thể trong bức tranh này đối chọi hoàn toàn phong cách và bố cục của các hoạ sĩ thuộc trường phái Dă thú. Những điều mà Picasso đă làm là sự thay đổi lớn trong hội họa, được đánh giá là bức tranh mở đầu cho nghệ thuật hiện đại, đưa nghệ thuật phương Tây bước vào một kỷ nguyên mới.

4 năm sau, vào năm 1910, Matisse cho ra đời hai bức tranh khiến Picasso hoàn toàn khuất phục - đó là 2 bức "Nhảy múa" và "Âm nhạc". Với quan niệm "Con người là tổng hoà của mọi cái đẹp trong xă hội", các hoạ sĩ phương Tây rất chuộng đề tài khoả thân, Matisse cũng vậy. Trước khi vẽ "Nhảy múa" ông đă làm rất nhiều phác thảo, nhiều bố cục khác nhau, nghiên cứu những dáng điệu đẹp nhất, ông không diễn tả cơ thể con người theo h́nh hoạ cơ bản mà tả cái thần thái sinh động của các cô gái cùng điệu múa vui tươi. Matisse đă giải thích cách dùng màu trong bức tranh này như sau: "Tôi vẽ màu trời là màu xanh nhất. Đất là màu xanh của cỏ cây không thể xanh hơn. Con người là màu đỏ của đất nung. Tất cả màu sắc đều mang ư nghĩa của cái tuyệt đối." Cũng với quan niệm như khi vẽ "Nhảy múa", Matisse cho ra đời tiếp hoạ phẩm "Âm nhạc". Bức tranh là những đồng cỏ xanh muớt, bầu trời vǎng vẳng những tiếng sáo, những con người nguyên sơ, hồn nhiên cùng đất trời hoà tấu bài ca đồng nội. Matisse muốn khái quát niềm hạnh phúc của con người trong bức tranh của ḿnh. So với "Nhảy múa", ở "Âm nhạc", h́nh dáng nhân vật đă được Matisse trau chuốt hoàn thiện hơn.

Theo đánh giá, người hoạ sĩ già Matisse có vẻ chịu nhiều thua thiệt hơn trong cuộc so tài này. "Niềm vui cuộc sống" của Matisse - hoạ phẩm được đánh giá đi trước thời đại 20 năm, đă bị khoá kín suốt 60 năm trong bộ sưu tập cá nhân của một giáo sư Mỹ... Vị giáo sư người Mỹ này đă thu thập rất nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị và làm mọi cách để chúng không đến được với người yêu nghệ thuật. Theo di chúc để lại, ông cấm không cho phép trưng bày công khai bất cứ một bức tranh nào trong bộ sưu tập của ḿnh. Hai họa phẩm khác của Matisse là "Nhảy múa" và "Âm nhạc" đă về tay một người Nga, người đă mua những bức tranh táo bạo nhất của Matisse ngay khi chúng vừa được hoàn thành. Thêm vào đó, chiến tranh cũng là nguyên nhân khiến những bức tranh này không đến được với thế giới và sau này khi bị quốc hữu hoá, chúng đă nằm trong các kho bảo quản của Bảo tàng quốc gia Nga đến gần nửa thế kỷ.

Vào lúc mà sự quan tâm của xă hội đối với Matisse bắt đầu trở lại th́ những người yêu nghệ thuật lại chỉ có điều kiện tiếp cận với những tác phẩm không thực sự tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Matisse. Chính v́ thế, nhiều người đă có nh́n nhận sai lệch về Matisse và phong cách hội hoạ của ông, người ta xem ông như một hoạ sĩ "quư tộc" - đại diện cho sự bảo thủ của tầng lớp tư sản- chỉ thích vẽ những nguời đẹp trong tư thế nửa nằm nửa ngồi trên đi-văng... Hầu như không ai nhớ rằng, khi những bức tranh đầu tiên của Matisse xuất hiện, nhiều nhà phê b́nh đă gọi đó là sự khởi đầu của trường phái "dă thú" bởi sự cách tân quyết liệt và táo bạo đến điên rồ.

Nhưng công bằng mà nói, vào giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa hai người, chính Matisse là người đă thúc đẩy Picasso tiến nhanh trên con đường nghệ thuật. Giai đoạn tiếp theo, khi Picasso t́m mọi cách đuổi kịp và vượt qua Matisse với tất cả sự cuồng nhiệt và hănh tiến của tuổi trẻ, th́ Matisse gần như bị lăng quên. Năm 1926, trong một bức thư gửi con gái, Matisse đă ví Picasso như "một tên cướp rừng giữa ṿng vây". Có lẽ, đó là h́nh ảnh so sánh chuẩn xác nhất trong số vô vàn những h́nh ảnh khác nhau mà người ta đă gán cho Picasso khi mô tả sự táo bạo khác thường và đôi khi quyết liệt của ông nhằm thoát khỏi cái bóng của "người anh lớn" Matisse.

Cuộc triển lăm chung Matisse - Picasso được tổ chức trong tháng 7 này tại Paris vô h́nh trung sẽ trở thành cột mốc mới trong cuộc so tài của hai danh hoạ. Cuộc triển lăm sẽ cho thấy tất cả những thành quả của mối quan hệ đặc biệt đó, nhất là trả lại cho Matisse vị trí của một trong những hoạ sĩ hàng đầu thế kỷ 20, người đă tạo ra những bước ngoặt đầu tiên mang tính đột phá trong nghệ thuật hội hoạ đương đại.