T́m về cội nguồn của hội họa

 

 

Cách đây 8 năm (1994), người ta đă phát hiện ra thạch động Chauvet - tên của nhà nghiên cứu đă khám phá ra nó - thuộc vùng Ardèche, Pháp. Trong động này có những bức bích hoạ xưa tới 32.000 năm, gồm tất cả 441 h́nh phần lớn là thú dữ: mamouth, tê giác, gấu, sư tử, ḅ tót, ngựa. Đây là một sự kiện hoàn toàn mới mẻ: ở động Lascaux (Dordogne, Pháp - niên đại 17.000 năm, phát hiện năm 1940), các h́nh thú vật đều là những thú vật mà con người vẫn thường săn bắt: tuần lộc, ḅ rừng...

Dựa trên những dấu tích cụ thể, các nhà nghiên cứu động Chauvet cho biết: cách đây 32.000 năm người tiền sử chưa bao giờ cư trú ở trong động này, họ chỉ tới đây để vẽ nhằm phục vụ một thứ lễ nghi cầu đảo trước lúc lên đường đi săn thú và đáp ứng một nhu cầu tâm linh khác.

Phát hiện mới ở động Chauvet khiến người ta phải xem lại từ giả thuyết về sự phát triển của nghệ thuật tiền sử theo tuyến tính (progression linéaire), cho đến giả thuyết về mục đích của những bức hoạ thú vật trong các hang động. Người ta đặt câu hỏi tại sao kỹ thuật biểu hiện ở động Chauvet (cách đây 32.000 năm) lại cao hơn ở động Lascaux (cách đây chỉ có 17.000 năm) ? Lư thuyết của André Leroi - Gourhan, cho rằng nghệ thuật hội hoạ thời tiền sử phát triển theo một đường thẳng có thể không c̣n đứng vững nữa.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một vài khía cạnh kỹ thuật mà đánh giá chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm hội họa, th́ quả thật là chưa đủ: các bức bích hoạ ở động Lascaux cũng rất đẹp, rất nghệ thuật (tuỳ theo dựa trên quan điểm nghệ thuật nào mà thẩm định), mặc dầu các tác giả không sử dụng kỹ thuật đánh bóng, đường viền diễn khối. Hơn nữa, số hang động phát hiện được trên khắp thế giới trong đó có h́nh đồ hoạ thời tiền sử, cho đến nay mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy th́, kết luận về sự tiến triển của nghệ thuật thời tiền sử theo một đường thẳng, hay một đường cong, liệu có vội vàng quá không ? Dẫu sao, nếu trước kia người ta vẫn thường nói: "Hội hoạ ra đời cách đây 17.000 năm, ở động Lascaux, th́ nay phải sửa lại là "Hội họa ra đời cách đây 32.000 năm, ở động Chauvet!".

Việc phát hiện ra động Chauvet cho thấy trong khoảng thời gian dài dằng dặc 15.000 năm, những bức bích hoạ ở hai động Chauvet và Lascaux cách nhau 15.000 năm không có một sự thay đổi lớn nào, cả về nội dung lẫn h́nh thức. Phải chờ đến mươi ngàn năm sau Lascaux, nghệ thuật hội hoạ mới được giải thoát ra khỏi t́nh trạng bế tắc này, khi con người nguyên thuỷ rời bỏ hang động, rời bỏ phương thức sống bằng săn bắn và hái lượm, để chuyển hẳn sanh phương thức trồng trọt và chǎn nuôi, đồng thời bắt đầu định cư, sống qui tụ và có tổ chức thành làng mạc.

Catal-Huyuk, thuộc Anatolie, giáp Syrie và Mésopotarmie, là một trong những làng mạc đó. Ở đây, trong một ngôi nhà, trước là nơi thờ cúng, người ta c̣n giữ được một bức bích hoạ xưa đến 6.000 nǎm tr.CN. Đó cũng là một bức hoạ vẽ thú vật, song cách vẽ, cách bố cục, khác hẳn với những bích hoạ trong hang động của người nguyên thuỷ. Ở đây, đối tượng của bức hoạ là một con thú rất lớn, loại ḅ mộng, chiếm nguyên cả gần một phần ba diện tích mặt phẳng. Xung quanh, trên các khoảng trống c̣n lại, tác giả vẽ những con thú khác, loại hươu nai, nhỏ li ti, và những người đi săn cũng nhỏ như vậy, làm cho ta nghĩ đến những h́nh hoạ (graphismes) thể hiện nhịp điệu (rythmes) bằng mực tàu, của Henri Michaux, và của một vài hoạ sĩ hiện đại khác. Toàn bộ bức hoạ tạo nên một ấn tượng mạnh, dữ dằn, hoang dại, nửa hiện thực, nửa siêu thực.

Những tiến bộ của nền văn minh nông nghiệp, kéo theo sự phát triển của đồ gốm, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ... và sự h́nh thành của những đô thị, nơi tập trung mọi sinh hoạt và của cải của xă hội. Và điều đáng chú ư trước tiên là sự hiện diện của những h́nh hoạ trang trí rất mỹ thuật trên các đồ gốm ở Mésopotamie, chủ yếu là ở các trung tâm như: Suse (Elam), Our (Sumer), Arpatchya (Assyrie), Sialk (cao nnguyên Iran). Những đồ gốm này có niên đại từ trên 4000 đến 3500 tr.CN. Về hội hoạ, trong những tác phẩm c̣n bảo tồn được cho đến ngày nay, trước hết, phải kể đến bức hoạ mang tên "L'Etendard d'Ur" ở Suse (2600 tr.CN). Đề tài của bức họa này là cuộc rước lễ vật đến nơi làm lễ ăn mừng chiến thắng. Đoàn người đem lễ vật được chia thành từng tốp khác nhau, mỗi tốp được thể hiện trên một băng ngang, băng nọ chồng lên băng kia. H́nh thức biểu hiện này, được coi như một qui ước nghệ thuật - trước khi người ta khám phá ra phép viễn cận và những thủ thuật khác cho phép kể lại nhiều truyện tích khác nhau trên cùng một bức hoạ được áp dụng một cách khá phổ biến trong các tác phẩm hội hoạ Ai Cập và Hy lạp. Qui ước này c̣n tồn tại măi đến ít nhất hơn mười thế kỷ sau và được áp dụng một cách phổ biến trong một số nền tranh cổ ở Á Đông (tranh cổ, tranh thờ và tranh dân gian Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam; những bức tiểu hoạ Ba Tư - miniatures persannes...).

Ở Trung Quốc, người ta đă lưu giữ được nhiều đồ đồng thau và đồ gốm, đặc biệt là những văn tự đồ hoạ đầu tiên trên mai rùa, gọi là Giáp cốt văn (thời nhà Thương niên đại 1.500 tr.CN), những chữ Tiểu triện (thời nhà Tần) và những chữ thảo (đầu thời nhà Hán). Dấu tích xưa nhất mà cho đến nay người ta biết được của hội hoạ Trung Quốc là một vài bức họa t́m được trong các ngôi mộ Hán (thế kỷ 2 tr.CN). Măi đến khi con đường tơ lụa được khai thông và đạo Phật xâm nhập vào các nước vùng Trung Á và Trung Quốc, mới có được những bức bích hoạ ở Đôn Hoàng (thế kỷ 5). Phải chờ đến bắt đầu từ thời nhà Đường (thế kỷ 7) trở đi, nghệ thuật hội hoạ mới có điều kiện để phát triển một cách liên tục và lưu truyền lại được cho đến các đời sau.

Phật giáo và Ấn Độ giáo đă để lại cho hậu thế, trong các hang động ở Ajanta (Ấn Độ, thế kỷ 5-6), nhiều bức bích hoạ có giá trị mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật truyền đến từ phương Tây, trong đó dễ nhận biết nhất là nghệ thuật cổ Hy Lạp.

Thế kỷ 5 tr.CN, là thời kỳ nghệ thuật cổ điển Hy Lạp h́nh thành và phát triển với những tiêu chuẩn và qui ước rơ ràng, chính xác, về cái đẹp, khởi đầu là nghệ thuật điêu khắc, với Polydète. Về hội hoạ, phải chờ đến thế kỷ 4 tr.CN với Apelle, người đă vẽ những bức chân dung h́nh thức của Alexandre le Grand, mới có được những tác phẩm đượm tính chất hiện thực, đánh dấu một bước tiến mới của nền hội hoạ cổ điển Hy Lạp. Nền nghệ thuật này đă ảnh hưởng sâu đậm lên nhiều nền nghệ thuật ở châu Âu, đặc biết là nghệ thuật La Mă, mặc dầu Hy Lạp đă bị La Mă đô hộ trong nhiều thế kỷ (bắt đầu từ thế kỷ 1 tr.CN). Bước vào thế kỷ 2 tr.CN, người ta thấy xuất hiện một nền hội hoạ La Mă đầy nét hiện thực và đầy sức sống thể hiện những cảnh đời thường của người dân La Mă ở mọi tầng lớp xă hội. Trận động đất ở Pompéi, một tai hoạ khủng khiếp đă chôn sống cả hàng ngàn người, nhưng cũng may thay, đă vùi lấp và nhờ đó đă bảo tồn được dưới lớp nham hạch nhiều hiện vật và tác phẩm nghệ thuật quí báu, nói lên nền văn minh và đời sống hàng ngày của người La Mă ở thế kỷ 1 đầu Công Nguyên.

Những tác phẩm hội hoạ t́m thấy được ở đây, cũng như những tác phẩm hội hoạ t́m thấy được ở Ai Cập dưới thời kỳ bị La Mă đô hộ, cho thấy một nền nghệ thuật hiện thực giàu tính nhân bản và đă đạt đến một tŕnh độ kỹ thuật cao. Nền nghệ thuật này sẽ có một ảnh hưởng trực tiếp lên nền nghệ thuật Ki tô giáo, ra đời bắt đầu từ thế kỷ 4 trở đi, khi hoàng đế La Mă Constantin (306 - 337) qui theo đạo này, và đặt kinh đô mới ở Constantinople (Byzance cũ, Istanbul ngày nay).

Từ đó trở đi, nghệ thuật Ki tô giáo đă phát triển không gián đoạn, trải qua nhiều thời kỳ, nhiều xu hướng, với nhiều ư tưởng và phong cách nghệ thuật khác nhau (Byzantin, tiền Roman, Gothique, tiền Phục Hưng, Phục Hưng, Cổ Điển...), và trên một địa bàn rộng lớn: từ Đông Âu sang Tây Âu, từ những nước vùng Tiểu Á, Arménie, đến Syrie, Palestine, từ Ai Cập đến Ethiopie.

Đó là một nền nghệ thuật phong phú, cả về nội dung lẫn h́nh thức, với những đề tài cho phép người hoạ sĩ tưởng tượng và diễn dịch một cách khá linh hoạt, mặc dầu vẫn phải tôn trọng một số qui ước từ những sự kiện lịch sử liên quan đến Ki tô giáo, cho đến những truyền thuyết, những truyện tích trong Kinh Thánh. Song bao trùm lên tất cả các đề tài, là đức Tin, một khái niệm vừa cụ thể, vừa mông lung, trừu tượng, không dễ ǵ diễn đạt được bằng h́nh tượng hội hoạ. Chính cái không nh́n thấy được này mới là cái mà các hoạ sĩ Ki tô giáo, ở mỗi thời kỳ nghệ thuật đều đă cố gắng thể hiện, từ Giotto, Fra Angehco, cho đến Rouault.

Có thể nói, 17 thế kỷ hội hoạ Ki tô giáo cũng là một chặng đường khá dài, nói lên sức sống mănh liệt của nền nghệ thuật này, một cuộc phiêu lưu, đầy t́m ṭi, sáng tạo, đă để lại cho nhân loại một di sản nghệ thuật đồ sộ, từ những bức hoạ Ki tô giáo đầu tiên của người Coptes (Ai Cập), từ những đỉnh cao của các nền hội hoạ Byzantin, Roman, Gothique, Phục Hưng... cho đến những tác phẩm hiện đại của Rouault, Chagalle.