Vài nét khái quát về Đạo Hồi

 

 

Kể từ sau vụ thảm hoạ Trung tâm Thương mại thế giới ở New York,Mỹ, nhiều người dân Mỹ đă đổ xô đi mua những cuốn sách nói về người Hồi giáo, về đạo Hồi. Từ đó người ta đă hiểu thêm nhiều điều về một tôn giáo được coi là huyền bí ở phương Đông.

Được thành lập từ thế kỷ thứ 7 sau công nguyên bởi nhà tiên tri Muhammad, đạo Hồi ra đời sau đạo Thiên chúa và đạo Do Thái. Tính đến năm 1990, đă có khoảng 935 triệu người theo đạo Hồi ở 45 quốc gia trên thế giới, trong đó có khoảng một phần năm là ở Arập.

Tín ngưỡng của đạo Hồi

Tâm điểm của đạo Hồi là kinh Qur'an, theo đức tin của người Hồi giáo, đó là những lời sấm truyền cuối cùng của đức Allah tới nhà tiên tri Muhammad; kể từ khi những lời tiên đoán được chuyển sang tiếng Arập, ngôn ngữ ngày đă được người Hồi giáo sử dụng trên khắp thế giới. Người Hồi giáo tin vào sự ban thưởng và trừng phạt, và sự thống nhất của umma, "vương quốc" của đạo Hồi.

Người Hồi giáo luôn tâm niệm và phục tùng "arkan ad-din"- 5 điều răn của thánh Allah:

Thứ nhất là: shahadah, điều khẳng định "Không có thánh thần, chỉ có Thượng đế, và Muhammad là sứ giả của Người".

Thứ hai là: salah, răn dạy các môn đồ phải tuân thủ 5 nghi lễ cầu nguyện hàng ngày.

Thứ ba: zakat, khuyên con người phải có ḷng thương và biết ban của bố thí cho những người khốn khổ. Hơn thế, đạo Hồi c̣n coi ban của bố thí là một loại thuế tôn giáo.

Thứ tư: Sawm, trong lễ hội Ramadan, tháng ăn chay của người Hồi Giáo, chỉ trừ người già, trẻ em, người ốm và phụ nữ mang thai c̣n lại tất cả mọi người đều cầu kinh và không được ăn uống từ sáng cho tới tối.

Thứ năm: Hajj, những người theo đạo Hồi phải hành hương tới Mecca. Cuộc hành hương càng khắc nghiệt, người hành hương càng được đánh giá cao. Cuộc hành hương hàng năm này có ư nghĩa góp phần hợp nhất những người theo đạo Hồi và đức tin của họ trên toàn thế giới.

Đặc tính của người theo đạo Hồi được thể hiện trong quan điểm cuả họ đối với thánh Allah: Người Hồi giáo phục tùng tuyệt đối và tôn thờ đức Allah. Ngoài ra, họ c̣n cầu nguyện sự giúp đỡ của các vị thánh, các nhà tiên tri, các thiên thần. Đạo Hồi coi thông điệp của Muhammad là sự kế tục và hoàn thiện ḍng dơi tiên tri, trong đó bao gồm cả những h́nh vẽ trong Kinh thánh của người Do Thái và Kinh Tân ước, đặc biệt là về Adam, Noah, Abraham, Moses, David, và chúa Jesus.

Các ngày lễ quan trọng của người Hồi giáo

Ngày lễ cơ bản của đạo Hồi là "id al-fitr", tương ứng với lễ mở đầu mùa ăn chay Ramadan, và "id al-Adha", cùng diễn ra với cuộc hành hương đến Mecca. Ngoài ra c̣n có ngày "id al-ghadir", lễ kỷ niệm việc nhà tiên tri Muhammad tuyên bố Ali là người kế vị ḿnh, lễ kỷ niệm sinh nhật của nhà tiên tri, và lễ "al-isra wa-l-miraj", ngày kỷ niệm chuyến hành hương của Muhammad Jerusalem và lên thiên đàng. Người Afghanistan thường tổ chức ăn mừng và ngày lễ tôn giáo hay lễ quốc khánh, đặc biệt là lễ cưới với các cuộc nhảy múa tập thể. Những màn biểu diễn ngoài trời từ lâu đă được biết đến như một nét đặc trưng trong đời sống của người Afghanistan.

Bổn phận của người theo đạo Hồi bao gồm sự tôn kính đối với "ca ngợi cái Thiện và lên án cái ác", nghe theo những lời huấn thị chống lại việc cho vay nặng lăi, các tṛ cờ bạc, ngăn cấm uống rượu và ăn thịt lợn. Họ chỉ được phép ăn thịt con vật bị giết chết để làm lễ cúng tế (halal - giết súc vật theo lễ nghi của đạo Hồi). Theo họ, thánh chiến (Jihad) chính là việc vận dụng ư chí do Thượng đế sai khiến, nhằm thực hiện bổn phận của cộng đồng cũng như mỗi cá nhân đối với Người. ở mức độ riêng lẻ, nó chứng tỏ sự chiến đấu của cá nhân để được công bằng và đi theo con đường được vạch sẵn bởi Thượng đế. Theo tín ngưỡng của đạo Hồi, tôn giáo và tính cộng đồng là hai yếu tố không thể tách rời; người thống trị một cộng đồng (khalip - vua Hồi) đều có tín ngưỡng và thể chế chính trị. Sự thống nhất giữa một cá nhân và Thượng đế, và một con người với xă hội, đă góp phần truyền bá rộng răi tư tưởng đạo Hồi. Chính v́ thế, chỉ trong ṿng một thế kỷ kể từ cái chết của nhà tiên tri, đạo Hồi đă lan rộng từ Tây Ban Nha cho tới Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 13 trở đi, cùng với sự phát triển của đạo Hồi đă h́nh thành một đẳng cấp mới - các Sufi (ông đồng). Những người này đă góp phần mở rộng vương quốc đạo Hồi tới tận sa mạc Sahara của châu Phi, thiết lập các mối liên kết về thương mại và vǎn hoá với khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, và tới tận Đông Nam Á.