Sức sống của nền văn minh Hồi giáo

 

 

 

 

                                                       Kinh Coran

 

                                   

 

Kể từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên cho đến khoảng năm 1000, một nền văn minh Hồi giáo huy hoàng đă phát triển. Tuy lấy tôn giáo làm trung tâm, nền văn minh này chan chứa thơ ca, màu sắc và tính cách trí thức.

* Sự ra đời và phát triển

Câu chuyện bắt đầu vào năm 610 sau Công nguyên tại Mecca - một thành phố nhỏ trên bán đảo Ả rập - nơi Muhammad, một thương gia giàu có, một ngày kia bỗng nhận được một thông điệp từ Thượng đế nói rằng ông phải dâng ḿnh cho chúa và sáng lập nên một tín ngưỡng mới gọi là Hồi giáo.

Chỉ trong ṿng một trăm năm, những người Hồi giáo đă chinh phục một vùng rộng lớn - từ Tây Ban Nha ở phía Tây cho đến những vùng nay là Uzbekistan và Pakistan ở phía Đông. Nền văn minh phát nguồn từ Hồi giáo này đă thâm nhập nhiều nền văn minh khác trong vùng. Tuy có ảnh hưởng áp đảo, Hồi giáo cũng bị các nền văn minh đó thay đổi phần nào. Hồi giáo đưa ra một viễn tưởng rất đơn giản rằng ta phải làm thiện trong cơi đời này, có nghĩa là người giàu phải giúp đỡ người nghèo và ai ai cũng phải tuân thủ một số những giáo điều căn bản của Hồi giáo. Làm như vậy khi sang thế giới bên kia, kẻ thiện sẽ được lên thiên đường và kẻ ác xuống địa ngục.

* Những điều làm nên sức sống lâu bền

- Thánh kinh Koran

Hồi giáo xem kinh Koran là lời của chính Thượng đế. Điều đó có nghĩa là người Hồi cảm thấy bị xúc phạm nếu có ai phê b́nh kinh Koran - dù công khai hay ngấm ngầm. Người Hồi tin là Thượng đế đă truyền lại những lời dạy bằng tiếng Ả rập cho nhà tiên tri Muhammad qua trung gian của thiên thần Gabriel. Có thể nói kinh Koran đă ấn định tiêu chuẩn cho tiếng Ả rập. Tất cả những ai muốn trở thành tín đồ của đạo Hồi đều cảm thấy họ cần phải học tiếng Ả rập để thấu hiểu kinh Koran.

- Ngôn ngữ Ả rập

Trước khi bị người Hồi giáo chinh phục vào khoảng những năm 640, không ai tại Ai Cập, Syrie, Iraq và vùng Bắc Phi nói tiếng Ả rập. Nhưng rồi tiếng Ả rập đă đến với họ như là ngôn ngữ thống trị, ngôn ngữ của tầng lớp lănh đạo, ngôn ngữ của tôn giáo và nó dần dần đă tiêu diệt các thứ tiếng khác.

Trong văn minh Hồi giáo, hầu hết các tác phẩm văn chương đều là thi ca - giống như là văn học thời tiền Hồi giáo và các nhà thơ là những nhân vật có địa vị trong xă hội. Nhưng sau vài thế kỷ, thi ca cũng như phần lớn văn chương Ả rập đều được sáng tác tại thành thị. Tóm lại, đây là một nền văn hóa đô thị.

Trong giới học giả Trung Đông, văn hóa khẩu truyền chiếm ưu thế so với văn hóa sách vở. Văn chương truyền khẩu đ̣i hỏi người có học phải ngao du... và người Hồi giáo đi khắp nơi v́ lư do tôn giáo và thương mại. Giới trí thức Hồi giáo đă học hỏi văn minh cổ Hy Lạp cũng như những nền văn minh khác đă bị họ chinh phục để phát huy kiến thức của họ thêm nữa. Và cách truyền dạy những kiến thức này tại các trường học Hồi giáo đă trở thành một trong những yếu tố thống nhất văn minh Hồi giáo.

- Luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo là trung tâm của nền văn hóa v́ nó là mắt xích nối với tôn giáo. Nhưng luật này cũng rất thực tế - với những quy luật để áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, những học giả trong đạo cũng biết nhiều về thương mại. Phần lớn những giáo sĩ học giả Hồi giáo đều xuất thân từ thành phần thương gia. Thành ra là một nhà buôn làm ăn khá giả và lương thiện th́ cũng có thể là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo. Hậu quả của điều này là một luật lệ về buôn bán rất hữu ích cho việc phát triển thương mại trong thế giới Hồi giáo, tức là có thể góp vốn để làm ăn chia lăi nhưng không ra mặt hay trực tiếp quản lư các hoạt động đầu tư.

 

- Y học - Kiến trúc - Mỹ thuật

Y học Hồi giáo cũng đă tiến xa. Điển h́nh là măi đến thời hiện đại Âu châu mới có những tiến bộ hơn việc dùng thuốc và điều trị các bệnh về mắt của Hồi giáo. Thế giới Hồi giáo bấy giờ cũng đă phát minh ra các dụng cụ giải phẫu tinh vi đến độ mà châu Âu hoàn toàn chưa biết đến và hệ thống bệnh viện của Hồi giáo th́ không nơi nào sánh nổi.

Người Hồi giáo dùng vải vóc như tiền tệ và để trang trí các công tŕnh kiến trúc. Vào lúc này, đền đài dinh thự Hồi giáo là nơi để biểu hiện những kỹ năng siêu việt của các nghệ nhân đến từ các vùng khác nhau trong thế giới Hồi giáo. Một thí dụ huy hoàng là đền Taj Mahal được xây vào thế kỷ thứ 17 đó là một ngôi mộ hùng vĩ tráng lệ mà một vị hoàng đế Ấn Độ đă xây cho một người vợ của ông. Trong việc trang trí những công tŕnh kiến trúc công phu như vậy, người Hồi giáo thường dùng những màu sắc rực rỡ. Thảm len Hồi giáo cũng nổi tiếng là có mẫu mực phức tạp và màu sắc rực rỡ. Nhiều tấm trông như một cái vườn. Tư duy mỹ thuật đó, theo giáo sư Robert Hillenbrand, nghệ nhân dệt thảm thường là những người thuộc thành phần nghèo túng lang bạt kỳ hồ như du mục trong sa mạc.

Trải qua hàng ngh́n năm, văn minh Hồi giáo vẫn tồn tại và phát triển với những thành tựu rực rỡ của ḿnh. Có cái c̣n, có cái mất nhưng chỉ cần nh́n vào những ai c̣n tồn tại hôm nay, chúng ta có thể hiểu được tại sao văn minh Hồi giáo một thời được coi là biểu hiện được một cực điểm của văn minh nhân loại.