Lịch sử giải thưởng Nobel

 

Giải Nobel lần đầu tiên được trao vào năm 1901, được thiết lập dựa theo di chúc năm 1895 của Alred Bernhard Nobel - nhà phát minh Thụy Điển với gia tài khổng lồ có được nhờ sự khám phá chất nổ của ông. Bản di chúc viết : "Toàn bộ tài sản để lại của tôi phải được giải quyết bằng cách sau : nguồn vốn, đă đầu tư vào các thị trường chứng khoán an toàn bởi những người điều hành của tôi, sẽ được lập thành nguồn quỹ mà tiền lăi được dành riêng để hàng năm trao cho những ai, năm trước đó, có những cống hiến to lớn cho nhân loại.

Khoản tiền lăi này sẽ được chia thành năm phần tương đương : một phần cho người nào có khám phá quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lư; một phần cho người nào có khám phá hay cải tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực hóa học; một phần cho người nào thực hiện tốt nhất vai tṛ thiết lập t́nh hữu nghị giữa các quốc gia, xóa bỏ hay hạn chế quân đội, giữ ǵn và thúc đẩy tiến tŕnh ḥa b́nh. Giải hóa học và vật lư nên được trao bởi Viện khoa học Thụy Điển; giải y học bởi Viện Karolinska ở Stockholm; giải văn chương bởi học viện ở Stockholm và giải ḥa b́nh bởi ủy ban gồm 5 người được bầu từ Hội đồng tuyển chọn Na Uy. Tôi mong muốn rằng việc trao giải không nên cân nhắc đến quốc tịch ứng cử viên, chỉ nên chọn người tốt nhất, cho dù ứng cử viên là người Scandinavia hay không".

Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, người trúng giải Nobel c̣n nhận được một Huy chương vàng và một văn bằng về lĩnh vực đă nghiên cứu thành công. Ban giám khảo c̣n chia giải của một lĩnh vực cho hai hoặc ba người (không quá ba). Nguồn quỹ được quản lư bởi ban giám đốc Tổ chức Nobel, làm việc trong nhiệm kỳ hai năm, gồm 6 thành viên : 5 người được bầu bởi hội đồng quản trị có nhắc đến trong di chúc và người c̣n lại được chỉ định bởi Chính phủ Thụy Điển (6 thành viên này là công dân Thụy Điển hay Na Uy).

Năm 1968, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập lần thứ 300, Ngân hàng quốc gia Thụy Điển lập ra nguồn quỹ mang tên Ngân hàng của giải thưởng Thụy Điển về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel, được trao bởi Viện khoa học hoàng gia Thụy Điển. Giải kinh tế đầu tiên được trao cho Ragnar Frisch (Na Uy) và Jan Tinbergen (Hà Lan) vào năm 1969. Tất cả các giải Nobel được trao cho những khám phá đặc biệt nào đó, không có giải "thành tựu suốt đời". Trong số các giải Nobel, giải văn chương và giải ḥa b́nh có nhiều sự cố nhất. Năm 1935, giải ḥa b́nh được công bố cho nhà báo Đức Carl Von Ossietsky, khi ông đang bị nhốt trong một trại tập trung. Hitler đă điên tiết và ra lệnh cấm tất cả người Đức không được nhận bất cứ giải Nobel ḥa b́nh nào trong tương lai.

Tiến tŕnh chấm giải Nobel cho đến nay vẫn nằm trong ṿng bí mật tuyệt đối. Mỗi năm, khoảng 1.000 người đệ tŕnh danh sách đề cử (tự đề cử không hợp lệ). Ai được phép lập danh sách đề cử ? Đó là những người từng trúng giải; những thành viên của các viện trao giải Nobel; các học giả làm việc ở những ngành vật lư, hóa học và y học; các viên chức và thành viên của những trường đại học. Danh sách ứng cử viên không bao giờ được công bố chính thức.

Giải Nobel, trong một số trường hợp, đă đem lại nhiều lợi lộc sau đó, chẳng hạn trường hợp của tiến sĩ Peter Doherty (người úc) với giải Nobel y học năm 1996 (đồng nhận với Rolf Zinkernagel). Hai năm qua, Doherty đă bị bao vây bởi hàng đống giải thưởng, văn bằng danh dự và lời mời diễn thuyết với thời khóa biểu dày đặc từ nay đến tận năm 1999. Thậm chí, Doherty - hiện là trưởng khoa miễn dịch học tại Bệnh viện St. Jude ở Memphis (Mỹ) c̣n trở thành ngôi sao truyền h́nh, xuất hiện trong chương tŕnh Câu lạc bộ Buggery của Đài Truyền h́nh úc với những câu chuyện tầm phào như về Elvis Presley, về rượu chè và về... loài cừu ! Danh tiếng của Doherty đă góp phần làm tăng nguồn quỹ của bệnh viện St. Jude (thu được 211 triệu USD vào năm ngoái, so với 172 triệu USD vào năm 1996).