Cách đây 100 năm, 2 nhà hoá học William Ramsay và Frederick Soddy của Anh đă t́m ra manh mối quan trọng cho thấy các hạt alpha là nguyên tử helium. Khám phá đó góp phần tiết lộ cấu trúc của nguyên tử và mở đường cho việc khai thác năng lượng hạt nhân.

 

 

Cách đây 100 năm, 2 nhà hoá học William Ramsay và Frederick Soddy của Anh đă t́m ra manh mối quan trọng cho thấy các hạt alpha là nguyên tử helium. Khám phá đó góp phần tiết lộ cấu trúc của nguyên tử và mở đường cho việc khai thác năng lượng hạt nhân.

William Ramsay và Frederick Soddy thông báo trên tạp chí Nature số ra ngày 13/8/1903 rằng khí helium được tạo ra bởi quá tŕnh phân ră phóng xạ của radium. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, họ chưa giải thích được bằng cách nào mà một nguyên tố hoá học lại bắt nguồn từ một nguyên tố khác. Cả hai ông đă giành được giải Nobel về hoá học. Ramsay nhận giải thưởng vào năm 1904 do phát hiện ra nhóm khí trơ, bao gồm helium, argon và xenon. Soddy được tôn vinh vào năm 1921 do những đóng góp tiên phong của ông trong việc t́m ra các tính chất hoá học của một số nguyên tố phóng xạ chẳng hạn như radium và uranium.

Ramsay t́m ra argon vào năm 1894 bằng cách phân lập nó từ không khí. Một năm sau, cùng với Morris Travers, ông phát hiện ra rằng khi một số khoáng chất uranium nhất định bị đun nóng, chúng sẽ giải phóng helium. Vào thời điểm đó, helium chỉ được phỏng đoán từ dấu vết của nó trong ánh sáng mặt trời (helium bắt nguồn từ helios - nghĩa là mặt trời trong tiếng Hy Lạp). Ramsay và Travers chỉ ra rằng helium cũng tồn tại trên trái đất. Hai ông tiếp tục t́m ra lượng nhỏ của các khí trơ c̣n lại: neon, xenon và krypton.

Năm 1902, Soddy, cùng với Ernest Rutherford ở Montreal, phát hiện nguyên tố phóng xạ thorium tạo ra xạ khí rất giống argon. Do đó, họ thắc mắc liệu có phải sự tồn tại của helium trong khoáng chất uranium liên quan tới tính phóng xạ của uranium? Soddy bắt đầu cộng tác với Ramsay vào mùa xuân năm 1903, năm mà Marie và Pierre Curie giành giải Nobel hoá học do phát hiện nguyên tố phóng xạ radium. Ngay lập tức, họ bắt đầu điều tra các đặc tính của xạ khí radium và thu được loại khí này trong ṿng 8 ngày. Kết quả cho thấy nó có dấu hiệu giống như helium trong đá và trong ánh sáng mặt trời.

Cuối cùng vào năm 1908, Rutherford khẳng định các tia alpha - tia được hấp thụ dễ dàng nhất trong số 3 loại bức xạ mà radium phát ra - và xạ khí radium của Soddy, Ramsay là một và giống nhau. Chúng là hạt nhân của nguyên tử helium, mang điện tích dương. Những hạt này bay ra từ hạt nhân nặng của các nguyên tố phóng xạ chẳng hạn như uranium và thorium khi chúng phân ră. Năm 1903, ông và Soddy ước tính mức năng lượng được giải phóng trong quá tŕnh phân ră như vậy rất lớn, ít nhất là mạnh gấp 20 ngh́n lần hoặc có thể là 1 triệu lần so với bất kỳ một loại chất nổ nào vào thời điểm đó.

Rutherford nói đùa rằng ''một gă ngốc trong pḥng thí nghiệm có thể sơ xuất làm nổ tung vũ trụ nếu năng lượng hạt nhân này được giải phóng. Năm 1907, bằng cách bắn các hạt alpha vào một lá vàng mỏng, Rutherford và đồng nghiệp tại ĐH Manchester, Anh, suy luận rằng các nguyên tử chủ yếu là rỗng, có một hạt nhân nhỏ bé và cực đặc ở trung tâm.