Một Mỹ Latinh rất khó quên

 

Kư ức của nhiều người về châu Mỹ Latinh là một vùng đất mới với một cộng đồng thích sống trong sôi động, sẵn sàng ca hát nhảy múa thâu đêm suốt sáng nếu vui bạn bè. Nhưng lúc này c̣n có một Mỹ Latinh khác, với một thế hệ trẻ tự tin, biết làm ăn kinh tế, sẵn sàng hội nhập với thế giới bên ngoài.

Bạn tôi thuộc típ rất sùng văn học Mỹ La tinh và yêu say đắm xứ sở này. Biết tôi sắp đi, anh buông một câu làm tôi bối rối quá "tính cách bốc lửa nơi ấy khó hợp với tạng cậu". Cách tư vấn kiểu úp mở này của vị "thổ công" Mỹ Latinh khiến tôi chỉ tăng thêm háo hức. Nhưng những ghi chép dưới đây của tôi sau chuyến đi hai tuần lại theo một hướng khác, cũng có thể nói là một chủ đề khác.

Du lịch trên hoang mạc

Thật ṭ ṃ nếu bạn được mời đi du lịch hoặc họp hành tại một vùng trên sách vở và bản đồ được ghi là sa mạc. Đến Los Cabos ở Mexico đúng là như vậy, như đến với một tụ điểm của những tương phản điển h́nh của thế giới.

Chiếc chuyên cơ chở Thủ tướng ta bay từ Nam Mỹ ngược lên, sau khi hạ độ cao đă thấy một khoảng nâu xám mênh mông... Lát sau cả đoàn đă rất nhanh rời khỏi sân bay quốc tế được xây dựng trên một băi đất đá khô khốc. Xe chạy loáng cái đă thấy bên trái hiện ra một màu xanh ngắt của biển cả. Từ đây nối đuôi nhau là băi cát hoang, rồi hotel, biệt thự, sân golf; đi tiếp lại lặp lại, khi th́ bụi xương rồng (loại khổng lồ cao tới 2 - 3 mét), những túp lều kiểu hoang dă (nhưng nh́n kỹ rất kiên cố, chỗ cho dân đi picnic), và rồi lại hotel, nhà hàng, biệt thự, sân golf... Các khoảng trống sa mạc khô cằn xen kẽ những công trường với máy xúc và cần cẩu hiện đại. Tất cả những vườn nhà, cây cảnh, thảm cỏ, băi golf đều xanh ŕ, mà chỉ có "no nê" nước ngọt mới tươi tắn được đến như thế. Giữa một hoang mạc, thật y như những chuyện thần tiên, cổ tích.

Khách sạn nơi đoàn Việt Nam cùng ở với đoàn Chính phủ Australia là thuộc hệ thống Melia toàn cầu. Do không gian của cả khu Los Cabos đủ rộng nên nh́n chung các khách sạn ở đây không chạy theo mốt building chọc trời. Melia cũng thế, chỉ với hai dăy nhà 4 tầng, xây kiểu nhô ra lùi vào để tận dụng hết nắng và gió xứ này. Thái B́nh Dương ào ào cuốn sóng sát hàng dương bên khách sạn. Khách thoả thích từ khoảng cách rất gần ngắm nh́n những con sóng lừng vượt cao 3 - 4 mét . Và du thuyền ngoài khơi ở đây th́ thật tuyệt.

Cả khu Los Cabos có tới 32 cụm hotel, 4 hoặc 5 sao, toàn những tên tuổi "nhăn mác" cực xịn. Mỗi cụm hotel riêng rẽ chứa từ vài trăm du khách trở lên. Tại đấy có đủ khả năng bố trí các hội nghị quốc tế quy mô lớn, những hội thảo tầm cỡ hoặc các tour du lịch lữ hành đông khách.

Los Cabos trên đất Mexico nhưng dân Mỹ từ bang California đến đây lại gần và tiện hơn cả khách quốc nội. Ông Giám đốc Melia nói với chúng tôi về khách, họ thường kéo sang vào dịp nghỉ, cả hè và đông. Họ thích thuê những căn hộ gia đ́nh, "đi chợ" và nấu nướng lấy. Nhiều khách đến đây là trốn ra khỏi núi công việc và ṿng quay sinh hoạt thường nhật buồn tẻ. Los Cabos chỉ có duy nhất một đường cao tốc xuyên vào nhưng phải băng qua mấy trăm cây số toàn là sa mạc và những savan khô nóng nên càng cách ly với thế giới bên ngoài, tạo một thú du lịch đặc biệt.

Cánh báo chí chúng tôi cứ rảnh việc là dạo bộ quanh khách sạn. Mới biết thực vật cây cối xanh tươi được là nhờ một hệ thống ống dẫn nước ngọt chằng chịt, tốn công tốn của lắm. Cứ quan sát độ hơn tiếng đồng hồ là một loạt robinet tự động đội cỏ nhô lên, phun như mưa ra xung quanh, cứ nhịp nhàng như có bàn tay đạo diễn. Lại c̣n sự đi "tua" đều đặn của một đội ngũ "công nhân cây xanh" mà tôi có hỏi, được trả công khá cao, nên du khách đi trên đất sa mạc mà nhiều chỗ cứ nghĩ ḿnh đang ở một vùng đồng bằng trù mật.

Quanh năm suốt tháng ở đây là như thế. Một vùng đất hoang hoá, rộng mấy trăm cây số vuông mà bạn Mexico biến đổi thành một khu du lịch tầm cỡ. Tháng 10/2002 vừa qua Chính phủ Mexico thật vinh hạnh mời được 20 vị lănh đạo cấp cao của các nền kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương đến "sa mạc Los Cabos" để họp Thượng đỉnh APEC-10. Xây dựng cơ sở du lịch ở những nơi cằn cỗi hoang sơ là ư tưởng lạ, chắc sẽ thú vị và gợi mở cho những ai đang muốn làm du lịch thành công.

Ăn tối quán danh nhân

Nếu tối hôm đó tôi bỏ chương tŕnh đi ăn quán ở La Habana th́ có lẽ suốt đời sẽ hối tiếc. V́ sau khi bay tổng cộng 6 - 7 chặng suốt hơn tuần lễ, với gần 60 giờ bay trên trời, đương nhiên ai cũng có chút uể oải. Lại một chương tŕnh chật ních và hấp dẫn ở Cuba mà bất cứ người làm báo nào cũng không thể bỏ qua. Những tên tuổi José Marti, Che Guevara, Fidel Castro; những địa danh băi biển Hiron, Quảng trường Cách mạng, khu nghỉ mát Vanradero; và đồng mía, x́-gà, rượu rhum mà cứ nhắc tới Cuba lại có sức hút mănh liệt. Hai ngày liền, chúng tôi đă t́m mọi cách để có mặt, để tận mắt nh́n thấy, hoặc chí ít cũng từ những chứng tích vinh quang mà suy ngẫm về các vị cách mạng tiền bối của đất nước được tôn vinh là Ḥn đảo Hiên ngang và Tự do này.

Thế nên vào lúc rất mệt sau một ngày làm nghiệp vụ căng thẳng nhất, tôi và hai anh bạn đồng nghiệp vẫn quyết định tới khu phố cổ ăn bữa tối th́ có người trong đoàn gàn quải, bảo nên giữ sức cho chuyến bay về. Sau này tôi cứ vui thầm là khi đó, bọn tôi đă có một quyết định chấp nhận mệt mỏi thêm nhưng thật là sáng suốt.

Chúng tôi cùng leo lên chiếc taxi rông thẳng đến khu phố trung tâm La Habana. Biết thành phố bên bờ biển này có những quán xá mà thủy thủ và người buôn từ châu Âu mấy thế kỷ trước thường bước vào ăn uống vui chơi nên đương nhiên bây giờ rất đông khách du lịch. Đi sớm mới có thể chiếm được chỗ ngồi như ư.

Động lực bữa đó của bọn tôi là được "nh́n tận tay, day tận trán" nơi nào mà văn hào Hemingway hay lui tới. Căn bệnh của anh nhà báo là vậy. Không t́m ra những chi tiết th́ c̣n đâu chỗ cho báo chí nữa.

Trước tiên ba chúng tôi tới quán uống của ông, lúc đó khoảng 8 giờ tối. Trong quán khách đă ngồi chật, đa phần người Tây Ban Nha và Mexico đi du lịch theo tour. Không hiểu thời trước quán xá ra sao, c̣n bữa nay th́ thấy cũng xoàng xĩnh thôi. Giá khá là "chát" chứ không hề b́nh dân như dáng quán bên ngoài. Món uống daiquiri phải trả tới gần 2 đôla mỗi xuất không kể điếu x́gà nếu thích th́ hút và trả thêm. Daiquiri là một món cocktail, chêm đá lạnh và những cọng rau bạc hà tươi. Vừa uống chất rượu nhẹ mát lạnh vừa nhấm nháp cọng bạc hà là một nỗi thích thú của nhiều người La Habana và dĩ nhiên của cả những khách ngoại quốc bước vào đây. Hemingway rất thích thứ rượu cocktail này. Tôi được nghe kể, không biết có đúng không, xưa kia tác giả "Ông già và biển cả" ra uống thường có một bạn già ngồi đối ẩm. Khi th́ bạn trả tiền, khi th́ Hemingway trả nếu ông có món nhuận bút c̣m, mà thường th́ văn sĩ trả nhiều lần hơn bạn.

C̣n nơi Hemingway hay tới ăn là quán La Floridita nằm tại số nhà 557 phố Obispo, một nhà hàng thuộc loại sang trọng của thủ đô La Habana. Không hiểu thời xưa giá cả thế nào mà "ông già" này chịu đựng được. Ảnh nhà văn có giải Nobel văn chương này được treo ngay ngắn trên bức tường đối diện với quầy rượu. Không khí, bàn ghế, quầy bar, màu tường và ánh sáng vẫn giữ y nguyên thời trước. Tôi dám chắc thế v́ có liếc nh́n mấy bức ảnh và tranh cũ miêu tả quán. La Floridita nằm ngay sát con đường lát đá hộc xanh, chắc xây trát rất lâu năm rồi nên giờ đă ṃn vẹt. Chếch không xa là một quảng trường nhỏ lúc này đă đầy người, trong đó có một số ngồi rải rác trên các dăy ghế đá đặt dọc con phố cổ sát cạnh. Du khách nào vui bước sẽ gặp ngay kè biển phía bên trái. Khung cảnh cổ kính ở đây hút mạnh du khách, nhất là những người Âu châu. Ai chẳng muốn sống lại giây phút quá khứ huy hoàng thời ông cha họ đă từng một phen mạo hiểm chinh phục cả châu Mỹ Latinh này... Chính tâm lư dễ hiểu đó gợi ư cho cách làm du lịch ở Cuba khá thành công. V́ khuôn khổ một bài báo, tôi không thể kể thêm về du lịch Cuba, nhất là về Varadero, có thể nói thuộc loại đỉnh cao. Bạn biết làm du lịch lớn và làm một cách thật bài bản.

Ứng xử cởi mở tự tin

Nhớ hôm ở Santiago de Chile đi dạo phố. Chiều tà rồi mà rất đẹp, trời mát như đầu thu bên ta. Có thể quan sát được dăy Andes vẫn c̣n băng tuyết đóng trắng xoá. Santiago hệt một thành phố châu Âu "bứng" sang. Cũng hao hao nhà cửa kiến trúc, đến ngay cả phong thái, dáng dấp con người như từa tựa dân châu Âu. Pablo Neruda là người con của xứ sở này, một bậc anh tài của thi ca Mỹ Latinh và thế giới. Mấy anh nhà báo Việt Nam chúng tôi rất tiếc không đến chiêm ngưỡng được nơi Pablo sống và viết, lâu đài Isla Negra nằm ngay bên bờ Thái B́nh Dương. Bù lại thu xếp cuối buổi chiều bữa đó, bọn tôi cùng ra xem phố xá.

Gặp cô gái chờ xe bus, chúng tôi hỏi vài thông tin về Santiago hy vọng cô biết. Cô bé thật lanh lợi, trả lời mạch lạc cả mấy câu hỏi. Là sinh viên năm cuối, cô ngoại trú sống trong nhà bố mẹ. Cô chủ động hỏi lại chúng tôi từ đâu tới, có cần giúp đỡ ǵ nữa không. "Việt Nam" th́ xa lạ quá với người Chile rồi, nhưng lạ thay khi thoáng nghe hai âm tiết này lại làm cô chú ư đặc biệt. Cô giải thích rằng thầy dạy bộ môn "Các nền văn minh" có lần nhắc đến Việt Nam là một xứ trồng lúa nước ở Đông Nam Á, có một lịch sử anh dũng và không khuất phục trước nhiều thế lực xâm lược. Cô gái này học khoa học xă hội nên nhập tâm ngay cái tên Việt Nam. Chưa kể như cô nói ở Chile của cô có cả một phong trào ủng hộ Việt Nam thời cô chưa ra đời và một tổ chức xă hội mang tên Viện Văn hoá Chile - Việt Nam c̣n hoạt động cho đến ngày nay. Cô c̣n biết một chi tiết mà ít thanh niên ngày nay quan tâm, đó là nước cô và Việt Nam đều nằm trong tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái B́nh Dương APEC.

Một điều nữa là tên cô Christine Mariana, một cái tên không thuần Chile mà lai cả Pháp và Nga. Bà d́ ruột tận Leningrad một lần sang chơi kể nhiều về các bạn Việt Nam mà bà từng kết thân thời Liên Xô cũ. Ấn tượng khá đậm về Việt Nam của Marina có được từ ngày ấy, khi cô mới vào học trung học.

Chia tay với chúng tôi, cô rất thích thú, v́ như lời cô nói, tối nay cô sẽ có một mớ chuyện để kể với mẹ và mail cho d́ ở Nga về "đề tài" Việt Nam. Mariana có một tính cách thật cởi mở của một người Mỹä Latinh, một thanh nữ Chile. Với cô gái này, quốc gia, quốc tịch, tuổi tác, địa vị khác biệt không cản trở bất cứ điều ǵ. Đúng là một thế hệ được sống thoải mái và tự tin trước mọi người, ngay cả tiếp xúc với khách lạ nước ngoài. Thế hệ đó cách xa thời độc tài Pinochet đă 30 năm. Ba thập kỷ để có một bước tiến lịch sử là hoàn toàn có thể hiểu được.