Nghệ thuật Mehndi

 

 

Tục xăm mình có mặt ở nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới, nhưng xăm mình kiểu Mehndi thì chỉ có ở một số nước Nam Ấ, Bắc Mỹ và Trung Đông. Mehndi là nghệ thuật trang trí chân tay, lưng hoặc một số vị trí khác trên cơ thể người, sử dụng màu nước được làm từ lá của cây móng. Cây lá móng mọc nhiều ở những vùng có khí hậu nóng như Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, vịnh Péc-xich, Syria, Arập, Marốc, Sudan, Bắc Mỹ và một số nước vùng Trung Đông. Vì vậy, người ta cho rằng nghệ thuật xăm mình Mehndi cũng bắt nguồn từ những nước này.

Mehndi theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là vẽ, quét. Tục xăm mình Mehndi được tiến hành trong các dịp nghi lễ đặc biệt, như một phần nghi thức của lễ hội. Để tiến hành Mehndi, người ta phải chuẩn bị một bút quét tốt và các loại màu nước. Các màu sắc này đều được chiết xuất từ các bộ phận trên cây lá móng. Các gam màu khác nhau được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau trên cây lá móng: lá, hoa hoặc cành. Lá, hoa hoặc cành lá móng được nghiền nhỏ thành bột sau đó trộn với nước nóng. Để có các gam màu khác, người ta đem pha trộn hợp chất này với bột một số lá cây khác, chẳng hạn lá chàm, lá chè xanh, bột cà phê, lá me, chanh, đường, thi thoảng có pha thêm một số loại dầu khác để tăng độ bền và bóng của màu.

Truyền thuyết kể rằng, ngay từ xa xưa, khi cây lá móng có mặt lần đầu tiên trên trái đất, tục vẽ Mehndi đã xuất hiện. Cách đây khoảng 5.000 năm, tại các nước Trung Ấ cây lá móng đã được dùng như một đồ trang sức, hay như một loại keo để hàn gắn các vật dụng. Tuy nhiên trải qua thời gian, sự di dân và giao thoa vǎn hóa khiến người ta khó có thể xác định chính xác tục Mehndi bắt nguồn từ đâu. Cũng có người cho rằng, nghệ thuật này bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, một số học giả lại cho rằng, nghệ thuật xǎm mình Mehndi được đưa đến Ấn Độ bởi cư dân Mông Cổ từ thế kỷ thứ 12, sau khi nó đã hết sức phổ biến ở Trung Ấ và Bắc Mỹ. Cũng có nhiều lập luận tương đối thuyết phục rằng nghệ thuật vẽ Mehndi bắt nguồn từ Bắc Mỹ và các nước Trung Đông trong suốt thời kỳ cổ đại. Một trong những tài liệu cổ nhất còn lưu giữ đến nay viết bằng mực cây lá móng được biết là có nguồn gốc từ nước Ai Cập cổ đại. Hơn thế, từ xa xưa, cư dân Ai Cập cổ đại đã biết dùng mực cây lá móng để trang trí chân, tay cho các Pharaoh trước khi tiến hành ướp xác.

Tuy nhiên, nghệ thuật Mehndi cũng thể hiện khác nhau ở các nước, tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa cũng như tôn giáo của nước đó. Mehndi của các nước Trung Đông thường có hình dạng lớn, được vẽ bằng nước lá và hoa cây móng và thường vẽ ở chân, ngón chân và tay. Mehndi của các Trung Á dùng màu của cành cây móng vẽ lên tay, cánh tay, bàn và ống chân. Trong khi Mehndi của người châu Phi thường là các hình lớn, đậm nét vẽ lên các mắt cá chân. Trong nghệ thuật Mehndi, người châu Phi rất chuộng màu đen, trong khi đó người châu Á và Trung Đông lại thích gam nâu đỏ. Ở nhiều nước người ta cũng dùng chổi để quét lên người một thứ dầu tương tự màu nước Mehndi, song không có màu chỉ để làm mát và dưỡng da.

Nhìn chung, nghệ thuật Mehndi được sáng tạo ra nhằm mục đích thẩm mỹ, nghệ thuật, nhưng trong một số trường hợp, người ta dùng Mehndi vì một mục đích khác.

Ở nhiều nước miền Tây Á, cây lá móng còn được dùng vào các mục đích khác, chẳng hạn, người ta chế ra các loại dầu bôi lên vết thương ngoài da từ lá cây móng. Dầu này còn có thể làm dày tóc hoặc giảm sưng tấy da dưới sức nóng của ánh mặt trời. Hỗn hợp nước lá móng nhiều khi cũng được chế thêm một số thảo dược để dùng như một loại nước uống chống đau đầu hoặc đau dạ dày. Cửa sổ của các ngôi nhà mới ở Marốc còn được sơn một lớp dầu cây lá móng để cầu mong thịnh vượng và xua đuổi tà ma. Dầu lá móng được xem là thứ thần dược tránh được sự nhòm ngó của tà ma. Để bảo vệ trâu bò, ngựa, người ta cũng gài lên đầu chúng một cành lá móng. Các mồ mả cũng được trồng thêm cây móng bên cạnh để cầu mong sự bình yên cho người chết ở thế giới bên kia. Không những thế, hầu như bất kỳ một nghi thức nào như cưới hỏi, tang ma, sinh nhật hay các lễ hội tôn giáo của đạo Hồi, Thiên chúa giáo, Hindu, Do Thái giáo,... đều xuất hiện cây lá móng. Thậm chí có những đám cưới khi nhà gái quá nghèo không thể sắm đủ đồ trang sức cho con có thể dùng cành lá móng để thay thế các nữ trang vàng hoa văn cầu kỳ. Người ta cho rằng dùng càng nhiều cành cây móng có màu sẫm thì cô dâu càng được mẹ chồng yêu quý.

Ngày nay, một số nghệ sĩ Mỹ và phương Tây cũng vẽ lên tay, vai một số hình Mehndi. Không những thế vẽ hay xăm mình trở thành mốt trong giới trẻ phương Tây. Nghệ thuật này bắt đầu được quảng bá trên các tạp chí nghệ thuật, sắc đẹp nổi tiếng của các nước nh, hình ảnh các siêu mẫu, các diễn viên nổi tiếng xuất hiện trên trang bìa các tạp chí với các hình Mehndi trên tay, người ngày càng trở nên phổ biến.

Nghệ thuật Mehndi có vẻ phổ biến hơn nghệ thuật xăm mình (tattoo) bởi nó không gây đau đớn và màu sắc, các hình vẽ của Mehndi phong phú hơn nhiều so với các hình xăm. Thế nhưng để có được một hình Mehndi đẹp cũng cần một bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ Mehndi. Đa số họ đều không qua một trường lớp đào tạo nào cả, mà do nǎng khiếu, cảm tính nghệ thuật bẩm sinh hoặc được truyền nghề từ các thành viên trong gia đình. Jocelyne Smallian-Khan là một người như thế, hiện bà đang sống ở thành phố Ottawa (Canađa). Nghề chính của bà là vẽ Mehndi, ngoài ra bà còn làm ngoài giờ cho Trường Đại học Ottawa với tư cách là trợ giảng khoa mỹ thuật tạo hình. Sinh ra trong một gia đình nhiều đời vẽ Mehndi, song phải đến nǎm 1997 bà mới thực sự bắt tay vào "nghề" này. Nếu quan tâm đến nghệ thuật Mehndi, bạn có thể ghé thǎm website của gia đình bà tại địa chỉ www.mehndibeauty.cc.st - một trong những địa chỉ Internet đầu tiên và hàng đầu về nghệ thuật Mehndi.