Đảo “ nô lệ ”

 

Người Senegal gọi nó là Ber, chính phủ Bồ Đào Nha đổi tên nó thành Ila de Palma, cư dân Hà Lan th́ chỉ quen gọi Good Reed trước khi Pháp đặt tên lại thành Goree. Đó là một ḥn đảo - không giống bất kỳ một ḥn đảo nào khác trên thế giới v́ từng được sử dụng làm một "nhà kho" khổng lồ chứa hàng triệu nô lệ trên đường trung chuyển đến các đồn điền của người da trắng.

 

Thực ra không có một tên nào trong số những cái tên kể trên có thể diễn tả được những ǵ từng xảy ra trên ḥn đảo bé nhỏ này trong khoảng thời gian từ thế kỷ 16 đến 19, khi tàu bè cứ tấp nập cập vào đây, "đổ" lên vô số nô lệ. Người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Pháp và cả người Anh đều đă đổ máu để giành quyền kiểm soát "ngành công nghiệp nô lệ" béo bở trên đảo Goree. Đây chính là điểm dừng thuận tiện nhất để "chất các nô lệ vào kho" trên đường họ bị đưa từ châu Phi đến châu Mỹ.

Diện tích nhỏ bé của Goree giúp cho những nhà buôn bán nô lệ thời xưa dễ dàng kiểm soát các "món hàng" của ḿnh. Dù Goree chỉ cách bờ biển Senegal có 3 km nhưng vùng nước rất sâu xung quanh cộng với những cục kim loại nặng 5 kg luôn khóa chặt vào chân các nô lệ khiến cho chẳng ai dám t́m cách trốn. Bất cứ ai nhảy xuống đều bị đại dương nuốt gọn. Trên đảo Goree có một pháo đài kiên cố tên là Nhà nô lệ. Đây chính là cái "nhà kho" chứa nô lệ gồm nhiều pḥng giam nhỏ bên trong. Mỗi pḥng giam có thể chứa đến 200 nô lệ.

Ngày nay, những con tàu khổng lồ hiện đại vẫn ngày ngày đi ngang qua Goree, tất nhiên không với mục đích trung chuyển nô lệ mà là để đến hoặc đi khỏi cảng Dakar (thủ đô Senegal). Trên đảo hiện có khoảng 1.300 cư dân sinh sống - một cuộc sống tĩnh lặng không có xe hơi và... tội phạm. Du khách từng đến thăm Goree thường cư xử như thể họ là những người hành hương đến một thánh địa linh thiêng. Nơi này đă được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1978.

"Sẽ chẳng dễ dàng cho một người da trắng tí nào khi đến thăm Nhà nô lệ mà không cảm thấy bối rối", cựu Thủ tướng Pháp M. Rocard đă thốt lên như thế khi đến Goree hồi năm 1981. 11 năm sau, Giáo hoàng John Paul II cầu xin sự tha thứ v́ "lịch sử đă chứng minh có nhiều nhà truyền giáo Công giáo dính líu tới các hoạt động buôn bán nô lệ". Nhiều chính khách nổi tiếng cũng đă đến thăm Goree, trong đó có cựu Tổng thống Nam Phi Mandela, Tổng thống Mỹ G.Bush cùng người tiền nhiệm B.Clinton...

Nô lệ của thế kỷ 21

Thời kỳ chiếm hữu nô lệ đen tối trong lịch sử đă kết thúc từ hơn 150 năm nay nhưng t́nh trạng buôn bán nô lệ có thực sự chấm dứt ? Không hoàn toàn như thế. Một báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cách đây vài tháng cho thấy tại 89% các nước châu Phi vẫn đang diễn ra các hoạt động đưa lậu người ra vào các nước láng giềng, trong đó 34% đưa lậu người sang châu Âu. Nạn nhân, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, thường bị buộc làm nô lệ lao động tay chân nặng nhọc, bị buộc cầm súng tham gia các vụ xung đột hoặc bị bán cho các nhà thổ. "Chế độ nô lệ vẫn hiện hữu dưới những dạng khác nhau và đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới", Giám đốc UNESCO Matsuura đă phát biểu như thế.

Một đơn cử dễ thấy nhất về sự hiện hữu của nô lệ là đất nước châu Phi giàu dầu mỏ Nigeria. Trên các đường phố lúc nào cũng đầy rẫy những trẻ em bị mua bán, các bé gái th́ thường bị bán làm công việc nhà, làm nô lệ t́nh dục trong khi các bé trai thường phải làm việc không ngơi nghỉ trong các đồn điền hoặc khuân vác trong các khu chợ. Một số bé khác th́ bị buộc hành nghề... rửa chân cho những người sang trọng giàu có. Ở đất nước này, nhiều trẻ em buộc phải bước chân vào thị trường lao động ngay từ khi bắt đầu có khả năng mang vác. Một phóng viên hăng BBC từng "ăn dầm nằm dề" ở Nigeria kể lại cảnh một bé trai da bọc xương ngày ngày phải đội lên đầu những tảng đá nặng tŕnh trịch để chuyển chúng từ nơi khai thác đến chỗ xẻ đá. UNICEF ước đoán có khoảng 15 triệu trẻ em bị bóc lột lao động ở Nigeria và gọi đây là chế độ nô lệ của thế kỷ 21. Nguyên nhân có thể kể đến ngay là sự nghèo đói nhưng một điều khác c̣n quan trọng hơn: nhận thức của người lớn. Dường như nhiều bậc cha mẹ không coi chuyện bán con ḿnh đi đâu đó để " có một cuộc sống tốt đẹp hơn " ( thực chất chỉ là để họ kiếm được một ít tiền bỏ túi ) là điều tội lỗi mà đơn thuần chỉ coi đây là hành động giúp đỡ gia đ́nh của những thành viên nhỏ bé " có trách nhiệm ".