Istămbun - Thành phố nối liền hai châu lục

 
 

 
 

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia nối liền hai châu - châu Á và châu Âu, nó c̣n có một thành phố độc nhất vô nhị trên thế giới, một nửa là châu Á và một nửa là châu Âu - đó là  Istămbun. Eo biển Pốtsbruưt phân ranh giới giữa hai châu đi qua giữa thành phố, các khu phố dọc theo bờ biển Macmara kéo dài tới 40km. Phần Âu châu của bờ tây eo biển được một phần của vịnh (vịnh Kim Giác) cắm sâu vào đất liền chia làm hai khu, phía Bắc là khu Pâyzeru, phía Nam là khu thành cổ. Phần châu Á thuộc bờ đông của eo biển, được gọi là Suưt-ta-rơ. Tổng diện tích của toàn thành phố 220 km2.

Istămbun c̣n được mệnh danh là thành phố "Cố đô ngàn năm". Tên cũ là Pizăngtin, nó bắt đầu được xây dựng từ năm 658 trước công nguyên. Từ sau công nguyên, năm 330, Istămbun trở thành kinh đô của đế quốc La Mă và về sau trở thành kinh đô của đế quốc Pizăngtin, sau đổi tên thành Instămbua và có bề dày lịch sử hơn 1000 năm. Từ sau năm 1453, người Thổ Nhĩ Kỳ lập ra đế quốc Ôtsman và cũng vẫn đóng đô ở đây trong một thời gian dài, và bắt đầu gọi là Istămbun. Măi đến năm 1923, Thổ Nhĩ Kỳ thành lập nước cộng ḥa mới chuyển thủ đô về Ăngcara. Đô thành có lịch sử hơn 1000 năm này đă để lại biết bao nhiêu là di tích văn hóa cổ xưa. Khắp nơi ở đây đều có thể gặp những cung điện và thành lũy thời cổ đại, nhiều ngôi chùa của đạo Itslam trang nghiêm cổ kính, mang phong cách của kiến trúc cổ xưa. Ngày nay, thành phố cổ này lại có thêm diện mạo mới. Istămbun đă trở thành một thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, và đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, trung tâm văn hóa lớn nhất của toàn quốc.

Istămbun là cửa ngơ ra vào của biển Đen, là nơi xung yếu của giao thông đường bộ giữa châu Âu và châu Á, dọc hai bên bờ eo biển đều có đường sắt và đường bộ thông tới các vùng của châu Âu và châu Á. Tháng 10 năm 1973, một chiếc cầu dài 1560m được bắc qua eo biển, đă làm cho đường bộ nối thông hai bờ, làm cho giao thông đường bộ giữa châu Âu và châu Á càng thêm thuận lợi.