Đế Thiên Đế Thích

Minh Nguyệt

 

Thưa quý thính giả, khi đến Campuchia, du khách không thể không đi thăm Angkor, cố đô của vương quốc Khmer, nơi có những quần thể kiến trúc cổ kính và đặc sắc nhất không những của Campuchia mà còn của cả thế giới cổ đại nói chung.
Cố đô Angkor nằm giữa một khu rừng rậm thuộc tỉnh Xiêm Riệp, cách thủ đô Phnom Penh khoảng hơn 200 cây số.
Gắn liền với cố đô Angkor có hai cái tên chính, đó là Angkor Wat và Angkor Thom. Angkor Thom có nghĩa là thành phố lớn, được vua Jayavarman đê. VII xây dựng, trong đó có đền Bayon nổi tiếng. Còn Angkor Wat có nghĩa là thành phố đền; trong đó từ Angkor nghĩa là thành phố và Wat có nghĩa là đền hay chùa. Ở VN ngày trước, bắt chước cách gọi của người Trung Hoa, cha ông chúng ta thường gọi Angkor Wat là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là Đế Thích. Cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích.
Trong khu Angkor, giữa vô số đền đài và cung điện cổ
kính, Angkor Wat được xem là hùng vĩ và tiêu biểu nhất. Có thể nói Angkor Wat không những là một công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vương quốc Khmer, một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của Campuchia mà còn là một trong những ngôi đền thiêng liêng cổ kính nhất còn lại trên thế giới, một trong những kỳ quan đặc sắc nhất hiện nay.
Angkor Wat quan trọng đến độ đối với giới nghiên cưù lịch sử, văn hoá, tôn giáo và nghệ thuật Campuchia ở khắp nơi, Angkor Wat đồng nghĩa với Campuchia nói chung. Nói cách khác, người ta không thể hình dung ra diện mạo đích thực của Campuchia nêù không nhắc đến Angkor Wat. Đó là hình ảnh tiêu biểu của Campuchia cũng như Trống đồng Đông Sơn hay chùa Một Cột là những hình ảnh tiêu biểu của dân tộc VN. Tuy nhiên, nên biết sự so sánh này ít nhiều khập khiễng. Cả trống đồng Đồng Sơn lẫn chùa Một Cột đều không thể so sánh với Angkor Wat về kích thước cũng như về tầm vóc và sự đa dạng trong ý nghĩa văn hoá trong phạm vi thế giới.
Angkor Wat có ý nghĩa lớn lao về lịch sử, về tôn giáo và về nghệ thuật. Theo truyền thuyết, Angkor Wat được thần Indra của Ấn giáo xây cho người con trai của ông trong một đêm. Trên các phiến đá ở Angkor Wat có những lỗ tròn, người ta cho là dâù tay của thần Indra. Lúc mới phát hiện Angkor Wat, bàng hoàng trước sự đồ sộ và kỳ vĩ của nó, một số nhà khảo cổ và sử gia Pháp đã nêu lên giả thuyết là chính những người Ai Cập cổ, tác giả của những kim tự tháp vĩ đại trên đất nước Ai Cập, hoặc những người Hy Lạp, tác giả nhiều công trình kiến trúc tuyệt vời ở thành Athens, đã góp phần xây dựng nên Angkor Wat. Tuy nhiên, các giả thuyết vu vơ ấy nhanh chóng bị bác bỏ. Dần dần, người ta đi đến kết luận là chính những người Khmer đã xây dựng nên tác phẩm kiến trúc vĩ đại này.
Về phương diện lịch sử, Angkor Wat là dâù vết của thời đại hoàng kim của Campuchia, bắt đầu từ đầu thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 14, giới sử gia thường gọi là thời kỳ Angkor. Có thể nói đây là những thế kỷ rực rỡ nhất trong lịch sử Campuchia. Về phương diện chính trị, Campuchia xây dựng được một đế chế thống nhất và hùng mạnh. Trong nhiều thế kỷ, họ ngoan cường tranh đâù giữ vững được nền độc lập trước những âm mưu thôn tính từ hai nước láng giềng là Thái Lan và Chiêm Thành. Về phương diện kinh tế, nhờ đất đai rộng rãi và trù phú, và cũng nhờ thời gian hoà bình kéo dài, dân chúng sống khá sung túc. Trong thời kỳ Angkor, kinh đô Campuchia có khi nằm ở Yasoharapura gần thành phố Roluos hiện nay, nhưng chủ yêù là ở Angkor. Chính ở Angkor, các triều đại vua chúa liên tiếp nhau xây dựng nhiều cung điện nguy nga để ở, để làm lăng tẩm hoặc để thờ phụng. Nhờ vậy, Angkor trở thành một trung tâm tập hợp những quần thể kiến trúc vô cùng phong phú, đa dạng và đặc sắc của Campuchia. Hầu hết các cung điện ấy đều mang hình tháp bằng đá và bằng gạch, có khi lớn như một quả núi, được gọi là đền núi. Đến đầu thế kỷ 15, vì nhiều lý do Campuchia ngày một suy yêù và cuối cùng bị nước Xiêm, tức Thái Lan ngày nay, xâm lấn. Vua tôi người Khmer phải rời bỏ kinh thành đi lánh nạn. Nguyên cả vùng Angkor từ đó bị bỏ hoang. Cây cối càng ngày càng bao phủ thành một khu rừng rậm. Dâù vết của Angkor cơ hồ tan nhoà trong ký ức của dân chúng.  Hơn một thế kỷ sau, trong một dịp đi săn, một vị vua Campuchia tình cờ phát hiện lại dâù vết của cố đô Angkor. Tuy nhiên, lúc đó, không ai có ý định trở lại hay khôi phục Angkor cho nên sau đó, Angkor lại chìm vào quên lãng. Đến tận thế kỷ 19, khi Pháp bắt đầu dòm ngó Đông Dương, họ mới khám phá ra Angkor giữa khu rừng già rậm rạp. Các nhà thám hiểm và khảo cổ bắt đầu tập trung chú ý vào Angkor và Angkor trở thành một thắng cảnh trên thế giới kể từ đó. Như vậy, Angkor mang trong nó cả lịch sử thăng trầm và hưng phế của Campuchia, kể từ lúc thống nhất, hùng mạnh cho đến lúc suy thoái, bi. Thái Lan và Pháp xâm lấn.
Angkor Wat được khởi công xây từ năm 1122 và hoàn thành vào năm 1150, tức kéo dài trong hơn 1/4 thế kỷ. Cả khu đền này rất lớn, với chiều dài 1.500 thước và chiều rộng 1.300 thước, có hồ nước lớn bao quanh. Vượt qua hồ phía Tây là con đường dài 230 thước giữa hai hàng lan can bằng đá hình rắn được chạm trổ rất tinh vị Bước qua cổng chính lại có một con đường lát đá khác dài 350 thước cũng nằm giữa hai dãy lan can hình rắn. Cuối con đường ấy là khu đền chính của Angkor Wat, chiều ngang 215 thước, chiều sâu 187 thước và chiều cao 65 thước.
Đền Angkor Wat được xây theo kiểu kim tự tháp, gồm ba tầng. Tầng một cao 6 thước, tầng hai cao 13 thước và tầng ba cao 43 thước. Tất cả đều được kết hợp một cách hài hoà. Đứng xa, du khách có thể nhìn thấy toàn bộ công trình như một hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh; mỗi một bộ phận vừa có một vẻ đẹp riêng lại vừa góp phần làm tăng vẻ hoàng tráng của cả công trình chung. Khi đến gần, du khách lại càng kinh ngạc trước những chạm trổ vô cùng tinh tế trên các bức tường. Nói chung, tại Angkor Wat có rất nhiều tượng và phù điêu. Người Campuchia vốn rất thích và rất có khiếu tạc tượng.
Tượng họ tạc gồm nhiều loại khác nhau. Có tượng các thần linh, tượng các vua chúa, các bậc anh hùng trong huyền thoại cũng như trong lịch sử Campuchia, và cũng có cả hình ảnh các nàng tiên Apsara đang ca múa với những đường nét uyển chuyển và vô cùng sống động.
Đặc điểm nổi bật nhất của Angkor Wat là tính chất hoành tráng. Việc xây dựng Angkor Vat đòi hỏi một khối lượng đá khổng lồ, nhiều hơn toàn bộ số đá xây dựng các nền núi khác cộng lại. Kiến trúc đồ sộ này lại được xây dựng theo "luật vàng" hay còn gọi là tỉ lệ vàng đã từng được người Hy Lạp cổ phát hiện và áp dụng trong các công trình kiến trúc vĩ đại của họ. Theo luật này, một công trình kiến trúc chỉ có thể được nhìn thấy trọn vẹn từ một khoảng cách lớn gấp hai lần kích thước của nó. Các nhà kiến trúc Campuchia đã ý thức điều đó khi xây dựng chiều dài của các con đường dẫn vào đền cũng như chiều ngang và chiều cao của nó. Nhờ vậy, toàn bộ công trình Angkor Wat có một vẻ cân đối lạ lùng. Mỗi thành phần hoàn chỉnh đến mức không thể thay đổi hay xê dịch đi được. Người ta có cảm tưởng trước khi xây dựng, các nhà kiến trúc Campuchia đã có hẳn một mô hình được tính toán rất kỹ lưỡng và chính xác.
Được xây dựng sau Angkor Wat, Angkor Thom thừa hưởng những kinh nghiệm quý baù về xây dựng và kiến trúc của thế hệ đi trước đồng thời đánh dâù một số thay đổi quan trọng trong tín ngưỡng và trong nghệ thuật của người Campuchia ngày xưa. Nếu tư tưởng chủ đạo bao trùm Angkor Wat là Ấn giáo, tư tưởng bao trùm Angkor Thom, đặc biệt đền Bayon, là tư tưởng Phật giáo Đại Thừa. Đi vào Angkor Thom, du khách bắt gặp ngay hình ảnh 54 vị khổng lồ đang ôm ngang mình một con rắn vĩ đại. Đi sâu vào Angkor Thom, du khách không khỏi bàng hoàng trước đền Bayon tuyệt mỹ. Khu đền Bayon hình chữ nhật, một chiều dài 80 thước, chiều kia dài 57 thước, tức khoảng một phần ba diện tích Angkor Thom. Chính giữa đền là một điện thờ hình tròn với mười hai gian toả ra chung quanh, nối liền với vô số tháp nhỏ. Trên mỗi mặt tháp đều có hình mặt người với nụ cười Bayon nổi tiếng. Nụ cười vừa hiền hậu vừa thanh thản. Trong điện thờ chính có một pho tượng Phật đang trầm tư được khắc rất đẹp.
Nhiều người xem Bayon là một kiến trúc kỳ dị và huyền ảo nhất ở Á Đông nói chung. Có người gọi đó là phong cách lãng mạn. Các tác phẩm tạc bằng đá mà không hề có dâù vết gì là nặng nề cả. Từ nụ cười đến bàn tay, tất cả đều dịu dàng, toát lên một cái nhìn bao dung và thanh thoát. Tiếc thay đó cũng là tác phẩm kiến trúc và điêu khắc cuối cùng của thời kỳ Angkor. Sau đó, dường như các vua chúa Khmer không còn say mê vào việc dựng đền núi hay tháp thờ nữa. Cuối cùng, trước sức ép của ngoại xâm, họ đành bỏ mặc nguyên cả khu vực Angkor chìm trong hoang phế suốt cả bốn, năm thế kỷ. Hiện nay, đứng trước Angkor Wat cũng như Angkor Thom, trong đó tiêu biểu nhất là đền Bayon, người ta vừa ngưỡng mộ trước tài hoa và công sức của người xưa nhưng lại vừa ngậm ngùi trước những phế hưng của lịch sử.

Minh Nguyệt