|
Cuộc chiến 30 năm chống Cộng Sản của Biệt Kích HMông Lào |
|
Gần đây, dư luận thế giới bắt đầu chú ư tới vấn đề người Hmong tại Lào, một vấn đề kéo dài dai dẳng từ mấy thập kỷ nay. Vấn đề Hmong là kết quả của sự bất lực của chính quyền Lào trong việc giải quyết xung đột, của sự phủi tay của người Mỹ, cũng như của sự thờ ơ của chính trường quốc tế. Thảm kịch của họ là thảm kịch của những con tốt loay hoay trong một thế cờ chết, bị bỏ rơi trong khi các tướng sĩ đă từ lâu chơi các ván cờ khác, với những con tốt khác. Một người Hmong nh́n những năm tháng đen tối của họ như thế này: "Chúng ta đă không bíết ǵ tới những mưu đồ chính trị, chúng ta chỉ biết tới ḷng trung thành". |
Lực lượng Biệt kích Vàng Pao giờ đây đang kiệt quệ. |
ực lượng biệt kích Vàng Pao nay chỉ c̣n sống trong rừng với một cuộc sống tệ hại (Theo điều tra mới đây của tờ Time). |
|
Một gia đ́nh tứ đại đồng đường làm biệt kích chống Cộng Sản |
Họ có tới hàng trăm, có lẽ cả ngh́n người. Họ khóc và quỳ trước mặt tôi, kêu gào, "Ông cứu chúng tôi với, quân đội cộng sản sắp tới rồi". Tôi đă lội rừng bốn ngày để tới cái chốn bị bỏ rơi này, tít trong rừng rậm của Xaysomboune, miền Bắc Lào. Những người biệt kích Hmong đang phủ phục trước mặt tôi kia tin chắc rằng đời họ sắp sửa bị kết liễu. Họ biết họ là một nhóm người mà không ai đoái hoài tới, đang bị đè bẹp bởi một chiến dịch quân sự mà những nhà cầm quyền cộng sản của cái đất nước nhỏ bé của họ không chịu thú nhận là đang tiến hành. |
|
Quân đội chính quyền Lào đang thắt ṿng vây, và những người biệt kích Hmong chờ đợi một cách sợ hăi sự huỷ diệt sắp xẩy ra. Hàng trăm người Hmong quỳ lạy, van xin các nhà báo Time giúp đỡ. |
Trong những năm tháng phóng viên của ḿnh, tôi chưa bao giờ nh́n thấy một cảnh tượng nào như vậy: một đội quân rách nát, dắt díu theo vợ con than khóc, cầu khẩn tôi hăy đưa tin về cảnh ngộ khốn khổ của họ cho thế giới bên ngoài biết. Tôi đi giữa những đứa trẻ chết đói, người chúng mảnh khảnh mang sẹo bởi mảnh đạn cối. Những thanh niên trẻ đeo súng và địu những đứa trẻ con mắt nh́n vô hồn sau lưng xé áo chỉ cho tôi những vết thương của họ. Một ông già cầm tay tôi và di quanh viền một mảnh đạn nằm trong bụng ông. Một cô gái, không quá 15 tuổi, bấu lấy chân tôi, rên rỉ, "Họ giết chồng tôi rồi. Họ giết mẹ tôi, bố tôi, anh tôi…" Nhưng trước khi cô gái kể xong th́ những người khác đẩy cô ra để khóc than những mất mát của ḿnh. Ở trái tim của địa ngục này, không ai giữ độc quyền về đau khổ. |
|
Biệt kích Lee Fong, 25 tuổi, bỏ vải che mắt để lộ vết thương do đạn cối CS Lào gây ra. Mồ côi năm chín tuổi, Lê bắt đầu cầm súng chống lại quân đội chính phủ CS Lào từ năm mười tuổi. Thật là 1 chiến binh chống Cộng can trường! |
Ngày nay, sau gần ba
thập kỷ, lần đầu tiên cái nhóm người bị bỏ quên và càng
ngày càng teo tóp lại này bị quân đội chính phủ CS Lào
hoàn toàn bao vây. Họ bị kẹt trong những lối đi nhỏ
trong rừng, mọi lối thoát đă bị quân lính hoặc ḿn sát
thương chặn. "Lần này," Moua Toua Ther, 46 tuổi, cụt
tay, trưởng trại và là người chỉ huy cái nhóm quân trang
bị tồi tàn này, nói "chúng tôi sẽ không chạy trốn hay ẩn
nấp được nữa. Khi máy bay trực thăng tới th́ chúng tôi
sẽ bị làm thịt như súc vật vậy." |
|
Tướng Vàng Pao (đang chỉ tay) chỉ huy đánh Cộng Sản Lào-1974 |
Người Hmong di cư từ Tây Nam Trung Quốc tới Lào trong thế kỷ 19 và đă luôn luôn là những người tự hào và thiện chiến. Trong những năm 1920, người Hmong đă nổi dậy tại phần lớn nước Lào và ở Bắc Việt Nam, chống lại nền thống trị Pháp. Khi người Pháp dời Lào năm 1953, người Hmong lại thấy ḿnh đánh nhau, lần này chống lại nguy cơ cộng sản. Trong số những người nổi dậy có một tướng trẻ mang tên Vang Pao, người năm 1961 được CIA trao lệnh xây dựng một đội quân bí mật để chống lại những người cộng sản đang tấn tới. Trong thập kỷ tiếp theo người ta cho rằng gần một nửa trong số 40 000 lính của quân đội Vang Pao đă thiệt mạng. Và phần thưởng cho sự hy sinh ấy là ǵ? Hiệp ước ngừng bắn Paris năm 1973, báo hiệu sự chấm dứt của những giúp đỡ từ phía Mỹ. Vang tiếp tục đánh thêm hai năm nữa, nhưng khi sự việc đă rơ là Pathet Lào sẽ thắng th́ ông ta chạy sang Thái Lan và từ đó sang Mỹ. Ngày nay, khoảng 200 000 người Hmong sống trong các cộng đồng tị nạn ở Mỹ. Nhưng không phải tất cả những người Hmong đều may mắn như vậy. Khoảng 15 000 chiến hữu của Vàng Pao bị cắt đường chạy trốn và sống ṃn mỏi trong những rừng rậm của Lào. |
|
Tướng Vang Pao trước nhà ông ta tại California. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ ngừng giúp đỡ đồng minh của ḿnh. 200 000 người Hmong thoát được sang Mỹ, 15 000 người Hmong chạy vào rừng tiếp tục cầm súng chiến đấu chống Cộng Sản. |
|
Vang Pao -
1965 |
|
Bang Yang (đứng giữa), 14 tuổi, cùng những người dân làng khác van xin các phóng viên phương Tây cứu giúp. Chồng cô, Koua Pao Lee, mới 15 tuổi, bị quân chính phủ CS bắn chết một ngày trước khi cô sinh con! |
Trên vùng núi
Xaysomboune, Moua và các chiến hữu biệt kích của anh ngủ
một cách khổ sở trên lá, trong những túp lều phủ lá
chuối. Đa số đều không nhớ được họ đă phải di chuyển chỗ
ở bao nhiêu lần, nhưng họ nhớ họ đă mất bao nhiêu người
thân. Bhun Si, 42 tuổi, nói vợ và hai con trai anh bị
thiệt mạng tháng Mười vừa rồi. Bạn anh, Soum Sai, đă
chứng kiến hết: quân chính phủ tới, và bắn phụ nữ và trẻ
em từ khoảng cách có năm mét. Bây giờ bản thân Bhun
trông cũng như một xác chết. Tay trái anh chỉ c̣n có hai
ngón, anh mất những ngón kia v́ một quả B-41 giết 6
người Hmong khác. Chân anh vẫn chảy máu từ một vết
thương mưng mủ không lành từ 13 năm nay. Một bên mặt
cháy thui, một mắt và một tai chỉ c̣n là những cái hố
đen thui. "Chết hết cả rồi," anh nói. "Mười sáu người
trong gia đ́nh tôi đă chết, đă bị giết bởi chính quyền
CS". Trong thời gian ở trại, tôi nghe anh nhắc đi nhắc
lại một điệp khúc năo ruột "Nước Mỹ phải cứu chúng tôi".
|
|
Mỹ tiếp tế cho lực lượng biệt kích Hmong-1970 |