Kỳ quan Ăngkok

 

 

Angkor, xét về góc độ một kỳ quan, là một công tŕnh kiến trúc vĩ đại với những bức tường chạm khắc tinh xảo và độc đáo, song cũng cần bảo tồn trước sự tàn phá của thiên nhiên và con người.

Khi lần đầu nh́n thấy ngôi đền Angkor Wat giữa rừng rậm của Campuchia, nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đă rất bàng hoàng, không biết ḿnh tỉnh hay mơ trước những phế tích vĩ đại và tuyệt mỹ kia.  

Angkor gồm 259 ngôi đền nằm trên vùng rừng có diện tích 40km2 bao quanh thị trấn miền Bắc Siem Reap. Nhờ có ḥa b́nh trở lại với vùng đất bị chiến tranh tàn phá, ngày càng có nhiều du khách tới đây hơn bất kỳ giai đoạn nào trong gần 30 năm qua. Lần đầu tiên kể từ thập kỷ 70, các khách sạn và nhà trọ kín chỗ 100% vào dịp Tết của người Hoa, thời gian truyền thống cho ngành du lịch châu Á. Làng Angkor do người Pháp thiết kế 18 pḥng đă đăng kư hết chỗ từ nhiều tuần trước. Khách sạn Grand sang trọng 131 pḥng có giá hơn 310 USD/ngày mà vẫn kín người đặt trước. Đến với Angkor, người xem có cảm giác bí ẩn và độc đáo như đang được chiêm ngưỡng thành phố Chichen Itza của người Maya cổ ở Yucatan (Mexico) hay những thi hài Inca Machu Picchu ở Peruvian Andes. Song cũng giống như Peru, Campuchia ngày nay với những cuốn sách hướng dẫn mới nhất đưa ra cả những cảnh báo về ḿn trong ḷng đất, nạn bắt cóc, cướp bóc và sự không ổn định về mặt chính trị - đính kèm với danh sách các khách sạn, nhà hàng cùng với những lời khuyên khác cho du khách. Lượng khách du lịch tăng hay giảm là thước đo sự ổn định về chính trị ở Campuchia. Tháng 11-1998, có 2094 khách thăm quan đă tới Siem Reap, gấp đôi lượng khách tới đây cùng kỳ năm trước. Sự bùng phát này lại được tiếp thêm nhiên liệu bởi một hiệp định kư với Thái Lan, cho phép các chuyến bay hàng ngày từ sân bay Bangkok bay thẳng tới Siem Reap.  

Tuy nhiên, lượng khách du lịch tăng lên lại đặt ra mối quan ngại mới về việc bảo tồn Angkor. Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đă gửi một kế hoạch quản lư môi trường cho Chính phủ Campuchia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "điều tiết ngành du lịch". Song UNESCO không phải là đơn vị duy nhất quan ngại mà các Chính phủ nước ngoài cũng đang nỗ lực ủng hộ việc bảo tồn di sản thế giới này. Chẳng hạn, năm 1994, Nhật Bản khởi đầu dự án 4 năm khôi phục Thư viện miền Bắc (Northern Library) của đền Bayon. Từ 1995, các thành viên của trường Đại học Khoa học ở Cologne (Đức) đang làm công tác bảo tồn 1850 các bức tượng chạm khắc ở đền Angkor Wat. Italy đă gửi các kỹ sư xây dựng như ông Vittorio Gallinaro, để t́m cách ngăn ngừa sự sụp đổ của các tháp Pre Rup - ngôi đền xây dựng vào thế kỷ thứ 10.

Từ cuối năm 1992, UNESCO đă công nhận các đền đài Angkor là một Di sản Thế giới. Ngày nay, Chan Sok Thoun, một hướng dẫn viên du lịch người Campuchia đă trở về với công việc quen thuộc. Được UNESCO đào tạo, Chan đă hướng dẫn du khách bằng những câu chuyện về những vị vua Khmer đă từng trị v́ thành lũy bằng đá vĩ đại này.