Đó là nước
Népal, nằm trong dăy núi Himalaya. Một thủ đô, và cả một đất nước ngập
ch́m trong không khí sùng bái và thờ phụng với nhiều đạo giáo "chung
sống ḥa b́nh". Đời sống hàng ngày và thờ cúng quyện lẫn mật thiết. Một
đất nước khép kín, với nhiều tập tục gắn liền với tôn giáo. Népal là đất
nước cổ kính nhất thế giới, và nghèo thứ sáu trên thế giới...
Thủ đô Katmandu trông chỉ giống như một ngôi làng lớn nhất nước. Cảm tưởng
đập mạnh đầu tiên khi du khách đặt chân đến nơi đây - cũng như trên mọi
nơi ở xứ sở này - là các chốn thờ chen chúc và một không khí cúng bái,
kinh kệ, trầm hương nghi ngút ngập tràn... Người dân Népal coi các vị
thần và việc thờ phụng c̣n cần hơn cả ăn uống. Đạo Hindu (Ấn Độ giáo) là
tôn giáo chính thức của đất nước, là đạo của nhà nước (với 89% của dân
số); đạo lớn thứ hai là Phật giáo (9%), kế đến là Hồi giáo (2%). Song có
một điều khá hay - và thú vị - là tinh thần, cùng cảnh tượng "chung sống
ḥa b́nh", thậm chí ḥa đồng sinh hoạt và thờ phụng giữa các tôn giáo.
Cho nên Népal là một trong các nước hiếm hoi trên thế giới ở đó không hề
có chiến tranh tôn giáo. Có lẽ v́ vậy mà, với mười hai chủng tộc khác
nhau, nói 36 thứ tiếng khác nhau, tại xứ sở này vẫn không hề xảy ra
những cuộc chiến về màu da, sắc tộc, ngôn ngữ. Ở Népal không có tội tử
h́nh. Và giết một con ḅ cái th́ cũng xem như có tội ngang như giết chết
một con người vậy, tức có thể bị ngồi tù từ sáu đến bảy năm.
Dubar Square
là trái tim của Katmandu. Một thành phố trong một thành phố. Cuộc xâm
chiếm của người Anh đă để lại những dấu tích (trong đó có cả cái tên Anh
của khu phố trung tâm trên); nhưng ngay tại nơi đây, dấu ấn của nền văn
hóa và tôn giáo cổ truyền vẫn ngự trị, ưu thắng. Tại khu trung tâm này,
ta có cảm giác như chỉ có đền thờ và lâu đài (trong đó có lâu đài của
nhà vua, cổ kính, long lở nhưng vẫn trang nghiêm). Trên các bức tường,
các ban-công, các cửa ra vào - dù mới xây sau này hay có từ xưa - đâu đâu
cũng thấy những h́nh, dấu bí ẩn, hàm chứa ư nghĩa che chở, bảo vệ của
thần linh.
Ở Katmandu cũng như trên toàn xứ sở Népal c̣n nhiều tập tục mà hầu như
những ư định canh tân xă hội vẫn không đụng đến được. Gần Durbar Square
có một ngôi nhà nhỏ được chạm lồng với hai con sư tử đá canh gác lối ra
vào. Đấy là "nhà - đền thờ" của Kumari : hiện thân của nữ thần Parvati,
được "đầu thai" và nhập vào h́nh hài của một em bé gái được ăn bận và
trang điểm toàn một màu đỏ, màu mà các vị thần ưa thích nhất (!). Vai
tṛ thần nữ giáng thế đó của em bé sẽ kết thúc lúc đến tuổi dậy th́ và
cũng có thể sớm hơn nếu nhỡ có bị sây sát, thương tích khiến nhỏ máu.
Với giọt máu nhỏ ra đầu tiên đó, tính thần thiêng của cô gái cũng sẽ
mất. Cho nên em gái - thần nữ bị cấm chơi, chạy và mỗi năm chỉ được đi
ra ngoài có một lần trên một chiếc kiệu; và lúc đó, không chỉ đám đông
mà ngay cả nhà vua nếu đi ngang qua cũng phải cúi đầu. Khi hết vai tṛ
thần nữ, phải trở về với cuộc sống thế tục, cô gái hiếm khi lấy được
chồng, v́ người ta tin rằng người nào lấy cô ta sẽ chết ngay trong năm
hôn phối.
Chúng ta phải chờ 5 năm nữa mới đến năm 2000. Nhưng người dân Népal th́
đă qua năm 2000 từ hơn năm chục năm nay; bởi lẽ lịch của người Népal được
tính từ 57 năm trước Công nguyên (do quyết định của một vị vua Hindu,
lấy năm đầu của triều đại trị v́ của ông ta làm khởi điểm của lịch
Népal). Ngay hiện giờ các công văn giấy tờ của chính phủ (nước Népal vẫn
theo chế độ quân chủ lập hiến) đều đề ngày tháng theo lịch cổ truyền của
Népal : năm 2001 chẳng hạn sẽ thành năm 2058 !
Népal c̣n có tục "Ngày phụ nữ". Có lẽ đây lại là mỹ tục. Từ ngàn năm người
Népal đă có tập tục "Ngày các mẹ". Về sau này, lại có thêm tập tục "Ngày
các bà vợ". Trong ngày đó người chồng phải chiều theo và thỏa măn mọi ư
muốn của vợ; bà ta được giải phóng mọi công việc nội trợ và được ăn bận
đẹp.
Các tầng lớp tân tiến của Népal lấy làm "rầu" nhất, lo cho sự tiến bộ và
phồn vinh của đất nước là "tệ nạn" lễ hội. Trong một năm 365 ngày th́ đă
mất đi 120 ngày là lễ hội, đa số là lễ hội tôn giáo. Không chỉ có thế.
Bảy ngày trong tuần th́ chỉ có hai ngày thứ ba và thứ năm là ngày "tốt"
để làm lụng, c̣n th́ những ngày c̣n lại đều coi như kiêng kỵ, mỗi ngày
chịu sự chế ngự của một vị thần. Ngoài ra c̣n hàng loạt các ngày lễ, hội
hè của địa phương hay gia đ́nh, ḍng họ; mỗi lễ hội như vậy thường kéo
dài hàng tuần, thậm chí cả tháng; rồi lễ hội mùa, lễ cho trẻ nhỏ, cho người
già, ngày kỵ giỗ ông bà... Trong các lễ hội, không chỉ có cúng bái trong
chùa chiền, đền thờ mà cả những đám rước với đông đảo quần chúng, đeo
các mặt nạ kỳ quái và rước lọng các bức tượng của các vị thần hay các
lingas (dương vật biểu trưng của thần Siva).
Népal hàng năm vẫn thu hút đông du khách không chỉ v́ những nét độc đáo,
những tập tục cổ truyền đầy rẫy trong sinh hoạt của đất nước này, mà c̣n
v́ kỳ quan thiên nhiên số 1 của thế giới : dăy núi Himalaya và đỉnh
Everest, cao nhất địa cầu. Trong số mười bốn đỉnh núi cao trên 8.000 mét
của thế giới th́ chín đỉnh đă thuộc về Népal. Cao nhất là đỉnh Everest -
được dân địa phương gọi là Sagarmatha (Tiên mẫu của thế giới) : trước
kia cao 8.846 mét, nay là 8.880 mét và đang không ngừng cao thêm, do được
nâng lên theo với Ấn Độ đang tiếp tục tiến dần về phía Bắc trong sự trôi
dạt của các lục địa.