"Trong mười
thước đo cái đẹp được ban tặng cho thế giới, Jérusalem sở hữu chín, cái
thứ mười thuộc về phần c̣n lại của thế giới".
Từ Urushalim tới Kinh thành David
Vào giữa thiên kỷ thứ IV trước Công nguyên (CN), trên sườn núi Sion thuộc
Jordanie mọc lên một trấn nhỏ xen giữa nhiều thành phố nằm rải rác tô điểm
cho vùng đất tươi đẹp, đó là Jérusalem. Trấn này bé nhỏ đến nỗi măi đến
thế kỷ XIX trước CN nó mới được nhắc đến trong một vǎn bản của Ai Cập. Và
nó bặt tăm suốt 500 năm sau đó.
Người ta t́m thấy sáu văn tự cổ viết vào thế kỷ XIV trước CN do một viên
quan cai trị thành phố có tên là Abdi Heba gửi cho đức vua trị v́, trong
đó Jérusalem được nói đến rơ ràng hơn.
Abdi Heba, một sủng thần của Pharaon, không hiểu sao quân Ai Cập rút khỏi
Urushalim - tên của Jérusalem thời đó, c̣n gọi là Shalim, tức Tịch Dương,
biểu tượng của trọn vẹn và b́nh yên.
Abdi cũng không hiểu sao bộ lạc du mục Hapirou (quân cát bụi) lại tấn công
thành phố. "Hapirou là cách gọi dễ duôi các sắc dân du mục", Pierre
Bordreuil, nhà khảo cứu Trường Đại học France, nói "Hapirou gọi mối liên
hệ ngôn ngữ với Hebreu chỉ tổ tiên người Do Thái.
Từ rất lâu, các chuyên gia Kinh thánh cho rằng những ghi chép về người
Hébreu trong các văn tự cổ đó là chứng cứ về các cuộc chinh phục của Josué
hay của David. Điều ǵ xảy ra với bộ tộc có tên là Hapiro (hay Hébreu) và
với Urushalim ? Họ đă chiếm thành phố này hay chiếm những vùng phụ cận ?
Bí ẩn bao trùm.
Những giai đoạn sau đó, khảo cổ học cũng không thể giải thích được điều ǵ
thực sự xảy ra ở Jérusalem.
Vào cuối thế kỷ 19, những nhà khảo cổ học Anglo-saxons như Robinsons,
Allbright, rồi từ năm 1967, những nhà khảo cổ người Israel - Mazar hay
Shilo với kinh Cựu ước làm kim chỉ nam, ra sức khai quật với hy vọng phát
hiện ra kinh đô lớn của David và của Salomon.
Nhưng khảo cổ học theo Kinh thánh có đáng tin cậy về mặt khoa học không ?
Cổ sử Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo trước t́nh trạng thiếu di vật như
thế có khách quan không ? Tất cả chứng tích, cổ vật t́m thấy đều ít thuyết
phục, thiếu các văn tự cổ, c̣n những phiến đá tự bao đời nay vẫn câm lặng.
Chỉ có một sự thật gây thất vọng: Jérusalem một thời tráng lệ dường như là
một trấn nhỏ.
Khảo cứu Kinh Cựu ước
Các nhà khảo cổ học miễn cưỡng cho rằng cách duy nhất để dựng lại lịch sử
Jérusalem giữa thế kỷ XIII và VIII trước CN là đọc lại và phân tích Kinh
Cựu ước.
Theo biên niên trong Kinh thánh, Jérusalem xuất hiện lần đầu trong hệ tác
phẩm Abraham dưới tên Salem, mượn theo tên của đức Chúa Shalim. Tại Salem
một vị tư tế Melkitsédeq (nghĩa là "đức vua chính đáng của tôi") phụng sụ
đức chúa tối cao El Elyon.
Những người biên soạn hệ tác phẩm này dường như đă giữ lại một kư ức, chắc
chắn là đă biến dạng, về ư nghĩa của việc thờ phụng Shalim. Ḍng truyền
thống này đă không bị gián đoạn: Jérusalem chắc là có một tầm quan trọng đối
với một số trong các tổ phụ người Do Thái, số ấy có thể là người Hébreu,
người Hittites hay một dân tộc nào đó trong vùng.
Tuy nhiên, sụ khẳng định nêu trên không thống nhất ở chỗ Israel ít xa lạ
với vùng này hơn nhiều so với những ǵ được ghi trong Kinh thánh.Theo Kinh
thánh, Abraham gốc gác vùng Lưỡng Hà, c̣n những khảo cứu đưa ra những kết
luận khác, bị bài xích bởi cả những người Do Thái giáo thuần thành, cho rằng
Kinh thánh bất khả xâm phạm, và những người Arập Palestine theo chủ nghĩa
dân tộc.
Dân Israel lần đầu được nhắc đến trên một bia mộ Ai Cập thời Pharaon
Merneptan (1208 trước CN), tiếp theo sau nhiều bộ tộc khác trong đó có người
Hittites, và tại một vùng đất tên Kinahou, có thể là Canaan ngày nay.
Trong những năm 60, các nhà khảo cổ cho rằng họ xác định được trên cao
nguyên Judée, nguyên mẫu của những ngôi nhà Israel bốn gian xây vào kỳ đồ
sắt. Thực ra, không thể phân biệt chúng với những ngôi nhà đồng bằng. Kể
cả đồ đất nung dùng trong nhà.
Dân Israel cũng có nền văn hoá giống người Canaan. Có giả thiết là Israel
chính là những người Canaan bỏ trốn hoặc chống lại sự đô hộ của Ai Cập,
đến náu tại những vùng núi cao.
Giả thuyết khác cho rằng người Israel là dân du mục Transjordanie cùng
ḍng máu Amorite, thậm chí có thể là hậu duệ của người Hyksôs - một dân
tộc thống trị vùng châu thổ sông Nil và Thế kỷ XVII trước CN. Người Israel
nói tiếng Hébreu thuộc nhóm ngữ Do Thái phương Tây, thứ tiếng gần gũi với
những phương ngữ khác của Canaan.
Một câu hỏi nữa: có phải Abraham từ Sumer đến ? Có thể khẳng định là dân
tộc Israel đă tồn tại ngay từ thế kỷ XIII trước CN, họ nói thổ ngữ Hébreu,
nhưng vô phương xác định gốc gác của họ.
Kinh Cựu ước ghi rơ về Jérusalem sau cuộc trốn khỏi Ai Cập, vượt sa mạc và
những cuộc chinh phục của Josué. Sau khi định cư tại Đất Hứa, 12 chi tộc
vẫn do những phán quan cai trị, đă yêu cầu tiên tri Samuel t́m cho họ một
vị vua. Sau là vua đầu tiên, sau đó là David, người chinh phụ thành Jébus
của người Jébus và cải danh thành Jérusalem.
Sau chiến tranh "Sáu ngày", Kinh thành David - đối tượng của nhiều cuộc
khai quật - đă được chứng minh tồn tại vào khoảng năm 1.000 trước CN.
Nhiều vết tích cho thấy đă có nhiều công tŕnh quan trọng từ trước thời
được cho là của David: các công sự cổ, các hệ thống thủy lợi... nhưng
những khám phá đó cũng chưa đủ để kết luận Jérusalem của David chính là
nơi thủ đô của liên bang 12 chi tộc Israel.
Một số nhà nghiên cứu khoa học lịch sử đă căn cứ vào hai bia chữ từ thế kỷ
IV trước CN, phủ nhận những phát hiện của khảo cổ học. Tấm bia nổi tiếng
nhất được t́m thấy ở TelDan (phía bắc Israel) có ghi lại đôi điều về nhà
David, tức là vương quốc của ông.
Các văn tự cổ c̣n ghi lại (cái tên dường như có gốc từ Shalim Salomon, con
trai David, đă cho xây một quần thể lâu đài và đền thờ hoàng tộc trên đồi
Jérusalem trên nền ngôi đền Shalim cũ để thờ một vị thần mới là YHVH
(Yahvé).
Salomon luôn được coi là người sáng lập đế chế và là nhà xây dựng lớn dù
khảo cổ học chưa thể chứng minh. Những ghi chép sử học đầu tiên về vương
triều Do Thái liên quan đến nhà nước phân liệt phía bắc đều nói đến
Israel. Nhà nước non trẻ này được tách khỏi chi tộc Juda và Jérusalem sau
cuộc xung đột chi tộc khi vua Salomon chết - được cho là vào năm 928 trước
CN. Hai nhà nước này có điểm chung duy nhất là cùng thờ Yahvé, nhưng
Israel được biết đến nhiều hơn. Theo các tài liệu lưu trữ ở Ninive Israel
liên kết với Syrie chống lại cuộc tấn công của quân Assyrie.
Vào năm 701 trước CN, liên minh này tan vỡ, lo sợ trước cuộc xâm lăng của
quâa Assyrie, dân Israel di tản về định cư tại Juda, làm thay đổi bộ mặt
thị trấn miền núi phía Tây Jérusalem cách xa các thương lộ chính này.
Để bảo vệ khu định cư mới này, đức vua Ezéchias - trị v́ từ năm 727 - 698
trước CN, cho xây thành lũy, hệ thống dẫn nước ngầm đă được t́m thấy vết
tích. So với những thành phố lân cận, Jérusa]em rộng 60 ha, nhỏ bé so với
Ninive - 720 ha, thủ đô Assyrie. Có thể v́ thế mà khi tàn phá Juda và bao
vây Jérusalem, quân Assyrie không thèm chiếm giữ.
Sau đó, phe thân Ai Cập ra đời tại Jérusalem là mũi nhọn đối đầu với
Babylone từ năm 597 trước CN. Mười năm sau, xung đột trở nên gay gắt,
Nabuchodonosor II, vua Babylone, chiếm Jérusalem, phá đền thờ và lưu đày
giới thượng lưu đến vùng Lưỡng Hà. Sau đó nữa là sự phát triển chậm chạp
của Jérusalem. Chậm chạp ít nhiều là do những mâu thuẫn vẫn c̣n đó.
|