Nghệ thuật
Gandhara là loại hình nghệ thuật đặc sắc của Hồi giáo, phát triển ở những
khu vực thuộc Tây Bắc Pakistan và miền Đông Afganistan từ thế kỷ I trước
công nguyên và thế kỷ VII sau công nguyên. Nguồn gốc của loại hình nghệ
thuật này rất khác so với những loại hình nghệ thuật xuất hiện sau nó.
Gandhara là tên gọi của vùng đất Gandhara, nơi giao thoa của nhiều nền văn
hoá. Vùng đất này đã bị Alxande Đại Đế chinh phạt vào năm 326 trước công
nguyên. Sau đó, Vua Asoka đã mang Phật giáo đến vùng đất này vào thế kỷ
thứ 3 trước công nguyên. Từ đó, Gandhara trở thành thánh địa Phật giáo lớn
thứ hai của đất nước này với rất nhiều tu viện. Chính vì vậy, nghệ thuật
Gandhara là sự kết hợp của cả nghệ thuật Ellenestic hay những quy tắc mỹ
học thời kỳ La mã và nghệ thuật Ấn Độ.
Để miêu tả những truyền thuyết phật giáo, thì những nghệ nhân Gandhara đã
kết hợp những đường nét và kỹ thuật của nghệ thuật La Mã với những chùm
nho, chú tiểu đồng đội vòng hoa, nhân mã... Tuy nhiên về cơ bản cách miêu
tả của họ thì vẫn theo phong cách nghệ thuật Ấn Độ. Những nghệ nhân này đã
khắc hoạ hình ảnh Phật tổ với khuôn mặt trẻ trung của thần Applo trong bộ
trang phục giống các bức tượng La Mã. Một số học giả đã cố gắng gắn những
bức tượng nghệ thuật Gandhara với thần thoại Hy Lạp - La Mã. Tuy nhiên
những nỗ lực này đã thất bại vì các chủ đề của nghệ thuật Gandhara đều
xoay quanh Phật giáo do đó có thể nói nghệ thuật Gandhara chủ yếu mang ảnh
hưởng của nền văn hoá Ấn Độ.
Nguyên liệu được sử dụng để làm tượng trong nghệ thuật Gandhara là đá xanh
và những phiến đá màu xanh xám thường được sử dụng giai đoạn đầu của vǎn
hoá Gandhara, sau này vào thế kỷ thứ III sau công nguyên, vừa được sử dụng
ngày càng nhiều. Ban đầu, những tượng này còn được mạ vàng.
Bức tượng điển hình cho nghệ thuật Gandhara là bức tượng Phật đứng hoặc
ngồi với tư thế tay Mudars, một trong bốn tư thế tay chủ yếu. Đây là bức
tượng rất nổi tiếng; hàng trăm, hàng nghìn phiên bản của nó hiện nay vẫn
còn tồn tại ví dụ như những bức tượng khổng lồ ở Bamiyan. Một bức tượng
điển hình khác là bức tượng Bodhisattva, vị thần ánh sáng trong tư thế
đứng hoặc ngồi, mang trang phục những đồ trang sức theo phong cách Ấn Độ
giáo. Điều này đã nói lên bản chất của nghệ thuật Gandhara là sự kết hợp
các nhân tố mỹ học và thần học của nhiều nền văn hoá.
Tóm lại, nghệ thuật Gandhara mang những nét của văn hóa Ellenetic và văn
hoá Ấn Độ thời kỳ đầu. |