Rùa Hồ Gươm - huyền thoại và hiện thực

 

 

Có lẽ không ở đâu trên thế giới này rùa được người ta bàn luận nhiều như  rùa Hồ Gươm ở Việt Nam, một loài rùa nước ngọt có kích thước khá lớn, dài gần 2m và cân nặng khoảng 200kg mỗi con.

 

Rùa Hồ Gươm không chỉ được biết đến như là một phát hiện mới về loài rùa trên thế giới mà đặc biệt hơn nó c̣n gắn liền với truyền thuyết trả gươm báu của vua Lê Thái Tổ hồi đầu thế kỷ 15.

 

Truyện kể rằng thần Kim Quy (Rùa Vàng) đưa cho Lê Lợi (tên trước khi lên ngôi của vua Lê Thái Tổ) chiếc gươm thần mà nhờ đó ông đă đánh thắng quân xâm lược nhà Minh. Sau khi giải phóng đất nước, Lê Lợi trong một lần thưởng ngoạn trên mặt hồ thấy Rùa Vàng nổi lên mặt nước bèn trả lại gươm thần. Rùa Vàng nhận lại gươm rồi từ từ lặn xuống nước. Kể từ đó, hồ có tên là Hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay Hồ Gươm.

 

Hồ Gươm, không chỉ là một cảnh đẹp giữa trung tâm thủ đô, mà c̣n mang một giá trị to lớn về mặt di sản, tạo nên một không gian về lịch sử và tâm linh, trở thành một nét đặc trưng nhất của Hà Nội, thành phố ḥa b́nh, và của một dân tộc kiên cường, khi cần có thể dùng gươm giáo để giành độc lập tự do và lại rất ḥa hiếu trong thời b́nh.

 

Có một điều may mắn là cho đến nay dưới ḷng hồ vẫn c̣n tồn tại con rùa mà v́ nhiều lư do vẫn chưa xác định được rơ tuổi tác, bởi vậy đă tạo ra một huyền thoại sống măi. Vài năm trở lại đây, rùa Hồ Gươm liên tục nổi lên trên mặt nước, nhất là vào thời điểm thay đổi thời tiết, thu hút sự chú ư của người dân thủ đô.

 

Phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đ́nh Đức, một nhà sinh học chuyên nghiên cứu loài rùa này hơn chục năm qua khẳng định rằng đây là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới và có thể là loài mới. Ông không đồng t́nh với ư kiến cho rằng rùa Hồ Gươm có thể cùng loài với rùa được phát hiện gần Thượng Hải, Trung Quốc (Rafetus swinhoei) khi nêu ra sự khác biệt về h́nh thái mai, sọ rùa giữa rùa Thượng Hải và rùa Hồ Gươm được t́m thấy cách đây 30 năm và trưng bày tại đền Ngọc Sơn.

 

Tiến sĩ Đức cho biết các nhà khoa học quốc tế như tiến sĩ Peter Maylan, đại học Eckerd, giáo sư Kraig Adler, đại học Cornell của Mỹ  đồng ư với quan điểm của ông Đức cho rằng rùa Hồ Gươm thuộc loại rùa mai mềm nước ngọt, là loài rùa thứ 5 có ở Việt Nam và cũng là loài rùa thứ 23 trên thế giới (hiện nay có 22 loài rùa nước ngọt trên thế giới được biết đến).

 

Ông Đức nhận định rằng rùa Hồ Gươm không phải là rùa tự nhiên vốn sống tại hồ mà được mang từ nơi khác tới thả tại đây. Ông lư giải rằng Hồ Gươm là phần c̣n lưu lại dấu tích của chuyển dịch ḷng sông Hồng và cùng với hồ này Hà Nội c̣n có các hồ khác như hồ Tây, hồ Thuyền Quang, hồ Bảy Mẫu. Tuy nhiên, chỉ riêng Hồ Gươm là có loài rùa này. Mặt khác, nhiều nơi quanh vùng Lam Kinh (Thanh Hóa) người ta từng bắt được những con rùa lớn, nặng tới 150 kg. Từ đó, ông Đức đưa ra một giả thuyết rằng rùa Hồ Gươm được Lê Lợi mang từ quê hương Thanh Hóa của ḿnh thả vào hồ. Tiến sĩ Đức đặt tên khoa học cho rùa Hồ Gươm là loài Rafetus leloii.

 

Có một số ư kiến cho rằng hiện nay rùa Hồ Gươm có đến 5 con nhưng ông Đức chỉ tin c̣n có một con duy nhất.  Tuy nhiên, chắc chắn có một điều là rùa Hồ Gươm đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa bởi các yếu tố tác động bên ngoài, do môi trường, do con người và bởi cả tuổi tác của nó.  Do vậy, ư kiến chung của người dân thủ đô là cần thiết phải duy tŕ loài rùa quư này, nhất là khi con người có thể áp dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học vào cuộc sống.

 

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng cần có những giải pháp khả thi để vừa bảo tồn được lâu dài di sản vật thể (rùa Hồ Gươm) và đồng thời cũng là để bảo vệ di sản di sản phi vật thể (truyền thuyết trả gươm báu). Ông nói: Huyền thoại nên để tồn tại măi măi nhưng những ǵ về khoa học th́ không nên để hoài nghi măi được./.