Kiến trúc xưa của Vit Nam                                                                                Nguyễn  Bá Lăng
 

Hưng Yên

 

 

― Bến Lực Điền - H.Yên Mỹ - T.Hưng Yên

Bến này có nghề nung vôi thịnh đạt. Xưa trên khúc sông Nghĩa trụ này có bắc cầu đá, ngày nay là đường nhựa Hà nội - Hưng Yên, vì nhiều xe lớn chạy qua nên cầu đá được thay thế bằng cầu sắt. Duy bia đá kể việc bắc cầu đá xưa vẫn còn để lưu lại hình bóng cũ.

 

― L'embarcadère  Lực điền

Il y a ici de nombreux fours à chaux et la fabrication est florissante. Il y avait un pont en pierre, maintenant, il est remplacé par un pont métallique servant de passage aux autobus de la ligne Hanoi -Hưng Yên.

 

 

―  Làng Thuần Xuyên - H.Ân Thi - T.Hưng Yên

Một cảnh tượng tương đối phong lưu ở miền quê: nhà ngói 3 gian với phên liếp che 2 gian hàng hiên. Thêm 3 gian nhà gạch kiểu tây mới làm về sau. Đống rơm ở góc sân. Mùa lạnh bà nội trợ chùm khăn quấy nồi cơm trên bếp lò.

 

―  Village de Thuần xuyên, D.Ân Thi, P.Hưng Yên

Une vie aisée à la campagne:

Une maison en brique à trois travées couverture de tuiles et munie d'écrans de bambou tressé qui protègent la véranda. Une autre maison également à trois travées mais de style occidental prolonge la première.

Une meule de paille est installée dans un coin au bout de la maison. Comme il fait froid, la jeune femme doit se couvrir d'un fichu en travaillant la cuisine.

 

 

―  Làng Bụa (Phần hà) - H.Ân Thi - T.Hưng Yên

Quang cảnh 1 nhà tương đối khá giả: nhà gạch, mái ngói có bể nước xây mái khum ở đầu hồi với những chum, những chĩnh, những chậu sành. Nhà có mảnh vườn rau ở kế bên, có trồng cau ở trước mặt. Bà già ăn mặc tươm tất theo lối cổ truyền: áo dài rộng, nón thúng, quai thao, dép da cong.

 

―  Scène de vie quotidienne au village Bụa - D.Ân Thi - P. Hưng Yên.

Une dame dressée en ancien costume traditionnel: Longue et ample robe, grand chapeau rond avec deux grands pendentifs en soie colorés, sandales en cuir fortement relevés.

Maison à pignon décoré.  Citerne et jarres en terre cuite, potager et aréquier.

 

 

― Đền Phù Ưng - P.Ân Thi - T.Hưng Yên

Đền dựng tương truyền trên nền quán bán nước chè của bà mẹ tướng quân Phạm Ngũ Lão.

Mặt đền mở ra ở đầu hồi có lẽ cũng là tôn trọng quán tranh xưa cũng mở ra như thế, duy có thay đổi là tường xây gạch, mái lợp ngói uốn cong ở góc và đắp nặn trang trí lên bảng hổ ở 2 bên lối vào và khung cấp xây trên mái mặt tiền.

Mộ tướng quân lập trong vườn sau đền. Bi đình xây trước mộ với mái khum như trong hình vẽ này là kiến trúc khoảng thập niên 1920

 

― Le temple de Phù Ưng - D.Ân Thi - P.Hưng Yên est édifié dit-on sur l'emplacement de l'auberge qu'avait tenu la mère de Phạm Ngũ Lão célèbre général des Trần au 13e siècle. La façade principale du temple s'ouvre sur au bout de la construction. Les modifications au temple sont la construction en maçonnerie de brique, la couverture en tuiles et les décors en relief aux deux panneaux accostant l'entrée et sur le fronton en gradins surplombant la façade principale.

Le tombeau du chef militaire se trouve derrière le temple. Il est précédé par le pavillon de stèle au toit en curviligne dont le sommet en cubique. Il est construit aux environs de 1920.

 

 

―  Đền Mậu Dương

Đền thờ bà Tống Thái hậu đời Tống? dựng bên hồ Bán Nguyệt thị xã Hưng Yên (Phố Hiến xưa). Cổng đền làm 3 cửa vào cách nhau bằng 2 lô hương. Cửa chính bên trên xây sân thượng với lầu gác nhỏ.

Mặt trước, mặt sau xây trụ nanh nhô ra. Hai bên toàn thể cổng cũng xây thêm 2 cây trụ lồng đèn cùng một kiểu nhưng trên chóp gắn sấu ngồi chầu. Cổng nằm dưới bóng đa cổ thụ cũng là một cảnh tiêu biểu của hồ Bán Nguyệt phố Hiến.

 

―  Temple Mậu Dương

Dédié à Dương Thái hậu, une reine mère chinoise des Tsong. Le temple est érigé au bord du lac Semi

Circulaire de la ville Hưng Yên. Le portique du temple comporte trois entrées reliées par deux brủle parfums en maçonnerie. L'entrée principale la plus grande est munie de pylônes en avant et en arrière et d'un petit pavillon sur terrasse.

 

 

―  Chùa Chuông - Kim Chung Tự - Xích Đằng - Thị xã  Hưng Yên

Là một ngôi chùa danh tiếng có tam quan xây đồ sộ, phía sau bước xuống một cầu đá xanh. Trong chùa có những tượng đẹp và trên mái nhà hậu có hai gác chuông nổi lên ở hai đầu.

Ở vườn chùa có một kiểu tháp độc đáo: hai tầng dưới vuông chém cạnh, tầng thứ 3 tròn, mái khum, nắp liễn và tận cùng bằng 1 trụ tròn đắp cánh sen.

 

―  La pagode Kim chung  - Ville de Hưng Yên

Cette grande et célèbre pagode se trouve à la ville de Hưng Yen. Elle se remarque par son portique en maçonnerie de briques et par son pont en pierre. Le pavillon postérieur de la pagode se distingue par deux clochers qui surgissent aux deux extrémités de la toiture.

Un stupa à la pagode Chuông à Hưng yên ville.

C'est un stupa qui présente une silhouette originale: les deux premiers niveaux sont construits sur plan carré biseauté, tandis que le troisième est rond et coiffé d'une calotte surmontée d'un pinacle en rotonde.

 

 

― Đình làng Đậu An - H.Tiên Lữ -  T.Hưng Yên

Đình làng không to lớn nhưng tiêu biểu cho 1 ngôi đình làng cổ truyền với mái ngói mũi hài, đường bờ hoa chanh gắn những con giống sành, đao góc duyên dáng. Có sàn gỗ trong lòng đình, 2 gian đầu có dựng chấn song trên đà và ván diệp chạm trổ.

Quang cảnh đình vui tươi với vườn hoa trong sân, với vòm cây vươn lên xanh tốt ở đầu đình, trụ nanh với cổng nách đi sang chùa làng dựng ở kế bên. Trong sân có xây bệ thờ là nơi mà hàng năm bầy hình nhân để diễn tích ông Đùng bà Đà mà dân làng thờ phụng.

 

―  Le Đinh de Đậu An - D.Tiên Lữ - P. Hưng Yên.

Le Đình n'est pas grand mais c'est une construction typique de "đinh" classique avec sa charpente en bois dur, son plancher sur pilotis, sa toiture de tuiles en écailles, ses arêtiers ajourés et ornés aux points de transition d'animaux fantastiques en grès ou en plâtre.

Le toit se relève gracieusement sur la claire-voie de menuiserie de la dernière travée et sur la petite porte latérale en maçonnerie accostée d'un pylône d'apparat.

On trouve près de là, devant la balustrade d'un petit jardin, une table d'offrande et une estrade en maçonnerie. Au cours de la fête annuelle du Đình, on dépose sur cette estrade les mannequins du génie Ông Đùng et sa femme Bà Đà pour commémorer  leur histoire.

 

 

―  Cổng Văn miếu Hải Dương - Làng Mao Điền - H. Cẩm Giàng

Cổng Văn miếu xây theo thế tam quan với sân thượng và 2 tầng mái đắp bên trên cũng 3 vòm cửa. Văn miếu xây ở làng Mao điền là đất võ nên người ta nói rằng cổng này trông có vẻ đẹp khí thế uy vũ là vì vậy.

 

― Le portique du temple est une construction à trois ouvertures au rez-de-chaussée et à l'étage. Ce dernier, fait à double toiture en maçonnerie, est construit sur une terrasse.

 

94) Văn Miếu Hải Dương ở làng Mao điền - H. Cẩm Giàng

Văn miếu Mao điền là 1 quy mô kiến trúc dài rộng thiết lập giữa đồng ruộng. Kiểu cách uy nghi trang nhã.

Ở đây là quang cảnh 1 góc sân chính điện: Giữa mặt tiền nhà hữu vu và cột trụ nanh toà điện Đại Thành xây hình cây bút lông tròn là cổng nách đi sang điện Khải Thánh thờ thánh phụ, thánh mẫu Khổng tử.

V.T.C năm 1943

―  Le temple de la littérature de Hải Dương est un vaste ensemble d'architecture, élevé au milieu des rizières qu'il domine par sa majesté sereine.

Ce dessin représente la vue d'un angle de la cour principale qui se trouve entre un pavillon latéral et le bâtiment de culte dont on voit le pylône d'apparat qui affecte la forme d'un pinceau de lettré.

 

 

―  Điện Đại Thành - Văn miếu  Hải Dương

Toà đại bái ở đây xây 5 gian 2 chái trên nền cao, mái trùng thiềm cổ diêm bít kín phảng phất chịu ảnh hưởng cung điện Huế vì được xây dưới triều Nguyễn (T.K. 19). Đặc biệt là 2 bên toà đại bái này có xây hai cây trụ nanh tròn đúng là kiểu cây bút lông của các nhà nho.

 

―  Le bâtiment principal du temple a cinq travées et deux dépendances. Elevé sur un soubassement de briques, il a une double toiture, rappelant les palais de Hué dont il subit l'influence, car il fut construit sous les Nguyễn au 19e siècle.

 

 

―  Chùa làng Hàn Giang tại thị xã Hải Dương

Chuà dựng ở phía tây thị xã và cũng nhìn về phương tây, quy mô vừa phải. Chính điện 5 gian tường hồi bít đốc. Tam quan có lầu chuông và 3 nấc cổng cao thấp rõ ràng và đều có 2 tầng mái đắp.

Điều đáng chú ý ở đây là cây tháp dựng bên tả chùa có kiểu lạ. Tháp xây vuông, 6 tầng dưới thu nhỏ dần dần, ở mỗi mặt nổi lên một khung cửa sổ nhọn đầu. Rồi đến tầng thứ 7 cao vọt lên với cửa sổ tròn và mái khum khum long đình và tận cùng bằng ngọn hồ lô nước cam lồ.

 

― La pagode Hàn Giang à Hải Dương

La pagode se trouve à l'ouest de la ville et s'oriente aussi à l'ouest. La salle de prière est un bâtiment à cinq travées avec des murs à pignon. Le portique à trois ouvertures est surhaussé au milieu d'un clocher et comporte sur ses trois parties des doubles toiture de maçonnerie.

Ce qui attire l'attention ici est le stupa à gauche de la pagode. C'est une tour carrée dont les six premiers niveaux, qui présentent sur leurs quatre faces des fenêtres saillantes en arc brisé, possèdent des dimensions  diminuant graduellement. Le septième niveau se détache par sa hauteur. Il expose une ouverture ronde sur chaque face et se coiffe d'un toit curviligne. Le tout mène à un sommet qui prend la forme d'une calebasse.

D'après photo en 1930 environ.

 
 

 

―  Chuà làng Cập Nhất (làng Gọp) - H.Thanh Hà - T.Hải Dương.

Chùa lập từ thời Lý năm 1506 đến thời Mạc có cuộc trùng tu lớn (1530) . Kiểu chủ yếu chùa hiện nay làm về thời Nguyễn nhưng hình dáng và chi tiết vẫn tôn trọng kiến trúc xưa.

Đáng lưu ý là toà nhà chứa cây tháp cửu phẩm làm gác cao với cửa sổ tròn và trên dưới đều làm vách gỗ. Nhà hậu có gác chuông gỗ nhô lên ở gian chính giữa với 4 đao góc cong và tường ở tầng dưới 2 gian đầu xây gạch Bát tràng sát ngay tầu đao mái cong.

 

―  La pagode du village Cập Nhất à Thanh Hà - P.Hải Dương est fondé sous les Lý en 1056, restauré  sous les Mạc en 1530. L'état actuel du monument est dủ, pour une grande partie, aux travaux sous les Nguyễn au 19e siècle mais l' ensemble et les détails respectent l'architecture ancienne.

Le pavillon à étage abrite le moulin de prière à neuf degrés. Il est à  remarquer que le clocher surgit sur le toit du bâtiment postérieur.

 

 

―  Chùa Minh Khánh tục gọi là chùa Hương Đại

Ở H.Thanh Hà - T.Hải Dương là ngôi chùa lớn danh tiếng . Vua Trần Nhân Tông trên đường vi hành lên núi Yên Tử đã từng trích máu ngón tay điểm huyết chứng nhận lòng sùng tín của Phật tử ở chùa này.Từ đó chùa trở thành 1 cảnh chùa lớn và được trùng tu duới triều vua Lê Thánh Tôn (1460-1497) và làm rộng lớn ra triều Tự Đức T.K 19

Quy mô chùa rộng lớn. Trong sân có nhiều nhang án và sập đá. Tam quan nguy nga với 3 tầng mái cong là đặc điểm kiến trúc của miền duyên hải Hải đông, Hải Phòng, Kiến An.

 

―  La pagode Minh Khánh - D.Thanh Hà - P.Hải Dương est connue grâce au récit du roi Trần Nhân Tôn. Au cours de son voyage aux montagnes Yên Phụ, ce dernier, ému par la réception de bonne foi des habitants de la région, s'incisa le doigt, égouttant du sang dans cette pagode qui devient ensuite un grand centre religieux.

Dans la cour de la pagode se trouvent de nombreuses tables à offrande et des lits de camps en pierre. Le portique est un bâtiment à trois travées et à deux appentis au rez-de-chaussée, à trois travées au premier étage et à une travée au second étage. Il a ainsi une triple couverture qui se retrousse aux angles. La conception d'architecture de portique à triple couverture est typique en cette zone de Hai Dương, Hai Phong et Đông Triều.

 

 

― Chùa Hương Đại

Chùa Hương Đại, huyện Thanh Hà

Ấy nơi nhỏ huyết của vua nhà Trần.

Hội muà, nô nức xa gần,

Tam quan đồ sộ, trong sân cỗ bầy.

Tam quan như trong hình vẽ ở đây cùng với chùa được xây dựng lại dưới triều Tự Đức (1848 -1883) bởi ông thượng Xuân Giang (người làng Xuân Giang) ;  gồm có 3 tầng mái: Tầng nhất 3 gian, 2 chái làm cao để có thể rước kiệu đi qua mà khỏi xuống vai. Tầng nhì 3 gian treo chuông trống, mặt ngoài gắn 1 hàng tượng tầu tráng men nhiều mầu sắc rực rỡ.

Tầng trên cùng làm nhô 1 gian thấp nhỏ, dáng rụt cổ so với Hiển lâm các ở Đại nội Huế, cũng 3 tầng tương tự, nhưng ở đây làm 3 tầng mái cong thành 1 kiến trúc có đường nét riêng

Chùa và tam quan đã bị rỡ phá trong đợt tiêu thổ kháng chiến năm  1947.

 

―  Le portique, d'après ce dessin, est construit à l'occasion d'agrandissement de la pagode sous Tự Đức (1847- 1883) par le ministre Xuân Giang.

C'est une construction à trois niveaux, originale par sa silhouette et par son style.

Il a été démoli en même temps que la pagode par la stratégie de Terre brủlée (pendant la guerre) en 1947.