Chuyện chưa ai nhắc đến

Việt Thường

 

Ngày 30-4-1975, cộng sản Hà-nội đă thôn tính trọn vẹn miền Nam Việt Nam. Đó không chỉ là sự bất ngờ của đại bộ phận nhân dân cả hai miền, mà nó cũng bất ngờ đối với những người cầm quyền ở Hà-nội lúc ấy, thông qua lời tự thú của Văn tiến Dũng trong cuốn “Đại thắng mùa xuân”. Cho nên cộng sản Hà-nội hoàn toàn không có kế hoạch tiếp quản miền Nam. Kẻ xâm lược và người bị xâm lược đều bị đảo lộn trong cái bất ngờ của 30-4-1975.

 

Người bệnh cạnh giường nhà thơ Tú Mỡ .

 

   Khu an dưỡng ở Quảng Bá (Hà-nội) chỉ dành cho cán bộ trung cao của cộng sản nằm dưỡng bệnh. Ngày 30-4-1975, nhà thơ trào phúng, trong nhóm Tự-lực Văn-đoàn, Tú Mỡ đang nằm dưỡng bệnh. V́ tuổi già cũng có mà c̣n v́ ông ân hận đă đi nhằm vào cửa Tố Hữu cung đ́nh, được Trường Chinh thay mặt chính quyền cộng sản, trao tặng huân chương, và trong phong trào Nhân-văn – Giai-phẩm, đă xuất hiện một bài thơ làm cho ông đau ḷng, nhớ lại những ngày hạnh phúc khi c̣n nhóm Tự-lực Văn-đoàn. Bài thơ ấy như sau:

“Từ ngày ông Tú được mề đay

Thơ, phú của ông đ… c̣n hay

Quản bút nay thành ống đu đủ

Đánh ác, trừ gian hết chua cay

Cung đ́nh lưng uốn ngồi một xó

Cái xích văn nô đáng buồn thay

Này này nhắn nhủ cùng bà Tú

Mua giấy xi-măng đắp mặt dày!!!”

 

   Ông đang kể lại cho mấy người nằm cạnh nghe về con đường đi vào ḍng thơ trào phúng của ông là nhờ Nhất Linh và nhóm Tự-lực Văn-đoàn. Bỗng cái loa truyền thanh vang lên, nhắc lại tin “chiến thắng 30-4” và đọc danh sách những thành viên trong bộ máy quản lư miền Nam của cộng sản. Một ông già, nằm cạnh Tú Mỡ bỗng nhỏm dậy cười ha hả: “Bác sỹ Nguyễn văn Thủ là tôi đây. Tôi… tôi được có tên trong danh sách ủy ban tiếp quản miền Nam. Mà… mà… sao chẳng ai bàn ǵ với tôi cả nhỉ. Ai… ai… đưa tôi vào Sài-g̣n… à… à… thành phố Hồ chí Minh bây giờ?” Mọi người ồ lên, nhưng chẳng ai ngạc nhiên v́ tất cả đă quá quen với lối sống được điều hành bởi Nam tào và Bắc đẩu. Chỉ có nhà thơ Tú Mỡ, cười ruồi:

- Bộ ông Sáu Thọ phải bàn xem anh có đồng ư không à?

 

   Chuyện về Tự-lực Văn-đoàn và Tú Mỡ tạm đóng màn. Ai về giường nấy, giăng mùng nằm cho ruồi khỏi quấy, để suy nghĩ về thân phận sẽ được đẩy lên hay quật xuống. Cả pḥng im phăng phắc đến độ tiếng ruồi bay đuổi nhau cũng nghe rơ mồn một.

 

   Từ lúc tiếng loa 30-4-1975 loan tin danh dách ủy ban tiếp quản miền Nam Việt Nam, cho đến lúc đó xe ô-tô đến đưa bác sỹ Nguyễn văn Thủ đi… làm nhiệm vụ cũng mất ba ngày. Nghĩa là ngày 4-5-1975. Bác sỹ Nguyễn văn Thủ lặng lẽ lên xe đi, bẻ mặt v́ cán bộ ủy ban thống nhất đến đón ông cứ bô bô: “T́m măi mới biết bác sỹ nằm ở cái xó này. Nghe tên ḿnh trên loa sao bác không điện thoại tŕnh diện với ủy ban thống nhất hay ban tổ chức trung ương?”

 

   Chỉ có người thường trực nhà an dưỡng chúc bác sỹ Nguyễn văn Thủ may mắn!

 

mèo mù vớ cá rán

 

   Câu nói trên của các cụ để lại thật đúng vào hoàn cảnh của bí thư trung ương cộng đảng Nguyễn văn Trân sau ngày 30-4-1975. Bởi v́ cái ông bí thư trung ương đảng này đă từng nổi tiếng là chịu chơi và chịu nói. Ngày c̣n giữ ghế bí thư trung ương đảng kiêm bí thư thứ nhất thành ủy Hà-nội, ông Trân có một việc làm nổi tiếng và một câu nói nổi tiếng:

+ Việc làm:  Ông ta bắt nhân t́nh cả hai mẹ con một nhà tư sản nổi tiếng, cư ngụ lâu đời tại phố Hàng Bồ (Hà-nội);

+ Câu nói: Khi giảng mở rộng nghị quyết 67/TU – tức là nghị quyết về giai cấp công nhân – ông ta đă cao hứng nhận xét: “Chưa chắc đảng ta (tức cộng sản) đă dám mở rộng dân chủ như thời nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng!”

 

   Ngày về ngồi ghế bộ trưởng công nghiệp nặng, ông Nguyễn văn Trân có một quyết định thật là “táo bạo” theo kiểu cộng sản. Chẳng là ông đă cưa được cô bé Nguyễn thị M., bạn học với con gái của ông, tài không? Cô bé này cao, đẹp lại thích đánh bóng bàn như ông Nguyễn văn Trân vậy. Ngày ngày mang vợt mousse đến nhà riêng của ông Trân, ṭa biệt thự cực đẹp, liền tường với biệt thự bà Nguyễn thị Thập, người khai phóng cho bà Nguyễn thị B́nh, đương kim phó chủ tịch hội đồng Nhà nước cộng sản Việt Nam ở phố Hàng Chuối, để có cữ dợt tay nghề. Và, để cho người đẹp biết quyền uy ông chủ là ǵ, ông Nguyễn văn Trân đă chỉ thị cho cục kiến thiết cơ bản thuộc bộ công nghiệp nặng phối hợp với bộ tài chính (về tiền vốn) và bộ xây dựng (về kỹ thuật) để xây một sân đánh bóng rổ và một hội trường đánh bóng bàn khá hiện đại ngay khu đất thuộc trường Bách-nghệ do Pháp thực dân xây dựng ở đường Hai Bà Trưng – Quang Trung. Vật tư và kỹ thuật cũng như các nhân lực đều ưu tiên cho công tŕnh này mặc dù lúc đó các nhà máy đang thiếu vốn và vật tư.

 

   Miền Nam được “giải phóng”, ông Nguyễn văn Trân được bộ chính trị cộng đảng cử ông phóng vào miền Nam lănh việc tiếp quản và quản lư các cơ sở kinh tế. Ông làm việc th́ ít mà chỉ lo đi bắt… gái điếm: trưa một em, tối một em, công khai dùng xe ô-tô Falcon của Mỹ để lại… đưa đón các em. Ông khoái các em hư hỏng hơn con nhà lành. Nhảy vào Sài-g̣n, ông như “mèo mù” (ông cận rất nặng) “vớ cá rán” (các em do Mỹ đào tạo nên vừa thơm nước bông vừa thạo tay nghề). Chỉ tiếc là, đi “trưa” và đi “đêm” nhiều quá nên ông gặp ma… dương – tức là dương mai và ông phải lén gặp riêng bác sỹ Lê kinh Duệ, chủ nhiệm khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai (cũng lại gặp mai) ở Hà-nội. Để làm ǵ th́ chỉ có ông Nguyễn văn Trân và bác sỹ Lê kinh Duệ biết với nhau mà thôi!

 

tái ông mất ngựa

 

   May rủi, rủi may xem như chuyện “tái ông mất ngựa” đời xưa, và thời nay là các ông Lê quư Quỳnh, bí thư tỉnh ủy Hải-hưng và Vũ Đại, phó chủ tịch, ủy viên thường vụ thành ủy Hà-nội.

 

   Chẳng là khi c̣n làm bí thư tỉnh ủy Hải-hưng, ông Lê quư Quỳnh có sáng kiến giao nhiệm vụ cho ty thủy lợi của tỉnh tuyển chọn chị em, có khó khăn mặt này mặt nọ, vào các công trường thủy lợi của tỉnh để mua vui cho ông và các đồng chí thân cận, cũng như khi cấp trên về tỉnh kinh lư. Nói huỵch toẹt ra th́ đó là “động quốc doanh” cấp tỉnh. Câu chuyện bị lộ v́ sự tranh chấp quyền hành giữa ông và Nguyễn Chương, nguyên bí thư tỉnh ủy Hải-dương, khi hợp nhất hai tỉnh Hưng-yên và Hải-dương thành Hải-hưng. Đôi bên đều có quan thầy cỡ bộ chính trị, nên ông Quỳnh được đưa về trung ương chờ thời, c̣n ông Nguyễn Chương thắng trận nhưng lại thua luôn v́ cái ghế bí thư tỉnh về tay ông Ngô huy Đông, bí thư tỉnh ủy Thái-b́nh sang… ngồi.

 

   Ông Vũ Đại khi làm phó chủ tịch Hà-nội kiêm thường vụ thành ủy, trưởng ban nông nghiệp thành ủy, trong lúc về công tác Nam-hà năng ở nhà giao tế, hứng t́nh gọi một nữ đoàn viên thanh niên, phục vụ nhà giao tế, vào nói chuyện đời. Ông say sưa kể thành tích khi làm bí thư đoàn thanh niên (trước Vũ Quang). Cô nữ đoàn viên say sưa nghe ông kể cứ như Đét-xđi-mô-na nghe Ô-ten-lô. Ông Vũ Đại tưởng bở, chắc tự hào tên ḿnh trùng với tên làng của nhân vật Chí Phèo trong chuyện ngắn của Nam Cao, nên ông diễn màn Chí Phèo say rượu gặp Thị Nở ngủ ở bờ sông. Nào ngờ cô đoàn viên thanh niên la lên, chắc to hơn tiếng la của Thị Nở. C̣n ông Vũ Đại chẳng có gan la át giọng Thị Nở như Chí Phèo, cho nên chuyện lộ và ông đành về ngồi cùng pḥng với ông Lê quư Quỳnh ở trung ương, đánh cờ ca-rô hoặc cờ tướng, chờ dịp đới công chuộc tội… với… ông Sáu Thọ.

 

   Thời cơ đó chính là ngày 30-4-1975!

 

   Ông Lê quư Quỳnh được bổ sung vào thường vụ thành ủy Sài-g̣n, giữ chức chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp của thành. C̣n ông Vũ Đại, cũng được bổ sung vào thường vụ thành ủy Sài-g̣n, giữ chức chủ nhiệm ủy ban kế hoạch của thành. Hai cái ghế thường vụ thành ủy Sài-g̣n này c̣n béo và thơm hơn ghế bí thư tỉnh ủy Hải-hưng và thường vụ thành ủy Hà-nội rất nhiều. Mỗi ông một vi-la đẹp, to lớn và tiện nghi bằng “năm, bằng mười hay nhiều hơn nữa” so với dinh cư của hai ông ở Hải-hưng và Hà-nội. Ô-tô th́ méc-xê-đéc, đẹp và êm cũng “gấp năm, gấp mười hay nhiều hơn nữa” so với xe Volga của Nga-xô. Cái thú vị nhất là hai ông tha hồ xả xú-páp. Đàn em trong đảng hoạt động nội thành rồi “hàng thần lơ láo” kiểu cựu dân biểu Ngô công Đức, cha đẻ kế hoạch thành lập khu tứ khoái cho lính Mỹ ở Thủ Thiêm (nhưng chưa kịp thực hiện) đă giúp hai ông có máu 35 này hưởng thụ tốc độ một tháng “tam thập dạ đế vương”.

 

chuỘT sa chĨnh gẠo

 

   Trước 30-4-1975, đại tá công an cộng sản biệt phái giữ chức cục trưởng cục phục vụ ngoại giao đoàn là Nguyễn văn Bút. Tuy ngồi cái ghế này cũng được đấm mơm khá nhiều, nhờ vào số nhân viên người Việt ở các sứ quán Ai-cập, Ấn-độ, Indonesia, vương quốc Lào, Đức, tổng đại diện Pháp, lănh sự Anh v.v…, nhưng cũng chỉ đến cái đồng hồ Seiko, vài chỉ vàng, hộp đá lửa, vài chai Johny Walker là cùng, hoặc vài trăm đô la Mỹ, mà phải cất dấu thật kỹ, lúc cần bán cho chân tay của ba Tàu làm kinh tài cho Trung cộng. So với miền Bắc lúc ấy là thuộc loại vớ bẩm.

 

   Trong khi đó, trung úy Phương Nam; phóng viên quân sự biệt phái ở báo Tiền phong (Hà-nội), một vợ, bốn con nhỏ, ở chui rúc trong một pḥng nhỏ đường Nguyễn Trăi, gần chợ Hàng Đa, lương tháng 65 đồng (biên tập 3) không thể đủ ăn dù chỉ là ăn cháo, cho nên hàng tháng phải bán máu ở bệnh viện Việt-Đức mỗi lần được 72 đồng, một bát phở tái, một hộp sữa và vào thị xă Hà-đông bán máu cho bệnh viện 354 (của quân đội) được 70 đồng chẵn. Điển h́nh mức sống của cán bộ sơ cấp của cộng sản. Là người Vĩnh-long, không vây cánh nên trung úy Phương Nam bị ṭa soạn báo Tiền phong đẩy khéo đi B (tức thâm nhập miền Nam). Trên đường Trường-sơn, xe ô-tô bị trúng bom, tất cả bị chết, riêng trung úy Phương Nam sống sót. Thế là được đặc cách lên lon đạo úy. Và, được theo Hoàng anh Tuấn trong phái đoàn quân sự ở trại David sân bay Tân-sơn-nhất, làm nhiệm vụ người phát ngôn và được đeo lon thiếu tá.

 

   Sau 30-4-1975, đại tá Nguyễn văn Bút giă từ Hà-nội vào Sài-g̣n giữ chức giám đốc sở ngoại kiều và thiếu tá Phương Nam được lên lon trung tá, giữ chức phó giám đốc cho đại tá Bút. Ở vị trí này, đại tá Bút chẳng thèm nhận vài chỉ vàng hoặc vài chai Johny Walker, cũng như trung tá Phương Nam đâu c̣n phải mỗi tháng hai lần bán máu mua gạo nuôi vợ và các con. Môi giới đưa đến cứ từ dăm chục cây một lần. Trung tá Phương Nam c̣n cô bạn lai Âu tóc vàng, mắt màu nước biển, lái xe Peugeot 404 đưa người đẹp đi nhà hàng Tri kỷ ăn thịt trúc (tức con tê tê), uống rượu huyết rắn hổ.

 

   Một người có thẩm quyền ở ban thanh tra bộ công an nói rằng: đại tá Bút có tới vài ngàn lượng vàng, chưa kể đô-la Mỹ, Franc Pháp và hột xoàn. C̣n trung tá Phương Nam có thua cũng chẳng thua đại tá Bút là bao. Dù có những thư tố giác về bộ công an và các cơ quan khác, nhưng đại tá Bút và trung tá Phương Nam chỉ phải chuyển công tác mà thôi. Không những thế, Phương Nam c̣n đeo lon đại tá.

   Th́ ra: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”.

   Các cụ nhà ḿnh ngày xưa giỏi thật!

 

kim loại màu vàng

 

   Sau 30-4-1975, ṭa nhà 3 tầng lầu ngay trước tượng Không tử, Chợ-lớn đă là đối tượng theo rơi của sở an ninh nội chính Sài-g̣n – Chợ-lớn, do thiếu tướng công an Mai chí Thọ làm giám đốc. Tổ theo rơi căn nhà đó do đích thân trung tá Sáu Ngọc, phó giám đốc sở chỉ đạo. Và, một buổi tối tháng 6-1975, nhân viên an ninh đến đọc lệnh khám nhà. Gia chủ là một người Tàu, đóng cửa nhà ngay từ trước ngày 30-4-1975, nằm “chùm chăn”, không đi lại buôn bán làm ăn ǵ, nghiêm chỉnh chấp hành lệnh và đă tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khám xét. Khi kiểm kê các “hàng bất hợp pháp”, trung tá Sáu Ngọc cười toe toét trước các bao vàng lá đủ loại: Kim thành, Sư tử, Ba quả núi – có sọc và không có sọc, đếm được gần 2 chục ngàn lượng; lại c̣n 3 hộp biscuit đầy hạt xoàn tất cả đều được lập biên bản rơ ràng, có mặt cả an ninh nội chính quận năm là thiếu tá Phong và đại diện Hội-hoa-liên. Chủ nhà và tang vật được giao về sở an ninh nội chính ở đường Trần Hưng Đạo. Nhưng, chỉ hai tuần lễ sau th́ đại sứ Trung cộng tại Hà-nội, là Trần chí Phương, gửi thư lên bộ ngoại giao cộng sản Hà-nội phản đối việc bắt bớ… V́, căn nhà đó là cơ sở hoạt động gián điệp của Trung cộng ở Sài-g̣n dưới các chính quyền miền Nam từ tổng thống Ngô-Đ́nh-Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu, và đă ngưng hoạt động trước 30-4-1975 là ngày cộng sản Hà-nội hoàn thành cuộc thôn tính và đặt bộ máy cai trị lên miền Nam Việt Nam. Chủ nhà được hộ tống ra Hà-nội cùng gia đ́nh và về Hoa-lục bằng xe lửa. C̣n vàng và hột xoàn? Khi nhận trao trả, phiá Trung cộng đ̣i thử lại và phát hiện rằng tất cả là vàng giả và xa-phia chứ không phải hạt xoàn. Đôi bên tranh căi, nhưng phía Trung cộng cứ theo biên bản vàng lá và hạt xoàn mới nhận. Nội vụ tạm chuyển ra trung ương giải quyết cũng như tạm ghi sổ là Việt Nam của Lê Duẩn nợ Trung cộng vậy, chờ hạ hồi phân giải.

 

   Câu hỏi rằng vàng giả và hạt xoàn giả là từ khi c̣n ở căn nhà đường Khổng tử hay nó chỉ hóa thân khi vào kho của Mai chí Thọ c̣n là một bí ẩn như trăm ngàn bí ẩn khác của xă hội cộng sản Việt Nam.

 

   Sau bài học đó, bộ công an được bộ trưởng Trần quốc Hoàn cho sáng kiến là khi tịch thu vàng và hạt xoàn của nhân dân dù giả hay thật th́ cũng chỉ ghi vào biên bản: vàng là kim loại màu vàng, và hạt xoàn là đá quư. Cái sáng kiến này đă giúp công an cộng sản tạm giữ vàng thật và hạt xoàn của dân. Và, nếu đương sự không có vấn đề ǵ th́ phần lớn được trả lại tang vật đúng là kim loại “màu vàng”“đá quư”.

 

   Đúng là khẩu khí của Hồ chí Minh rằng: “Chỉ có người cộng sản mới dám nghĩ, dám làm”. Tài thật!!!

 

lá số tử vi và kịch bản sân khấu

 

   Ngay sau ngày 30-4-1975, nhà văn quân đội cộng sản, trung tá Nguyễn Khải (nay là đại tá và là phó tổng thư kư hội Nhà văn Việt Nam cộng sản) đă có mặt tại Sài-g̣n. Bên cạnh công tác th́ ông cũng dành th́ giờ làm tư tác, nghĩa là đi thăm bố đẻ ở đường Vơ văn Tấn và vài người họ hàng, trong đó có ông Bùi tường Huân. Chẳng biết ông Nguyễn Khải nói ra sao mà ông Bùi tường Huân năn nỉ đưa ngày, giờ, tháng, năm sinh âm lịch để đưa ra Hà-nội xem tử vi giùm (!), chủ yếu xem cung quan lộc c̣n phát được hay không hay lại bị tù. Sài-g̣n bao nhiêu thầy tử vi, chỉ tay, tướng mặt v.v… lại  c̣n có hội Thông linh học, thế mà ông Bùi tường Huân lại nhờ Hà-nội giải đoán giùm lá số tử vi qua trung gian của nhà văn cộng sản Nguyễn Khải, đệ tử thân cận của trưởng ban tuyên huấn trung ương Tố Hữu! Tài thật!

 

   Ăn các món ăn đặc sản của Huế ở nhà ông Bùi tường Huân rồi, ông Nguyễn Khải c̣n được ăn cơm thịnh soạn ở nhà bố đẻ, có đông đủ một số họ hàng là “ngụy”. Chẳng biết Nguyễn Khải cao hứng nói thế nào mà bà cô ngắt lời ông Khải hỏi:

- Anh thấy Sài-g̣n có nhiều cột đèn không?

   Nguyễn Khải, gương mặt sáng sủa thông minh vậy mà cũng phải ngẩn ra một lúc mới trả lời được:

- Nhiều lắm…

- Liệu có đủ để mỗi cột đèn treo cổ một tên cộng sản không?

- Không!

Không khí bữa ăn trầm lại. Bà cô Nguyễn Khải cười mỉa:

- Nếu vậy mỗi cành cây treo cổ một đứa!

Trở lại tiếng cười khà khà đúng là của nhà văn quân đội, trung tá Nguyễn Khải lớn tiếng:

- Cũng không đủ!

Rồi Nguyễn Khải vui vẻ hỏi móc bà cô:

- Ghét cộng sản như vậy sao cô không đi Mỹ mà c̣n ở lại đây làm ǵ?

Bà cô cười khẩy:

- Người Sài-g̣n ai cũng muốn đi, chỉ v́ mắc kẹt nên tạm ở lại mà thôi. Ngay cột đèn, nếu có chân chúng cũng sẽ đi hết!

 

   Cả cuộc đối thoại trong bữa cơm hôm đó được cho lên kịch bản sân khấu do đoàn kịch điện ảnh dàn dựng. Mục đích là để nói lên cái chất “phản động” của dân Sài-g̣n. Dùng văn nghệ để chứng minh cho bài nói chuyện của trung tướng Hoàng minh Thảo ở hội nghị lịch sử quân sự, đại ư: “Cái sai của Nguyễn Huệ, một lỗi lầm chiến lược lớn nhật là không tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn Nguyễn ánh đă là nguyên nhân gây mầm họa sau này”. Chúng ta cần rút bài học lịch sử để không đưọc phạm sai lầm đó. Kịch đó của trung tá Nguyễn Khải không được Tư B́nh – tức Vũ đ́nh Liệu – chủ tịch Sài-g̣n cộng sản ủng hộ. Cho nên, vở kịch diễn được đúng một đêm ở nhà hát thành phố th́ phải gói phông màn, đạo cụ dông về Hà-nội.

 

   Cái ông nhân viên thu thuế muối thời Pháp thuộc ấy, quê ở Nam-định, thật là… tài, chẳng trách được ông Sáu Thọ cho giữ ghế chủ tịch Sài-g̣n. Khi sang Nga-xô, ông Tư B́nh tức Vũ đ́nh Liệu này đă gọi Nga-xô là “tổ quốc thứ hai” và chuyến đi đó là “cuộc hành hương về thánh địa”, lúc th́ bằng giọng Nam bộ cho ra vẻ Tư B́nh, lúc th́ giọng Nam… định cho ra vẻ Vũ đ́nh Liệu. Thế nhưng, có hai đứa con ông ta đă giải quyết: trai cho sang Pháp học thay v́ sang Nga và gái th́ vào làm việc ở Seaprodex thay v́ vào thanh niên xung phong xây dựng nông trường Lê minh Xuân.

 

  Đúng là nhờ sự kiện 30-4-1975 mà bao “người tài” lộ mặt. Thật mừng lắm thay!!!

Tháng 3-1993

http://hon-viet.co.uk