1) Tôi luôn luôn nghĩ rằng không nên xoi mói vào đời tư của người khác, kể cả đời tư của các lănh tụ. Việc các lănh tụ có vợ, có con là chuyện rất thường t́nh. Ông Hồ, cũng như bất cứ ông lănh tụ nào khác, cũng như bất cứ người nào khác, đều có thể có cuộc sống t́nh dục, cuộc sống gia đ́nh, có thể có vợ, có con, có thể ly dị với vợ, rồi lại lấy vợ khác. Những điều đó không ai nên can thiệp đến. Thậm chí, dù cho ông lănh tụ nào đó có vợ rồi, lại đi ngoại t́nh, cặp bồ với ai đó, như trường hợp Lênin, hay vợ sờ sờ ra đấy mà vẫn ngang nhiên ngủ với gái, hết cô này đến cô khác, như trường hợp Mao trạch Đông, hay đi hoang, rồi có con với người khác, như trường hợp Karl Marx. Những ví dụ này tôi không nói vu vơ, các sử gia và các nhà báo đứng đắn trên thế giới đă viết quá đủ, với những bằng chứng không thể chối căi, th́ cũng đáng phê phán đấy, nhưng cũng chẳng sao cả, trời không v́ thế mà sập được. Chỉ có cái đầu óc ngu muội, phong kiến của cái đám lănh đạo Cộng sản kênh kiệu, tự coi ḿnh là trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại hay là đỉnh cao trí tuệ loài người , mới nghĩ rằng phải tô vẽ cho lănh tụ thành một ông thánh sống, chí ít là một con người siêu phàm, không vợ không con, th́ càng thêm uy tín chính trị. Thế rồi cứ giấu kín cuộc đời riêng tư của các lănh tụ như là bí mật quốc gia số một, hễ ai động khẽ đến là trừng trị tàn nhẫn. Đấy, cái vụ vừa qua Đảng xử trí kỷ luật một cách thô bạo đối với Kim Hạnh, Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, chỉ v́ báo đó dám nói sơ sơ chuyện ông Hồ có vợ hồi ở Trung quốc, là một chứng minh cho cái đầu óc ngu dốt, độc đoán, lố bịch của cái đám ấy. Lẽ cố nhiên, cách xử sự của người đàn ông đối với phụ nữ, đối với vợ con phản ánh toàn bộ tư cách, phẩm chất, đạo đức của con người, và điều đáng nói, đáng xem xét .
2) Theo tôi, các cô gái Cao Bằng, cũng như anh chồng chưa cưới của cô Vàng cùng các thương binh bạn chiến đấu của anh đều rất ngây thơ, tưởng là ông Hồ định lấy cô Xuân làm vợ thật, tưởng cô Xuân là vợ của ông Hồ thật. Khách quan mà xét, ông Hồ không muốn có vợ đàng hoàng, ông chỉ muốn giữ cái uy tín chính trị hăo của bậc siêu nhân , ông chỉ muốn được tiếng v́ dân v́ nước đến nỗi suốt đời không mơ tưởng đến chuyện vợ con.Và điều này nói ra chua xót thật, nhưng không thể không nói là cô Xuân chỉ là món đồ chơi trong tay ông mà thôi. Cô Xuân được đưa về Hà nội là để phục vụ ông Hồ, cũng như bào nhiêu cô gái Trung quốc đă được đưa đến Trung Nam Hải để phục vụ ông Mao. ( Xem hồi kư Tôi là bác sĩ riêng của Mao của Lư chí Tuy ). Mồm ông Hồ nói nào là giải phóng phụ nữ, nào là chống tư tưởng phong kiến, tôn trọng phụ nữ v..v.Thế nhưng ông đă hành xử với phụ nữ cực kỳ phong kiến, coi phụ nữ chẳng khác ǵ món đồ chơi. Nhận xét như thế không có tính chất vơ đoán, v́ thử hỏi :
a) Nếu coi cô Xuân là vợ thật, tại sao ông lại không để cô ở chung tại ngôi nhà riêng của ông ở trong khuôn viên Chủ tịch phủ, mà bắt cô phải ở riêng măi tận nhà số 66 Hàng Bông Nhuộm. (ai biết rơ Hà nội th́ dễ dàng h́nh dung được khoảng cách từ Chủ tịch phủ đến nhà 66 Hàng Bông Nhuộm ), là nhà của công an, lại phải chịu dưới sự quản lư trực tiếp của Bộ trưởng công an Trần quốc Hoàn và chỉ khi nào ông cần được phục vụ th́ cho xe đón cô lên Chủ tịch phủ mà thôi ? Trong những năm đó ông Hồ chưa đến nỗi thất thế tới mức phải cho Trường Chinh, Lê dức Thọ, Hoàng quốc Việt có thể can thiệp vào cuộc sống t́nh cảm của ông như vậy, có thể khống chế ông như vậy. Ông đường đường là lănh tụ tối cao, là chủ tịch Đảng cơ mà.
b) Nếu ông coi cô Xuân là vợ thật th́ khi cô đẻ con trai rồi, tại sao ông vẫn để hai mẹ con ở riêng tận số 66 Hàng Bông Nhuộm và khi mẹ nó chết rồi, ông không đem con về nuôi, mà lại đưa cho người này, người khác nuôi cho đến khi thằng bé lên 13 tuổi, là năm ông qua đời, th́ người ta cũng khó biết được là ai, Bộ chính trị hay là theo lời dặn của bố đẻ đứa bé chỉ thị chuyện nuôi đứa bé, rồi lại giao nó cho Vũ Kỳ làm con nuôi ? Và xin các bạn chú ư, Vũ Kỳøơ chắc chắn là không bao giờ dám tự ư đổi họ thằng bé thành Vũ Trung, xóa mọi dấu vết tội lỗi của một ông họ Nguyễn tất nào đây. Khách quan mà nói, dường như ông Hồ không có chút t́nh thương yêu nào đối với đứa con đẻ của ḿnh. Một người như vậy làm sao có thể thương yêu trẻ con người khác được ?
3) Theo tôi, thật khó mà bác bỏ ư kiến cho rằng từ đầu đến cuối, ông Hồ cùng đám cận thần của ông, những ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ chính trị, đă đánh lừa tệ hại cô Xuân, một cô gái quê ngây thơ ở miền núi, làm cho cô tưởng lầm ông định lấy cô làm vợ thật. Khi có con với ông rồi, cô xin cho hai mẹ con được ra công khai , chắc ư nói muốn hợp thức hóa, th́ một mặt ông làm ra vẻ thông cảm, thừa nhận yêu cầu đó là hợp t́nh hợp lư, nhưng mặt khác ông lại chỉ vào các ông trong Bộ chính trị mà nói là các ông kia có quyền quyết định chứ không phải ông, phải chờ ư kiến của các ông kia, làm như ông không phải là lănh tụ tối cao , không phải là Chủ tịch Đảng, làm như ông ở dưới quyền mấy ông kia trong Bộ chính trị . Rồi ông c̣n khuyên nhẹ nhàng , Cô đành phải chờ một thời gian nữa . Và thật tội nghiệp cho cô Xuân, cô đă chờ, chờ cho đến khi bị giết.
4) C̣n có nhiều điều khác mà trong t́nh h́nh hiện nay khó có thể t́m ra được lời giải đáp. Tại sao Trần quốc Hoàn lại có thể có thái độ trắng trợn, đê tiện như thế đối với cô Xuân ? Dù cô không phải là vợ chính thức th́ cũng là bồ ,( nói theo lối nói thông thường hiện nay ở Việt Nam) của lănh tụ cơ mà. Sao y lại có thể to gan phạm thượng đến như thế ? Hay là y đă thấy rơ t́nh thế bị thất sủng của cô Xuân, tức là cái thái độ không mặn nồng nào đó của ông Hồ đối với cô Xuân, nên mới bạo phổi làm chuyện bậy bạ đến thế ? Hay là y đă biết một quyết định nào đó về cô Xuân, nên y nghĩ rằng không xài th́ phí của trời , trước sau rồi cô cũng chết ?
 C̣n câu hỏi mà ông Hồ đặt ra cho cô Xuân về những người lạ mặt thường đến chỗ các cô phải không, có ư nghĩa ǵ ? Có đúng là do Bộ trưởng công an mớm cho ông hay không? Việc giết cô Xuân, cô Vàng, cô Nguyệt là mưu đồ của cá nhân Trần quốc Hoàn, hay là chủ trương của một tập thể, nếu là của một tập thể th́ tập thể nào, và ông Hồ có được biết hay không? Trách nhiệm của ông Hồ, của Bộ chính trị Trung ương Đảng, của Bộ công an, của Trần quốc Hoàn trong việc này như thế nào ? Khoảng thời gian từ khi cháu Trung được sinh ra( cuối năm 1956) đến ngày Hoàn tới dở tṛ hăm hiếp mẹ nó ( vào ngày mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957) v́ sao lại gần nhau đến thế ? Điều đó có ư nghĩa ǵ? Vân vân và vân vân. Hy vọng là rồi đây, các nhà thám tử tài giỏi nhất, các chuyên gia về tội phạm có thể góp ư, góp sức, giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề.
Hồ chí Minh là một nhân vật lịch sử đă có ảnh hưởng rất lớn đối với vận mệnh đất nước và nhân dân Việt Nam trong nhiều thập niên của thế kỷ 20. Dù muốn dù không, không ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng, ảnh hưởng đó là tốt hay xấu , hay vừa tốt vừa xấu, tốt nhiều xấu ít, hay ngược lại ? Công trạng của ông thế nào, tội lỗi của ông ra sao, chỉ có công không có tội, hay chỉ có tội không có công, hay vừa công vừa tội ? Ông là vị thánh nhân, là bậc siêu nhân, hay là kẻ phàm phu, hay là tên giả dối, bịp bợm ? Ông là biểu tượng của đạo đức với trái tim nhân ái, hay và một kẻ vô luân, vô đạo với ḷng dạ bất lương ? Tất cả những câu hỏi đó đ̣i hỏi một sự nghiên cứu khách quan, cẩn trọng, sâu sắc, tỉ mỉ, toàn diện, và cuối cùng phải chờ lịch sử cân lượng, phán xét. Lịch sử được đúc kết từ muôn ngàn sự kiện chân thật. Nhận thức sâu sắc điều đó, người viết bài này không mảy may có tham vọng đánh giá cuộc đời của vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Ư muốn nhỏ nhoi đă được nó ngay từ đầu, chỉ là để góp thêm vài mẩu chuyện , qua đó người đọc có thể thấy thêm được vài nét chân thật trên bức chân dung hoành tráng, đồ sộ của ông mà giới cầm quyền Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay đă dày công tô vẽ.
.. Nhưng, v́ chân lư, lẽ nào chúng ta có quyền chôn vùi, hoặc để cho ai đó được phép chôn vùi sự thật? Trái lại, bằng tất cả giá nào, phải t́m mọi cách để trả về cho lịch sử những sự kiện chân thật, khách quan, không bị tô vẽ, không bị bóp méo, để mọi điều, mọi người đều được đánh giá đúng dắn và công bằng. Công lư đ̣i hỏi như thế .
Cùng một sự kiện vụ án chuyện cô Xuân bị giết nhưng có hai cách giải thích khác nhau. Ông bạn Nguyễn Tạo bạn của bố nhà văn Vũ thư Hiên nghĩ rằng ông Hồ cũng đau đớn trong cái chết của người vợ thiểu số tên Xuân của ông, nghĩa là ông Tạo không nghĩ ông Hồ đă ra tay giết vợ, trong khi ông Nguyễn minh Cần đưa ra suy luận rằng chính ông Hồ là thủ phạm trong vụ giết cô Xuân. Thật ra nếu không có chuyện ông Hồ bị thất sủng và bị tước quyền lực như sau này được biết  th́ sự suy luận của ông Cần coi như đúng hoàn toàn nhưng chuyện ông Hồ bị thất sủng và mất quyền lực là chuyện có thật nên sự suy luận của ông Cần cho rằng Hồ chí Minh là thủ phạm giết cô Xuân cũng không hoàn toàn chính xác và có tính thuyết phục cao. Có điều là cho tới giờ phút này, người ta không biết ông Hồ bị thất sủng từ năm nào, ông bị mất quyền lực trước hay sau cái chết của cô Xuân ? Có thể những người lấn quyền ông Hồ đă cho giết cô Xuân để tạo cho ông Hồ một biểu tượng đẹp đẽ hầu có lợi cho công cuộc đấu tranh. Ông Hồ đứng thế thất thế nên đành đau khổ trong im lặng ngồi nh́n người khác thủ tiêu vợ ḿnh một cách tàn bạo. Dù sao đây cũng chỉ là một cách suy đoán. Hy vọng rồi đây sẽ có thêm nhiều nhân chứng lên tiếng th́ người ta mới biết chắc chắn là ông Hồ có là thủ phạm hay không trong chuyện giết người vợ tên Xuân ? Trần quốc Hoàn chỉ là kẻ thừa hành lệnh giết mà thôi. Có lẽ ở trong nước Lữ Phương cũng nghe vụ án mạng cô Xuân qua sách báo hải ngoại. Nay xin nói rơ chi tiết về vụ này để có thể có một thông tin đầy đủ về vụ án tàn bạo,ghê tởm này. Có thể suy luận dứt khoát về thủ phạm vụ án cô Xuân như sau: Nếu lúc giết cô Xuân mà ông Hồ c̣n giữ nguyên quyền lực và không bị thất sủng th́ chắc chắn ông là người đă ra lệnh cho Trần quốc Hoàn giết cô Xuân để tạo hào quang cuộc đời hy sinh v́ nước v́ non nên không lập gia đ́nh của ông; nếu lúc cô Xuân bị giết mà ông Hồ đă bị tước mất quyền lực và bị cho ra ŕa th́ thủ phạm giết cô Xuân chưa chắc là ông mà là do nhóm đang có quyền lực ra tay và ông Hồ phải đau buồn v́ cái chết của người vợ thiểu số này mà không dám hó hé ǵ cả v́ thân phận bị thất sủng mất quyền lực của ông.
Với cách giết người và giết nhân chứng tàn bạo bỉ ổi như thế, Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam đă có một cung cách sát thủ tàn bạo, dă man rất giống bọn băng đảng xă hội đen Mafia chứ một nhà nước dân chủ cộng ḥa không bao giờ có một cách hành xử giết người mờ ám và ti tiện như thế.
Lữ Phương đă ghi nhận rất đúng sự đấu đá để tranh giành quyền lực trong Đảng. Phe Lê Duẩn, Lê đức Thọ hoàn toàn khống chế phe Hồ chí Minh, Vơ nguyên Giáp. Lữ Phương đưa ra bằng chứng cụ thể là Hồ chí Minh bị tống cổ qua Bắc Kinh cùng chung với người thư kư hầu cận Vũ Kỳ trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân. Ông Hồ tham gia đóng góp trận tấn công này bằng một bài thơ rồi cho qua Bắc kinh ..nghỉ. ( Bài thơ đó là Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà. Năm Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên, toàn thắng ắt về ta). Cũng xin nhắc thêm với Lữ Phương là Đại tướng Bộ trưởng quốc pḥng cũng bị tống cổ qua Hungary gọi là chữa bệnh từ năm 1967. Duẩn và Thọ phải tống cổ Hồ và Giáp đi xa để giành công đánh Mậu Thân nếu thành công. Hồ là chủ tịch nước và Đảng, Giáp là bộ trưởng quốc pḥng và là cha đẻ của quân đội nhân dân Việt Nam, thế mà một trận đánh cực kỳ lớn như trận Mậu Thân 1968 mà Hồ và Giáp không được ngồi ở nhà để điều binh khiển tướng th́ cái lư luận cho rằng phe Duẩn, Thọ đă khống chế và tước hết uy quyền của phe Hồ, Giáp quả là quá đúng và không ai c̣n nghi ngờ ǵ nữa về điều này. Lư do Hồ và Giáp bị thất sủng cũng chưa ai giải thích được cho rốt ráo. Sau này người ta căn cứ vào di chúc của Hồ viết ngày 14 tháng 8 năm 1969 cho biết sở dĩ Hồ bị mất uy quyền là do Hồ t́m cách liên lạc để ḥa hợp, ḥa giải với ông Diệm vào xuân 1963 và do đó mà bị cô lập và tước quyền lực. Hy vọng rồi sau này sẽ có thêm nhiều dữ kiện đưa ra và nhiều nhân chứng lên tiếng th́ người ta mới biết được nguyên nhân bị thất sủng của Giáp và Hồ.
Hoàng văn Hoan trong hồi kư Giọt nước trong biển cả c̣n kể thêm chuyện phe Lê Duẩn đă sát hại Đại tướng Nguyễn chí Thanh khi ông Thanh từ chiến trường miền Nam ra Hà nội họp vào năm 1967 . Ông Hoan kể rơ chuyện này như sau
Là v́ trong vụ anh Nguyễn chí Thanh bị ám hại, Nguyễn văn Vịnh là người được biết tất cả mọi chi tiết, nếu xử lư Nguyễn văn Vịnh đúng theo kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước th́ Nguyễn văn Vịnh sẽ bươi ra hết cả, như vậy bộ mặt của bọn Lê Duẩn sẽ bị bóc trần, tội ác của bọn Lê Duẩn sẽ phơi bày trước Đảng và trước dư luận nhân dân.
( Trích hồi kư Giọt nước trong biển cả của Hoàng văn Hoan , trang 420 )
 Nói chung th́ các đồng chí trong Đảng Cộng sản của Hồ đều ăn ở với nhau theo tinh thần lừa thầy phản bạn cả, nên chuyện đấu đá giết nhau cũng là chuyện tất yếu và thường t́nh thôi.
Lữ Phương có kể chuyện một người Pháp nghiên cứu về Việt Nam là ông Hémery có t́m ra một tờ đơn của Hồ chí Minh đề ngày 15 tháng 9 năm 1911 ở Marseille kư là Paul Tất Thành gửi chính phủ Pháp xin vào học trường Ecole coloniale ( một trường đào tạo công chức cho thuộc địa). Đây là một tài liệu mà các giới chức Hà nội t́m cách dấu kín v́ mấy mươi năm nay họ đă tuyên truyền là Bác Hồ ra đi t́m đường cứu nước, thế mà tới đất Pháp Bác nộp đơn vào học trường thuộc địa th́ giải thích làm sao bây giờ ! Lữ Phương nhận định rất có lư rằng cho dù có chuyện viết đơn này xảy ra th́ chẳng hề hạ thấp t́nh cảm yêu nước của ông Hồ, nhưng tất nhiên, như vậy sẽ rất khó để tạo ra cáo chủ ư lư tưởng hóa cuộc đời của ông từ nhỏ cho đến lớn. Thế nhưng trong cuốn sách mới xuất bản năm 2002 tại Việt Nam nhan đề Từ Nguyễn ái Quốc đến Hồ chí Minh , Lữ Phương đă thay đổi giọng điệu và bênh vực cho Hồ chí Minh, Lữơ Phương nói rằng bức thứ ấy là do những người chung quanh Hồ như Nguyễn thế Truyền xúi Hồ viết. Mục đích Lữ Phương t́m cách giải thích như thế là để chạy tội cho Hồ. Ô hay! Chuyện ǵ đẹp đẽ th́ cho là chính Hồ làm, chuyện ǵ không đẹp th́ bảo là Hồ bị người khác xúi ! Xem ra cái lư luận bênh vực cho Hồ của Lữ Phương không công bằng chút nào. Phải nhớ năm Hồ rời nước ra nước ngoài là năm 1911, Hồ sinh năm 1890, như vậy khi rời nước Hồ đă 21 tuổi. Một người 21 tuổi là một người đă có sự suy nghĩ chín chắn độc lập, không thể nói hành động của người ấy là bị người này xúi, người kia dụ được. Hầu hết những nước trên thế giới đều cho phép công dân 18 tuổi là có quyền lập gia đ́nh và đi bỏ phiếu v́ khi tới 18 tuổi, con người được coi như đủ khôn ngoan và có những suy nghĩ độc lập để quyết định mọi chuyện. Chẳng qua v́ muốn bênh Hồ mà Lữ Phương nói người khác xúi Hồ viết lá thư không đẹp kia. Xem ra Lữ Phương c̣n thiếu cái tinh thần lạnh lùng và vô tư của người viết sử v́ c̣n để t́nh cảm lấn át lư trí trong chuyện biên soạn sách của ḿnh.
Lữ Phương có nói chuyện ông Hồ đến với chủ nghĩa Mác-Lênin với cái tâm chứ không với cái trí. Ông Hồ bị thúc đẩy bởi vấn đề bức xúc của đất nước là độc lập, và nhận thấy sự hứa hẹn của Đệ tam Quốc tế là rơ rệt và triệt để nên cuồng nhiệt trở thành người tín đồ cuồng tín. Nhưng Lữ Phương cho rằng đây là một sự lựa chọn bất toàn : nó có thể giành được độc lập cho dân tộc qua các h́nh thức đấu tranh bạo lực của chiến tranh nhưng đă thất bại toàn diện trong công cuộc xây dựng khi thời b́nh. Lữ Phương cho ông Hồ chỉ biết đến chức năng giải phóng của chủ nghĩa Mác nhưng không hiểu đến triết học sâu sa của chủ nghĩa này, như vấn đề thặng dư giá trị, lao động tha hóa, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc v..v. Phải nói ông Hồ say mê đến độ mù quáng khi đến với chủ nghĩa Mác Lê. Trong một bài viết ông có lần cho rằng chủ nghĩa Mác Lê là cái cẩm nang thần kỳ mà bất cứ lúc nào cảm thấy bế tắc trong đấu tranh và xây dựng th́ cứ lấy cái cẩm nang thần kỳ này ra mà coi th́ sẽ giải quyết được ngay vấn đề. Ông lại đồng hóa ḷng yêu chủ nghĩa với ḷng yêu nước qua câu khẩu hiệu nổi tiếng của ông : Yêu nước là yêu chủ nghĩa xă hội. Thật ra sự phê phán của Lữ Phương là đúng nhưng phải nh́n vào tŕnh độ văn hóa thấp kém của ông Hồ lúc ông đến chủ nghĩa Mác- Lê, lúc đó ông học trung học dang dở, sang ngoại quốc bằng cách làm bồi tàu. Ông có cái khôn lanh, láu lỉnh của một người sành đời nhưng không có đủ kiến thức văn hóa để phân biệt sự đúng sai của một chủ nghĩa phức tạp như chủ nghĩa Mác nên sự hiểu biết ông về chủ nghĩa này nói chung là hời hợt. Ông coi chủ nghĩa này như một thứ khuôn vàng thước ngọc để dẫn toàn dân đi theo. Ông dùng cái bè Mác Lê để vượt qua con sông đấu tranh để đến bờ độc lập. Nhưng khi được độc lập rồi, ông không đủ sáng suốt để quăng cái bè Mác Lê đi mà đội nó trên đầu, dùng nó làm kim chỉ nam trong chuyện xây dựng đất nước. Và cái bè này trở thành cái ṿng kim cô ư thức hệ đè nén sự phát triển đất nước. Ông chưa đủ can đảm quăng cái bè đi khi sang sông. Điều đáng buồn là những người học tṛ đàn em kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cũng không sáng suốt ǵ hơn ông. Cho nên tới giờ này vẫn rêu rao một cách khá vô duyên là Làm kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa . Định hướng xă hội chủ nghĩa chính là cái bè ư thức hệ mà đám lănh đạo Đảng hôm nay chưa gỡ bỏ ra được. Đất nước Việt Nam vẫn c̣n tŕ trệ trong chuyện phát triển là v́ như thế đấy. Đến giờ này th́ ai cũng thấy rằng chủ nghĩa Mác Lê là vũ khí hiệu nghiệm trong chuyện lật đổ và cướp chính quyền nhưng lại bất lực trong chuyện phát triển đất nước như Lữ Phương đă nhận định trong bài viết trên. Có những người lănh đạo trong nước thấy rơ điều đó như ông Trần xuân Bách và muốn phát triển hệ thống đa đảng, đa nguyên để dẹp trừ chuyện độc quyền cai trị nhưng ông Bách lại đứng vào thế thiểu số, không đập vỡ được cái tâm thức quán tính ù lỳ của đa số trong lănh đạo Đảng. Bản thân ông Bách cuối cùng bị đuổi ra khỏi Đảng v́ cổ súy tư tưởng phản động này. Thành ra Đảng vẫn chưa cởi bỏ được ư thức hệ Mác-Lê để xây dựng đất nước. V́ c̣n giữ hệ thống độc đảng chuyên chính là tạo môi trường cho tham nhũng trở thành quốc nạn và sớm muộn ǵ cũng góp phần làm sụp đổ bộ máy nhà nước cồng kềnh, không hữu hiệu trong chuyện điều hành đất nước. Liên xô trước đây cũng tự sụp đổ v́ bộ máy nhà nước cồng kềnh, không hữu hiệu chứ chẳng có ai đánh đổ cả. Liên xô hôm nay là Việt Nam ngày mai, câu khẩu hiệu này phải nhận là có tính tiên tri chính xác vô cùng.
Lữ Phương chỉ ra những khuyết điểm của chế độ Mác Lênin do ông Hồ chọn lựa đă bộc lộ ra trong thời b́nh như đấu tố, cải cách ruộng đất đă phá hoại đến tận cùng nền tảng đạo lư dân tộc, cái cảnh con chửi cha, vợ tố chồng, họ hàng tố khổ nhau trong cải cách ruộng đấtơ là một thứ đạo đức cách mạng thời đại Hồ chí Minh. Đó là một vết nhơ và vết nhơ này sẽ không bao giờ rửa sạch được. Chuyện chỉnh huấn đă bơm máu đen vào cơ thể Đảng; trấn áp chà đạp văn nghệ sĩ từ vụ Nhân văn Giai phẩm trở về sau đă là một sự phản bội về tự do văn hóa. Lữ phương cho cái khẩu hiệu chế độ Cộng sản dân chủ gấp triệu lần tư sản là một điều khoác lác v́ chế độ này đă đè đầu cưỡi cổ nhân dân một cách thô bỉ và thản nhiên dưới chiêu bài chuyên chính vô sản ; và đă làm mất động lực phát triển kinh tế v́ chủ trương quốc doanh hóa toàn bộ sản xuất. Khi nhà nước nắm toàn bộ sản xuất như thế th́ xảy ra cái t́nh trạng cha chung không ai khóc để rồi đưa đến t́nh trạng vô trách nhiệm trong sản xuất và cuối cùng đă gây ra sự lụn bại trong sản xuất, nghèo nàn về kinh tế.
Quan sát những năm gần đây, trước t́nh trạng suy thoái về mọi mặt của xă hội, nhà cầm quyền t́m cách đề cao tư tưởng Hồ chí Minh như là một cái bùa để hàn gắn mọi sai trái, đổ vỡ. Nhưng như Lữ Phương có chỉ ra trong bài viết là chính bản thân Hồ chí Minh xác nhận ông không có tư tưởng ǵ cả. Mọi tư tưởng đều có Lênin và Mao trạch Đông nói ra hết rồi. Những đệ tử sau này của ông đă gán cho ông những điều ông không có, chẳng qua họ muốn dùng hào quang của ông để lấp liếm những sai lầm tệ hại của bộ máy nhà nước trong công cuộc xây dựng đất nước hiện tại. Ông viết di chúc để lại yêu cầu được hỏa táng sau khi qua đời mà đám đàn em hậu duệ có nghe lời ông đâu, chúng xây lăng dựng mả cho ông để dùng thân xác ông như một biểu tượng có lợi cho sự nghiệp cách mạng của chúng, chúng chỉ dùng ông như một thứ bung xung không hơn không kém. Về điểm này th́ phải nói là Hồ chí Minh giống vua Bảo Đại, bị người khác dùng uy tín của ḿnh để sử dụng cho những chuyện riêng. Thực dân Pháp dùng Bảo Đại như một loại bù nh́n th́ Đảng Cộng sản cũng sử dụng uy tín, tên tuổi Hồ chí Minh như một h́nh tượng không hơn không kém vào lúc ông c̣n sống và ngay cả khi ông đă qua đời. Thực tế đă cho thấy rằng chủ nghĩa Mác không giải quyết được bài toán dân chủ và xây dựng trong thời đại ngày nay. Chuyện Đảng Cộng sản cố gắng thổi phồng tên tuổi cùng tư tưởng Hồ chí Minh chỉ là một tṛ phù thủy gọi hồn âm binh để rồi không mang lại kết quả ǵ trước sự chán chường mệt mỏi của nhân tâm.
Lữ phương phê phán Hồ chí Minh là một người yêu nước, nhưng là một người yêu nước theo phương thức của Lênin, một người đă có đem lại cho đất nước sự tự chủ và thống nhất nhưng cũng lại là một người đă cho du nhập vào đất nước một học thuyết ngoại lai mà tác hại của nó c̣n kéo dài cho đến ngày nay chưa gỡ bỏ ra được. Vâng thưa ông Lữ Phương, người Việt Nam sẽ cởi bỏ gông xiềng Mác Lê nếu đồng tâm cùng đứng dậy với những nhà đấu tranh cho dân chủ để lật đổ chế độ bán nước hại dân này.
Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện đă có mấy câu thơ khá hay để phê phán sự tệ hại của chũ nghĩa Mác như sau:
.. Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ ǵ trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước,phá nhà
Đă tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả
?.. ( Trích từ bài trường thi Đồng lầy ( 1972) )
 Mặc dù phê phán mạnh mẽ những sai lầm của Hồ chí Minh nhưng đoạn cuối bài viết Lữ Phương vẫn xưng tụng Hồ chí Minh là một anh hùng và Lữ Phương khuyên không nên cột chặt vận mệnh đất nước vào chọn lựa bất toàn của người anh hùng đó. Thật ra chữ anh hùng có ư nghĩa cao đẹp hơn nhiều. Người anh hùng ngoài chuyện tài cao c̣n phải có đức hạnh, có ḷng yêu thương nhân dân sâu sắc. Chuyện Hồ chí Minh nghe lời hai quan thầy Nga và Tàu để tiến hành cuộc cải cách ruộng đất giết hại dân lành Việt vô tội th́ không thể gọi Hồ chí Minh là người anh hùng được. Chữ anh hùng nên dùng để chỉ những vĩ nhân tài đức vẹn toàn của đất nước như Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Quang Trung th́ hơn. Có thể đánh giá Hồ chí Minh như một gian hùng cỡ Tào Tháo, một người tuy có tài mà không có đức chứ không thể dùng chữ anh hùng để xưng tụng Hồ chí Minh như Lữ Phương xưng tụng được.
Lữ Phương cho rằng thời trai trẻ ông quư trọng Hồ chí Minh v́ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc của ông, nhưng nay khi tóc đă bạc rồi th́ Lữ Phương không thể mù quáng tin vào Hồ chí Minh được nữa v́ những lỗi lầm do chủ nghĩa Mác mà Hồ chí Minh du nhập vào Việt Nam đă nẩy sinh ra trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Hồ chí Minh muốn đưa dân Việt lên thiên đàng nhưng thực tế phũ phàng cho thấy ông đă đẩy con cháu Lạc Hồng đang ở dưới chín tầng dịa ngục. Cái di sản độc hại do ông để lại cho đời sau không biết đến bao giờ mới rửa sạch hết được.
Một cuộc kháng chiến mới đă, đang và sẽ xảy ra để phá vỡ tan tành cái ngục mang nhăn Mác Lê nặng nề, đầy đọa đó để tháo cũi sổ lồng cho 80 triệu dân Việt đau thương bất hạnh hầu có thể xây dựng một nước Việt Nam tự do và phú cường thật sự.

 
Lawndale, một chiều nóng hâm hấp, bức bối giữa tháng 9 năm 2004

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com