MỞ HỒ SƠ TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH :

Xin Đừng Quên ! Nửa Thế Kỷ Trước : Vấy Máu Cải Cách Ruộng Đất

 

Nguyễn Minh Cần

 

Nhắc lại chuyện đau ḷng của thời Cải Cách Ruộng Đất, có thể bạn đọc sẽ trách tôi : trong dịp đầu năm mà nhắc đến chuyện quá buồn. Xin các bạn lượng thứ cho ! Nhưng chuyện này không thể không nói đến ! Nó cũng khủng khiếp không kém ǵ chuyện Tết Mậu Thân (1968). Vậy mà chuyện Tết Mậu Thân chúng ta vẫn phải đành ḷng nhắc đến trong dịp Tết cơ mà !

Cần phải nhắc đến các tấn bi kịch, các thảm họa dân tộc đă qua và hiện đang c̣n đang tiếp diễn dưới nền chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), để mọi người yêu nước thương dân thắp một nén hương cho vong linh biết bao người vô tội đă ngă xuống, để tưởng nhớ đến bao nhiêu người oan ức đă chịu những cực h́nh man rợ phải ngậm hờn măi măi, để nhớ lại biết bao bạo hành của một đảng độc tài đă gây ra trong quá khứ và trong hiện tại, để mọi người hun đúc ư chí đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa đất nước. Âu cũng là việc cần lắm thay ! Hơn nữa, ngày nay tập đoàn cầm quyền đang cố xuyên tạc lịch sử, cố làm mọi cách để dân tộc ta quên đi các tội ác tày trời của họ, nhất là để các thế hệ mới lớn lên không hề hay biết ǵ đến các tội ác đó và những kẻ tội phạm chính danh !

CHUYện tôi muốn nói đến hôm nay là cuộc CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (CCRĐ) đầy kinh hoàng ở miền Bắc Việt Nam, thảm họa khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Cuộc CCRĐ đă thực tế bắt đầu diễn ra từ năm 1953, đúng 50 năm trước đây, và kết thúc năm 1956. Nhưng dư âm và hậu họa của nó vẫn c̣n măi cho đến tận ngày nay. Hồi đó, CCRĐ chẳng khác nào một trận băo táp ác liệt đổ ập xuống miền Bắc Việt Nam gây ra biết bao tàn phá khủng khiếp, biết bao đảo lộn kinh người, biết bao tang tóc, đau thương cho người dân lương thiện.
Xuất phát từ đâu mà trận băo táp ghê rợn đó đă tràn đến cái xứ sở đau thương này ? Số là trong chuyến đi bí mật của ông Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc (hồi cuối năm 1950) đến Moskva (đầu năm 1951), ông đă gặp Stalin và Mao Trạch Đông (lúc đó đang có mặt tại Moskva). Hai ông này đă nhận xét là Đảng Việt Nam coi nhẹ nhiệm vụ phản phong (ư nói hữu khuynh), và chỉ thị phải tiến hành cách mạng phản phong để "bồi dưỡng động lực cách mạng là nông dân lao động", nói cụ thể là phải làm CCRĐ ở các vùng gọi là "giải phóng". Sau khi về nước, ông Hồ đă cùng Thường vụ Trung ương (Bộ chính trị sau này) ĐCS trong hai năm trời bí mật và tích cực chuẩn bị tiến hành CCRĐ. Chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, cả về mặt chính sách, đường lối, lẫn về mặt tổ chức. Theo sự phân công của Stalin, Trung Quốc sẽ giúp đỡ cho Việt Nam, nên ông Hồ đă mời các đoàn cố vấn Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam - tổng cố vấn là La Quư Ba đồng thời là đại sứ Bắc Kinh tại Việt Nam dân chủ cộng ḥa (VNDCCH). Vi Quốc Thanh đứng đầu đoàn cố vấn quân sự, c̣n đứng đầu đoàn cố vấn CCRĐ là Kiều Hiểu Quang, vốn là phó bí thư tỉnh uỷ Quảng Tây. Đó là chưa kể đủ loại cố vấn khác, như cố vấn chỉnh huấn, cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền... Để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quân đội, năm 1952, Bộ chính trị (BCT) Trung ương (TW) Đảng thực hiện "cuộc chỉnh huấn" trong Đảng và "cuộc chỉnh quân" trong quân đội, theo đúng mẫu mă "cuộc chỉnh phong" của ĐCS Trung Quốc, chỉ có cái tên hơi khác một chút mà thôi. Chuẩn bị về mặt tổ chức, BCT TW đă thành lập Ủy ban CCRĐ Trung ương (UBCCRĐTW), gồm có Trường Chinh, Tổng bí thư ĐLĐVN làm chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm là Hoàng Quốc Việt, ủy viên BCT và Lê Văn Lương, ủy viên BCT, c̣n ủy viên thường trực là Hồ Viết Thắng, ủy viên TW Đảng. Dưới UBCCRĐTW là các đoàn CCRĐ, dưới các đoàn là các đội CCRĐ. Cả một đạo quân hùng hậu để làm "chiến dịch" đánh phong kiến !

ĐCS coi CCRĐ là "một cuộc cách mạng long trời lở đất", cho nên cần phải "phóng tay phát động quần chúng" để thực hiện, có nghĩa là phải làm hết sức mănh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù có những hành động quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ. Nhiều lănh tụ cộng sản thường nhấn mạnh ĐCS là đảng cách mạng th́ nhất định phải làm CCRĐ theo tinh thần "cách mạng", "cách mạng long trời lở đất" ! Họ cao ngạo phê phán các cuộc CCRĐ ḥa b́nh ở nhiều nước là cải lương chủ nghĩa, tư sản và phản cách mạng : v́ tại các nước đó, chính quyền hạn định mức ruộng đất tối đa cho điền chủ được có, c̣n phần thừa th́ nhà nước mua lại để chia cho người ít hay không có ruộng đất. C̣n khi giải thích cho cán bộ mấy chữ "phóng tay phát động quần chúng" khó hiểu này, ông Hồ đă dùng h́nh ảnh dễ hiểu sau : khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra th́ nó mới thẳng được. H́nh như ông cũng khoái cái lối giải thích hóm hỉnh ấy, không nghĩ rằng cái tinh thần "quá đi một tí" sau này chính là mối họa lớn cho dân ! Các đội, các đoàn CCRĐ được tung về nông thôn. Họ tung hoành gần như với quyền hạn không hạn chế, họ cảm thấy ḿnh nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Cấp trên đă "phóng tay" cho họ và họ cũng tự "phóng tay"... V́ thế trong dân gian thường nói "nhất đội, nh́ Trời", và các "anh đội" cũng khoái tai khi nghe như thế ! Tôi c̣n nhớ một lần, thiếu tướng Vương Thừa Vũ, chủ tịch ủy ban quân quản thành phố Hà Nội, về quê thăm nhà ở làng Tó (Thanh Oai) thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông bị đội CCRĐ bắt giữ cùng với anh cần vụ (lính hầu) và xe ô tô, van xin ǵ cũng không được thả ra. Về sau do một sự t́nh cờ, chính quyền Hà Nội biết được mới cho người đến nhận ông về. Đại thần của chế độ mà c̣n bị như thế huống hồ dân đen ! Trong năm 1952, BCT TW Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN), tức là ĐCS khoác tên mới từ năm 1951, cho làm thí điểm CCRĐ ở sáu xă thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Trong lần thí điểm này có một sự kiện "động trời" : ṭa án CCRĐ xử tử h́nh bà Nguyễn Thị Năm, tức là Cát Thành Long, người mà thời trước cách mạng đă từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... C̣n trong Tuần lễ Vàng, gia đ́nh bà đă hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà đă hoạt động trong Hội Phụ Nữ, lại có con trai đi bộ đội, làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà đă bị quy là địa chủ cường hào ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử h́nh, UBCCRĐ TƯ duyệt y và BCT TƯ ĐLĐVN cũng chuẩn y ! Những người lănh đạo cộng sản trong BCT và đứng đầu chính phủ đă từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng bí thư, ủy viên BCT, Thủ tướng, phó thủ tướng đă lạnh lùng chuẩn y một cái án tử h́nh như vậy ! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước đă từng giúp đỡ cho những người cộng sản ! Phát súng đó tự nó đă nói lên nhiều điều về các lănh tụ cộng sản ! Nó báo hiệu trước những tai họa khôn lường cho toàn dân tộc !

Năm 1953, thực tế là năm bắt đầu tiến hành CCRĐ, năm ĐCS chuẩn bị toàn bộ đường lối, chính sách và "luật pháp hóa" các chính sách của Đảng bằng quyết nghị của Quốc hội, sắc lệnh và nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ. Dựa trên tài liệu chính thức của ĐCS, tôi xin ghi lại những cái mốc lịch sử đau thương của dân tộc ta trong cuộc CCRĐ đẵm máu và nước mắt này : cuối tháng 01.1953 - hội nghị lần thứ tư của TƯ ĐLĐVN để thông qua bản Dự thảo cương lĩnh Đảng về chính sách ruộng đất. Tại hội nghị, ông Hồ đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ triệt để giảm tô, tiến tới CCRĐ.

đầu tháng 03.1953 - Hội đồng Chính phủ họp thảo luận báo cáo của Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng về mục đích, phương châm, kế hoạch phát động quần chúng. Hội đồng Chính phủ đă thông qua các văn bản về chính sách ruộng đất và phát động quần chúng, tức là đă "luật pháp hóa" nghị quyết của TƯ Đảng.

01 - 05.03.1953 - báo Nhân Dân đăng tải bài "Chỉnh đốn chi bộ" của ủy viên Bộ chính trị ĐLĐVN, trưởng ban tổ chức TƯ Lê Văn Lương, người trực tiếp phụ trách cuộc Chỉnh đốn tổ chức trong CCRĐ, và ngày 16.03.1953 - Chính phủ VNDCCH ra thông tư về việc chỉnh đốn chính quyền cấp xă qua việc phát động quần chúng. Đây là những hướng dẫn cho việc gắn liền cuộc Chỉnh đốn tổ chức với CCRĐ, với tinh thần "không dựa vào (thực tế là đánh vào - Người viết) tổ chức cũ mà lập nên tổ chức mới" ở nông thôn !

12.04.1953 - Chính phủ VNDCCH ra ba sắc lệnh : 1/ sắc lệnh quy định chính sách ruộng đất, trong đó có việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất chia cho nông dân ; 2/ sắc lệnh quy định việc thành lập Ṭa án nhân dân ở những nơi phát động quần chúng ; 3/ sắc lệnh quy định việc trừng trị những địa chủ ở những nơi phát động quần chúng tiến hành CCRĐ.

01.06.1953 - báo Nhân Dân đăng bài về Chương tŕnh CCRĐ.

tháng 06.1953 - ĐLĐVN tổ chức cái gọi là "đợt chỉnh huấn chính trị" để nâng cao lập trường giai cấp cho cán bộ đảng viên trong cuộc đấu tranh CCRĐ.

14.11.1953 - hội nghị lần thứ năm TƯ và Hội nghị toàn quốc của ĐLĐVN để quyết định tiến hành CCRĐ. Ông Hồ đă phát biểu ư kiến tại hội nghị nhấn mạnh phải "phóng tay phát động quần chúng tiến hành CCRĐ".

01.04.12.1953 - kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo "T́nh h́nh trước mắt và nhiệm vụ CCRĐ" và ngày 04.12.1953 - Quốc hội nhất trí thông qua Luật CCRĐ. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă ra sắc lệnh ban hành Luật CCRĐ do Quốc hội thông qua.

Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xă tỉnh Thái Nguyên và 6 xă tỉnh Thanh Hóa, sau đó lan tràn trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi. Đợt năm là đợt cuối cùng, phần lớn diễn ra ở các xă đồng bằng Bắc bộ và các vùng bị Pháp chiếm trước đây. May mắn cho đồng bào miền núi, v́ ĐLĐVN chủ trương sau khi hoàn thành CCRĐ ở vùng đồng bằng mới làm ở miền núi. Do sự phẫn nộ của quần chúng đă bùng lên dữ dội, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đă nổ ra ở Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nên về sau, TƯ ĐLĐVN chỉ tiến hành cái gọi là "cải cách dân chủ" ở miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương (tức là các ph́a tạo) mà không dùng bạo lực quá mạnh v́ sợ dân chúng chạy sang Trung Quốc, Lào... C̣n ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, v́ nằm sát giới tuyến, tiếp giáp Việt Nam Cộng Ḥa, nên cũng được chiếu cố, nghĩa là dùng bạo lực vừa phải "để không gây ảnh hưởng xấu đến miền Nam".

tháng 09.1956 - hội nghị lần thứ 10 của TƯ ĐLĐVN kiểm điểm t́nh h́nh CCRĐ. Do ảnh hưởng của đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô vạch trần những tội ác của Stalin, do sự bất măn trong dân chúng, cộng thêm sự phản ứng khá mạnh của cán bộ, TƯ Đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, TƯ đă thi hành kỷ luật như sau : Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, chỉ c̣n làm ủy viên BCT, c̣n Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương mất chức ủy viên BCT, Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TƯ ĐLĐVN. Ông Hồ Chí Minh kiêm nhiệm Tổng bí thư, c̣n Lê Duẩn làm bí thư TƯ, thường trực BCT.

29.10.1956 - mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân Dân Hà Nội, ủy viên BCT đại tướng Vơ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và TƯ ĐLĐVN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ. Nhân đây, xin nói rơ : một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đă đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rơ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích : "Bác đến không tiện", nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra "chịu trận" thay ḿnh, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.

Ở hải ngoại, cho đến nay cũng đăng một số tài liệu nói đến những bạo hành, những tội ác trong CCRĐ, cuốn sách nói về đề tài này khá kỹ ra mắt sớm nhất (1964, bằng tiếng Anh) là cuốn "Từ Thực Dân Đến Cộng Sản" của ông Hoàng Văn Chí. C̣n ở trong nước th́ đến nay, chưa có một công tŕnh nghiêm túc nào nghiên cứu, chưa ra một tiểu thuyết nào viết riêng về đề tài CCRĐ. Tại sao ? Dễ hiểu là sau khi bị bắt buộc phải thừa nhận những sai lầm trong CCRĐ, BCT TƯ Đảng ra lệnh miệng tuyệt đối cấm không được nói đến đề tài này. Người đầu tiên "vi phạm" tabou thiêng liêng đó là nhà văn Hà Minh Tuân - anh đă viết lướt qua rất nhẹ nhàng đến đề tài cấm kỵ đó trong tác phẩm "Vào Đời". Tức th́ Nguyễn Chí Thanh hô hoán lên là "tư tưởng địa chủ ngóc đầu dậy", và anh bị hành hạ hết nước. Từ đó mọi người ai cũng im re, "lo giữ cái đội nón của ḿnh" (nhóm từ thông dụng hồi đó có nghĩa là giữ đầu ḿnh)... Măi sau này, chỉ có vài nhà văn rụt rè mon men đến đề tài đó mà thôi. Hy vọng rồi đây sẽ có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước vượt qua nỗi sợ "truyền kiếp", dám đề cập đến đề tài đau thương này một cách nghiêm túc và toàn diện.

Nếu nói về những tội ác trong CCRĐ, theo tôi, cần nêu bật mấy loại chính sau đây.
Thứ nhất. Tội tàn sát thường dân vô tội - tội ác chống nhân loại.

Người nông dân Việt Nam hiền ḥa, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết ḷng đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp, bỗng dưng ĐCS giáng cho họ một đ̣n chí mạng. ĐCS nói rằng CCRĐ là một cuộc cách mạng để thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân : "người cày có ruộng" - nhưng thực tế th́ không phải như vậy, thực tế là nông dân bị đánh đ̣n chí mạng ! Tầng lớp năng nổ, giỏi giang biết làm ăn nhất ở nông thôn th́ bị quy là địa chủ, phú nông, thậm chí cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống, c̣n một loạt cán bộ ở nông thôn đă từng chịu đựng gian khổ làm nhiệm vụ lănh đạo kháng chiến, sản xuất th́ bỗng nhiên bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian, v.v... bị trừng trị, nhiều người bị bắn giết vô cùng man rợ. Ngay cả nhiều người trung nông, thậm chí một số bần nông cũng "bị kích lên" làm địa chủ cho đủ cái tỷ lệ quái gở 5% địa chủ (so với dân số thôn xă !) và họ phải cam chịu cái số phận mà ĐCS dành cho địa chủ. Cái tỷ lệ quái gở 5% đó lại kèm thêm những "kết luận" quái đản khác : đă có địa chủ, tất phải có cường hào ác bá ! Thế là người dân chịu chết ! Biết bao nỗi oan khuất không thể nào kể hết. Cái phương châm "thà sai hơn là bỏ sót", cộng thêm với việc "thi đua lập thành tích đánh phong kiến" đă gây ra t́nh trạng "kích thanh phần", "nống thành tích" cố t́m ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá... để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn... càng làm cho nỗi khổ đau của người dân tăng lên nhiều gấp bội ! Chỉ xin dẫn vài chuyện mà thôi.

Một anh bạn đi làm CCRĐ ở Khu Bốn kể lại. Ở Khu Bốn, hồi đó ai cũng biết danh Chu Văn Biên, bí thư Khu ủy, và Đặng Thí, phó bí thư khu ủy, khét tiếng hiếu sát trong CCRĐ, họ đều là trưởng và phó đoàn CCRĐ. Thậm chí trong dân gian lưu truyền bài vè có câu "Giết người nổi tiếng gă Chu Biên". Anh bạn tôi kể chuyện Đặng Thí kư hai án tử h́nh trên ghi đông (guidon) xe đạp ! Chuyện như sau : một đội tới làm CCRĐ ở một xă nghèo ở Nghệ An, quê hương của ông Hồ Chí Minh và Hồ Viết Thắng, t́m măi mà không thể quy ai là địa chủ được (những ai đă từng đến tỉnh này đều biết cảnh nghèo chung của dân chúng ở đây). Đặng Thí "đả thông tư tưởng" là cố vấn Trung Quốc dạy rồi phải có 5% địa chủ. Đội sợ trên "đ́", tính ra cả làng từng này hộ, từng ấy nhân khẩu, thôi th́ cũng buộc phải kiếm ra năm địa chủ. Tưởng thế là xong, nào ngờ khi báo cáo lại cho Đặng Thí th́... Liếc mắt qua không thấy có danh sách "lên thớt", bực ḿnh Thí mới xạc cho "anh đội" một trận : "Có địa chủ mà không bắn thằng nào cả à ?" và ném cả tập giấy vào mặt đội trưởng. Cuối cùng th́ đội cũng lọc ra được "hai địa chủ để bắn" vội chạy lên đoàn báo cáo. Giữa đường gặp Đặng Thí đang đi xe đạp, tay đội trưởng đưa báo cáo và danh sách bắn hai người. Thí c̣n đang vội, vẫn ngồi trên yên xe, chẳng thèm xem hết nội dung, đặt "đơn đề nghị bắn hai người" lên ghi đông xe đạp, mở vội xà cột (sacoche), rút bút kư toẹt vào. Xong rồi Thí đạp xe đi thẳng.

Một ông bạn làm việc ở Viện Khoa Học Việt Nam đă đi làm CCRĐ kể lại chuyện thương tâm này. Đội mà ông bạn có chân về một làng nghèo ở Thái B́nh, không thể nào t́m đâu ra đủ số địa chủ, và cũng không thể nào t́m ra địa chủ ác bá để bắn. Họ lo lắm. Thế là họ đưa một ông chăn vịt vào danh sách bị bắn ! Làng nào cũng thế thôi, mấy ông "gột vịt" (ấp trứng nuôi vịt con) chẳng bao giờ được dân làng ưa cả, v́ lùa vịt con xơi thóc lúa của dân, thế mà lại hay to mồm căi lại, gây gổ. Thế là "đủ yếu tố cấu thành tội", trong đó có tội "bị dân làng ghét cay ghét đắng". Địa chủ bóc lột thóc của nông dân, vịt cũng ăn cướp thóc của nông dân, vịt không thể bắn được th́ chủ nó phải chịu thay ! Ai cũng vui vẻ cả. Ông bạn biết là sai nhưng không dám mở miệng khi "cổ máy nghiền thịt" của Đảng đă khởi động rồi !

Cho đến nay, không ai biết số người bị quy oan, bị tù oan và bị giết oan là bao nhiêu v́ ĐCS giấu tịt. Những con số mà nhiều người đưa ra chỉ là ước đoán. Hồi cuối năm 1956, khi tôi được Thành ủy Hà Nội giao cho trách nhiệm sửa sai CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội. V́ tính chất quan trọng của việc đó ở thủ đô, nên ông Vơ Nguyên Giáp được BCT phân công giúp đỡ việc sửa sai ở Hà Nội. V́ thế, thỉnh thoảng tôi đến nhà ông Giáp làm việc. Đôi khi chúng tôi cũng nói chuyện với nhau về những vấn đề chung. Một hôm tôi hỏi thẳng ông : trong CCRĐ có bao nhiêu người bị oan. Ông Giáp nói hai vạn. Lúc đó tôi không dám hỏi thêm cụ thể hơn - thế th́ bao nhiêu người bị chết oan, v́ tôi biết là ḿnh đă đụng đến vấn đề cấm kỵ nhất của Đảng. Cho đến nay, tôi không biết con số mà ông Giáp nói với tôi có thật hay không, nhưng hôm đó ông trả lời tôi tức th́, không nghĩ ngợi ǵ, nên tôi cũng có phần tin. C̣n số người bị hành quyết trong CCRĐ và Chỉnh đốn tổ chức th́ tôi ước đoán là chừng năm-sáu ngh́n người. Đó là chưa kể nhiều người bị chết v́ các lư do khác, như tự tử trước khi xét xử, chết khi bị tra của hay bị giam cầm ở xă, chết trong tù, người nhà địa chủ chết đói do bị bao vây, v.v... Tại cuộc mít tinh tối 29.10.1956, ông Vơ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 ngh́n cán bộ và đảng viên đă được trả tự do mà thôi ! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được ! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế chăng nữa, với những con số ước tính đă cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại !

C̣n chuyện "sửa sai" th́ cũng chỉ là một lối "tung hỏa mù" chủ yếu để làm dịu đi phần nào nỗi công phẫn dữ dội của dân chúng, tránh những cuộc bùng nổ bất lợi cho Đảng mà thôi. Chúng tôi đă từng đi làm sửa sai nên biết khá rơ. Có nhiều cái sai không thể nào "sửa" được. Bắn giết người ta, làm què quặt thân thể, làm tổn hại tâm thần người ta (có không ít người bị điên, bị mất trí, bị lẩn thẩn), làm gia đ́nh người ta tan vỡ... th́ chỉ có Trời mới sửa được ! Ngay cả những việc tưởng chừng không khó sửa lắm, nhưng cũng không thể sửa nổi, chẳng hạn, gia đ́nh bị quy là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu chia cho mấy hộ nông dân, khi được xét là quy oan phải trả lại nhà cho người chủ cũ. Nhưng, khi biết là phải trả lại nhà, các ông bà nông dân bèn cạy gạch, cạy cửa, dở ngói, rút rui mè, cất giấu hết, phá phách gần như tan nát cả ngôi nhà họ đang ở. Nên cái nhà được trả lại đâu c̣n nguyên vẹn như trước. C̣n các "quả thực" khác khi đă chia rồi th́ sửa sai làm sao được ! Thóc lúa, nông dân ăn hết, bán hết rồi (hoặc khai như thế), nông cụ bị tiêu tán hết (hoặc khai hư hỏng rồi), th́ lấy ǵ mà trả lại cho người ta. Đó là không nói đến những quan hệ t́nh cảm đă bị tổn thương, giữa vợ chồng, giữa anh em, giữa họ hàng, giữa thầy tṛ, giữa hàng xóm, láng giềng th́ chẳng làm ǵ được, ngoài việc khuyên nhủ chung chung. Trong sửa sai chỉ có việc này làm được là trả tự do cho những người bị tù oan. C̣n việc khôi phục lại chức vụ cho một số cán bộ đă bị đấu tố cũng đă thực hiện, nhưng cũng không giản đơn v́ quan hệ khá phức tạp giữa cán bộ mới với cán bộ cũ.

Nhân thể cũng xin nói thêm, khi hội nghị lần thứ 10 của TƯ ĐLĐVN hồi tháng 09.1956, TƯ buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ, người ta cũng đổ lỗi một phần cho cấp dưới đă thi hành sai, chứ TƯ Đảng không nghiêm khắc tự phê phán ḿnh, họ vẫn coi "đường lối của TƯ về cơ bản là đúng", chỉ có "việc tổ chức thực hiện không đúng" mà thôi. Họ vẫn khư khư khẳng định : CCRĐ dù có sai lầm "nhưng về cơ bản vẫn giành được thắng lợi lớn". Điều đó nói lên sự giả dối, ngụy biện, sự không thực ḷng hối hận của họ. Thế th́ làm sao mà Đảng sửa sai được ? ! C̣n cái gọi là thi hành kỷ luật với các ông lănh đạo CCRĐ cũng chỉ là tṛ hề "giơ cao đánh khẽ" để lừa dối dư luận mà thôi. Trường Chinh mất ghế Tổng bí thư, nhưng lại vẫn là ủy viên BCT, chuyển sang ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội, lại phụ trách công tác tư tưởng, rồi chính ông ta đă cùng Tố Hữu bày ra vụ Nhân Văn - Giai Phẩm đàn áp quyết liệt anh chị em trí thức ưu tú, khao khát tự do, làm bao văn nghệ sĩ tài ba bị tù dày, bị đàn áp, bị treo bút trong hàng mấy chục năm trời, đánh một đ̣n nặng nề vào nền văn học miền Bắc, làm nó bị thui chột trong nhiều thập niên.

Hoàng Quốc Việt (một người nổi tiếng "ác liệt nhất" chẳng những trong CCRĐ mà trong nhiều vụ trước nữa, chẳng hạn, vụ H122 xảy ra trong kháng chiến chống Pháp, ông phụ trách xét vụ này, đă bắt giam nhiều cán bộ, phần đông là cán bộ quân đội, và làm chết oan nhiều người), bị đưa ra khỏi BCT th́ lại trao chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao là chức vụ nắm quyền sinh quyền sát con người.

Lê Văn Lương chịu trách nhiệm về Chỉnh đốn tổ chức đă làm cho nhiều cán bộ đảng viên ở xă bị bắn giết, bị tù đày, phải ra khỏi BCT th́ sau này lại được đưa về làm bí thư Thành ủy Hà Nội, c̣n Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TƯ Đảng th́ lại cho làm ủy viên thường trực Ủy ban Kế hoạch nhà nước !

Trái lại, người ngoài Đảng mà dám thẳng thắn phát biểu ư kiến với ĐCS, cho dù nhẹ nhàng chăng nữa, như trường hợp luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài tham luận tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc phê phán cuộc CCRĐ và đưa ra những đề nghị hợp lư th́ Đảng trù dập ông, dồn ông vào cảnh khốn cùng cho đến chết ! Và thử hỏi có bao giờ TƯ Đảng thành thực sám hối về những sai lầm, những tội ác của ḿnh hay không ?

Chẳng những không sám hối mà cả cho đến ngày nay, ĐCS vẫn cứ nói lấy được là CCRĐ đă giành được thắng lợi lớn : "thực hiện ước mơ ngh́n đời" của nông dân - đem lại ruộng đất cho người cày. Đây là một sự dối trá trắng trợn. V́ ruộng đất nông dân được chia th́ một phần đáng kể là của những người bị quy oan, khi sửa sai cuối cùng phải trả lại. Phần ruộng đất chia c̣n trong tay nông dân, họ chưa kịp được hưởng ǵ trên mảnh đất được chia đó th́ năm 1957-1958, ĐCS đă bắt đầu lùa họ vào hợp tác xă để tập thể hóa nông nghiệp, nghĩa là họ không c̣n làm chủ ruộng đất của họ ! Vả lại, xét cho cùng, "đem lại ruộng đất cho người cày" đâu có phải là mối quan tâm chính yếu hay là mục đích tối hậu của Đảng ?

Cho nên đến khi sửa đổi Hiến pháp sau ngày thống nhất đất nước, bằng một điều khoản mới trong Hiến pháp, Đảng đă nhẹ nhàng quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất trong cả nước ! Thế th́ làm sao có thể nói là Đảng "đem lại ruộng đất cho người cày" được ? ! Quả thật là người nông dân chịu bao nhiêu đau thương tang tóc cuối cùng chẳng được ǵ cả !
Thứ hai. Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy ngh́n năm của dân tộc.

Truyền thống hiếu ḥa, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn Việt Nam được dân tộc ta xây dựng hàng ngh́n năm đă bị ĐCS phá vỡ trong ṿng ba-bốn năm CCRĐ. Nếu ai đă từng sống ở nông thôn Việt Nam trước "cách mạng", trước CCRĐ đều cảm nhận cái tinh thần "đùm bọc nhau", "lá lành đùm lá rách" c̣n khá đậm đà trong mối quan hệ giữa người với người. Cố nhiên, không ai nói là ở các làng quê không có những kẻ bóc lột, nhưng tinh thần chung ở nông thôn ta là như vậy. Với cái chính sách "phân định thành phần giai cấp", ĐCS chia cư dân nông thôn thành cố nông, bần nông, trung nông (có ba loại, trung nông yếu, trung nông vừa, trung nông cứng), phú nông (có hai loại, phú nông thường, phú nông ngấp nghé địa chủ - đây là "sáng kiến" của người chấp hành để khi cần th́ dễ "kích" họ lên địa chủ, chứ trong chính sách th́ không chia ra), địa chủ (có mấy loại, địa chủ yêu nước và kháng chiến, địa chủ thường, địa chủ cường hào ác bá, địa chủ phản động). Sự phân chia có vẻ "khoa học" lắm, nhưng khi thực hiện th́ tất cả đều do cảm tính chủ quan, do nhu cầu của "đội" (khi trên bắt phải đủ 5% địa chủ, bắt phải có ác bá, phản động để bắn, th́ cứ phải "kích" lên cho đủ số), do ư muốn chủ quan của "ông đội" (nhiều khi ư muốn đó rất quái đản, thấy thái độ của đương sự có vẻ ngang bướng th́ cứ "kích" lên cho bỏ ghét). Về nguyên tắc, muốn phân định thành phần th́ phải "tố khổ", phải "tố" nhau, vạch nhau ra để "xếp" thành phần. Với lối xúi giục, cưỡng ép người dân tố giác lẫn nhau rất phổ biến trong CCRĐ, nên từ đó họ chia rẽ nhau, thù ghét nhau.

Cũng có nhiều người lúc đầu không muốn "tố" ai hết v́ không muốn làm trái lương tâm, nhưng ai không chịu "tố" th́ bị đội CCRĐ coi là chưa "dứt khoát", "có liên quan", v.v... cuối cùng th́ ai cũng tham gia vào cuộc "tố" lẫn nhau để giữ mạng ḿnh. Đây là số đông.

Nhưng cũng có không ít những kẻ hoặc v́ tư thù, hoặc v́ muốn trục lợi, "tố điêu", "tố láo" để ngoi lên làm "rễ", làm "cốt cán", làm cán bộ, để được chia "quả thực" nhiều hơn. Mà thường cái đám người này nghèo túng v́ lười biếng, v́ rượu chè, cờ bạc, có khi là những phần tử lưu manh, nhưng thường lại được đội coi như là bần cố nông để dựa, o bế, sử dụng nhằm... ḥan thành nhiệm vụ của đội. Một điều kỳ quái cần nói nữa là : mọi lời "tố" của nông dân đều không cần bằng chứng, hơn nữa mọi lời "tố" của họ đều được coi là bằng chứng, đều được ghi vào hồ sơ tội trạng ! Không cần có bất cứ một sự kiểm chứng nào hết ! "Lư luận" chung hồi đó là "phải tin tưởng ở quần chúng", "nông dân lao động đă nói là đúng". Thế là không c̣n ai căi được nữa !

Chính v́ thế, khi đội cần "đánh vào" bí thư hay chủ tịch ủy ban kháng chiến trước ở vùng tạm bị chiếm, nay bị coi là tổ chức cũ, mà có một ai đó "tố" là "chúng nó họp Quốc Dân Đảng" th́ bị "lên hồ sơ" ngay là "bí thư Quốc Dân Đảng", và anh ta khó tránh khỏi cái án tử h́nh ! Một nông dân "tố" một người bị "kích" lên địa chủ là "hồi kháng chiến, khi máy bay địch tới, tôi thấy hắn nh́n lên trời và chỉ chỏ cái ǵ đó", tức th́ bị quy ngay là "gián điệp" và số phận anh ta coi như là "đi đứt" ! Có thể là thế hệ mới lớn lên, nhất là những người đang sống ở các nước dân chủ tiên tiến, th́ khó mà tin là đă có những chuyện như thế. Khốn thay đó lại là sự thật đắng cay đă từng xảy ra trong lịch sử nước nhà !

Tóm lại, CCRĐ làm cho nội bộ nông dân chia rẽ trầm trọng, làng xóm đảo lộn lung tung ! Đến khi ĐCS tuyên bố sửa sai th́ t́nh h́nh nông thôn lại cực kỳ hỗn loạn : những vụ ẩu đả, đâm chém, trả thù nhau giữa những người bị "tố oan" với những kẻ "tố điêu", giữa những người bị tước đoạt tài sản với những người được hưởng "quả thực", giữa cán bộ cũ bị quy kết phản động và bị tù tội với cán bộ mới "ngoi lên" trong CCRĐ... Di sản ngh́n năm rất đáng quư mà cha ông ta đă để lại là tinh thần đùm bọc, ḥa hiếu nhau của người dân nông thôn miền Bắc đă bị phá hủy từ ngày CCRĐ. Lẽ nào đó không phải là một tội ác ?

Thứ ba. Tội phá hoại đạo lư, luân thường của dân tộc.

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đạo lư làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong CCRĐ. Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để "t́m ra địa chủ", "t́m ra phản động", "t́m ra của ch́m", họ ép buộc con cái "đấu tố" cha mẹ, con dâu "đấu tố" bố mẹ chồng, con rể "đấu tố" bố mẹ vợ, vợ "đấu tố" chồng, anh em "đấu tố" lẫn nhau, tṛ "đấu tố" thầy, kẻ hàm ơn "đấu tố" người đă làm ơn, láng giềng hàng xóm "đấu tố" lẫn nhau ! (Cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái "đấu tố" ḿnh để mong cứu mạng cho con cái). Thật là một tấn bi kịch hăi hùng !

Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp, ngay lập tức phải thay đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép "thưa các ông, các bà nông dân", phải xưng "con" trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con. C̣n nông dân th́ tha hồ gọi người kia là "thằng kia", "mụ kia", "con kia", là "mày", "chúng bây" và tự xưng là "tao", "chúng tao", thậm chí có thể chửi mắng, xỉ vả. Chẳng ai dám làm trái lại cái "lệ mới" đó - đội tuyên bố phải đối xử như thế mới "nâng cao uy thế nông dân", mới "đánh gục giai cấp địa chủ" được ! Không làm thế là "bênh địa chủ", "mất lập trường giai cấp", thậm chí "có liên quan với địa chủ" ! Ngay cả đứa bé con cũng có thể mắng mỏ, sỉ nhục người lớn đă bị quy là địa chủ. Những người này, dù là thứ bậc thế nào trong họ tộc cũng đều bị bà con họ tộc xa lánh, để không "bị liên quan". C̣n khi hành quyết người bị án tử h́nh th́ những người thân thích, ruột thịt của người ấy, từ già cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng đó ! Đúng là sự khủng bố tinh thần cực kỳ vô nhân đạo !

Một t́nh trạng thương tâm nữa là nhiều gia đ́nh ở nông thôn (và cả ở thành phố có liên hệ với nông thôn) đă tan vỡ, con cái bơ vơ, v́ khi một trong hai người có gia đ́nh bị quy (hoặc bị kích lên) thành phần địa chủ, bị gán tội phản động, th́ bên kia, tức là vợ hay chồng, sợ liên lụy phải bỏ nhau. Nhiều người đi lập gia đ́nh khác, có con hoặc chưa có con với chồng hay vợ mới. Đến sau này thấy sai, người bị bắt đi tù nay được trở về, thế là bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra đến nỗi Bộ tư pháp VNDCCH phải ra thông tư ngày 19.04.1956 để "giải quyết những vụ vợ chồng bỏ nhau". Thật là mỉa mai, người ta cho rằng có thể hàn gắn được t́nh cảm yêu thương trong gia đ́nh đă bị thương tổn nặng nề bằng một tờ thông tư vô hồn của Bộ tư pháp ! T́nh yêu của nam nữ cũng bị xâm phạm nghiêm trọng giống hệt như thế - để giữ lập trường giai cấp ai cũng phải cắt đứt với người yêu thuộc thành phần địa chủ, phản động ! Đây cũng là một nét về đạo đức nữa cần phải nói đến. Chưa bao giờ sự giả dối trắng trợn được đề cao như trong CCRĐ. Chẳng cần phải nói tới việc các "anh đội", "chị đội" báo cáo láo cho đoàn, v́ nó quá thường, mà cái cần vạch ra ở đây chính là người ta ép buộc, khuyến khích người nông dân nói dối, làm láo. Dần dà rồi người nông dân cũng thấy cần phải nói dối, làm láo để "qua khỏi cái đận CCRĐ", họ cũng "tố bậy", "tố điêu" dù trong thâm tâm biết ḿnh đang nói dối, vu khống. Cũng có người cố giữ lương tâm trong sạch, nhưng thường họ phải trả giá đắt cho điều đó. Cho nên cơn dịch dối trá cứ lan tràn. Đội cũng dạy thêm cho nông dân quen làm những việc giả dối, chẳng hạn như dặn họ : khi thấy trên màn ảnh xuất hiện h́nh địa chủ th́ phải hô "đả đảo", hay vừa hô vừa ném đá vào h́nh địa chủ để tỏ ḷng uất hận của ḿnh. Thế là nông dân cũng làm theo. Tất nhiên, cũng không loại trừ cái hiện tượng gọi là "tâm lư đám đông", khi người ta hành động như trong một cơn lên đồng tập thể. Chẳng hạn, mỗi lần chiếu phim "Bạch Mao Nữ" của Trung Quốc, th́ có nhiều người khóc nức nở, và khi xuất hiện h́nh địa chủ là bên dưới ào ào ném đá vào màn ảnh. Chính v́ thế, các diễn viên kịch thường từ chối lên sân khấu đóng vai địa chủ v́ sợ vỡ đầu sứt trán.

Chủ trương của UBCCRĐTƯ là trong các cuộc đấu địa chủ, nhất là địa chủ cường hào ác bá đều phải chuẩn bị rất chu đáo để ra "đấu trường" không được vấp váp. Thế là trước ngày đấu, mọi "rễ", "chuỗi", dân quân, công an, ṭa án, chủ tịch đoàn... đều phải "diễn tập" như thật, ai lên "đấu" trước, ai lên "đấu" sau, "tố" thế nào, xỉa xói ra sao, nói ǵ, khi nào người "tố" phải cảm động khóc lóc, khi nào người dân phải hô "đả đảo" (khi người bị "tố" không nhận tội...), lúc nào th́ bắt địa chủ quỳ (quỳ là biểu hiện của sự "bị đánh gục" !), lúc nào th́ "hoan hô" (khi ṭa tuyên án tử h́nh, tịch thu tài sản...). Chủ tịch đoàn những cuộc đấu lớn đều là "rễ", "chuỗi", cốt cán mới đào tạo trong vài tháng, nói năng ngượng nghịu, lúng ta lúng túng, điều khiển thế nào nổi, nên khi ra "đấu trường", thường "anh đội", "chị đội" phải ngồi sau lưng nhắc, như người nhắc tuồng (souffleur) ở rạp hát ! Cũng có khi nhắc măi không được, chủ tịch đoàn cuống lên, th́ "anh đội" giật micro và điều khiển luôn. Tóm lại, một sự diễn kịch, một tṛ giả dối lố bịch, trắng trợn, mà không hề không biết ngượng ! Nhưng cái nguy hại chính là sự giả dối đó cứ thấm dần vào tiềm thức cán bộ và người dân, tạo nên một nếp sống giả dối vô đạo đức của nhiều người !

Thứ tư. Tội phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc.

Bằng cuộc CCRĐ, ĐCS cố t́nh triệt hạ các tôn giáo và truyền thống tâm linh của dân tộc. Trước CCRĐ, các nhà thờ Thiên chúa giáo, các tu viện, nhà cô nhi... đều có ruộng đất riêng, các chùa có ruộng hậu do tín chủ cúng cho chùa, các nhà thờ họ có ruộng họ, các đ́nh có ruộng làng... để lo việc sửa sang, tu bổ nhà thờ, chùa, đ́nh, cúng tế hàng năm, việc từ thiện, v.v... và để nuôi sống các linh mục, tu sĩ, tăng ni và những người chuyên lo việc trông nom, thờ phụng... Nhờ thế hoạt động tôn giáo, tâm linh, từ thiện được tiến hành b́nh thường không có trở ngại. Nhưng với chính sách CCRĐ của ĐCS, tất cả các ruộng đất đó đều nhất loạt bị coi là ruộng đất phong kiến và bị trưng thu để chia cho nông dân.

Với cái đ̣n độc địa đó, tất cả các nhà thờ, tu viện, nhà cô nhi, chùa chiền, điện thờ, miếu mạo, nhà thờ họ, đ́nh... đều trở nên điêu đứng và dần dần tàn tạ. Riêng đối với nhà thờ Thiên chúa giáo, do phong trào giáo dân ồ ạt di cư vào Nam, nên về sau Đảng đă phải để lại cho các nhà thờ một ít ruộng đất. Người ta công nhiên dùng các cơ sở thờ cúng vào việc họp hành, đóng quân, làm hội trường, làm kho hợp tác xă mua bán, kho hợp tác xă sản xuất, v.v... Có nơi thậm chí người ta cho các tượng Phật trôi sông. Nhiều nơi bà con tín đồ bí mật cứu các tượng Phật, đem chôn, đem giấu hầm kín, sau này phần lớn các tượng gỗ đều mục nát, thế nhưng cũng có ít tượng c̣n giữ được, vào thập niên 80 bà con mới đưa lại vào chùa. Tóm lại, cuộc sống tâm linh hoàn toàn bị xóa bỏ. Chữ "thiện", chữ "nhân" một thời gian dài chẳng ai dám nói đến, v́ giữa lúc cái ác tràn đầy mà nói đến chữ "thiện", chữ "nhân" th́ có thể bị coi là biểu hiện sự phản đối !

Trong lúc đó, người ta lại đề cao bạo lực, cổ vũ đấu tranh giai cấp, khuyến khích điều ác, điều bất nhân, điều vô đạo. Một điều rất quái dị trong CCRĐ mà ĐCS lại coi là tự nhiên hoặc là cần thiết : người ta thường xuyên huy động các cháu thiếu niên từ 9-10 tuổi trở lên tham gia CCRĐ. Bắt chúng mang trống ếch đi cổ động, đi "đả đảo", "hoan hô", tham dự các cuộc đấu tố, các phiên ṭa CCRĐ, các buổi hành quyết công khai. Nhiều cháu, nhất là các cháu gái, vốn có tâm lư hiền lành bị bắt buộc phải tham gia, đă không chịu nổi, run sợ, khiếp đảm, có cháu ngất xỉu trước cảnh hăi hùng, súng bắn, máu đổ... C̣n các cháu vốn có tâm lư hung dữ th́ lại thích thú hoan hô, thậm chí sau khi "được" tham dự những cảnh tượng đó, có nơi chúng lại bày tṛ chơi "đấu tố", bắt con cái địa chủ quỳ để con cái nông dân lên đấu, cũng xỉa xói vào mặt, cũng xỉ vả, vạch tội... Chẳng biết có ai xúi giục không, nhưng nhiều nơi đă xảy ra những "tṛ chơi" quái đản đó ! Khi cái thiện bị nén xuống mà cái ác được cổ vũ, th́ chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên là đạo đức bị suy đồi, băng hoại dưới chế độ của những người cộng sản. Tôi c̣n nhớ trong thời kỳ "cởi trói", đă được đọc truyện ngắn "Bước Qua Lời Nguyền" của Tạ Duyên Anh đăng trên tuần báo "Văn Nghệ" (1989) ở Hà Nội, truyện đó phản ánh phần nào tấn bi kịch của giới trẻ nông thôn đă lớn lên trong và sau cuộc CCRĐ đầy kinh hoàng.

Không những CCRĐ đánh một đ̣n rất mạnh vào nền đạo lư và truyền thống nhân bản, mà nền văn hóa dân tộc cũng v́ nó mà bị tổn hại rất nặng nề. Nhin

 

Nguyễn Minh Cần