Hoàng Văn Hoan Tố Lê Duẫn Phản Bội Cách Mạng, Lấn Ép Họ Hồ.

Lâm Lễ Trinh

 

Cuộc « chỉnh lư » cung đ́nh được nhân vật ly khai Bắc cộng đầu tiên tiết lộ
HOÀNG VĂN HOAN TỐ LÊ DUẪN
PHẢN BỘI CÁCH MẠNG, LẤN ÉP HỌ HỒ.

 

Cơ quan xuất bản Nhà Nước Trung Cộng Foreign Languages Press cho phát hành năm 1988 tại Bắc kinh bản tiếng Anh  A Drop in the Ocean, Hoàng Văn Hoans Revolutionary Reminiscences dịch từ quyển  hồi kư của Hoàng Văn Hoan  Giọt Nước Trong Biển Cả (GNTBC) viết xong năm 1986. Hoan là đồng chí thân tín của Hồ Chí Minh, sinh năm 1905 tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, từng giữ nhiều chức vụ cao trong các ngành Lập pháp, Hành pháp và Ngoại giao của Việât cộng như Đại sứ tại Trung hoa, Triều tiên và Mông Cổ (1950-1957), Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước VN Dân chủ Cọng ḥa..vv.. Hoan theo Cách mạng từ 1926, được huấn luyện tại Quảng Châu, gia nhập đảng CS Thái lan năm 1930, hoạt động tại Trung quốc từ 1935 đến 1942, xin tị nạn chính trị ở Bắc kinh năm 1979 và qua đời tại đây sau 1990.
GNTBC dày 386 trang, gồm có phần dẫn đầu, bảy chương, phần phụ lục và nhiều h́nh ảnh của Hoan chụp với Hồ, Mao, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu B́nh và nhiều lănh tụ khác của Trung quốc. Bị xem như đồ « quốc cấm » tại VN, quyển hồi kư này phơi bày trước ánh sáng sự tranh giành quyền lực gay gắt ở Bắc Việt giữa hai phe thân Nga và thân Tàu trước 1975 và đặc biệt, vai tṛ lănh đạo « bù nh́n » của một Hồ Chí Minh bất lực và bệnh hoạn trước khi qua đời.
Bài viết hôm nay chỉ chú trọng đến ba điểm chính  trích từ GNTBC: Trường hợp Nga sô thay thế ảnh hưởng của Trung quốc ở VN - Vai tṛ của Lê Duẫn trong việc thống nhất quốc gia - và Lê Duẫn phản bội Cách mạng.
I Nga viện trợ quân sự Bắc Việt chống Mỹ.
Sau khi Hiệp ước Genève được kư ngày 20.7.1954, Đảng Lao động VN tỏ ra lơ là với chủ trương của Nga sô để Nam và Bắc VN sống chung ḥa b́nh. Trái lại, đường lối của Bắc kinh được Hànội hưởng ứng: xâm nhập âm thầm Miền Nam, xách động quần chúng, và chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Năm 1962, Trung quốc cung cấp 90.000 súng trường và súng máy cho quân du kích Bắc Việt. Lúc đầu Lê Duẫn đồng ư với chiến thuật này nhưng về sau, bị Krushchev thuyết phục, y đổi hướng, chống Bắc kinh, nghĩ rằng Nga sô sẽ giúp Hànội thương thuyết với Hoa kỳ. Tháng 10.1964, Brezhnev lật đổ Tổng Bí thơ Krushchev. Thủ tướng Chu Ân Lai và Thống chế He Long qua Mạc Tư Khoa dự lể kỷ niệm Cách mạng Tháng mười để xoa dịu bang giao giữa hai nước. Trong một buổi tiệc, Suslov, thành viên trong Politburo, cho Chu biết thẳng thừng rằng chính sách đối với Trung quốc do Đảng CS Liên xô ấn định chớ không phải Krushchev. Tổng trưởng Quốc pḥng Nga Malinovsky c̣n khuyên Thống chế He Long đảo chính Mao. Để chứng minh chính sách chống Bắc kinh không thay đổi, Mạc Tư Khoa cho dàn gần một triệu quân dọc theo biên giới Nga-Hoa.
Với sự cọng tác của Lê Duẫn, Nga sô đă tách VN ra khỏi đường lối chiến tranh kháng chiến, war of resistance, của Hồ Chủ tịch và biến VN thành một căn cứ chống Trung quốc để mở rộng sự kiểm soát trên toàn bán đảo Đông dương và đe dọa ḥa b́nh ở Đông Nam Á.
Đầu 1957, Lê Duẫn từ Miền Nam VN trở về Trung ương Đảng để lănh chức vụ quyền Tổng Bí thơ, thay thế Trường Chinh bị quy trách đă làm cho kế hoạch cải cách ruộng đất thất bại. Duẫn thừa cơ hội gây vi cánh gồm có hai tướng Văn Tiến Dũng và Nguyễn Văn Vinh (trong Bộ Quốc pḥng), Tố Hữu, Trần Quỳnh và Hoàng Tùng (trong Bộ Tuyên truyền), Nguyễơn Cơ Thạch (Ngoại giao), Trần Quốc Hoàng (An ninh Công cọng), Hoàng Quốc Việt và đặc biệt, Lê Đức Thọ (ủØy viên phụ trách Tổ chức, Ủy ban Trung ương) là người được tin cậy nhất. Với nhóm tay chân này, Lê Duẫn tiếm quyền lănh đạo để thực thi mục tiêu hắc ám của ḿnh.
Năm 1964, Duẫn kư một bản tuyên cáo hữu nghị với Nga và chống nghị quyết của Ủy ban Trung ương CSVN lên án đường lối xét lại (revisionism) . Duẫn khai thác việc Nga viện trợ quân sự cho VN để gia tăng hoạt động bài Hoa. Chiến tranh chống Mỹ trở nên quyết liệt . Mạc Tư Khoa từ chối cung cấp cho quân đội Bắc Việt vũ khí tối tân, viện lẽ Trung quốc có thể ăn cắp kỹ thuật. Cũng trong lúc ấy. Nga gởi chiến đấu cơ MIG-23 để giúp Ấn độ và Ai cập.
Thay v́ gởi thẳng quân trang và dụng cụ qua VN bằng đường biển để tránh tốn hao, Mạc Tư Khoa nhất quyết chuyển bằng đường xe lửa, bốc và dở hàng tại Trung quốc. Bởi thế, vơ khí và lương thực viện trợ từ Nga sô, Đông Âu và luôn cả nước Tàu chồng chất như núi tại nhà ga Pingxiang. Công việc chuyên chở chậm trể v́ phương tiện lưu thông và cơ giới rất yếu kém ở VN. Để gây hiểu lầm giữa Bắc Việt và Trung quốc, Duẫn và Nga c̣n phao vu Trung Hoa thiếu thiện chí cọng tác.
Năm 1965, nhân dịp viếng thăm Mạc Tư Khoa và tiếp xúc với nhân viên sứ quán và sinh viên du học Việt tại đây, Lê Duẫn đề cao Nga sô và mạt sát Bắc kinh. Nhận thấy Duẫn tách khỏi chủ trương của Ủy ban Trung ương CSVN, đại diện sinh viên gởi phúc tŕnh về Hanội nêu ra 40 câu hỏi. Tài liệu này bị phe cánh của Duẫn ém nhẹm. Trên đường hồi hương, Duẫn ghé lại Bắc kinh, chỉ trích trong ba giờ đồng hồ. trước nhân viên sứ quán Việt Nam, nhiềøu điểm trong chính sách Trung Hoa. Đến Hànội, Lê Duẫn tuyên bố Trần Tử B́nh, Đại sứ VN tại Bắc kinh, được tham khảo, đă đồng ư. Nhưng B́nh phủ nhận điều này.
Lê Duẫn cho rằng một số khái niệm của Trung quốc có tính cách dân quê hơn là vô sản. Thí dụ chủ trương lấy thôn quê bao vây thành thị (trong cuộc chiến chống Nhựt và Tưởng Giới Thạch) và việc áp dụng nông nghiệp như nền tảng, kỹ nghệ như yếu tố dẫn đầu trong công cuộc phát triển kinh tế quốc gia. Duẫn c̣n khẳng định Trung quốc tạo mâu thuẩn trong giới nông dân khi thi hành chính sách nông nghiệp căn cứ vào lớp công nhân nông trại, nông dân nghèo và nông dân cấp trung lưu. Thật vậy, sau khi cải cách nông thôn, không c̣n sự phân biệt nào giữa nông dân. Thái dộ chỉ trích công khai Trung quốc vừa nói theo Hoàng Văn Hoan là một vi phạm kỷ luật trầm trọng v́, theo huấn thị của "Bác Hồ", "mọi đả kích một đảng huynh đệ phải được Ủy ban Trung ương Đảng hay ít nữa Chính trị bộ cho phép, sau khi tranh luận."
Với sự khuyến khích của Lê Duẫn, Tố Hữu cho đăng trong báo Nhân Dân bài thơ "Tôi nghĩ ǵ" ngày 13.3.1967 để tố Trung Hoa. Khi "Bác Hồ" hay và can thiệp th́ quá chậm, bài thơ tai hại đă đuọc phổ biến rộng rải.
Năm 1967, xảy ra nhiều việc đáng tiếc: Nhân viên an ninh Nga sô hành hung một số sinh viên Tàu viếng thăm ngôi mộ Lê-nin và sinh viên Việt biểu t́nh chống chiến tranh trước sứ quán Mỹ tại Mạc Tư Khoa. Lê Duẫn đă hai lần xin lổi nhà cầm quyền Nga về cuộc biểu t́nh này khi y công du tại Mạc Tư Khoa. Hoàng Văn Hoan ghi lại: Hồ chủ tịch và Chính trị bộ rất bực bội v́ cho hành động này quá đáng.
Sự kiện thứ ba nghiêm trọng hơn: Chính quyền Hànội yêu cầu Liên xô tống xuất về VN lối 48 cẵn bộ và sinh viên Việt xin tị nạn chính trị tại Nga v́ họ không muốn tham gia chiến tranh Nam - Bắc Việt. Số này gồm có Lê Vĩnh Quốc, một sĩ quan chỉ huy sư đoàn, phóng viên Văn Đoàn trong báo Quân Đội Nhân Dân, Nguyễn Minh Cần và Trần Minh Việt (thành viên của Ủy ban Nhân Dân Thành phố Hànội). Mạc Tư Khoa từ chối v́ muốn xử dụng họ trong kế hoạch tương lai.
Mặc dù trái ư Hồ chủ tịch, Lê Duẫn vẫn dửng dưng giữ nguyên đường lối chống Tàu. Theo Hoàng Văn Hoan, Duẫn bị thực dân Pháp và nhóm xét lại của Krushchev ảnh hưởng. Đúng vậy, nhà cầm quyền thuộc địa Pháp nơm nớp lo sợ Trung Hoa xâm lăng và đă t́m mọi cách tách VN ra khỏi lưới kềm tỏa của Trung Hoa (gọi chung dưới danh từ "Tai họa Vàng, the Yellow Peril") về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và xă hội. Ở Nga sô, khi lật được G. M. Malenkov để cướp quyền, Krushshchev dùng đủ cách đặt các nước xă hộïi chủ nghĩa dưới sự chỉ huy thống nhất của y . Đặc biệt, Krushchev muốn đẩy địch thủ ương ngạnh Trung Hoa ra khỏi khối cộng sản. Chủ thuyết này mệnh danh "Krushchovism." ø Sau khi đến phiên Krushchev bị khai trừ, chính sách bài Hoa, dưới Brezhnev, không thay đổi nên mang tên "Krushchovism không có Krushchev" (hồi kư, trang 330).
Hoàng Văn Hoan nghĩ rằng lư do thầm kín khiến Lê Duẫn đoạn tuyệt với chủ trương của "Bác" trường kỳ chống Mỹ để thắng (wage a protracted and arduous struggle and fight to win) là Duẫn muốn nhờ Nga sô làm trung gian để thương thuyết ḥa b́nh với Hoa Thịnh Đốn hầu giải quyết vấn đề Miền Nam VN.
2 Vai tṛ của Lê Duẫn trong việc giải phóng Miền Nam và thống nhất VN.
Tháng 8.1964, Hoa kỳ dội bom Bắc Việt. Lê Duẫn sẵn sàng điều đ́nh. Y cho phổ biến trong dân chúng lập luận : " Cuộc đấu tranh có thể kéo dài và gian khổ. Nhưng chúng ta phải thử đạt tới một chiến thắng dứt khoát trong một thời gian ngắn để giải quyết vấn đề." Khi bị chất vấn thế nào là "chiến thắng dứt khoát" và ư nghĩa của danh từ "vấn đề", Duẫn ấp úng. Hoàng Văn Hoan viết: Trong lúc cuộc chiến chưa ngă ngũ, chúng ta chưa nắm thế thượng phong và kẽ thù chưa hẳn lâm vào cảnh bị động, th́ thương thuyết với Hoa kỳ sẽ dẫn đết hậu quả chia VN thành hai vùng Nam Bắc và công nhận ảnh hưởng của Hoa kỳ trên Miền Nam."
Ngày 30 tháng giêng, Chiến dịch 1968 bắt đầu. Quân đội Giải phóng Miền Nam (GPMN) xâm nhập Huế và Saigon, chiếm được một số căn cứ điểm nhưng sau đó, bị Quân đội Chính phủ Saigon và đồng minh Mỹ đẩy lui với nhiều tổn hại. Được trớn, họ tổng phản công và cho biết muốn nói chuyện với Chính phủ GPMN đang yếu thế.
Hai tháng sau, ngày 11.3.1968, TT Johnson tuyên bố giới hạn oanh tạc trên phia Bắc vĩ tuyến 20 và đề nghị ḥa đàm với Hànội. Ngày 3 tháng 4, Lê Duẫn phúc đáp sẽ cử một phái đoàn đến Paris. "Bác Hồ", đang dưỡng bệnh lúc đó tại Bắc Kinh, tră lời không được thông báo ǵ cả khi Thủ tướng Chu Ân Lai đến chất vấn về quyết định của Duẫn. "Bác" bị đặt trước một việc đă rồi, mặc dù Bác đă căn dặn Lê Duẫn năm 1964 nên thảo luận trước chi tiết với đàn anh Trung quốc. Như thế, Duẫn đă qua măët "Bác", biến Bác thành một bù nh́n. Thật ra, sự lấn quyền đă bắt đầu từ 1965 khi Bác lâm bệïnh, mỗi ngày thêm suy yếu. Đây là một "chỉnh lư" trong cung đ́nh Đảng, một cuộc "chỉnh lư nhung", không bạo động, chỉ dùng sức ép chính trị của phe phái với việc xúi dục và yểm trợ của ngoại bang. Báo Nhân Dân ngày 17.7.1966 có đăng lời tuyên bố của Hồ chủ tịch. Quan điểm khác biệt thấy rỏ với hành động của Duẫn. Lời tuyên bố của "Bác" có tính cách gượng gạo, như tiếng kêu trong sa mạc, v́ quyền bính đă chuyển qua tay của Lê Duẫn và bộ hạ đang nắm vững thời cơ.
Hiệp ước Paris được kư ngày 27.1.1973. Từ 13.5.1968 cho đến 27.1.1973, bốn loạt dội bom của Hoa kỳ không làm cho dân Bắc Việt khiếp đảm. Hoàng Văn Hoan kết luận: "Như Hồ chủ tịch từng nêu, thành công đạt được tại Ḥa đàm Paris là do quân ta thắng vẽ vang trên chiến trường chớ không phải nhờ chiến thuật ngoại giao tại bàn hội nghị như Lê Duẫn rêu rao , lại càng ít hơn nhờ ba tấc lưởi của Lê Đức Thọ."(Hồi kư, trang 337).
"Hồ chủ tịch" qua đời tháng chín 1969. Ngày 30.4.1975, Miền Nam bị thôn tính. VN thống nhất bằng vơ lực. Một bài b́nh luận đăng trong tạp chí Cộng sản tháng chạp 1984 đội thành tích của Duẫn lên tận mây xanh, không phiền nhắc đến chính sách của Bác và sự hy sinh của Quân đội Nhân dân .
Hoàng Văn Hoan đă nêu ra như sau các lổi lầm của Lê Duẫn:
"Trong chiến dịch năm 1968, Duẫn đă thẩm lượng sai sức phản ứng của đối phương và năng lực của quân ta. Duẫn đă quá hấp tấp nhận ḥa đàm ở Bá Lê. Chính phủ Saigon và Hoa kỳ không thành tâm thi hành Hiệp định và có kế hoạch tiêu diệt các đơn vị GPMN. Thay v́ mở trận đánh lớn, đáng lư Duẫn phải đấu tranh chính trị, khuyến khích quân lính Miền Nam đào ngũ, để đi đến ḥa giải dân tộc.
Chính tướng Trần Văn Trà, người đă từng theo phe Lê Duẫn, cũng đă cuối cùng chia xẽ quan điểm này nơi trang 70 của Hồi kư xuất bản năm 1982 tại Hànội . Sau Hiệp định Paris, quân đội Miền Nam đă tái chiếm được một số cứ điểm như Cửa Việt (Quảng Trị), Bảy Núi (Long xuyên), Quốc lộ 4 (Mỷ tho), Quốc lộ 2 (Bàrịa), Sa huỳnh (Quảng Ngải)..vv..Ngoài ra họ xây dựng được gần 300 điểm pḥng vệ tại Mỷ tho, G̣ công, Kiến tường và Bến tre.
Hoàng Văn Hoan nhấn mạnh cần phân biệt những sơ hở của Lê Duẩn qua hai giai doạn:
1) Giai đoạn trước ngày toàn đất nước được giải phóng. Những lổi lầm thuộc thời kỳ này nên xem như phạm phải bởi một chiến sĩ cách mạng, nhiều tuổi đời, xuất thân từ quần chúng. Khó thể tránh lổi lầm v́ không ai tiên đoán được việc ǵ xảy ra. Không đối phó dễ dàng những biến cố dồn dập trên đấu trường.
2) Giai đọan sau ngày đất nước giải phóng. Duẫn cố t́nh đi ngược lại huấn lệnh của Hồ chủ tịch và chủ thuyết Mác Lê. Y hủy hoại các thành quả hy sinh xương máu của quần chúng. Với sự lănh đạo phát-xít của Duẫn, VN đă trở nên một nước đe dọa láng giềng và tạo hận thù đối với thế hệ Việt tương lai. Hơn thế, Lê Duẫn đă biến VN thành một căn cứ quân sự của ngoại bang gây nguy hiểm cho Đông Nam Á và thế giới. Đây rỏ ràng là một sự phản bội, lịch sử không thể quên.
3 Lê Duẫn phản bội Cách mạng
Để đối phó phản ứng của Bắc kinh, Lê Duẫn áp dụng một số mưu mô xảo quyệt:
Triệu tập đầu tháng chạp 1976 Đại hội Đảng kỳ bốn để khai trừ các địch thủ. Trước đó, Duẫn đă viện đủ lư do để đ́nh hoăn Đại hội nhiều lần. Khi đi công du tại Cuba trở về Hànội, Hoàng Văn Hoan được Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức, cho biết y không được tái bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng (UBTU) v́ vắng mặt. Từ nhiều năm, cơ cấu lănh đạo tập thể này đă mất hết quyền hạn. Hoan xin phát biểu ư kiến trong Đại hội. Thỉnh cầu bị bác. Một phần ba tổng số ủy viên củ trong UBTU bị thay thế bởi người của Duẫn - Thọ. Số thành viên, trong Ủy ban nay tăng từ 71 lên 133, đa số ngă theo Duẫn, thành phần c̣n lại ngậm miệng v́ sợ bị đàn áp. Đại hội vừa kết thúc tại trung ương, Lê Đức Thọ về cấp quận và tỉnh nhóm các ủy ban địa phương, giới hạn tuổi ra ứng cử tại quận (sụt xuống 50) và tại tỉnh (sụt c̣n 55). Phe phái của Lê Duẫn được gài vào tất cả cơ cấu an ninh, từ thượng đến hạtầng.
Buộc UBTU Đảng chấp nhận quyết nghị chống Trung hoa. Sau khi Hồ Chủ tịch qua đời và Miền Nam VN sụp đổ, Lê Duẫn công khai thể hiện chính sách bài Hoa của ḿnh. Hànội bác đề nghị của Trung quốc mở một Ṭa Tổng lănh sự tại Saigon viện lẽ ở VN không c̣n Huê kiều mà chỉ có người Việt gốc Hoa. Giới mại bản Tàu (compradores) bị khủng bố thẳng tay. Một số đông người Hoa có Việt tịch bị truất hữu tài sản và xua vào các vùng kinh tế mới. Phụ nữ Việt có chồng chệt xin ly dị để tránh khó khăn. T́nh h́nh biên giới Hoa-Việt trở nên căng thẳng do thái độ khiêu khích của quân đội Việt. 270.000 Huê kiều bị trục xuất về nguyên quán. 100.000 người khác, hoảng sợ, thoát đi bằng đường biển. Lê Duẫn c̣n ra lệnh cho Trường Chinh ép Ủy ban soạn thảo Hiến pháp ghi vào tân Hiến Pháp điều khoản tuyên bố "dân Việt sẽ có một sự đọ sức với những người Hoa chủ trương bành trướng bá quyền và với các tay sai của chúng tại Cam-bu-chia." Năm 1978, theo đề nghị của Lê Duẫn, UBTU Đảng thông qua một quyết nghị với nội dung xác nhận Trung Hoa là " kẽ tử thù trực tiếp của dân tộc Việt", cần lật đổ sự lănh đạo phản động của Mao Trạch Đông và bè lũ; có nhu cầu thiết yếu giúp các lực lương cấp tiến nắm quyền tại Trung quốc; và nên cổ động các xứ Đông Nam Á chống lại nước Tàu. Để thi hành quyết nghị này, Phạm Văn Đồng đi vận động với các quốc gia trong vùng.
Ngày 3.11.1978, Lê Duẫn và Phạm Văn Đồng kư tại Mạc Tư Khoa Hiệp ước Hữu nghị và Cọng tác Việt-Sô để đánh dấu kỹ nguyên đồng minh quân sự giữa hai xứ. Chủ đích thật sự của văn kiện này là đặt VN dưới sự che chở của Liên xô nếu Bắc kinh tấn công hay đe dọa tấn công. Ngày 25,12.1978, Lê Duẫn xua 200.000 quân đánh Cao Miên, viện lẽ để chấm dứt chế dộ diệt chũng của Pol Pot được Bắc kinh ủng hộ. Ngày 7.1.1979, Nam Vang thất thủ. Ngày 10 tháng giêng.1979, Duẫn dựng ra chế độ bù nh́n Heng Samrin để cai trị Cọng ḥa Nhân dân Kampuchea và hợp thức hóa sự xâm lăng của Hànội. Quân đội CSVN sa lầy 7 năm tại Cam-pu-chia. Bảy quyết nghị của Liên Hiệp Quốc thúc Hànội rút quân. 600.000 Việt kiều định cư ở Cao Miên để việt nam hóa xứ này. Lào cũng chịu chung một số mạng.
*****
Hoàng Văn Hoan kết luận: Sự phản bộâi Cách mạng của tập đoàn Lê Duẫn Lê Đức Thọ mang lại nhiều hệ quả tai hại. Trong Đảng và nội t́nh Đất nước cũng như về phương diện ngoại giao. Đối với cá nhân Hoan, một loạt biện pháp sĩ nhục, đe dọa và cô lập hóa được đem ra áp dụng, mặc dù Hoan vẫn c̣n giữ chính thức chức Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc Hộâi. Hoan không được mời dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng. Báo chí được lệnh không nhắc đến Hoan. Văn pḥng và tư gia của Hoan bị đặt máy nghe. Hoan bị theo dơi sít sao, ngay că khi nhập viện để trị bệnh. Thân nhân, bạn bè và người quen tránh Hoan v́ sợ hải. Vợ, con Hoan không c̣n cảm thấy an toàn. Đời sống là một địa ngục.
Sau ngày UBTU Đảng công bố quyết nghị chống Bắc kinh và Cam-pu-chia bị chiếm, Hoan quyết định đào thoát để "tiếp tục đấu tranh cách mạng." Hoan vào Bêïnh viện 108 Hànộâi để được khám nghiệm về chứng ung thư phổi. Hai tháng sau, đầu năm 1979, các bác sĩ đề nghị với Ủy ban Trung ương Đảng cho phép Hoan qua Đông Đức điều trị. Khi phi cơ đáp xuống trạm Ấn độ, t́nh báo Trung Hoa bố trí đưa Hoan thẳng đến Bắc kinh. Nơi đây, Hoan được đối xử như một thượng khách. Hoan họp báo, phổ biến "Bức tâm thư gởi cho tất cả các đồng bào VN" đểø tố tội ác và sai lầm của mafia Lê Duẫn. Đài phát thanh Hànội loan tin Hoan " phản bội". Hai chục ngày sau, Hoan bị trục xuất khỏi đảng CSVN, lột chức Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Ửy ban Thường trực Quốc Hội và thành viên Chủ tịch đoàn của Mặt trận Tổ quốc. Ngày 26.6.1980, Ṭa VN tuyên án tử h́nh Hoan khiếm diện và truyền tich thu tài sản. Ngày 10.7.1980, nhật báo Nhân Dân tại Trung hoa đăng lời kêu gọi của Hoan cổ vơ quần chúng VN "làm một cuộc cách mạng khác" chống Lê Duẫn và đồng bọn để xây dựng "mộât nước VN độc lập, trung lập, không xếp hàng, sống ḥa b́nh và thân thiện với các lân bang; một quốc gia dân chủ, thống nhất, phồn thịnh và công bằng về xă hội."
"Nhà chính trị đào thoát" Hoàng Văn Hoan qua đời xa Đất Mẹ, mang xuống Tuyền đài giấc mộng hồi hương và cách mạng không thành. Hoan là nhân vật ly khai quan trọng đầu tiên tố giác sự rạn nứt trong cung đ́nh Bắc Việt. Đến giờ chót, Hoan vẫn là một tín đồ ngoan của Mác-Lê và một đồng chí tôn thờ "Bác Hồ." Duẫn và Hoan học cùng một sách, chung một đạo ( xă hội chủ nghĩa ). Hai con cua trong một giỏ, hai chó sói trong một chuồng. Họ chỉ đối kháng lẫn nhau ở phương cách thể hiện mục tiêu. Trong khi Miền Nam khổ sở với Hoa Thịnh Đốn th́ Bắc Việt cũng khốn đốn không ít v́ là địa bàn tranh dành ảnh hưởng quyết liệt giữa Bắc kinh và Mạc Tư Khoa.
Trong số 47, tháng giêng 1985, tạp chí "Tin Việt Nam", do nhóm Hoàng Văn Hoan chủ trương tại Bắc kinh từ tháng 3.1981, có đăng nơi trang 38 bài cực lực phủ nhận "tin vịt cồ" do một nhật báo Việt ở Hoa kỳ tung ra về vụ "Một Chính phủ Dân tộc Cách mạng Lưu vong" được công bố tại Paris, gồm có Chủ tịch: Hoàng Văn Hoan, Thủ tướng: Trương Như Tảng, Phát ngôn viên: Đoàn Văn Toại, nhân vật tham gia: dược sĩ Trần Kim Quang, kư giả Đoàn Văn Linh, Phùng Hiệp Đoàn, Thái Quang Trung..vv...
Tháng tư 1986, v́ lư do đặc biệt, Hoan tiếp trong hai tuần lễ tại Bắc kinh Yung Krall, một nữ "gián điệp nhị trùng " có quốc tịch Mỹ, và là con gái của cựu Đại sứ (cộng sản) VN tại Mạc Tư Khoa. Nhân dịp này, Hoan cho biết một số dữ kiện khá độc đáo. Đây là đề tài bài sắp đến của chúng tôi "Mạn đàm với tác giả A Thousand Tears Falling."

 

Lâm Lễ Trinh

Thủy Hoa Trang
Ngày 18.9.2003
Californie