Saigon Nhỏ ngày 28.5.2004

Chuyện bán Phan Bội Châu

Tú Gàn

 

Trong tuần qua, nhân kỷ niệm 114 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, trong khi các cơ quan truyền thông trong nước thi bốc thơm “Hồ Chủ Tịch”, các báo của người Việt hải ngoại lại đem Hồ Chí Minh ra bêu riếu.

Báo Nhân số ra ngày 18.9.2004 đă viết: “30 năm xa đất nước, Bác vừa phải lo làm, lo học, lo đọc, lo trốn tránh, chứ đâu có lo ghi sự nghiệp cho ḿnh. Tránh nói về ḿnh, và không quá quan tâm đến những văn thơ ḿnh viết, Người sống tận cùng cho dân và nước, con người ấy - Hồ Chí Minh, cho đến Di chúc, vẫn chỉ muốn dành muôn vàn t́nh thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng...” Bài báo đă nói về “thơ” của “Bác” là văn chương đuổi giặc, tóm gọn lại trong hai câu: "Nay ở trong thơ nên có thép" "Vung bút thành thơ đuổi giặc thù".

Báo hải ngoại đem Hồ Chủ Tích ra bêu riếu cũng rất nhiều, đại loại thu gọn lại trong mấy câu thơ sau đây:

Một năm ba rác vải sô,

Lấy ǵ che kín bác Hồ em ơi.

hay:

Bác th́ vĩ đại anh minh,

Củ đậu của bác chỉ ngần ấy thôi.

Trong mấy chục năm qua, số sách viết về Hồ Chí Minh khá nhiều, đă lên tới hàng trăm cuốn, từ dưới 100 trang đến trên 1000 trang. Mỗi người viết một cách, tùy theo tài liệu thu lượm được, tùy theo cách nh́n và có khi tùy theo cảm t́nh riêng tư. Mới đây, Pino Tagliazucchi đă viết một cuốn tiểu sử chính trị của Hồ Chí Minh bằng tiếng Ư, với nhan đế “Ho Chi Minh, Biografia Politica, 1890 – 1945”, do Harmattan ở Ư xuất bản, dày 354 trang. Ông là một thành viên năng nổ trong Hội Đồng Chủ Tịch Hiệp Hội Quốc Gia Italy - Việt Nam, hoạt động cho Hà Nội từ năm 1965 đến nay, nên tuyên bố viết cuốn sách này “để giải thích Chủ tịch Hồ Chí Minh cho độc giả Italy"!

Sách viết về Hồ Chí Minh của Việt Cộng và của người Việt hải ngoại cũng nhiều, nhưng thường ít được tham khảo, v́ một đàng viết theo “định hướng xă hội chủ nghĩa” c̣n một đàng viết theo “định hướng chống cộng”, nên bị coi là thiếu khách quan.

Nhờ nỗ lực nghiên cứu của các sử gia khắp thế giới, càng ngày người ta càng khám phá ra mặt phải và mặt trái của Hồ Chí Minh, khiến những bốc thơm hay bốc thúi dần dần bị vô hiệu hóa. Cuốn “Ho Chi Minh: A Life” của sử gia William Duiker xuất bản năm 2000 đă cho biết thêm rất nhiều sự kiện mới về Hồ Chí Minh.

Mới đây, đài BBC đă cho mở cuộc điều tra về thời gian Hồ Chí Minh lưu lạc ở Anh từ 1913 đến 1913 đến 1914. Trong cuốn “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” do Hồ Chí Minh viết và kư tên là Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh cho biết trước hết ông đi xúc tuyết cho một trường học, nhưng xúc không nổi, nhảy qua đi đốt ḷ. Sau đó đi làm cho một khách sạn, đầu tiên là rửa bát, sau đó qua khâu làm bánh.

Sách của Hà Nội nói rằng Hồ Chí Minh có tham gia công đoàn lao động hải ngoại, và cùng công nhân Anh biểu t́nh bên bờ sông Thames. Trong một thư gửi cụ Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh cho biết ông đang ở London học tiếng Anh và nghiên cứu t́nh h́nh quốc tế. Tài liệu của Pháp cho biết Hồ Chí Minh sống ở số 8 Stephen Street, Tottenham Court Road, London. Các cuộc khảo sát cho thấy ông làm phụ bếp trong khách sạn Carlton và Drayton Court Hotel. Ông khoe ông hay đi bộ từ nơi làm đến Hyde Park để ăn trưa. Nhưng các sử gia nói rằng khoảng cách từ khách sạn Carlton đến Hyde Park khá xa, do đó trong thời gian nghỉ ăn trưa, ông khó có thể đi bộ đến đó được. Có lẽ chuyện này ông kể không thực.

Chỉ một chuyện nhỏ như thế, các sử gia cũng đă phải t́m hiểu đến nơi đến chốn, xem nó có thực hay không và nếu có, nó đă thật sự xẩy ra như thế nào. Người Việt viết sử bằng sự “xác tín” và lời nguyền rủa, nên chẳng cần phải tra cứu ǵ cả!

MỘT BIẾN CỐ QUAN TRỌNG

Nhưng điều đáng tiếc là có một chuyện rất quan trọng trong cuộc đời Hồ Chính Minh mà các sử gia chưa t́m hiểu tường tận lắm, đó là chuyện Hồ Chí Minh bán Phan Bộ Châu. Đây là bước đầu đưa Đảng Cộng Sản Việt Nam nhập cuộc.

Trong cuốn “Những bí ẩn đàng sau cuộc chiến Việt Nam”, Quyển 1, xuất bản năm 1998, Tú Gàn đă sưu tập một số tài liệu và tạm thời ghi lại như sau:

Năm 1924, cụ Phan Bội Châu lập Tâm Tâm Xă ở Quảng Đông với chủ trương trước tác và dịch các sách báo cách mạng gởi về trong nước. Tháng giêng năm 1925 Nguyễn Ái Quốc với cái tên Lư Thụy, đến Quảng Châu hoạt động bên cạnh Mikhail Bordodin. Ông quy tụ được một số thanh niên Á Châu đang lưu vong tại Quảng Châu. Ông thấy hoạt động của cụ Phan Bội Châu được nhiều người hưởng ứng, liền nghĩ đến cách chiếm đoạt Tâm Tâm Xă của cụ Phan Bội Châu để làm b́nh phong hoạt động. Ông đến gặp cụ Phan Bội Châu xin hợp tác, sau đó đề nghị đổi “Tâm Tâm Xa” thành “Liên Đoàn Các Dân Tộc Bị Trị”. Lúc đó cụ Phan Bộ Châu chưa có ư niệm ǵ nhiều về cộng sản và nhất là không ngờ Lư Thụy là người của Cộng Sản Quốc Tế nên chấp thuận đề nghị này. Nguyễn Ái Quốc nấp duới danh nghĩa Tâm Tâm Xă, rồi sau đó Liên Đoàn Các Dân Tộc Bị Trị, để qua mặt nhà cầm quyền Trung Hoa.

Đột nhiên ngày 1.7.1925, cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt. Câu chuyện đă diễn ra như sau:

Tháng 6 năm 1925, Phan Bội Châu định trở lại Quảng Đông để cải tổ Việt Nam Quốc Dân Đảng và làm lễ kỷ niệm Phạm Hồng Thái. Trước khi đi, ngày 1.7.1925 ông đến Thượng Hải để gởi tiền cho Trần Hữu Công (tức Trần Trọng Khắc) đang ở bên Đức. Ông đến Bắc Trạm vào lúc 12 giờ trưa và gởi hành lư ở nhà chứa đồ để việc di chuyển được lẹ làng hơn. Khi ông vừa đi ra khỏi cửa ga th́ thấy có một chiếc xe đă đậu sẳn trước cửa, có bốn người Tây phương đứng xung quanh. Ông không nhận ra đó là mật thám Pháp. Thấy ông, một người chạy tới trước mặt gây sự bằng tiếng quan thoại. Ông đang cự lại th́ ba người c̣n lại đến nắm lấy ông đẩy lên xe. Ông đang vùng vẩy th́ xe đă đi vào vùng tô giới của Pháp. Họ đưa ông xuống một chiến hạm của Pháp ở Thượng Hải rồi đưa đến Hương Cảng. Tại đây, ông được chuyển qua tàu Angkor của hăng Nhà Rồng để đưa về Hải Pḥng.

Khi chiến hạm Pháp ra khỏi cửa Ngô Tùng, Phan Bội Châu nghĩ cách đưa tin cho bên ngoài biết. Ông lấy một miếng giấy viết mấy hàng, đại khái nói ông là nhà cách mạng Việt Nam, bị Pháp bắt tại ga Bắc Trạm, bây giờ không biết sẽ đưa đi đâu, kèm theo một bài thơ tuyệt mạng. Ông lượm một cái chai bỏ vào, đậy nút kỷ rồi ném qua cửa ṭ ṿ của tàu. Một thuyền chài vớt được chai này đem đi tŕnh báo. Báo Cộng Ḥa ở Thượng Hải đăng lên và chỉ trích nhà cầm quyền để cho ngoại quốc xâm phạm lănh thổ Trung Hoa. Tin này làm xôn xao dư luận. Đốc Quân Tề Nhiếp Nguyên, Thống Lănh tỉnh Chiết Giang, bao gồm cả Thượng Hải, đă viết văn thư phản kháng Ṭa Lănh Sự Pháp, đồng thời ra lệnh lùng bắt tất cả những người Việt Nam bị nghi là mật thám Pháp.

Phan Bội Châu bị Pháp đưa về giam tại nhà giam Hỏa Ḷ ở Hà Nội, dưới cái tên là Trần Văn Đức, nhưng nhiều người nhận ra ông. Lúc đó ông đă 59 tuổi.

Ai đă báo tin cho Pháp bắt?

Theo tài liệu của Đào Văn Hội trong cuốn “Ba Nhà Chí Sĩ Họ Phan”, sau khi Phan Bội Châu đi Hàng Châu, Lư Thụy và Lâm Đức Thụ đă triệu tập các nhà cách mạng tại Quảng Châu lại, trừ Nguyễn Hải Thần, để bàn về vấn đề tài chánh. Không ai đưa ra được giải pháp nào để giải quyết vấn đề này. Lâm Đức Thụ đề nghị hy sinh một người trong anh em, về danh tiếng hay tính mạng, để kiếm tiền cho tổ chức. Hội nghị đồng ư trên nguyên tắc. Lâm Đức Thụ nói:

“Xét ra, người mà ta có thể đưa ra làm vật hy sinh ấy là cụ Phan Bội Châu. Tại sao tôi chọn cụ Phan mà không chọn cụ Mai Sơn (tức Nguyễn Thượng Hiền) hoặc cụ Nguyễn Hải Thần? Là v́ tôi đă từng phen ướm hỏi cụ Phan nếu gặp trường hợp phải hy sinh cụ để làm lợi cho cách mạng th́ cụ có chịu không? Cụ đă khẳng khái trả lời tôi thế này: “Tôi bôn ba hải ngoại, khi Hương Cảng, lúc Hoành Tân, chốc đă ngoài 20 năm rồi mà rốt cuộc chỉ vấp phải thất bại hoài, thêm phần tuổi đă cao, gối đă ṃn, nếu có dịp được hy sinh cho tổ quốc th́ dẫu chết tôi cũng vui ḷng!”.

“Hai nữa, cụ là tượng trưng của cách mạng tiếng tăm đă lừng lẫy trong nước cũng như trên trường quốc tế, thực dân e dè và ước muốn cụ lắm. Họ cho rằng Cụ là linh hồn của đám Đông Du, nếu bắt được cụ, tức là phong trào tan ră.

“Vả lại, cụ đă gần đất xa trời, ngoài việc viết báo kiếm ăn, năng lực bất thường quá cũng chẳng giúp ích ǵ cho công cuộc vận động cách mạng cho bọn ta được mấy.

“Vậy tôi mạnh bạo đề nghị với anh em là bắt cụ nộp cho lănh sự Pháp, tất nhiên họ phải hậu tạ ta một món tiền lớn. Tiền ấy ta sẽ dùng vào công việc vận động cho đoàn thể ở nước nhà.

“Đem cụ Phan ra nộp cho Pháp, ta sẽ thâu được hai cái lợi:

“Một là sau khi giải cụ về Hà Nội, tất nhiên thực dân lập Hội đề h́nh xét xử, cụ sẽ trổ hết tài hùng biện mà biện hộ cho ḿnh. Các báo trong nước sẽ viết những bài tường thuật và tinh thần cách mạng nhờ đó mà lan tràn và phổ cập trong hết các từng lớp dân chúng xă hội V.N.

“Hai nữa là sẵn món tiền thưởng trên kia, ta sẽ phái anh em về nước mà tổ chức các chi bộ rồi đưa thanh niên ra huấn luyện cho nhiều th́ công việc của ta mau có kết quả.”

Sau khi thảo luận sôi nổi, Lâm Đức Thụ được ủy toàn quyền hành động. Lâm Đức Thụ và Phan Vị đến tiếp xúc với nhân viên của Ṭa Lănh Sự Pháp ở Hương Cảng để thương lượng.

Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn (c̣n được gọi là Trương Béo hay Hoàng Chấn Đông), gốc Thái B́nh, con trai cụ tú tài Nguyễn Hữu Đàn, cháu nội nhà nho yêu nước Nguyễn Mậu Kiến, thi đỗ đầu xứ nên mới có tên gọi là đầu xứ. Ông đến Quảng Châu làm việc cho cơ quan quân sự tại đây. Trước ông theo Phan Bội Châu, nhưng khi Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, ông bỏ việc theo Nguyễn Ái Quốc. Ôngỉ có nhiều liên hệ với mật thám Pháp ở Hương Cảng và là một trong những người đă biến Tâm Tâm Xă thành Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội.

Trong vụ gài bắt Phan Bội Châu này, có tài liệu nói Lư Thụy được Sở Mật Thám Pháp thưởng 100.000 đồng, nhưng tài liệu khác nói số tiền thưởng là 150.000 đồng.

Theo ư kiến chúng tôi, sở dĩ Hồ Chí Minh muốn loại Phan Bội Châu không phải v́ ông ta đă quá già hay cần tiền. Năm bị bắt, Phan Bội Châu mới 59 tuổi, c̣n rất khoẻ mạnh. Ông sống đến 74 tuổi mới qua đời. Về tiền bạc, trong quá tŕnh đấu tranh ở hải ngoại, chúng ta không hề nghe Hồ Chí Minh nói đến vấn đề này. Mọi chi phí từ sinh hoạt đến việc gởi người qua Nga du học đều do Cộng Sản Quốc Tế cung cấp. Sở dĩ Hồ Chí Minh quyết định loại Phan Bội Châu v́ hai lư do: Lư do thứ nhất là để chiếm đoạt tất cả cơ sở của Phan Bội Châu, từ danh nghĩa đến cán bộ. Lư do thứ hai là để biến Hồ Chí Minh thành một lănh tụ độc nhất c̣n lại. Những người chống Pháp thấy rằng sau khi Phan Bội Châu bị bắt, không c̣n lănh tụ nào sáng giá hơn ông, nên sẽ theo ông. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy một số lớn đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng sau này đă đi theo Hồ Chí Minh.

Việc buôn bán Phan Bội Châu được Hồ Chí Minh giao cho Lâm Đức Thụ thực hiện v́ Hồ Chí Minh biết Lâm Đức Thụ có quan hệ với mật thám Pháp. Tuy nhiên, cuối năm 1945, sau khi cướp được chính quyền, Hồ Chí Minh đă cho người về Thái B́nh hạ sát ông rồi loan tin ông làm mật thám cho Pháp.

Khi cụ Phan Bội Châu bị bắt rồi, Lư Thụy nắm tất cả cơ sở của Tâm Tâm Xă, tức “Liên Đoàn Các Dân Tộc Bị Trị”, và đổi Liên Đoàn này thành “Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” do Lư Thụy làm Tổng Bí Thư, trụ sở đặt tại Quảng Châu. Đây là một tổ chức Đảng Cộng Sản trá h́nh. Đa số những người đi theo cụ Phan Bội Châu đă đi theo Lư Thụy. Năm 1926, Lư Thụy đă quy tụ được khoảng 200 cán bộ tại Quảng Châu. Ông chọn ra một số gởi đi du học ở Nga, số c̣n lại được huấn luyện tại chỗ hay cho vào học trường quân sự Hoàng Phố (Whampoa) tại Quảng Châu, rồi gởi về Việt Nam hoạt động.

NHỮNG TÀI LIỆU KHÁC

Ông Minh Vơ ở San Diego đă bỏ nhiều công sức đọc một số tài liệu viết về Hồ Chí Minh, sau đó ông đă viết cuốn “Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp” dày 776 trang, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2003. Cuốn sách gồm 3 phần, Phần thứ I nhận định một số tác phẩm loại tiểu sử viết về Hồ Chí Minh. Ông đă đề cập đến 17 tác phẩm của că người ngoại quốc lẫn Việt Nam. Phần thứ II tŕnh bày nhận định từ một số tác phẩm về cuộc chiến Việt Nam. Trong phần này ông đề cập đến hơn 25 tác giả. Phần thứ III ông nói về một số vấn đề về trách nhiệm của Hồ Chí Minh gồm 10 chương, trong đó chương 8 nói đến “Hồ Chí Minh và vụ bán Phan Bội Châu cho mật thám Pháp”.

V́ bài báo có hạn, dưới đây chúng tôi xin lược qua một số đoạn chính tác giả đề cập đến vụ bán Phan Bội Châu mà thôi:

“Riêng Phan Bội Châu cho tới khoảng 1928-1929 khi ngồi viết Phan Bội Châu niên biểu vẫn không hiểu v́ sao mật thám Pháp lại biết rơ hành tŕnh của ḿnh để chờ sẵn tại Bắc trạm Thượng Hải, ngoài một mối nghi ngờ: “Ai dè lúc tôi ra đi, th́ cái thời giờ hành động của tôi đă có kẻ nhất nhất mật báo với người Pháp mà cái người mật báo đó lại chính là người ở chung với tôi, từng nhờ tôi nuôi nấng… Người ấy nghe nói tên là Nguyễn Thượng Huyền… gọi cụ Thượng Hiền bằng ông chú, thông chữ Hán, đă từng đậu cử nhân, chữ Pháp, chữ quốc ngữ cũng đủ xài. Tôi nhân yêu tài nó, lưu nó làm thư kư c̣n như nó làm ma cho Pháp th́ tôi có nghĩ tới đâu!”

Phan Bội Châu không cho biết đă được nghe ai nói Nguyễn Thượng Huyền làm ma (tức mật thám) cho Pháp và báo rơ hành tŕnh của ông, tuy nhiên có vẻ tin theo. Vào lúc Phan Bội Châu được nghe nói như thế th́ tại Hà Nội, năm 1928, nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xă cho phát hành tập tài liệu Ai bán đứng cụ Phan Bội Châu? của tác giả Nhượng Tống nêu đích danh người báo cho mật thám Pháp bắt Phan Bội Châu là nhóm Lư Thụy, Lâm Đức Thụ.  Nhượng Tống phát giác sự việc trên dựa theo nhiều nguồn tin từ những người xung quanh Phan Bội Châu tại Trung Hoa. Vào thời điểm đó, Lư Thụy cũng như Lâm Đức Thụ không phải những nhân vật tên tuổi trong hàng ngũ đấu tranh và cũng chưa tiêu biểu nổi cho một xu hướng rơ rệt nào ngoài tư cách người của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội vừa được thành h́nh. Điều mọi người biết về Lâm Đức Thụ chỉ là c̣n có tên Hoàng Chấn Đông, tên thật là Nguyễn Công Viễn, từng tham gia Tâm Tâm Xă của Phan Bội Châu và có tương quan với ṭa lănh sự Pháp tại Hong Kong. Như vậy, những nguồn tin mà Nhượng Tống nhận được chắc chắn không do dụng ư chống Cộng nhắm xuyên tạc về lănh tụ Hồ Chí Minh như các tác giả Cộng Sản Việt Nam sau này nêu ra.

Trên thực tế, cái tên Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện từ tháng 8-1945 và năm 1928 không ai biết Lư Thụy là Nguyễn Ái Quốc. Hơn nữa, dù năm 1949 Nhượng Tống bị Cộng Sản ám sát tại Hà Nội, nhưng vào năm 1928, Nhượng Tống chưa hề đặt Cộng Sản vào thế thù địch. Nhượng Tống bước vào làng báo năm 1924 chuyên hoạt động về văn hóa cho đến cuối tháng 12-1927 mới gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Tập tài liệu Ai bán đứng cụ Phan Bội Châu? có thể được viết từ trước thời điểm này để ấn hành kịp vào năm 1928 và như thế Nhượng Tống không những chưa biết Lư Thụy là cán bộ Đệ Tam Quốc Tế mà thậm chí c̣n không biết Lư Thụy là ai nữa. Người ta đă biết tới cuối năm 1929, Việt Nam Quốc Dân Đảng c̣n cử người qua Thái Lan liên lạc với Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội đề nghị giúp đỡ vơ khí để khởi nghĩa.

Thực ra, không chỉ riêng Nhượng Tống nhận được các tin tức cho biết Lư Thụy và Lâm Đức Thụ chủ mưu bán đứng Phan Bội Châu. Năm 1948, trên tạp chí Cải Tạo tại Hà Nội số tháng 10-1948 được Joseph Buttinger trích lại, Đào Trinh Nhất đă viết bài Một bí mật chưa ai nói ra nêu tên Hồ Chí Minh là kẻ chủ mưu bán đứng Phan Bội Châu cho mật thám Pháp. Đặc biệt hơn, chính Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là người từng có Lâm Đức Thụ bên cạnh nhiều năm ở Trung Hoa cũng ghi lại sự việc này như sau: “Cuối tháng 5 năm 1925, Lâm Đức Thụ viết thư và gửi tiền lên Hàng Châu cho ông Phan Bội Châu, mời về Quảng Châu nhân dịp kỷ niệm Phạm Hồng Thái ngày 19 tháng 6, làm một cuộc tuyên truyền lừng lẫy cho cách mệnh Việt Nam. Ông Phan nhận được thư và tiền, liền đi Thượng Hải để đáp tàu thủy về Quảng Châu. Ông Phan đi rồi, măi không thấy có thư từ ǵ về, bọn Hồ Học Lăm ở Hàng Châu lấy làm lạ, viết thư hỏi các đồng chí ở Quảng Châu. Thư trả lời nói không thấy ông Phan xuống đó, ai cũng lo.

Hơn một tháng sau, Lâm Chi Hạ, chủ nhiệm Quân Sự Biên Tập Xứ, tiếp được một phong thư từ Sán Đầu gửi tới, có kèm theo một mảnh thư do ông Phan viết, mới biết là ông bị bắt rồi. Gửi thư ấy đến Lâm Chi Hạ là một học sinh Tàu. Người này cho biết rằng nhân dịp nghỉ hè, từ Thượng Hải về Sán Đầu thăm nhà, gặp ông Phan ở trên tàu thủy, ông Phan thừa lúc người đi kèm không ở cạnh, nói chuyện với y và viết mảnh giấy ấy, nhờ y gửi đi Hàng Châu cho Lâm Chi Hạ. Cứ như lời ông Phan nói trong mảnh giấy ấy th́ khi ông đi xe lửa từ Hàng Châu đến Thượng Hải, vừa ra khỏi cửa ga, liền bị mấy người cảnh sát tô giới Anh núm lấy, điệu lên xe hơi đưa đến tô giới Pháp giao cho người Pháp. Ông bị giam ở đó ít lâu, rồi bị giải về nước bằng tàu thủy.

Lâm Đức Thụ ở Quảng Châu, lúc đầu cố phao vu cho người này người khác để che lấp tội ác của ḿnh nhưng về sau thấy ông Phan bị bắt về đến trong nước, thành ra một cuộc tuyên truyền có hiệu lực cho cách mệnh, Lâm Đức Thụ mới khoe với mọi người đó là công hắn, v́ chính hắn bắt ông Phan. Hắn lại nói sở dĩ bắt ông Phan là v́ hắn nghĩ ông đă trở nên già hủ, không thích hợp với thời đại mới nữa, ở ngoài bất quá biết làm mấy câu văn tuyên truyền hăo bằng chữ Nho, chẳng được chuyện ǵ, không bằng đưa ông về nước lấy bản thân ra làm lợi khí tuyên truyền, lại có ích hơn”

Những ư kiến mà Cường Để ghi là của Lâm Đức Thụ đă được Hoàng Văn Chí dựa theo tài liệu của nhạc phụ là Sở Cuồng Lê Dư xác nhận là ư kiến của Hồ Chí Minh. Lúc đó, nhóm Lâm Đức Thụ rất tin theo Hồ Chí Minh và đang tính toán biến Tâm Tâm Xă thành tổ chức riêng. Một vấn đề khiến cả nhóm ưu tư là có thể gặp trở ngại khi Phan Bội Châu không đồng ư, v́ Phan Bội Châu đang tiến hành việc cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng theo khuôn mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Lê Dư theo Phan Bội Châu hoạt động trong Tâm Tâm Xă nhưng gần gũi với Lâm Đức Thụ. V́ thế, Lê Dư đă được nghe nhắc tới ư kiến của Hồ Chí Minh – lúc đó mang tên Lư Thụy và biệt danh Vương Sơn Nhị. Theo Lê Dư, Hồ Chí Minh đă nói: “Cụ đă gần đất xa trời mà chẳng nên công việc ǵ, chi bằng bán cụ cho Pháp lấy tiền cho Đảng ta”.

Một người trực tiếp nghe Hồ Chí Minh phát biểu như trên là Vương Thúc Oánh. Vương Thúc Oánh là người thứ 7 trong 9 hội viên bí mật của Cộng Sản Đoàn thành lập vào tháng 2-1925. Lúc đó, Vương Thúc Oánh rời Thái Lan theo Hồ Tùng Mậu về Quảng Châu và luôn có mặt trong mọi phiên họp bàn bạc về hoạt động của nhóm.

“Trong cuốn sách tự thuật in vào năm 1962, Vương Thúc Oánh cho biết trong phiên họp khoảng đầu năm 1925 của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, một hội vừa mới được Lư Thụy móc nối và thành lập, và Vương Thúc Oánh có hiện diện trong buổi họp đó, Lư Thụy nói: “Cụ Phan ái quốc thật, nhưng cụ đă quá già, đầu óc rất khó hấp thụ những trào lưu tư tưởng mới. Cụ lại quá thành thực, dễ tin người …” Lư Thụy đă lư luận hăy để cho cụ Phan trở thành biểu tượng đấu tranh bằng cách để người Pháp bắt giam cụ Phan xong rồi Hội tổ chức các cuộc đấu tranh cho cụ. Song song, khi bán tin cho người Pháp bắt cụ, người Pháp phải gởi lại cho Hội một số tiền và Hội dùng số tiền này để phát triển lực lượng. Lư luận “nhất cử lưỡng tiện” này đă được các thành viên trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội biểu quyết chấp thuận”.

Vương Thúc Oánh là con rể Phan Bội Châu cũng nghe theo và số tiền nhận được từ người Pháp trong vụ này, theo Vương Thúc Oánh, là 10 vạn quan, tức 100.000 quan.

Vụ “bán người” này được hầu hết các tác giả khác nhắc tới trong số có Đào Văn Hội, tác giả Ba nhà chí sĩ họ Phan, cho biết thêm một chi tiết khác: “Sau khi Phan Bội Châu đi Hàng Châu, Lư Thụy và Lâm Đức Thụ đă triệu tập các nhà cách mạng tại Quảng Châu lại, trừ Nguyễn Hải Thần, để bàn về vấn đề tài chánh. Không ai đưa ra được giải pháp nào về vấn đề này. Lâm Đức Thụ đă đề nghị hy sinh cụ Phan Bội Châu … Và hội nghị đă ủy cho Lâm Đức Thụ và Phan Vị đến tiếp xúc với ṭa tổng lănh sự Pháp ở Hương Cảng để thương lượng”.

Về phía các tác giả ngoại quốc, David Halberstam và J.P. Honey là những người rất có thiện cảm với Hồ Chí Minh cũng xác nhận việc “bán người” trên. Honey viết: “Việc Hồ Chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó. Sau này ông ta đă chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng...”

Bài viết c̣n dài, ai muốn đọc thêm, xin xem cuốn “Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp” của Minh Vơ.

Muốn được thế giới và thế hệ mai sau quan tâm đến những ǵ chúng ta nói và viết, cần phải bỏ thói quen dùng “xác tín” và những lời nguyền rủa gay gắt để viết lịch sử, trái lại phải làm việc theo phương pháp khoa học, bỏ công sức, tiền bạc và thời gian ra khảo cứu các sự kiện đă xẩy ra và ghi lại một cách trung thực, dù sự kiện đó thuộc về bên này hay bên kia. Tiếp tục bắt chước phương pháp của kẻ thù, chúng ta sẽ mất chính nghĩa và thua, v́ địch có nhiều phương tiện gấp trăm ngàn lần chúng ta.

Tú Gàn