LỘT TRẦN HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH

Trần Gia Phụng

 
1.- HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI CHA

Theo sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, của nhà xuất bản Sự thật (Hà Nội), Hồ Chí Minh "sinh ra trong một gia đ́nh nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân. Cụ thân sinh ra Người [họ Hồ] là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) ...đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học. Đối với các con, cụ giáo dục ư thức lao động và cho học tập để hiểu "đạo làm người". Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng. Cụ thường nói: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ", nghĩa là "Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn". Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần."(1)

Ông Nguyễn Sinh Sắc quả thật đă đỗ phó bảng năm 1901 (tân sửu) cùng một lần với Nguyễn Đ́nh Hiến, Phan Chu Trinh.(2) Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Sắc không hề bị "bọn thống trị thúc ép nhiều lần" sau khi đỗ phó bảng mới chịu ra làm quan. Ông Sắc đă xin đi làm quan ngay sau khi đỗ cử nhân và trước khi đỗ phó bảng. Nguyên vào năm 1894, Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau (1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đă xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898.(3) Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, ông Sắc c̣n tham dự hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại B́nh Định năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900.(4) Sau khi đỗ phó bảng trong kỳ thi hội và thi đ́nh năm 1901, ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909, rồi đi tri huyện B́nh Khê (B́nh Định) tháng 5 năm đó. Từ thừa biện đi tri huyện là thăng chức chứ không phải xuống chức.(5).

Nguyễn Sinh Sắc bị sa thải chứ không phải bị cách chức.(6) Lư do sa thải cũng không phải v́ "vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp ". Ông bị sa thải v́ đă hành xử tàn bạo với dân chúng. Trong một cơn say rượu, Nguyễn Sinh Sắc đă dùng roi mây trừng phạt và đánh chết một người tù vào tháng 1-1910. Gia đ́nh người nầy kiện lên cấp trên. Dù tri huyện Nguyễn Sinh Sắc đă chối căi rằng không phải v́ trận đ̣n của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đ́nh ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. H́nh phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan lại và sa thải.(7) Lư do chuyển đổi h́nh phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đ̣n có lẽ nhắm giữ thể diện của một quan chức triều đ́nh, và nhất là vị nầy lại là người có học vị cao. Ông Sắc nghiện rượu từ khi c̣n ở Huế. Chị của Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), vào Huế thăm cha năm 1906. "Bà không thể chịu đựng lâu ngày thái độ cộc cằn thô lỗ của cha bà, nay đă mắc phải tật nghiện rượu và thường hay đánh đập bà ".(8) Do đó, năm sau bà bỏ Huế ra Nghệ An trở lại, mà không sống với cha.

Phải chăng câu: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ " (Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn) là do những cán bộ cộng sản bịa ra, rồi gán cho ông Nguyễn Sinh Sắc để đả kích chế độ quân chủ? Hay phải chăng v́ bị đuổi ra khỏi ngành quan lại nên Nguyễn Sinh Sắc mới bất măn và thốt lên câu: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ " (Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Nếu không, Nguyễn Sinh Sắc hăng hái xin đi làm quan làm ǵ, và sau nầy con ông, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) c̣n gởi thư đến viên Khâm sứ Pháp tại Huế xin cho ông một chức quan nhỏ nữa.

Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài G̣n. Ông ở lại Sài G̣n một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ,(9) rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Từ đó, ông không bao giờ trở ra Nghệ An.Ông ng sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Ḥa An, Sa Đec, và từ trần ngày 29-11-1929.(10)

Khi Nguyễn Sinh Sắc bị băi chức và sống lang thang nghèo khổ ở miền Nam, con ông ta là Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, ra nước ngoài năm 1911, đă viết thư từ New York ngày 15-12-1912 cho viên khâm sứ Pháp tại Huế tha thiết "... cầu mong Ngài [chỉ khâm sứ Pháp] vui ḷng cho cha tôi [cha của Thành tức ông Sắc] được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quư của Ngài..."(11)

Vậy huyền thoại về người cha của Hồ Chí Minh là một người yêu nước, chống đối chính quyền Pháp nên bị cách chức, là chuyện hoàn toàn bịa đặt do Ban Nghiên cứu Lịch sử trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra nhắm là tăng giá trị cho lănh tụ của họ.

Tưởng cũng nên thêm ở đây một phát hiện của ông Trần Quốc Vượng, sử gia Hà Nội hiện nay. Trong sách Trong Cơi của Trần Quốc Vượng, có bài "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dă)". Phần cuối của bài nầy cho biết rằng ông Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân của Hồ Chí Minh, không phải là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm. Trước khi đám cưới, bà vợ của ông Nguyễn Sinh Nhậm đă có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cho nên ông Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của ông Nguyễn Sinh Sắc mà thôi. Ông Trần Quốc Vượng viết: "Nguyễn Ái Quốc sau cùng đă lấy lại họ Hồ v́ cụ biết ông nội đích thực của ḿnh là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm". (12)

2.- HUYỀN THOẠI RA ĐI T̀M ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam đều viết rằng ngày 5-6-1911, thanh niên Nguyễn Tất Thành đă xuống tàu Amiral Latouche-Tréville để ra đi t́m đường cứu nước. Sau đây là lời trong sách Lịch sử Việt Nam của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội:

"Sự thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ mà Người [Hồ Chí Minh] từng tham gia khi đang học ở trường Quốc Học Huế, đă thôi thúc Người [HCM] hướng về các nước Tây Âu, mong muốn được đến "t́m xem những ǵ ẩn giấu đằng sau những Tự do, B́nh đẳng, Bác ái". Sau khi rời Huế vào Phan Thiết ... ...Được ít lâu, lấy tên là Văn Ba, Người [HCM] xin làm phụ bếp trên chiếc tàu thủy Đô đốc La Tusơ Tơrêvin (La Touche Tréville), thuộc hăng vận tải hợp nhất của Pháp, để đi ra nước ngoài "xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào"..."(13)

Sách Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp của nhà xuất bản Sự Thật giải thích sự ra đi của Hồ Chí­ Minh cũng gần giống như thế: "... Ít lâu sau, Hồ Chủ tịch vào Sài G̣n. Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa cũng chẳng khác ǵ Trung Kỳ dưới chế độ bảo hộ và Bắc kỳ dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa bảo hộ. Ở đâu nhân dân cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đày, khổ nhục. Điều đó càng thôi thúc Hồ Chủ tịch đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về "giúp đỡ đồng bào" đánh đuổi thực dân Pháp. Ư định ấy của Người [HCM] đă dẫn Người từng bước đi tới t́m một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta."(14)

Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cũng do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành, trả lời phỏng vấn tác giả Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh nói về lư do ra đi như sau: "...Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta..."(15)

Trần Dân Tiên chính lại là Hồ Chí Minh. Ông dùng một tên khác viết sách tự ca tụng ḿnh. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đă có nhiều người viết sách về hoạt động của ḿnh, đôi khi để tự khen ḿnh, hoặc để biện hộ cho những việc làm của ḿnh, nhưng họ đề tên thật, chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Hồ Chí­ Minh dùng một tên khác tự ca tụng ḿnh là một sáng kiến kỳ lạ chưa một người tự trọng nào dám nghĩ đến.

Như thế, qua các sách của nhà cầm quyền cộng sản và qua chính những lời viết của Hồ Chí Minh, ông ta đi ra nước ngoài nhắm mục đích t́m đường cứu nước, nhưng trong thời gian gần đây, nhiều tác giả đă t́m được những chứng liệu cụ thể cho thấy rằng Hồ Chí­ Minh ra đi không phải để t́m đường cứu nước, mà chỉ v́ lư do kinh tế gia đ́nh.

Trong bài "Từ mộng làm quan đến đường cách mạng Hồ Chí­ Minh và Trường Thuộc Địa", hai tác giả Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đă phổ biến ảnh sao (photocopy) hai lá thư của Nguyễn Tất Thành đề ngày 15-9-1911 gởi cho tổng thống Pháp và bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp, xin hai ông ban ân huệ cho Thành được đặc cách vào học Trường Thuộc Địa Paris, nơi đào tạo quan lại cho các thuộc địa Pháp trong đó có Đông Dương. Phần chính trong nội dung của hai lá thư nầy hoàn toàn giống nhau. Đó là: "Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện ḷng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn..."(16)

Hai lá đơn trên đều bị bác, Nguyễn Tất Thành tiếp tục hành nghề trên các tàu biển. Ngày 15-12-1912, từ New York, Hoa Kỳ, Nguyễn Tất Thành gởi đến viên khâm sứ Pháp tại Huế một lá thư rất thống thiết xin một đặc ân là ban cho cha là Nguyễn Sinh Sắc, một chức việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo, để ông nầy có điều kiện sinh sống.

Hai lá đơn trên cùng với lá thư gởi năn nỉ viên khâm sứ Pháp tại Huế cho thấy lúc mới ra đi, Nguyễn Tất Thành chỉ nhắm mục đích sinh nhai. V́ sinh kế gia đ́nh, lúc đó Nguyễn Tất Thành sẵn sàng thỏa hiệp với người Pháp để kiếm một chức quan cho cá nhân ông (bằng cách xin vào học Trường Thuộc Địa), hoặc cho phụ thân ông.

Điều nầy là chuyện b́nh thường của đời sống con người. Lớn lên, ai ai cũng phải kiếm cách mưu sinh để tự nuôi sống ḿnh và nuôi sống gia đ́nh. Hơn nữa, điều nầy c̣n có nghĩa là Nguyễn Tất Thành không phải ra đi t́m đường cứu nước. Việc ra đi t́m đường cứu nước chỉ là sản phẩm tưởng tượng sau nầy của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, nhắm làm đẹp cho việc ra đi của họ Hồ để lôi cuốn quần chúng trên đường hoạt động chính trị.

3.-   HUYỀN THOẠI CUỘC SỐNG ĐỘC THÂN GIẢN DỊ

Hồ Chí Minh cũng như ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương luôn luôn đề cao rằng ông ta suốt đời sống độc thân, không lập gia đ́nh, để có thể toàn tâm toàn ư phục vụ nhân dân.  Sự thật, dù Hồ Chí Minh đi đâu, ở nơi nào, cũng đều có bóng dáng của người đàn bà trong suốt cuộc đời hoạt động của ông.

Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, khi hành nghề nhiếp ảnh ở Paris, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đă gởi thư tỏ t́nh với cô Bourdon ngày 10-5-1923.  Sau vài cuộc gặp gỡ và thư từ qua lại, cô Bourdon viết thư ngày 11-6-1923 cự tuyệt mối t́nh của Nguyễn Ái Quốc. Giáo sư Nguyễn Thế Anh c̣n trưng dẫn nhiều tài liệu cho thấy khi qua Moscow, nhà cầm quyền Liên Xô đă cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc một "người vợ".(17)

Đến Quảng Châu (Trung Hoa), Nguyễn Ái Quốc, lúc đó lấy tên là Lư Thụy kết hôn với một người phụ nữ Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh năm 1926.  Bà nầy bị thất lạc sau cuộc chiến Quốc Cộng ở Trung Hoa năm 1927.(18)  Theo một tài liệu khác, th́ trong thời gian nầy, Lư Thụy c̣n sống với một phụ nữ Trung Hoa thứ nh́ là Lư Huệ Khanh, em của Lư Huệ Quần. Lư Huệ Quần là vợ của Lâm Đức Thụ, một đồng chí của Lư Thụy.  Tài liệu nầy giải thích rằng Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Lư Thụy là theo họ của Lư Huệ Khanh cho dễ hoạt động.(19)  Khi cảnh sát Hồng Kông bắt Lư Thụy ngày 6-6-1931 tại thị trấn Cửu Long, gần Hồng Kông, ông đang sống với một phụ nữ Trung Hoa tên là Li Sam.  Khi Lư Thụy đến Vân Nam, tướng Long Vân (Lung Yun) đă t́m cho ông một nhân t́nh người Tàu.(20)

Từ năm 1930, ở Hồng Kông, Lư Thụy dạy chính trị cho Nguyễn Thị Minh Khai tại trụ sở chi nhánh Bộ Đông phương của Quốc tế cộng sản.  Sau một thời gian, hai người trở thành vợ chồng, và khi qua Liên Xô tham dự đại hội cộng sản quốc tế ngày 25-7-1935, hai người công khai sống chung.(21)  Năm 1944, Hồ Chí Minh về hoạt động tại vùng Pắc Bó, Cao Bằng. Ở đây, theo sử gia và nhà hoạt động chính trị Trần Trọng Kim, ông Hồ sống chung với bà Đỗ Thị Lạc, bí danh "chị Thuần", và sinh hạ một người con gái.(22) 

Sau cuộc sống chung tạm bợ với Đỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử cho đến năm 1954, ông Hồ về Hà Nội.  Theo tài liệu của Vũ Thư Hiên và Nguyễn Minh Cần, bộ chính trị đảng Lao Động đă đưa một cô gái thuộc sắc tộc Nùng ở Cao Bằng là Nông Thị Xuân (có sách viết Nguyễn Thị Xuân) về phục vụ Hồ Chí Minh năm 1955.  Lúc đó, ông Hồ khoảng 65 tuổi và bà Xuân có lẽ khoảng trên dưới 22 tuổi, khá xinh đẹp: "Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nơn, miệng tươi như hoa".(23)  Năm sau, bà Xuân sinh hạ một người con trai được đặt tên là Nguyễn Tất Trung.  Sau một thời gian chung sống, Hồ Chí Minh sa thải bà Xuân.  Viên bộ trưởng công an Hà Nội là Trần Quốc Hoàn đă hiếp dâm bà Xuân, rồi cho người thủ tiêu một cách tàn bạo.(23)

Trong thời gian nầy, đảng Lao Động c̣n có ư định đưa cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷ viên tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội để làm vợ Hồ Chí Minh.  Cô Phương Mai đ̣i công khai hóa cuộc hôn nhân giữa hai người, th́ bị từ chối, nên cô rút lui.(24)  Năm 1959, Đào Chú, uỷ viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng Sản, Phó thủ tướng chính phủ Trung Quốc sang Việt Nam nghỉ dưỡng.  Một bộ trưởng trong chính phủ Hà Nội đă nói riêng với Đào Chú rằng Hồ Chí Minh muốn tái hôn với một người vợ Quảng Đông.  Đào Chú rất hoan hỷ giúp đỡ, nhưng thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai đă thận trọng yêu cầu phía Việt Nam xem xét vấn đề cẩn thận.  Hội nghị do Lê Duẩn triệu tập đă đi đến quyết định là phải bảo vệ h́nh tượng Hồ Chí Minh, nên việc ông Hồ muốn tái hôn với một phụ nữ Quảng Châu đă không thành.(25)  Hồ Chí Minh cho Đào Chú biết ông muốn tái hôn, có nghĩa là ông Hồ tự thú nhận đă kết hôn một lần nào đó rồi.

Như thế huyền thoại thứ ba về Hồ Chí Minh, hy sinh cuộc sống cá nhân, sống độc thân để toàn tâm toàn ư lo việc nước, là một câu chuyện bí mật giấu đầu ḷi đuôi.  Hồ Chí Minh có vợ là một chuyện b́nh thường, nhưng bản thân Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản trước sau luôn luôn che đậy việc nầy để lừa bịp nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới.  Kết hôn, lập gia đ́nh là điều chẳng có ǵ xấu xa, nhưng xử sự tàn bạo với những người đă từng sống với ḿnh, che đậy việc kết hôn, lừa bịp trắng trợn mọi người là điều mà không một nền luân lư nào chấp nhận. 

Sau khi Hồ Chí Minh từ trần, trong lời kêu gọi đưa ra ngày 3-9-1969, đảng Lao Động Việt Nam (tức đảng CSVN) đă viết: "...Cuộc đời của Người là một tấm gương chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần đoàn kết, của đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư..."(26)  Hăy nh́n vào cách sống của Hồ Chí Minh để biết ông có phải là người "giản dị, khiêm tốn" hay không?

Trước hết, chế độ Hà Nội tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh sống trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ.  Nghe chữ "nhà sàn", người Việt thường liên tưởng đến những ngôi nhà của người miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng một thước, phía dưới dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc, hoặc liên tưởng đến những nhà sàn của một số cư dân ven sông hay dọc các kênh đào.  Những ngôi nhà sàn nầy rất đơn sơ, giản dị.  Ấn tượng giản dị khiến nhiều người tưởng tượng rằng ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh có lẽ cũng thế, và cũng tưởng rằng Hồ Chí Minh sống rất b́nh dân.  Thực tế hoàn toàn không như vậy.  Những du khách đă từng viếng ngôi nhà sàn của ông Hồ, hoặc những ai đă từng nh́n ngôi nhà sàn nầy qua phim ảnh, rồi so sánh với nhà sàn của người miền núi hoặc của những người sống ven sông, sẽ có cảm nghĩ khác.  Ngôi nhà sàn của ông Hồ có vẻ giản dị một cách cố ư, lại rất sang trọng, xây dựng bằng loại gỗ cực tốt, trang bị đầy đủ theo tiện nghi thời đại, có người chăm sóc cẩn thận, và gần như là nhà nghỉ mát mùa hè, hoặc nơi ông đón tiếp du khách.  Như vậy ngôi nhà sàn của ông Hồ chỉ là loại trang trí mắc tiền.

"Áo quần lên sân khấu rất quan trọng: luôn luôn giản dị (áo quần màu chàm).  Đối với Hồ cũng như  Staline, Mao, hoặc Kim Nhật Thành, sự giản dị được nghiên cứu kỹ lưỡng.  Áo quần cắt may thô sơ theo kiểu Kroutchev hoặc Ceaucescu, biểu tượng của một thế hệ lănh đạo cộng sản.  Điều đặc biệt của Hồ trong giới lănh đạo cộng sản là Hồ đi dép lốp (trên nguyên tắc cắt từ lốp xe hơi) ...  C̣n ǵ ăn ảnh hơn dù là tiền chiến hay hiện đại "Bác" Hồ đi dép lốp trên màn ảnh."(27)

Hồ Chí Minh duy nhất chỉ để lộ một sở thích phàm tục rất người, đó là ông thích hút thuốc thơm Hoa Kỳ, đặc biệt là Camel hay Lucky Strike. (28)  Không biết đây là dàn kịch để chứng tỏ ông ta cũng b́nh thường như mọi người, hay quả thật ông ta thích hút thuốc Mỹ.  Dầu sao, cuộc sống của ông Hồ không giản dị như người ta tưởng.

Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh) đă viết trong phần đầu sách: "Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe b́nh sinh của người được?"(29)  Một người dùng một cái tên khác viết sách, tự khen ḿnh là khiêm tốn không muốn nói về ḿnh, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể tự đề cao sự nghiệp của ḿnh, th́ không biết nên xếp ông ta vào loại người ǵ đây?

Cuối sách nầy, Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết: "Nhân dân gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc, v́ Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam."(30).  Lời nầy cho thấy Hồ Chí Minh muốn gợi ư để được người Việt Nam gọi ông là cha già của dân tộc, nhưng không được dân chúng hưởng ứng, nên ông quay qua dùng chữ "bác".  Ở đây lại thấy ông Hồ thậm khôn, v́ trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, bác là anh của cha, bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại gia đ́nh, hoặc lễ nghi tế tự.

Theo Thành Tín, tức Bùi Tín, cựu đại tá quân đội cộng sản Hà Nội, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân, Hồ Chí Minh công khai tự xưng là "bác" năm 1945 trước quần chúng, lúc đó ông khoảng 55 tuổi.(31)  Nói chuyện với dân chúng, trong đó có cả những người già cả, đáng tuổi ông, cha, chú, anh, chị ḿnh mà xưng bác th́ xin khỏi bàn về tư cách của "bác".

Chẳng những thiếu kính trọng với người đang sống, Hồ Chí Minh c̣n tỏ ra thiếu lễ độ  đối với những người trước ông hàng mấy trăm năm.  Hăy đọc những câu thơ của Hồ Chí Minh qua bài "Ngẫu hứng" ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) khoảng trước năm 1950:

"Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đă thành công."(32)

Tự phong ḿnh là anh hùng đă là chuyện lạ, gọi một  vĩ nhân của lịch sử sống cách đây hơn 600 năm bằng "bác" là một sự vô lễ chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Việt Nam.  Khi Quốc sử quán triều Nguyễn tŕnh Khâm định Việt sử thông giám cương mục lên vua Tự Đức (trị v́ 1847-1883) duyệt, trong khung cảnh xă hội vua là thiên tử (con trời), nhà vua đă phê b́nh nhiều nhân vật lịch sử, đôi khi với lời lẽ gay gắt, nhưng chưa bao giờ nhà vua có ngôn ngữ sỗ sàng thiếu lễ độ như Hồ Chí Minh.  Hồ Chí Minh tưởng rằng gọi Trần Hưng Đạo bằng "bác" là có thể tự nâng ḿnh lên ngang tầm với người xưa, nhưng ngược lại những lời nầy cho thấy hố cách biệt lớn lao giữa một vị thánh và một kẻ tự phụ hợm ḿnh.  Chẳng những thế, người Việt Nam xưng tụng đức Trần Hưng Đạo là thánh, nên cách xưng hô của họ Hồ xúc phạm đến cả niềm tin của dân chúng Việt Nam.  Nếu nói rằng bài thơ nầy là "thơ khẩu khí", th́ càng thấy "khẩu khí" của Hồ Chí Minh chẳng khiêm cung tư nào.

Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc, ông có quyền sống một cách tiện nghi đầy đủ để làm việc; thậm chí ông có quyền tận hưởng mọi lạc thú trên đời sau khi đă dày công cực khổ tranh đấu; ông có quyền lực to lớn của một chủ tịch nhà nước độc tài; ông có thể vượt qua luật pháp ra lệnh sinh sát mọi người; ông có thể làm bất cứ việc ǵ ông muốn dưới chế độ độc tài; nhưng nói rằng họ Hồ là người "giản dị khiêm tốn" là điều hoàn toàn sai sự thật.

 

    TRẦN GIA PHỤNG

( c̣n tiếp )

 

CHÚ THÍCH :

1.      Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương (BNCLSĐ), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư (có xem lại và bổ sung), Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1975, tt. 11-12. Chữ "Người" với N (hoa) là của nguyên bản.

2.      Cao Xuân Dục, Quốc triều đăng khoa lục, bản dịch của Lê Mạnh Liêu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài G̣n, 1962, tt. 234-240.

3.      Trần Quốc Vượng, Trong cơi, Nxb. Trăm Hoa, California, 1993, tr. 257

4.      Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ' Indochine au Vietnam [Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam] , Nxb. Gallimard, Paris, 1990. tt. 131-132.

5.      B́nh Khê nằm về phía tây huyện Tuy Phước. (B́nh Khê là quê của bà Bùi Thị Xuân, thi sĩ Quách Tấn). Thừa biện là một chức quan nhỏ ở một bộ, thừa hành một nhiệm vụ nào đó do cấp trên giao phó trong một thời gian. (Trần Thanh Tâm, T́m hiểu quan chức nhà Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996, tr. 229) Phan Chu Trinh đỗ phó bảng xong làm thừa biện bộ Lễ. Hoàng Diệu đỗ phó bảng xong làm hàn lâm viện kiểm thảo cũng là một chức quan nhỏ, lo việc biên duyệt sách vở cho Hàn lâm viện, rồi mới được bổ tri huyện Tuy Phước, B́nh Định.

6.      Cách chức là không được giữ chức vụ cũ, hạ thấp chức vụ và công việc, nhưng vẫn c̣n được làm quan. Ở đây, ông Nguyễn Sinh Sắc chẳng những bị hạ chức mà c̣n bị đuổi không cho làm quan nữa, tức sa thải ra khỏi ngành quan lại.

7.      Daniel Hémery, sđd. tr. 133. Theo Thành Tín, tức Bùi Tín, nạn nhân của Nguyễn Sinh Sắc là một nông dân tên Tạ Đức Quang. (Thành Tín, Mặt thật, Hồi kư chính trị của Bùi Tín, Nxb. Saigon Press, California, 1993, tr. 95.)

8.      Daniel Hémery, sđd. tr. 133. Nguyên văn: "...elle ne put supporter longtemps les brutalités de son père qui avait contracté des habitudes d' ivrognerie et la frappait très souvent..." Thành Tín, trong sđd. tr. 95 viết: "ông Nguyễn Sinh Huy vốn nghiện rượu rất nặng khi c̣n ở Huế, bà Thanh kể rằng hồi ấy cứ lên cơn thèm rượu và say rượu là bà bị ông bố đánh bằng tay và bằng roi rất tàn nhẫn."

9.      Diệp Văn Kỳ (1895-1945): ông là con của Diệp Văn Cương và Công Nữ Thiện Niệm. Bà nầy là em vua Dục Đức (1883) và cô của vua Thành Thái (trị v́ 1889-1907). Ông giỏi Nho học, Tây học, đă du học Pháp, đỗ cử nhân luật. Khi về Sài G̣n, ông sang tờ Đông Pháp Thời Báo, rồi xuất bản tờ Thần Chung. Tờ nầy bị đ́nh bản năm 1932. Ông mất tại Trảng Bàng năm 1945.

10.   Daniel Hémery, sđd. tr. 134. Theo các tài liệu cộng sản Việt Nam, ông Sắc từ trần và chôn ở Cao Lănh. Theo tổ chức hành chánh hiện nay ở Việt Nam, Cao Lănh và Sa Đéc là hai thị xă nằm gần nhau trong tỉnh Đồng Tháp. Nghề viết liễn đối: ngày trước, khi trong nhà có việc vui hay buồn như đám cưới, đám ma..., người ta thường tặng những câu liễn đối bằng chữ Nho, mang nội dung chúc mừng hay chia buồn chủ nhà. Muốn viết hay, người viết phải có tŕnh độ Nho học cao.

11.   Thành Tín [tức Bùi Tín], Mặt thật, sđd. tr. 95-96. Lê Văn Tiến, nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, California, số 116, tháng 12-1998 tt. 52-53. Thư ngày 15-12-1912 của Paul Tất Thành viết bằng chữ Pháp từ New York.

12.   Trần Quốc Vượng, sđd. tr. 258. Trần Quốc Vượng c̣n thêm rằng chính ông Hồ Sĩ Tạo đă vận động cho Nguyễn Sinh Sắc vào học trường Quốc tử giám ở kinh đô Huế. (sđd. tr. 256)

13.   Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, và một số tác giả, Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Khoa học Xă hội, Hà Nội, 1985, tr. 145. Sách nầy viết sai chữ "La Touche Tréville". Đúng ra là "Latouche-Tréville". Chữ "Người" với chữ N (hoa) trong nguyên bản. Chúng tôi giữ nguyên cách viết trong bộ Lịch sử Việt Nam.

14.   BNCLSĐ, sđd. tr. 15.

15.   Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1976, tr. 13.

16.   Đăng trên nguyệt san Đường Mới số 1, Paris, 1983, từ trang 8 đến trang 25.

17.   Nguyễn Thế Anh, "Hành tŕnh chính trị của Hồ Chí Minh", đăng trong Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, một nhóm tác giả, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 25.

18.   Daniel Hémery, sđd. tt. 63, 145.

19.   Lữ Giang, Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam, quyển I, tái bản lần thứ nhất, có hiệu đính và bổ túc, California, 1999, tr. 109.

20.   Nguyễn Thế Anh, bài và sách đă dẫn, tt. 25-26.   Stanley Karnow, Vietnam A History, Nxb. Viking, New York, in lần thứ nh́, 9-1983, tr.

126.  Karnow c̣n viết thêm:" A Communist official in Hanoi in 1981 told me that Ho had loved a Chinese woman, a doctor, who died before they could marry." (Một viên chức cộng sản ở Hà Nội vào năm 1981 đă nói với tôi rằng Hồ đă yêu một phụ nữ Trung Hoa, một bác sĩ; bà nầy từ trần trước khi họ định cưới nhau.)

21.   Thành Tín, Về ba ông thánh, California, 1995, tr. 136.  Sau đây là nguyên văn của ông Thành Tín: "...Bà Minh Khai ghi rơ chồng là "Lin", bí danh của Nguyễn Ái Quốc hồi ấy; cả những phiếu ghi nhận đồ đạc trong pḥng riêng hai người tại nhà ở tập thể của cán bộ thuộc Quốc Tế Cộng Sản ghi rơ: hai vợ chồng Minh Khai và "Lin", chung pḥng, chung giường, chung đồ dùng... Có tài liệu ghi rơ hai vợ chồng nầy cũng chung sống ở Hồng Kông một thời gian... Đây không thể nào là tài liệu giả..." Chú ư: Nguyễn Thị Minh Khai là chị ruột của Nguyễn Thị Quang Thái.  Bà Thái là vợ đầu của Vơ Nguyên Giáp.

22.   Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài G̣n, 1969, tr. 75.  Sau đây là nguyên văn của Trần Trọng Kim trong đoạn nầy: "Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội lại dời về tỉnh Quảng Tây, và cho ông Hồ Chí Minh về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt.  Sau đó, Hội cho ông Minh cùng 22 đảng viên, phần nhiều là người đảng Phục Quốc, về nước để khởi sự hành động.  Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh.  Về sau, thấy người ta nói khi đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết v́ không chịu theo cộng sản."

23.   Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi kư chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tt. 605-609.  Nguyễn Minh Cần, "Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh", nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, số 96, tháng 4-1997, tt. 33-40.

24.   Nguyễn Minh Cần, bđd., tt. 36-37.

25.   Văn trích tuần báo, số tháng 1-1991.  Bài báo nhan đề: "Hồ Chí Minh tằng tưởng tái hôn".  Nguyệt san Phụng Sự, Glendale, Phoenix, Arizona, bộ mới, số 10, ngày 15-10-1996, chụp h́nh và dịch bài báo sang tiếng Việt.

26.   BNCLSĐ, sđd. tr. 160.  Chữ "Người" viết hoa theo nguyên bản.

27.   Oliver Todd, "Huyền thoại Hồ Chí Minh", Nguyễn Văn dịch, đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 276.

28.   Oliver Todd, bđd., sđd. tr. 277.  Stanley Karnow, "Ho Chi Minh", tạp chí Time, tập 151, số. 14, 13-4-1998, tr. 123.

29.   Trần Dân Tiên, sđd. tr. 9.  Những chữ viết hoa theo nguyên bản.

30.   Trần Dân Tiên, sđd. tr. 149.  Những chữ viết hoa theo nguyên bản.

31.   Thành Tín, Hoa xuyên tuyết, Nxb. Nhân Quyền, California 1991, tr. 117.

32.   Phạm Cây Trâm, "Về bài thơ viếng đền thờ Đức Trần Hưng Đạo của ông Hồ", mục "Bạn đọc viết", nguyệt san Thế kỷ 21, California, số 136, tháng 8-2000, tr. 8