Tiêu Dao Bảo Cự
 

Tên thật là Bảo Cự, sinh năm 1945 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên. Ông c̣n được biết đến dưới các bút danh khác như Vũ Hoài, Trường Sơn Ca. Ông theo học tại Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Huế (1963 - 1967).

Năm 1966, ông là Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Phong Trào Đấu Tranh Thanh Niên Sinh Viên tại Huế, đ̣n trưởng Đoàn 3 Sinh Viên Quyết Tử (những tổ chức do cộng sản Việt Nam dựng lên tại miền Nam Việt Nam). Ông gia nhập đảng cộng sản Việt Nam năm 1974, giữ chức vụ Ủy Viên Thường Trực của hội Văn Nghệ tỉnh Lâm Đồng và là Phó Tổng Biên Tập tạp chí Langbian(1987 - 1988).

Không thể im lặng trước những bất công cũng như chính sách đàn áp của nhà nước cộng sản Việt Nam, ông đă cùng với ông Bùi Minh Quốc, Chủ Tịch hội Văn Nghệ tỉnh Lâm Đồng, thực hiện chuyến đi xuyên Việt để vận động trí thức và văn nghệ sĩ đấu tranh kư tên vào bản kiến nghị đ̣i Trung Ương đảng cộng sản Việt Nam thực thi dân chủ và đổi mới thực sự. Sau đó ông bị khai trừ ra khỏi đảng.

Trong tác phẩm "Nửa Đời Nh́n Lại", ông đă nói lên cái nh́n của ông về đảng CSVN, sau đó ông không ngừng chỉ trích chế độ khi ông Hà Sĩ Phu bị bắt. Tháng 5/1996, ông đă viết bài "Thư gửi những người cộng sản Việt Nam" để phân tích cùng các đẳng viên CSVN về t́nh h́nh đất nước cũng như những ǵ các đảng viên và đảng CSVN cần làm để đưa đất nước ra khỏi cơn hoạn nạn này.

Ngày 11/11/1996, ông đă bị công an tỉnh đến lục soát nhà và bắt giữ thẩm vấn 2 ngày, với lư do là ông đă vi phạm an ninh tổ quốc qua các bài viết và trả lời phỏng vấn của các đài nước ngoài, sau đó ông bị thẩm vấn 9 lần liên tiếp trong ṿng 1 tuần lễ. Không biết Hà Nội sẽ dành cho ông những điều lư thú ǵ trong những ngày sắp tới !

Kể từ tháng 3/1997, ông đă bị nhà cầm quyền Hà Nội ra lệnh cắt đường dây điện thoại với nhiều lời buộc tội vô cớ. Ngày 10/4/1997, ông đă cùng với các ông Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc viết thư phản đối việc này với Quốc Hội và yêu cầu Quốc Hội áp dụng những điểu luật về tôn trọng quyền công dân như trong hiến pháp đă định, đề nghị Quốc Hội cho thành lập ngay Ṭa Án Hiến Pháp, để dân có một cơ quan có thẩm quyền nhận khiếu nại và xét xử các vụ vi phạm Hiến Pháp.