Thích Tuệ Sỹ
 
Sinh năm 1943 tại Lào
Hiện đang cư ngụ tại Chùa Già Lam - G̣ Vấp - Sài G̣n
Giữ trách vụ Tổng Thư Kư Viện Hóa Đạo từ năm 1999 đến nay
 

Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, sinh ngày 15/2/1943 tại Paksé, Lào, nguyên quán Quảng B́nh, Trung Phần, Việt Nam.

Từ 6 tuổi, Thầy đă học giới Sa Di, làm điệu ở chùa Trang Nghiệm ở Huế. Năm 12 tuổi, Thầy về Sài G̣n và sau đó sống và tu học ở Huế, cái nôi đạo vị của Phật Giáo. Chú của Thầy là Thượng Tọa Thích Trí Quang, một nhà tranh đấu nổi danh của Phật Giáo trong thập niên 1960.

Thượng Tọa Thích Trí Quang đă đưa Thầy Tuệ Sỹ về viện Hải Đức để học Phật Pháp ở Nha Trang, rồi về thiền viện Quảng Hương Già Lam ở G̣ Vấp. Thầy tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học Sài G̣n năm 1964 và Viện Đại Học Vạn Hạnh phân khoa Phật học năm 1965. Thầy được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ những công tŕnh nghiên cứu và những khảo luận triết học có giá trị rất cao, như Đại Cương Về Thiền Quán, Triết Học Về Tánh Không. Thầy rất giỏi chữ Hán, biết nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, thông thạo tiếng Pali và tiếng Phạn.

Thầy Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa, đọc và nghiên cứu Tô Đông Pha từ nguyên tác, để lại một tác phẩm chan ḥa tính thơ : Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng (Ca Dao Sài G̣n, 1973). Những lúc rảnh Thầy chơi dương cầm. Thầy làm nhiều thơ, viết một số truyện ngắn đặc sắc, phần lớn đăng trên tạp chí Khởi Hành (1969-1972) và Thời Tập tại Sài G̣n (1973-1975), khi đứng tên trong Bộ Biên Tập tạp chí này. Thầy cũng là Chủ bút Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Thầy say mê hai bộ Kinh Pháp Hoa và Duy Ma Cật, chứa đầy những vị Bồ Tát xả thân vào đời để cứu nhân độ thế. Duy Ma Cật là bộ kinh nêu cao tinh thần sống đạo, mà chẳng cần y áo hay sự suy tôn kiểu cách. Duy Ma Cật là một vị Bồ Tát cư sĩ, đă có một câu nói để đời : "Bệnh của ta là bệnh của chúng sinh. C̣n một chúng sinh đau khổ, ta c̣n đau. Ta phụng sự cứu họ". Trong tinh thần thương cảm thế nhân như vậy, và với kiến thức Phật Học uyên bác, Thích Tuệ Sỹ đă xả thân cứu đời, dấn thân tranh đấu ôn ḥa cho quyền làm người và bảo vệ Phật Pháp sau khi cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam từ 1975. Và Thầy đă trở thành một trong cái gai trước mắt nhà cầm quyền cộng sản.

Sau 1975, Thầy Thích Tuệ Sỹ về Nha Trang làm rẫy. Đến năm 1977, vào Sàigon sống ở Chùa Già Lam. Đầu năm 1978, Thầy bị nhà cầm quyền CSVN bắt, bị đưa ra trại tù cải tạo 3 năm, đến đầu năm 1981 th́ được phóng thích.

3 năm sau, Thầy lại bị bắt vào ngày 1/4/1984, cùng giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và 17 Tăng ni, sĩ quan cũ của QLVNCH. Trong phiên ṭa kéo dài nhiều ngày vào cuối tháng 9 năm 1988, không có luật sư biện hộ, CSVN đă kết án tử h́nh hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu, v́ tội âm mưu vơ trang lật đổ chính quyền qua việc lập ra tổ chức Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam, sau đó trở thành Lực Lượng Việt Nam Tự Do. Chùa Già Lam bị công an ập vào vây bắt người, tịch thu tài sản. Thư viện và kinh sách bị lục soát, đào xới.

Do sự tranh đấu tích cực của các cơ quan nhân quyền quốc tế, Hà Nội phải giảm án xuống c̣n chung thân khổ sai, đem giam Thầy tại trại A-20 Phú Yên. Tháng 10/1994, cùng với 200 tù nhân, thầy tham gia biểu t́nh đ̣i gặp phái đoàn Liên Hiệp Quốc và đ̣i hỏi các quyền khác, nên bị Cộng Sản đày ra Bắc. Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ đă được Tổ chức Human Rights Watch đă trao giải thưởng tranh đấu nhân quyền (Hellman-Hammett Awards) cùng với 7 nhà đấu tranh khác ngày 3/8/98. Năm 1998, Hà Nội trả tự do cho Thượng Tọa, cùng với một số người khác. Trước đó, Thầy đă tuyệt thực trong tù. Trước khi thả, nhà cầm quyền CSVN yêu cầu Thầy Tuệ Sỹ kư vào lá đơn Xin Khoan Hồng để gửi lên ông Chủ Tịch Nhà Nước Trần Đức Lương, Thầy Tuệ Sỹ trả lời : "Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi". Công an nói không viết đơn th́ không thả. Tuệ Sỹ không viết, và tuyệt thực. Hà Nội đă phải trả tự do cho Thầy ngày 1/9/1998 sau 10 ngày tuyệt thực.

Ngày 2/9/98, lúc 10 giờ 45, Thượng Tọa Tuệ Sỹ được đưa lên tàu hỏa về Nam, ngồi suốt 36 tiếng đồng hồ trên tàu nên không chịu nổi, v́ Thầy rất yếu sau 10 ngày tuyệt thực ở trong tù. Thầy đă xuống Nha Trang, vào tạm trú ở Phật học viện Hải Đức. Ít lâu sau Hà Nội lại ra lệnh Thầy phải về Chùa Già Lam ở Gia Định, chứ không được phép ở lại Chùa Hải Đức. Giữa tháng 4 năm 1999, Ḥa Thượng Quảng Độ đề cử Thượng Tọa làm Tổng Thư Kư Viện Hóa Đạo. Ngày 14.9.99 TT Thích Tuệ Sỹ lại bị công an bắt lên trụ sở làm việc về "những hành động phạm pháp" phát hiện trong máy vi tính của TT bị tịch thu. TT Thích Tuệ Sỹ đă phản đối những lời vu cáo của công an trong khi bị thẩm vấn tại sở công an quận G̣ Vấp.

Với trách nhiệm Tổng Thư Kư Viện Hóa Đạo, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ hiện nay là một trong những nhà lănh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là người đóng góp rất nhiều cùng với nhị vị Ḥa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ trong công cuộc đấu tranh đ̣i hỏi quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là quyền phục hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Thầy Tuệ Sỹ đă từng tuyên bố tại ṭa án, cũng như lúc trong tù về niềm tự hào của Phật giáo : "Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc". Đối với Thượng Tọa Tuệ Sỹ, cái sức mạnh của Phật giáo không phải là chính trị, mà là văn hóa và xă hội, trong đó giáo dục là hàng đầu, do đó Thầy rất quan tâm đến việc giáo dục Tăng ni. Nhưng công tác giáo dục này phải là của giáo hội đề ra một cách độc lập chứ không thể chịu sự kiểm soát hay áp đặt của bất cứ thế lực nào. Do đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không thể bị ép làm thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, một cơ chế do đảng CSVN lập ra, trong đó có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) thành lập từ năm 1980. Từ nguyên tắc này, việc sát nhập hai giáo hội được Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ xem như là điều không thể xảy ra.