Nguyễn Đan Quế
 
- sinh năm 1942 tại Hà Nội
- năm 1991, bị kết án tù 20 năm nhưng được phóng thích trước hạn kỳ vào năm 1998
- được đề nghị làm ứng viên giải Nobel Ḥa B́nh trong những năm 1992, 1993 và 1994.
- Địa chỉ : 102/7 Nguyễn Trăi, Quận 5, Sài G̣n
- Ngày 17/3/2003, bị bắt tại nhà riêng và hiện bị giam giữ tại nhà giam của bộ công an ở Sài G̣n
 

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sinh năm 1942 tại Hà Nội. Cụ thân sinh bác sĩ Quế từng tham gia một tổ chức quốc gia chống thực dân Pháp và đă bị Việt cộng giết hại. Thân mẫu của bác sĩ Quế đă mang năm người con di cư vào Nam năm 1954 để lánh nạn cộng sản.

Bác sĩ Quế theo học trường đại Học Y Khoa Sài G̣n và tốt nghiệp năm 1966, rồi trở thành phụ tá giáo sư trường này. Từ năm 1968 đến 1974, bác sĩ Quế được học bổng từ Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO) của Liên Hiệp Quốc và tham gia các khóa huấn luyện y khoa đặc biệt tại Bỉ (1968), Pháp (1969) và Anh Quốc (1972). Năm 1974, bác sĩ Quế từ chối lời mời cộng tác của WHO và trở về nước làm phụ tá giáo sư về Khoa Nội Tiết tại trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n.

Sau khi CSVN chiếm miền Nam năm 1975, bác sĩ Quế làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài G̣n. Mặc dù có cơ hội rời khỏi nước nhưng ông chọn ở lại để có thể giúp đỡ y tế cho đồng bào nghèo khổ. Đến năm 1976, bác sĩ Quế bị sa thải khỏi trách nhiệm thành viên ban quản trị bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi ông thẳng thắn chỉ trích các chính sách chăm sóc sức khỏe đầy tính kỳ thị của các cán bộ y tế trong bệnh viện.

Sau đó, bác sĩ Quế đă cùng những người đồng chí hướng thành lập tổ chức Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ, quy tụ rất đông giới trí thức, sinh viên, học sinh, và phổ biến rộng răi hai tờ báo bí mật "Vùng Dậy" và "Toàn Dân Vùng Dậy", nhằm tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền của CSVN, cũng như đ̣i hỏi chế độ phải giảm kinh phí quốc pḥng để đầu tư vào vấn đề an sinh xă hội của đồng bào. Hai tờ báo đấu tranh kể trên đă tạo ảnh hưởng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp quần chúng.

Đầu năm 1978, bác sĩ Quế và 47 thành viên trong tổ chức bị bắt, bị giam cầm không xét xử, bị hành hạ rất dă man. Năm người trong số này đă chết trong lao tù. Khi bác sĩ Quế đ̣i hỏi việc cải thiện cách đối xử tù nhân chính trị th́ liền bị biệt giam trong pḥng tù nhỏ hẹp, không có một tiện nghi vệ sinh tối thiểu nào trong hai tháng. Mười năm sau, 1988, bác sĩ Quế được phóng thích. Ông trở thành hội viên đầu tiên của tổ chức Ân Xá Quốc Tế.

Hai năm sau, 1990, bác sĩ Quế thành lập tổ chức Cao Trào Nhân Bản. Ngày 11/5/1990, bác sĩ Quế công bố "Lời kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản" tiếp tục đ̣i hỏi CSVN phải tôn trọng nhân quyền, phải chấp nhận đa nguyên chính trị và phải tổ chức những cuộc bầu cử công bằng và tự do.

Bác sĩ Quế bị bắt lại ngay sau đó, ngày 11-6-1990, và bị biệt giam. Ngày 30-3-1991, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Robert Kerry, đă cùng với ông James Webb, cựu Bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ, đă đến Việt Nam và đă yêu cầu Tổng bí thư Đỗ Mười trả tự do cho bác sĩ Quế và cho phép được gặp gỡ, nhưng Đỗ Mười chuyển quyết định này cho Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Mai Chí Thọ. Dĩ nhiên Thọ t́m cách từ chối. Trong cùng năm, ông Lane Kirkland, Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động và Kỹ Nghệ Hoa Kỳ (AFL-CIO), đă chính thức gửi thư mời bác sĩ Quế làm khách và diễn giả danh dự trong "Ngày đoàn kết" của liên đoàn lao động này được tổ chức ở Hoa Thịnh Đốn. Dĩ nhiên, CSVN không chấp thuận cho bác sĩ Quế tham dự.

Trước làn sóng phản đối của cộng đồng người Việt tại hải ngoại và áp lực quốc tế, CSVN phải đưa bác sĩ Quế ra xử trong nửa tiếng đồng hồ cùng với ông Nguyễn Văn Thuận, vào ngày 29-11-1991 tại Sài G̣n, và kết án ông 20 năm khổ sai, cộng thêm 5 năm quản chế tại gia, v́ tội "âm mưu lật đổ chính phủ". Trước ṭa, bác sĩ Quế đă công khai mỉa mai, yêu cầu nhà nước CSVN nên đổi tên "Viện Kiểm Sát Nhân Dân" thành "Viện Tàn Sát Nhân Dân". Cũng giống như trường hợp của bà Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu đấu cho nhân quyền tại Miến Điện, bác sĩ Quế khước từ đề nghị của nhà nước CSVN là sẽ được tự do nếu ông "nhận tội" và phải rời khỏi Việt Nam. Hai nhà tù giam bác sĩ Quế thường xuyên là Phan Đăng Lưu và Chí Ḥa.

Ngày 15-6-1992, Bộ ngoại giao Thụy Sĩ đă trả lời thư cho ông Thierry Oppikofer, Chủ Tịch Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Tranh Đấu Cho Tự Do Dân Chủ (COSUNAM), nhấn mạnh rằng đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam đă can thiệp với Bộ Ngoại Giao CSVN trả tự do cho những tù nhân chính trị bị xử án quá nặng chỉ v́ hành động đấu tranh ôn ḥa của họ. Được biết, tổ chức COSUNAM đă thường xuyên kêu gọi chính phủ Thụy Sĩ phải quan tâm đến số phận của những người Việt Nam đấu tranh cho tự do, đặc biệt là bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Lá thư của Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ c̣n nhận định rằng : "ông Nguyễn Đan Quế ít có hy vọng được thả trước hạn tù 20 năm v́ đă có thái độ dũng cảm, không những không hợp tác với nhà nước mà c̣n làm mất uy tín cơ quan tư pháp xă hội chủ nghĩa, bằng cách từ chối luật sư (Việt cộng) biện hộ cho ông và chống bản án này".

Đến năm 1993, bác sĩ Quế bị đưa đi lao động khổ sai ở trại K4 Xuyên Mộc (Bà Rịa) và ở trại K3 Xuân Lộc, cách Sài G̣n 80 cây số về hướng Đông Bắc. Mặc dù sức khỏe của ông ngày càng yếu, quản giáo CSVN vẫn t́m cách hành hạ ông bằng lao động khổ sai và biệt giam.

Ngày 14-8-1993, sau một buổi đối thoại căng thẳng với bác sĩ Quế, Thiếu tướng cộng sản Tô Quyền, Cục trưởng Cục Trại Giam, biết rằng không thể ép buộc bác sĩ Quế tuân theo sự xếp đặt của ḿnh nên đă hủy bỏ vào phút cuối cuộc viếng thăm bác sĩ Quế của phái đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, do ông Charles Robb hướng dẫn, dự trù vào ngày 20-8-1993.

Ngày 29-8-1993, bác sĩ Quế đă bí mật chuyển một thư viết bằng Anh ngữ gửi đến thượng nghị sĩ Robb và các tổ chức nhân quyền thế giới, để khẩn báo : "Các nhân viên an ninh của chính quyền Hà Nội đang trả thù tôi và dùng những biện pháp khủng bố đàn áp các tù nhân chính trị sau khi việc sắp xếp những lời tôi phải nói khi gặp thượng nghị sĩ Charles Robb bất thành. Với tư cách là người chủ trương đấu tranh bất bạo động, chúng tôi mạnh mẽ tố cáo trước dư luận quốc tế và kêu gọi sự hỗ trợ của thế giới nhằm chống lại mọi âm mưu đen tối của nhà cầm quyền Hà Nội".

Trong suốt thời gian bác sĩ Quế bị tù đày, người bạn đời của ông - bà Tâm Vấn - đă hết ḷng hỗ trợ tinh thần và kiên tŕ đi thăm nuôi chồng dù hoàn cảnh kinh tế của gia đ́nh bà ngày càng eo hẹp.

Tháng 5-1994, do sự vận động mạnh mẽ của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, các giới chức quốc hội Mỹ và bác sĩ Nguyễn Quốc Quân (bào huynh bác sĩ Quế), thượng và hạ viện Hoa Kỳ đă bỏ phiếu đa số tuyệt đối thông qua một nghị quyết chung, công nhận ngày "11 tháng 5 năm 1994" là "Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam" để ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền của người Việt Nam. Bản nghị quyết chung này do thượng nghị sĩ Charles Robb và dân biểu Leslie Byrne đệ tŕnh. Việc chọn ngày "11 tháng 5" nhằm đánh dấu bốn năm ngày công bố "Lời kêu gọi của Cao Trào Nhân Bản" do bác sĩ Quế lănh đạo. Nội dung bản nghị quyết chung có đoạn nhấn mạnh :

"Đ̣i hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải tức khắc và vô điều kiện phóng thích tất cả tù nhân chính trị, trong đó có bác sĩ Nguyễn Đan Quế, và phục hồi cho họ mọi quyền tự do và nhân quyền, bảo vệ họ như mọi công dân khác trong khuôn khổ luật pháp, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, xu hướng chính trị hay hội đoàn ; phục hồi cho họ tất cả nhân quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do di chuyển và hội họp ; xóa bỏ thể chế độc đảng và cho phép tất cả các tổ chức chính trị công khai hoạt động, không được uy hiếp hoặc sách nhiễu, và công bố một phương án và lịch tŕnh tổ chức tổng tuyển cử tự do dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc để dân tộc Việt Nam được quyền chọn lựa thể chế chính trị"....

Trước đó, vào tháng 2-1994, quốc hội tiểu bang Virginia cũng đă công bố nghị quyết chọn ngày "11 tháng 5 năm 1994" là "Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam".

Ngay sau đó, ngày 12/6/1994, Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ đă công bố trao giải "Nhân Quyền Raoul Wallenberg" cho bác sĩ Quế. Hội Đồng cũng đă gửi thư loan báo Ngoại trưởng Hoa kỳ Warren Christopher về tin này và yêu cầu Bộ ngoại giao cố gắng vận động phóng thích bác sĩ Quế. Ngày 10-8-1994, ông David Phillips (thuộc Hội Đồng kể trên) đă đến Việt Nam để t́m cách chuyển giao giải thưởng này cho bác sĩ quế, nhưng nhà cầm quyền cộng sản đă chận ông tại phi trường Tân Sơn Nhất, rồi chuyển ông Phillips sang một chuyến bay khác trở về Bangkok, Thái Lan.

Được biết, nhiều nghị sĩ, dân biểu và tổ chức chính trị tại Hoa Kỳ đă liên tiếp gửi thư đề nghị trao giải Nobel Ḥa B́nh cho bác sĩ Quế trong những năm 1992, 1993 và 1994.

Vào tháng 10-1995, Trung Tâm Tưởng Niệm Robert F. Kennedy, do bà Kerry Kennedy Cuomo sáng lập, đă công bố giải "Nhân Quyền Robert F. Kennedy 1995" được trao cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đoàn Viết Hoạt và một nhà tranh đấu cho nhân quyền ấn Độ. Bà Kennedy Cuomo tuyên bố : "Bây giờ, Hoa Kỳ đă công nhận Việt Nam, chúng tôi hy vọng chính phủ và các công ty Hoa Kỳ muốn đầu tư vào Việt Nam sẽ áp lực để chấm dứt toàn bộ việc giam tù chính trị và vi phạm nhân quyền.... Sẽ không có bước khởi đầu nào tốt hơn là đ̣i chính phủ Hà Nội trả tự do cho bác sĩ Quế và giáo sư Hoạt".

Đầu tháng 9/1998, dưới sức ép nhân quyền của các tổ chức quốc tế và các nỗ lực đấu tranh của đồng bào Việt Nam khắp nơi, ông Nguyễn Đan Quế đă được trả tự do và ông cương quyết từ chối rời khỏi Việt Nam. Sau hai tuần tịnh dưỡng tại Vũng Tàu, hiện nay ông đă trở về sinh sống cùng gia đ́nh tại Sài G̣n (102/7 Nguyễn Trăi, Quận 5).

Ngày 11/5/99, nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày Nhân Quyền cho Việt Nam, ông Nguyễn Đan Quế đă ra một thông cáo với tư cách là Chủ tịch của Cao Trào Nhân Bản kêu gọi chính quyền Hà Nội phải gấp rút tiến hành con đường dân chủ hóa đất nước. Ngày 12/5 ông đă bị công an gọi lên thẩm vấn. Đến đầu tháng 8/1999, ông lại kêu gọi các nhà đối lập đoàn kết hoạt động.

Ông cũng đă nhiều phen lên tiếng phản đối hành động bán nước của đảng CSVN qua hai Hiệp Định Biên Giới Trên Đất Liền kư ngày 29/12/1999 và Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Việt kư ngày 25/12/2000.

Ngày 13/3/2003, bác sĩ Nguyễn Đan Quế từ Sài G̣n đă phổ biến một bản thông cáo để đ̣i quyền tự do thông tin ở Việt Nam. Ông đă tố cáo sự lừa bịp của nhà cầm quyền CSVN khi cho rằng ở Việt Nam có tự do báo chí bằng cách đưa ra con số 486 tờ báo, 80% gia đ́nh được nghe phát thanh và 70% được xem truyền h́nh, v́ tất cả các báo đài này đều không độc lập với nhà nước. Trong thông cáo này ông đặc biệt ca ngợi việc hai Dân Biểu Hoa Kỳ Ed Royce và Zoe Lofgren đưa ra trước Ủy Ban Bang Giao Quốc Tế của Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ dự luật H.R.1019 nhằm "Thúc Đẩy Tự Do Thông Tin ở Việt Nam".

Ngày 17/3/2003, CSVN đă chận bắt ông Nguyễn Đan Quế vào lúc 8 giờ tối khi ông vừa rời khỏi nhà. 4 giờ sau, công an đă đến lục soát nhà ông và tịch thu máy vi tính, điện thoại cầm tay và một số tài liệu. Theo tin đài RFA, ông hiện đang bị giữ tại trại giam của Bộ Nội Vụ trong miền Nam, ở số 23 đường Nguyễn Văn Cừ, Sài G̣n.